I- Tầm quan trọng của hệ hô hấp
Cơ thể chỉ có thể tồn tại và phát triển đ-ợc khi đ-ợc cung cấp các chất dinh d-ỡng và oxy,
đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm của quá trình phân huỷ, tr-ớc hết là khí cacbonic. Việc tiếp
nhận oxy và thải khí cacbonic do cơ quan hô hấp thực hiện.
II- Cấu tạo của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm 2 bộ phận: bộ phận dẫn khí và bộ phận thở.
1. Bộ phận dẫn khí
Bộ phận này là một loạt các ống có đ-ờng kính khác nhau, nối liền với nhau. Khi hít vào và
thở ra thì không khí đ-ợc vận chuyển qua các ống đó.
Bộ phận dẫn khí gồm khoang mũi, thanh quản, khí quản và phế quản.
67 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SInh học - Hệ hô hấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
123
Ch−ơng VII
Hệ hô hấp
I- Tầm quan trọng của hệ hô hấp
Cơ thể chỉ có thể tồn tại và phát triển đ−ợc khi đ−ợc cung cấp các chất dinh d−ỡng và oxy,
đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm của quá trình phân huỷ, tr−ớc hết là khí cacbonic. Việc tiếp
nhận oxy và thải khí cacbonic do cơ quan hô hấp thực hiện.
II- Cấu tạo của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm 2 bộ phận: bộ phận dẫn khí và bộ phận thở.
1. Bộ phận dẫn khí
Bộ phận này là một loạt các ống có đ−ờng kính khác nhau, nối liền với nhau. Khi hít vào và
thở ra thì không khí đ−ợc vận chuyển qua các ống đó.
Bộ phận dẫn khí gồm khoang mũi, thanh quản, khí quản và phế quản.
1.1. Khoang mũi
Là phần đầu tiên của hệ thống cơ quan hô hấp. Trong khoang mũi
có các lông mũi, niêm mạc mũi với hệ thống mao mạch dày đặc và các tuyến nhầy.
Chức năng của khoang mũi: lọc sạch không khí nhờ các lông mũi và dịch nhầy. Hâm nóng
không khí và bảo đảm độ ẩm của nó bằng hệ thống các mao mạch và chất nhầy tiết ra. Đồng
thời, nhận các kích thích về mùi nhờ các tổ chức thần kinh trên thành của khoang mũi.
1.2. Thanh quản
Thanh quản tiếp giáp với khoang mũi. Nó là một liên kết sụn gồm: sụn nhẫn, sụn phễu, sụn
giáp và sụn thanh thiệt (nhờ có sụn này mà thức ăn không bị lọt vào đ−ờng hô hấp). Các sụn
trên nối với nhau và với các bộ phận khác bằng các dây chằng. Ngoài ra, trong thanh quản còn
có các cơ và dây thanh âm. Các cơ ở thanh quản có tác dụng khép thanh môn, mở thanh môn và
làm căng dây thanh âm. Dây thanh âm có tác dụng phát ra âm thanh.
Thanh quản có chức năng dẫn khí và phát thanh âm.
1.3. Khí quản
Khí quản tiếp theo thanh quản. Nó là một ống trụ, gồm từ
16 − 20 vành sụn hình móng ngựa (nghĩa là gồm những vòng sụn không đầy đủ, phần không có
124
sụn h−ớng về phía thực quản và x−ơng sống để khí quản khỏi bị dẹp và không cản các viên thức
ăn di chuyển trong thực quản). Mặt trong của khí quản có các tiêm mao và màng tiết dịch nhầy.
Khí quản có chức năng lọc sạch không khí và dẫn khí.
1.4. Phế quản
Phế quản tiếp theo khí quản. Nó có 2 nhánh: phế quản phải và phế quản trái. Mỗi phế quản
cùng với các động và tĩnh mạch, cũng nh− các tổ chức thần kinh trên nó tạo thành cuống phổi.
Phế quản có cấu tạo giống nh− khí quản, nh−ng các vòng sụn hoàn toàn tròn.
Hình 7.1. Bộ phận dẫn khí
phận hô hấp) 2. Bộ phận thở (bộ
Bộ phận hô hấp gồm 2 lá phổi.
Hai lá phổi nằm trong lồng ngực.
