Phùng Kì Dung - một nhà Hồng học Trung Quốc - đã từng nhận xét: “Hồng lâu
mộng là một thiên li tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời, tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào có thể vượt qua nó” Hồng lâu mộng
đã góp phần làm cho đời sống văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nhân loại nói
chung trở nên sôi nổi. Với nhiều ý kiến về tác phẩm của Tào Tuyết Cần, dù khen hay
chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và có một giá trị nhất định. Thời gian trôi qua,
những xúc cảm nóng bỏng và đầy tính nhân bản về những gì mà tác phẩm mang lại cho
người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Điều đó lí giải vì sao tên tuổi Tào
Tuyết Cần và tác phẩm Hồng lâu mộng đã vượt tầm biên giới Trung Hoa để sánh vai
cùng các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn, là bởi
các vấn đề mà tác giả đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề
đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc. Những điều đó,
không nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu Ở đó, hình
tượng và số phận con người được thể hiện một cách rõ ràng, đặc biệt là số phận của
người phụ nữ được lột tả sâu sắc, mà hơn một lần nhà văn đã thốt lên bằng cả một trái
tim, một tâm hồn nâng niu và trân quý. Từ hơn 2300 năm trước, trong “Nghệ thuật thơ
ca”, Aristote đã đưa việc tìm hiểu phân tích con người và số phận con người lên hàng
đầu. Cách tìm hiểu đó hướng tới đối tượng và mục đích của văn học. Cho đến nay, qua
nhiều thành tựu của những nhà nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định việc tìm hiểu
con người trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác
phẩm. Tiếp cận với vấn đề về con người, mà cụ thể ở đây với sự tìm hiểu về Số phận
người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, sẽ giúp chúng ta có thể hiểu sâu thêm về những
số phận của người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” qua cách viết mới của Tào
Tuyết Cần. Từ đó, có thể cảm thông, trân trọng những thân phận liễu bồ ở tác phẩm
cũng như trong cuộc sống.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2011 - 2012
103
SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG HỒNG LÂU MỘNG
Đặng Ngọc Ngận
(Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn)
GVHD: TS Phan Thu Vân
Phùng Kì Dung - một nhà Hồng học Trung Quốc - đã từng nhận xét: “Hồng lâu
mộng là một thiên li tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời, tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào có thể vượt qua nó” Hồng lâu mộng
đã góp phần làm cho đời sống văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nhân loại nói
chung trở nên sôi nổi. Với nhiều ý kiến về tác phẩm của Tào Tuyết Cần, dù khen hay
chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và có một giá trị nhất định. Thời gian trôi qua,
những xúc cảm nóng bỏng và đầy tính nhân bản về những gì mà tác phẩm mang lại cho
người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Điều đó lí giải vì sao tên tuổi Tào
Tuyết Cần và tác phẩm Hồng lâu mộng đã vượt tầm biên giới Trung Hoa để sánh vai
cùng các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn, là bởi
các vấn đề mà tác giả đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề
đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc. Những điều đó,
không nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu Ở đó, hình
tượng và số phận con người được thể hiện một cách rõ ràng, đặc biệt là số phận của
người phụ nữ được lột tả sâu sắc, mà hơn một lần nhà văn đã thốt lên bằng cả một trái
tim, một tâm hồn nâng niu và trân quý. Từ hơn 2300 năm trước, trong “Nghệ thuật thơ
ca”, Aristote đã đưa việc tìm hiểu phân tích con người và số phận con người lên hàng
đầu. Cách tìm hiểu đó hướng tới đối tượng và mục đích của văn học. Cho đến nay, qua
nhiều thành tựu của những nhà nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định việc tìm hiểu
con người trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác
phẩm. Tiếp cận với vấn đề về con người, mà cụ thể ở đây với sự tìm hiểu về Số phận
người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, sẽ giúp chúng ta có thể hiểu sâu thêm về những
số phận của người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” qua cách viết mới của Tào
Tuyết Cần. Từ đó, có thể cảm thông, trân trọng những thân phận liễu bồ ở tác phẩm
cũng như trong cuộc sống.
1. Vài nét về số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh Thanh
Người phụ nữ là đề tài khá quen thuộc và tốn nhiều giấy mực của các thi nhân,
văn sĩ. Hòa mình vào dòng chảy chung của văn học trung đại Trung Quốc, tiểu thuyết
Minh - Thanh cũng góp phần vào đề tài người phụ nữ một cách đáng quý. Nếu ai đã
từng theo dõi nền văn học Trung Quốc, ắt hẳn sẽ biết đến một Tam quốc chí diễn nghĩa
của La Quán Trung, bắt gặp một Điêu Thuyền với số phận đầy đau xót, một trang tuyệt
thế giai nhân lại mang muôn nỗi đoạn trường; hay đến một Thủy hử của Thi Nại Am để
lên án tên tài chủ Tây Môn Khánh quyến rũ Phan Kim Liên, “chơi chán rồi đuổi đi
còn đòi tiền chuộc thân 3000 quan có ghi trong văn tự bán mình nhưng bản thân cô
không được một đồng nào cả”. Trong Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử, người cha
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
104
tên Vương Ngọc Huy còn u mê trong đạo “tam tòng” đã cổ động con gái nhịn đói mà
chết theo chồng.
Qua đó, cho ta thấy số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh - Thanh luôn
được các tiểu thuyết gia thể hiện khá sắc cạnh và tinh tế. Cũng phản ánh về vấn đề
người phụ nữ, cũng theo guồng chảy chung của văn học đương thời, nhưng Tào Tuyết
Cần đã cất lên tiếng nói phản kháng, tiếng nói cảm thông, trân quý đầy xúc động cho
số phận những người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” một cách vô cùng mới mẻ.
2. Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng
Mở đầu tác phẩm, người làm sách đã giới thiệu rằng:“Nay tôi đã sống cuộc đời
gió bụi, không làm nên trò trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước
cùng sống với tôi, so sánh kĩ lưỡng, thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi.
Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa, thực rất đáng thẹn”[1,
tr.20]. Chỉ một vài dòng như thế, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về những
người phụ nữ, và giá trị của họ. Những người phụ nữ trong Hồng lâu mộng được nhà
văn gắn với những loài hoa đẹp. Đẹp nhưng buồn, một nỗi buồn như báo hiệu cả một
cuộc đời, một số phận.
2.1. Người phụ nữ trong Hồng lâu mộng - những đóa hoa “mệnh bạc”
Nếu như người phương Tây coi người phụ nữ như là một kiệt tác hoàn mĩ của tự
nhiên, thì người phương Đông nhuần nhị và kín đáo hơn. Sự nhuần nhị và kín đáo ấy
được thể hiện rất khéo léo và triệt để trong Hồng lâu mộng. Qua sự tinh tế của Tào
Tuyết Cần, người phụ nữ - những giai nhân đất Kim Lăng - và những đóa hoa cứ đan
xen làm nổi bật nhau. Đồng thời, nhà văn còn dùng hình ảnh những đóa hoa kia để làm
đặc trưng cho tâm hồn, tính cách của mỗi người phụ nữ và ngầm báo số phận của họ
sau này. Họ không chỉ nằm trong trang tiểu thuyết, mà họ vùng dậy, bước ra “xứng
tầm”, đồng thời cũng mang những số phận của chính thời đại mà họ được ra đời.