Mỗi lá phổi bao gồm có các thuỳ, tiểu thuỳ,
phế nang và màng phổi bao bọc.
ở lá phổi phải chia làm 3 thuỳ, còn ở
lá phổi trái có 2 thuỳ. ở ng−ời lớn thì ranh
giới giữa các thùy đ−ợc xác định rõ ràng và
chính xác. Nh−ng ở trẻ em ranh giới này
đ−ợc thể hiện ch−a rõ rệt. Bề mặt hô hấp
của 2 lá phổi rất lớn, trung bình ở ng−ời
lớn là 80m2. Toàn bộ bề mặt này đ−ợc bao
phủ bởi một hệ thống mao mạch. Và đó
chính là một trong những điều kiện để
Khoang mũi
Khoang miệng
Thanh
quản
Khí quản
Phế quản
Thực quản
Khí quản
Thanh quản
Sụn
thanh thiệt
Hầu
(Nhìn phía tr−ớc) (Nhìn phía sau)
Đ−ờng dẫn khí Khí quản và phế quản
Khí quản
Phế
quản
Phế
nang
125
sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.
Các thùy phổi lại tiếp tục phân chia thành các tiểu thuỳ. Tại các tiểu thùy xảy ra sự biến
đổi: máu đỏ sẫm trở thành máu đỏ. Các phế quản tiểu thùy và tiểu thùy phổi lại phân nhánh tiếp
tục thành các tiểu phế quản và tận cùng ở một tiền đình. Từ tiền đình lại toả ra nhiều thùy phễu.
Thành của các thùy phễu tạo bằng các phế nang chứa đầy khí và có đ−ờng kính khoảng 0,1 −
0,2mm. Tổng số phế nang trong 2 lá phổi là 700 triệu (ở trẻ sơ sinh là 30 triệu, khi trẻ 8 tuổi thì
bằng ở ng−ời lớn). Thành của phế nang có nhiều sợi cơ đàn hồi và có một lớp tế bào biểu đồ dẹp
có khả năng thực bào các thể lạ. Bao quanh phế nang là một mạng l−ới mao quản dày đặc.
Chính tại đây máu tiếp xúc với không khí và diễn ra sự trao đổi khí, làm cho huyết sắc thay đổi.
Phổi đ−ợc bao bọc bởi màng phổi. Màng phổi gồm có 2 lớp: lá thành và lá tạng, giữa 2 lớp
này có một lớp dịch rất mỏng có tác dụng làm giảm sự ma sát giữa 2 lá và tránh sự va chạm của
phổi với thành của lồng ngực. Hai lá phổi đều có màng riêng.
III- Hoạt động của cơ quan hô hấp
1. Nhịp thở, kiểu thở
1.1. Nhịp thở
Mỗi lần thở ra và hít vào gọi là nhịp thở.
ở trẻ sơ sinh nhịp thở rất nhanh, không đều, lúc trẻ nghỉ ngơi, nhịp thở của nó là 50 − 60
lần/phút, còn lúc trẻ khỏe hoặc cử động tích cực là 100 − 150 lần/phút. Trẻ càng lớn nhịp thở
càng giảm. Khi 14 − 15 tuổi là 22 ± 5 lần/phút. Ng−ời lớn: nam là 16 ± 3 lần/phút và nữ là 17 ±
3 lần/phút.
1.2. Kiểu thở
Kiểu thở đ−ợc thay đổi theo lứa tuổi và theo giới tính.
Trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ có kiểu thở bụng (thở cơ hoành). Trẻ 2 tuổi thở hỗn hợp ngực và
bụng. Và từ 10 tuổi trở đi con gái thở ngực (do các cơ thở của lồng ngực co), ở con trai thở bụng
(do cơ hoành co).
Hình 7.3. Sơ đồ cấu tạo phế nang.
Cơ hoành
Phế nang
Phế quản
Phổi
Thùy phổi
L−ới mao mạch
Nhánh tĩnh mạch phổi Nhánh động mạch phổi
126
2. Cử động hô hấp
2.1. Hô hấp th−ờng
Hít vào đ−ợc thực hiện bởi sự co của các cơ liên s−ờn ngoài, cơ nâng s−ờn và cơ hoành, làm
cho lồng ngực đ−ợc mở rộng ở cả 3 phía (ra tr−ớc, ra hai bên và xuống d−ới). Do đó, áp lực
trong màng phổi bị giảm, tạo điều kiện mở rộng hai lá phổi. Khi đó khí trời sẽ đ−ợc tự do tràn
vào các phế nang qua các đ−ờng dẫn khí. Động tác hít vào là động tác tích cực vì đ−ợc thực hiện
nhờ năng l−ợng co của cơ hoành và các cơ hít vào khác.