Huyền thoại đã có, Nữ Oa khi xưa nặn đất sét để tạo những hình hài của con người, bà
cứ vốc từng vốc bùn mà nặn, vốc nào được đôi tay bà khéo léo và tỉ mỉ thì thành người
đẹp và sang, còn những hạt bùn nào rơi vãi ra, thì trở thành những người thấp kém,
mọn hèn. Rõ ràng, trong tâm thức, con người ta đã hình dung sẵn và có những khái
niệm, những ý thức về sự phân biệt giai tầng. Chuyện sinh ra trong gia đình nào cũng
phải dựa vào chữ Duyên mà nhà Phật hay dùng. Hòn đá thiêng ở vùng Thanh Ngạnh đã
được đầu thai vào gia đình họ Giả cao quý. Dù sống trong xã hội được phân thứ bậc rõ
ràng, nhưng chàng công tử của Giả phủ - hiện thân của hòn đá nọ - lại nhìn đời một
cách lạ lùng, nhìn những người xung quanh anh với ánh mắt thương yêu. Đặc biệt, Giả
Bảo Ngọc luôn cảm thông với người phụ nữ, anh đã nói rằng: “xương thịt của con gái
là do nước kết thành, xương thịt của con trai là do bùn kết thành. Tôi trông thấy con
gái thì người tôi nhẹ nhàng khoan khoái, trông thấy con trai thì như phải hơi dơ bẩn
vậy” [1, tr. 50]. Chẳng vì thế mà Bảo Ngọc luôn nâng niu, tôn trọng, đối xử rất mực dịu
dàng với những bậc nữ nhi và có thành kiến với nam nhi: “Người thiêng hơn cả vạn
vật, bao nhiêu tinh hoa trong sạch của trời đất đều chung đúc vào con gái, bọn con trai
Năm học 2011 - 2012
105
chỉ là hạng cặn bã, vẩn đục mà thôi”. Vì thế, cậu ta cho tất cả con trai là hạng thô tục,
có cũng được, mà không cũng chẳng sao, còn những người phụ nữ, những giai nhân
của Đại Quan viên lại được xem là những bông hoa tỏa ngát.
Mở đầu tiểu thuyết, một người con gái xuất hiện, không nằm trong “Thập nhị kim
thoa chính sách”, không có những lá số tiền định báo hiệu cuộc đời mình, nhưng cuộc
đời nàng lại nếm trải nhiều đắng cay, tủi nhục nhất trong số những người con gái ở đất
Kim Lăng. Anh Liên là con gái của Chân Sĩ Ẩn, nhưng lưu lạc từ tấm bé, không biết
cha mẹ là ai, quê quán nơi nào, cứ lớn lên trong đầy mặc cảm thân phận đầy buồn tủi.
Khi gặp phải chàng công tử dâm đãng nhà họ Tiết, nàng lại phải chịu bao đau đớn dập
vùi. Với thân phận lẽ mọn, nàng bị Kim Quế ghen tuông, đầy đọa làm cho “hoa sen
héo, ngó sen tàn”. Song, nàng lại có một sức sống tiềm tàng giữa cuộc đời. Trong nàng,
có một cái gì thanh khiết, trong thơm của một cành bông “ tịnh đế”: “Không những hoa
ấu thơm, ngay đến lá sen, gương sen cũng đều có một mùi thơm mát làm cho con
người ta tỉnh táo nhẹ nhàng” [1, tr.417].
Quả thật, tâm hồn Hương Lăng trong sáng như ban mai, thanh khiết không gợn
đục, là bông sen tinh khôi tỏa hương tinh khôi giữa một đầm lầy, cây mọc ra từ đám
bùn nhơ nhuốc mà thanh sạch đến lạ lùng. Cũng là một nữ tì như Hương Lăng, nhưng
Tình Văn - đóa phù dung - lại có bản tính sắc sảo và đẹp đẽ hơn người. Tình Văn là cô
a hoàn mà Tào Tuyết Cần đã xây dựng với những ấn tượng mạnh mẽ nhất bởi cả cái
“sắc” lẫn cái “dũng” của nàng. Nói về sắc, Phượng Thư đã từng nói về vẻ đẹp của Tình
Văn “so sánh ra chẳng có đứa a hoàn nào đẹp bằng con Tình Văn cả”. Không chỉ đẹp,
Tình Văn còn khiến người ta kính phục bởi cái “dũng” của nàng. Tình Văn được Giả
mẫu cử sang hầu hạ, chăm sóc Bảo Ngọc nhưng Tình Văn là một a hoàn “khó sai bảo”.
Sở dĩ nói nàng “khó sai bảo” là vì nàng quá ư thẳng tính, không thích xu nịnh, bợ đỡ,
cậy nhờ bất kì người nào. Khi Tập Nhân được Vương Phu nhân thưởng cho hai bộ
quần áo mới, nàng đã nói với Thu Văn “phải như tao thì tao không cần lấy, thừa người
ta thì mới đến mình! Cũng đều là người trong nhà cả, chả lẽ lại ai quý hơn ai? Áo quần
đẹp thì đem cho người, thừa ra mới đến mình, chẳng thà không nhận dù có phật ý
người cũng đành, chứ tao thì không thể chịu nổi thế được”[1, tr. 297]. Chỉ một câu nói
dứt khoát như thế cũng đã phần nào bộc lộ bản tính ngay thẳng, bộc trực, có phần nóng
nảy của nàng. Không e sợ bất cứ điều gì, không dè dặt suy đi tính lại, thấy điều gì
không phải là nàng nói ngay, phản ứng ngay. Khí chất ấy có mấy ai trong phủ Vinh
bằng! Càng thẳng thắn bao nhiêu thì nàng lại càng tự trọng bấy nhiêu. Nàng không cho
phép bất kì ai xúc phạm đến mình và nàng đã tự bảo vệ mình một cách vô cùng mạnh
mẽ. Vậy mà, Tình Văn phải mang tội danh yêu tinh, cám dỗ Bảo Ngọc, thác đi trong
uất hận không nguôi. Cành phù dung Tình Văn vừa nở thì rực rỡ nhưng mới cuối ngày
đã tàn phai nhanh chóng. Cái chết của người con gái tuy mang thân phận thấp hèn
nhưng tuyết sạch giá trong này là bi kịch đầu tiên trong Đại Quan viên, mở đầu cho
chuỗi bi kịch tiếp theo của những cô gái tài hoa, song, bạc mệnh. Bên cạnh cành phù
dung, cánh hoa đào Tập Nhân vừa hé nở giữa mùa xuân, vô cùng e ấp, dịu dàng. Tập
Nhân vì biết cách cư xử đúng mực và vẻ đẹp không phô trương như Tình Văn nên được
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
106
Vương Phu Nhân yêu mến. Nàng cũng là người may mắn nhất trong những kim thoa
của đất Kim Lăng. Cánh hoa đào biết giữ mình, vì hẳn nó thấy trong Đại Quan viên còn
nhiều loài hoa đẹp khác. Người có thể đứng trên Tập Nhân trước hết phải kể đến là Tiết
Bảo Thoa, với dung mạo, cốt cách của cành mẫu đơn, đứng đầu trăm hoa. Con người
tài năng, đức hạnh song toàn kia luôn làm đẹp lòng người trên kẻ dưới. Nàng luôn
mang đạo đức Nho gia để răn dạy mọi người và xem đó là chuẩn mực mà mỗi người
phụ nữ đều phải có, nhưng chính điều đó lại khiến nàng rơi vào bi kịch triền miên kéo
dài đến hết cuộc đời: không được sống thực với con người mình, đến khi đã trở thành
mợ Hai của Giả phủ cũng không có được tình yêu, cuối cùng, người chồng những
tưởng là chỗ dựa của mình cũng bỏ ra đi. Cành mẫu đơn cao quý ấy phải chịu một kết
cục lỡ làng, góa bụa. Bất giác, ta nhớ đến “Hồng mẫu đơn” của Vương Duy:“Hoa
tâm sầu dục đoạn/ Xuân sắc khởi tri tâm”. Bài thơ “ Mẫu đơn hoa” của La Ẩn đời
Đường cũng có một cái gì rất chung với Tào Tuyết Cần khi nói về đóa mẫu đơn giai
nhân họ Tiết: “Gió đông về thổi tốt muôn phần,/ Rèm đỏ cuốn cao, khắp xứ xuân/ Biết
nói sẽ làm cho mất nước,/ Vô tình cũng khiến phải say lòng./Hàn lệnh công thành hà
cớ lại,/ Lỗi cùng hương sắc hại cho thân”. Hai chữ “cô phụ” trong câu thơ cuối của bài
thơ đúng với kết thúc số phận Bảo Thoa - đóa mẫu đơn quý phái mà bất hạnh. Nàng chỉ
là một nhân vật điển hình của hàng triệu phụ nữ phong kiến, rơi vào bi kịch mà bản
thân mình lại không biết không hay.