Thở ra là một động tác thụ động vì nó không đòi hỏi năng l−ợng co cơ. Khi thở ra, các cơ
bảo đảm cho sự hít vào đều giRn ra và các cơ đối lập với chúng (cơ liên s−ờn trong, cơ căng răng
c−a d−ới sau, cơ thẳng bụng...) co lại. Tất cả sẽ làm cho thể tích lồng ngực bị giảm đi rõ rệt, do
đó áp suất trong xoang bao phổi và trong xoang bụng tăng lên. Điều đó, đảm bảo cho khí trong
các phế nang và các đ−ờng dẫn khí ra ngoài đ−ợc.
2.2. Hô hấp sâu
Khi hít vào sâu, ngoài các cơ hô hấp hít vào còn có thêm một số cơ nữa tham gia (cơ ức đòn
chũm, cơ ngực, cơ treo...). Lồng ngực giRn rộng làm cho phổi cũng đ−ợc giRn rộng hơn, áp lực
không khí trong phổi hạ thấp, không khí vào phổi nhiều hơn.
Khi cố gắng thở ra hết sức cần huy động thêm một số cơ (chủ yếu là cơ thành bụng). Những
cơ này co lại sẽ kéo các x−ơng s−ờn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm các tạng bụng làm
cho cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngực. Thở ra cố gắng cần có năng l−ợng co cơ nên nó là
động tác tích cực. Khi thở ra cố gắng, không khí dồn ra ngoài nhiều hơn.
Ho và hắt hơi là những phản xạ tự vệ đặc biệt để ngăn hay tống ra ngoài những chất kích
thích có hại. Đó chính là những phản xạ thở ra mạnh và đột ngột khi màng nhầy của khoang
mũi hay khí quản, phế quản bị kích thích. Đó là những phản xạ hô hấp bình th−ờng và qua đi
nhanh chóng.
3. Sự điều hoà hô hấp
3.1. Điều hoà hô hấp bằng phản xạ
Trong động tác hít vào, khi phổi bị căng đúng mức, các đầu mút thần kinh trong phổi và
bao phổi bị kích thích sẽ gây phản xạ làm cho các cơ tham gia phản xạ hít vào ngừng co.
Trong động tác thở ra, khi phổi bị giRn đúng mức, kích thích các đầu mút thần kinh của
phổi và bao phổi, gây phản xạ làm cho các cơ hít vào bắt đầu co.
Nh− vậy, hít vào là phản xạ của thở ra và thở ra là phản xạ của hít vào.
Các luồng thần kinh h−ớng tâm chạy từ phổi và bao phổi theo dây thần kinh h−ớng tâm từ
các cơ quan về đều gây ức chế ở trung khu hô hấp. Ng−ợc lại, dây thần kinh giao cảm lại làm
tăng h−ng tính của trung khu hô hấp, làm cho cử động hô hấp nhanh hơn và mạnh hơn.
127
3.2. Điều hoà hô hấp bằng thể dịch
Tác nhân kích thích trong khi hô hấp là axit cacbonic tích luỹ trong máu và sự tăng nồng độ
ion H+ xảy ra khi có nhiều axit trong máu.
4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở mô
4.1. Sự trao đổi khí ở phổi (hô hấp ngoài)
Hô hấp ngoài là sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt của phổi giữa máu và không khí chứa
trong phổi.
Thành phần không khí hít vào t−ơng đối ổn định gồm: 20,96% oxy; 0,04% cacbonic và
79% nitơ. Không khí thở ra gồm 16,4% oxy; 4% cacbonic; 79,5% nitơ.
Ngoài ra, trong không khí hít vào còn chứa một l−ợng rất nhỏ hơi n−ớc và trong không khí
thở ra bao giờ cũng bRo hoà hơi n−ớc ở 370C.
áp suất của hơi n−ớc ở 37oC là 50mmHg. Do đó, nếu ta hít vào không khí khô d−ới áp lực
760mmHg, thì trong phế nang, khí áp sẽ là 710mmHg.
Trong không khí phế nang có chứa 14 − 15% oxy, 5 − 6% cacbonic, và 80 − 80,5% nitơ. Vì
vậy, ta có thể tính phân áp của từng khí một cách dễ dàng theo công thức:
A
P V
P
100
´
=
Trong đó: P: áp suất chung của hỗn hợp khí;
V/100: tỉ lệ % của thể tích khí A trong hỗn hợp khí.
Ví dụ: Trong phế nang có 15% oxy thì phân áp của oxy sẽ là:
2O
710 15
P 106,5mmHg
100
´
= =
Nh− vậy, từ tỉ lệ phần trăm của các khí trong máu tĩnh mạch và trong không khí phế nang ta
có thể tính đ−ợc áp suất từng phần của các chất
khí ấy.
áp suất Không khí phế nang Máu tĩnh mạch
Oxy 107 − 110mmHg 37 − 40mmHg
Cacbonic 40mmHg 46mmHg
Sự trao đổi khí giữa không khí phế nang và máu tĩnh mạch đ−ợc thực hiện nhờ có sự chênh
lệch phân áp của oxy là 107 − 37 = 70mmHg và của cacbonic là 46 − 40 = 6mmHg. Chính sự
chênh lệch này đR đảm bảo cho
sự khuếch tán: oxy từ không khí phế nang sang máu tĩnh mạch
O2 + Hb HbO2 và khí cacbonic từ máu tĩnh mạch vào không khí phế nang rồi ra ngoài qua
động tác thở ra. Trong đó sự khuếch tán của cacbonic nhanh gấp 25 lần so với oxy. Nh− vậy, sự
trao đổi khí ở phổi đR đ−ợc thực hiện nhờ sự khuếch tán khí qua phế nang.
128
4.2. Sự trao đổi khí ở mô (hô hấp trong)
Hô hấp trong là sự trao đổi khí giữa các mô và máu.
Do kết quả của sự trao đổi chất trong các mô, áp suất của cacbonic lên đến 60 − 70mmHg.
Trong khi đó ở máu tĩnh mạch chỉ có 46mmHg và ở không khí phế nang là 40mmHg. Vì vậy,
cacbonic sẽ đ−ợc khuếch tán từ các mô vào máu tĩnh mạch và từ trong tĩnh mạch vào không khí
phế nang.
Hb + CO2 HbCO2
Tại các mô luôn luôn cần oxy nên áp suất của oxy th−ờng xuống đến số không, trong khi
đó áp suất của oxy ở không khí phế nang là 107 − 110mmHg và trong máu động mạch là
100mmHg. Vì thế oxy sẽ đ−ợc khuếch tán từ máu động mạch vào các mô.
Bình th−ờng các mô chỉ cần 40% l−ợng oxy có trong máu động mạch. Khi lao động tích
cực thì mô cần khoảng 50 − 60% l−ợng oxy trong máu. Nh− vậy, nhu cầu về oxy phụ thuộc vào
c−ờng độ của các quá trình oxy hoá trong các mô do hệ thần kinh điều khiển, chứ không phụ
thuộc vào l−ợng oxy đi đến mô.
IV- Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em
Cơ quan hô hấp ở trẻ khác so với ở ng−ời lớn cả về cấu tạo cũng nh− chức năng hoạt động.
1. Về cấu tạo
1.2. Khoang mũi
ở trẻ sơ sinh khoang mũi và khoang hầu t−ơng đối nhỏ và ngắn, nên không khí vào mũi
không đ−ợc lọc sạch, s−ởi ấm một cách đầy đủ. Niêm mạc mũi mềm mại, có nhiều mạch máu.
Tổ chức họng ít phát triển, ít bị chảy máu cam, nh−ng khi bị sổ mũi dễ gây tắc thở. Khả năng
bảo vệ của lớp niêm mạc mũi yếu, nên những kích thích tác động vào niêm mạc đều gây rối
loạn nhịp thở và hoạt động của hệ tim mạch. Mặt khác, các xoang ch−a phát triển đầy đủ. Trẻ
d−ới 1 tuổi ch−a có xoang trán, xoang hàm trên. Từ 12 tuổi các xoang này mới phát triển.
1.2. Họng, hầu, vòng bạch huyết
ở trẻ họng, hầu và vòng bạch huyết ít phát triển.
1.3. Thanh, khí, phế quản
a) Thanh quản: Trẻ d−ới 6 − 7 tuổi khe thanh âm ngắn, thanh đới ngắn, nên trẻ em có giọng
nói cao hơn. Từ 12 tuổi trở đi thanh đới của con trai dài hơn so với của con gái.
b) Khí quản: Trẻ d−ới 4 − 5 tháng khí quản có hình phễu. Sau này biến đổi dần dần và có
hình trụ.
c) Phế quản: Phế quản phải rộng và dốc hơn phế quản trái. Vì vậy, dị vật dễ rơi vào
phế quản phải.
Nhìn chung, thanh, khí, phế quản ở trẻ có đ−ờng kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển,
vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Do đó, khi bị viêm nhiễm dễ bị
khó thở, giRn phế quản.
129
4.4. Phổi
Phổi của trẻ em đ−ợc lớn dần theo lứa tuổi. Về khối l−ợng, ở trẻ sơ sinh phổi kém phát
triển, chỉ nặng 50 − 60g. Trẻ 6 tháng, phổi nặng gấp đôi. Trẻ 1 tuổi phổi nặng gấp ba. Trẻ 12
tuổi phổi nặng gấp 10 lần so với lúc mới đẻ.
Về thể tích của 2 lá phổi: ở trẻ sơ sinh thể tích của 2 lá phổi là 70cm3. Trẻ 15 tuổi: tăng gấp
10 lần. Ng−ời lớn thể tích này tăng gấp 20 lần so với lúc mới đẻ.
Các tổ chức của phổi ở trẻ ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi, giRn phế quản nhỏ khi bị viêm
phổi, ho gà. Phổi của trẻ giàu mao mạch nên diện tiếp xúc giữa máu và không khí phế nang
cũng t−ơng đối lớn hơn ở ng−ời lớn. Vì thế sự trao đổi khí ở trẻ em cao hơn ở ng−ời lớn. Điều
này phù hợp với c−ờng độ trao đổi rất lớn của cơ thể trẻ đang trên đà phát triển.
ở trẻ em màng phổi mỏng, dễ bị giRn khi hít khí vào sâu, hoặc khi bị tràn khí, tràn dịch
màng phổi.
2. Hoạt động của cơ quan hô hấp ở trẻ
2.1. Thể tích phút
Thể tích phút là l−ợng không khí hít vào trong mỗi phút, nó đ−ợc đo bằng thể tích của thể
tích khí l−u thông với số lần thở trong 1 phút.
Thể tích phút cũng đ−ợc tăng dần theo lứa tuổi. ở trẻ sơ sinh, thể tích này là 650 − 700ml.
Cuối một tháng là 1400ml. Cuối 1 tuổi là 2600ml. Gần 5 tuổi là 5800ml. Trẻ 12 tuổi là 7000 −
9000ml. Nói chung, l−ợng không khí ở phổi trẻ trên 1kg khối l−ợng cơ thể lớn hơn một cách rõ
rệt so với ở ng−ời lớn.
2.2. Thể tích thông khí của phổi
Thể tích này phản ánh c−ờng độ của quá trình trao đổi chất. Trẻ càng lớn thì càng thở sâu
hơn. Trẻ mới đẻ thể tích không khí trung bình là 20ml. Cuối 1 tháng là 25ml. Cuối 1 năm là
80ml. Trẻ 5 tuổi là 215ml. Trẻ 12 tuổi là 375ml.
2.3. Sự trao đổi khí
Sự trao đổi khí ở trẻ em còn khác so với ở ng−ời lớn về sự thăng bằng oxy − kiềm. Chẳng
hạn, ở trẻ 5 tuổi, l−ợng cacbonic trong khí thở ra chỉ bằng 1/3 so với ở ng−ời lớn.
2.4. Sự điều hoà hô hấp
Trung khu điều hoà hô hấp của trẻ rất dễ bị h−ng phấn. Vì thế, trẻ chỉ hơi bị xúc động, hoặc
lao động chân tay chút ít, hoặc hơi nóng đR thở nhanh.
V- Âm thanh và tiếng nói
1. Cấu tạo của cơ quan phát thanh
Âm thanh đ−ợc hình thành khi không khí thở ra đi qua khe thanh môn hẹp của thanh quản.
Vì vậy, thanh quản đ−ợc gọi là cơ quan tạo tiếng.
130
Thanh quản gồm các sụn phễu, sụn nhẫn và sụn thanh thiệt. Bên trong thanh quản có lót
một lớp niêm mạc, trên bề mặt lớp niêm mạc ở mỗi bên có 2 nếp gấp. Đó là các dây thanh âm.
Giữa 2 dây thanh âm cùng bên có một các rRnh lõm xuống gọi là buồng thanh quản. Dây thanh
âm thật ở d−ới, đó là dây nói. Dây thanh âm giả ở trên, đó là dây chủ yếu dùng để thở. Khoảng
trống giữa 2 dây thanh âm ở 2 bên gọi là thanh môn. Do áp lực của luồng không khí đi qua
thanh quản, các dây thanh âm lúc căng, lúc giRn. Vì thế, thanh môn lúc mở, lúc khép. Điều này
ảnh h−ởng đến độ cao của sự phát âm. Khi các dây chằng hơi sát lại gần nhau thì có tiếng thở
dài. Khi khoảng cách các dây chằng thu nhỏ đến khoảng 3mm thì có tiếng nói thì thầm. Khi nói
bình th−ờng cũng nh− khi hát, các dây thanh âm tiếp sát vào nhau.
Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào chiều dài, sự căng của các dây thanh âm và lực của
luồng không khí thở ra.
2. Sự hình thành tiếng nói
Âm sắc của tiếng nói do tính chất của hoà âm xác định và phụ thuộc vào các khoang cộng
h−ởng của phần trên của thanh quản, họng, khoang miệng, mũi. Nh− vậy, tham gia vào sự hình
thành âm thanh, tiếng nói thì ngoài thanh quản ra còn có họng, miệng và mũi.
Âm thanh do thanh quản phát ra biến đổi khá nhiều tùy thuộc vào vị trí của vòm mềm, của
l−ỡi và môi. Phát âm các nguyên âm phụ thuộc chủ yếu vào vị trí của l−ỡi, của miệng. Khi phần
nào đó của khoang miệng co lại thì nhiều loại âm thanh phụ âm đ−ợc phát ra. Ngoài ra, muốn
hình thành đ−ợc mối liên hệ có điều kiện đối với các từ, trẻ phải bắt ch−ớc nét mặt và âm thanh
ngôn ngữ của những ng−ời xung quanh. Sau đó nó bắt đầu phát ra các nguyên âm và hình thành
nên các từ nh− "ba", "bà", "mẹ". Rồi ngay sau đó, các âm khác lại xuất hiện, cũng liên kết với
các nguyên âm.
Dần dần, các âm đ−ợc phân hoá dẫn tới sự hình thành âm thanh ngôn ngữ thực sự.
Câu hỏi
1. Phân tích ý nghĩa của sự hô hấp đối với cơ thể sống.
2. Trình bày cấu tạo của cơ quan hô hấp.
3. Thế nào là hô hấp th−ờng và hô hấp sâu?
4. Trình bày sự điều hoà hô hấp.
5. Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở mô.
6. Tại sao nói: "Trẻ em hay mắc các bệnh về đ−ờng hô hấp"?
H−ớng dẫn tự học Ch−ơng VII
I- Mục đích yêu cầu
Học ch−ơng này, học viên cần nắm đ−ợc một số vấn đề sau:
− Tầm quan trọng của cơ quan hô hấp.
− Cấu tạo và hoạt động của cơ quan hô hấp.
131
− Đặc điểm của cơ quan hô hấp ở trẻ. Cấu tạo của cơ quan phát thanh và sự hình thành
tiếng nói.
II- Ph−ơng pháp học
Đọc kĩ giáo trình kết hợp với hình vẽ.
III- H−ớng dẫn học chi tiết
1. Tầm quan trọng của hệ hô hấp
Cần nắm:
a) Bộ phận dẫn khí
− Là một loạt các ống có đ−ờng kính khác nhau, nối liền với nhau và làm nhiệm vụ dẫn
khí.
− Gồm: khoang mũi, thanh quản, khí quản và phế quản.
+ Khoang mũi:
∗ Là bộ phận đầu tiên của bộ phận dẫn khí.
∗ Trong khoang mũi có: lông mũi, niêm mạc mũi với hệ thống mao mạch dày đặc và các
tuyến nhầy.
∗ Chức năng:
• Lọc sạch, hâm nóng, làm ẩm không khí.
• Nhận các kích thích về mũi.
+ Thanh quản:
∗ Tiếp giáp với khoang mũi.
∗ Là một liên kết sụn gồm: sụn nhẫn, sụn phễu, sụn giáp và sụn thanh thiệt.
Các sụn trên nối với nhau và với các bộ phận khác bằng các dây chằng.
∗ Trong thanh quản còn có các cơ và dây thanh âm.
∗ Chức năng: dẫn khí và phát âm thanh.
+ Khí quản:
∗ Tiếp theo thanh quản.
∗ Là một ống trụ, gồm từ 16 − 20 vành sụn hình móng ngựa.
∗ Mặt trong của khí quản có các tiêm mao và màng tiết dịch nhầy.
∗ Chức năng lọc sạch không khí và dẫn khí.
+ Phế quản:
∗ Tiếp theo khí quản.
∗ Gồm 2 nhánh: phế quản phải và phế quản trái. Mỗi phế quản cùng với các động và tĩnh
mạch, các tổ chức thần kinh tạo thành cuống phổi.
∗ Cấu tạo giống khí quản nh−ng các vòng sụn hoàn toàn tròn.
b) Bộ phận thở (bộ phận hô hấp)
− Gồm 2 lá phổi nằm trong lồng ngực. Mỗi lá phổi bao gồm có các thuỳ, tiểu thuỳ, phế
nang và màng phổi bao bọc. Tổng số phế nang trong hai lá phổi là 700 triệu.
− Phổi đ−ợc bao bọc bởi màng phổi. Màng phổi gồm có hai lớp: lá thành và lá tạng, giữa
hai lớp này có một lớp dịch mỏng. Hai lá phổi đều có màng riêng.
132
2. Hoạt động của cơ quan hô hấp
a) Nhịp thở, kiểu thở
− Nhịp thở:
+ Là mỗi lần thở ra và hít vào.
+ Nhịp thở thay đổi theo trạng thái hoạt động, theo lứa tuổi, theo giới tính,
− Kiểu thở:
Kiểu thở thay đổi theo lứa tuổi và theo giới tính.
b) Cử động hô hấp
− Hô hấp th−ờng:
+ Hít vào:
* Đ−ợc thực hiện bởi sự co của các cơ liên s−ờn ngoài, cơ nâng s−ờn và cơ hoành.
* Là động tác tích cực vì đ−ợc thực hiện nhờ năng l−ợng co của cơ hoành và các cơ hít vào
khác.
+ Thở ra:
* Là động tác thụ động vì không đòi hỏi năng l−ợng co cơ.
* Khi thở ra, các cơ đảm bảo cho sự hít vào đều giãn ra và các cơ nh− cơ liên s−ờn trong,
cơ răng c−a d−ới sau, cơ thẳng bụng co lại.
− Hô hấp sâu:
+ Hít vào sâu: Ngoài các cơ hô hấp hít vào còn có thêm một số cơ nh− cơ ức đòn chũm, cơ
ngực, cơ treo cũng tham gia.
+ Thở ra hết sức:
* Cần huy động thêm một số cơ nh− các cơ ở thành bụng.
* Cần có năng l−ợng co cơ nên nó là động tác tích cực.
c) Sự điều hoà hô hấp
− Điều hoà hô hấp bằng phản xạ:
+ Hít vào là phản xạ của thở ra và thở ra là phản xạ của hít vào.
+ Các luồng thần kinh h−ớng tâm từ phổi và bao phổi theo dây thần kinh h−ớng tâm từ các
cơ quan về đều gây ức chế trung khu hô hấp.
+ Dây thần kinh giao cảm làm tăng h−ng tính của trung khu hô hấp.
− Điều hoà hô hấp bằng thể dịch:
+ Sự tăng nồng độ axit trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp.
d) Sự trao đổi khí ở phổi và mô
− Sự trao đổi khí ở phổi (hô hấp ngoài):
+ Hô hấp ngoài là sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt của phổi giữa máu và không khí
chứa trong phổi.
+ Sự trao đổi khí giữa không khí phế nang đ−ợc thực hiện nhờ sự chênh l