Một cành hoa lựu rực dưới ánh nắng trời, là hình ảnh của Nguyên Xuân: Sau tuổi
hai mươi đã trải đời/ Kìa hoa lựu nở cửa cung soi/ Ba xuân nào được bằng xuân mới/
Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi. Cành hoa lựu được ưu ái một màu rực lửa, tượng
trưng cho may mắn, giàu sang. Song, dù được phong làm Nguyên phi, một bước đi là
muôn người đỡ lấy. Nhưng thực ra:“Giàu sang là đáng thích/ Li biệt lại khôn khuây/
Tiếng hão dành mua được/ Ai hay nỗi đắng cay”. Nàng luôn mang một tâm trạng héo
hon khi nhớ về gia đình. Sống trong cung son, lầu tía mà như sống trong một nhà tù
giam hãm cuộc đời, nàng không được phép sống theo tình cảm vốn có của mình, mà
phải sống theo công thức của Vương phi. Và rồi cành hoa lựu nở tận “cửa cung soi”,
nở nơi nguy nga, cao sang tột bậc ấy, đã buộc số phận nàng trở nên lẻ loi, bạc mệnh và
đơn chiếc. Lìa bỏ gia đình, nỗi niềm cô độc ấy có ai nào hiểu. Sống giữa lòng phong
kiến, nàng hiểu rõ những mâu thuẫn lớn lao của xã hội, ý thức sâu sắc nỗi bất hạnh của
mình, nhưng, như con chim đã bị nhốt trong lồng, nàng đành cam phận đến khi từ giã
cõi đời.
Nếu như hoa đào, loài hoa nở vào mùa xuân, được Vương phu nhân yêu mến, và
ít mang bất hạnh, thì loài hoa mai được Tào Tuyết Cần dành riêng cho Lí Hoàn:“Còn
gì ân ái trong gương/ Còn gì giấc mộng trên đường công danh/ Cảnh thiều hoa đi sao
nhanh/ Chăn uyên màn gấm thôi đành bỏ qua” Lí Hoàn là con dâu của Vương phu
nhân. Chồng chết sớm, nàng ở vậy nuôi con không quan tâm đến sự đời. Cành mai gầy
guộc ấy luôn giữ trọn đạo với chồng, với nhà chồng không chút tơ tưởng riêng tây. Cái
vẻ như hoa còn trụ trên cành của nàng người ta cứ ngỡ Lí Hoàn vui vẻ lắm, nhưng có lẽ
không ai để ý số phận của một đóa hoa về chiều, chỉ là mượn hờ đài nụ, lá tơ mà sống
Năm học 2011 - 2012
107
chẳng khác nào một loài “tầm gửi muộn”. Cuộc đời nàng không bao giờ kết thúc được,
cũng bi kịch như những giai nhân trong chốn Đại Quan viên, nó sẽ kéo dài khi gốc mai
già cằn cỗi, những cánh mai già không còn báo nổi mùa xuân giữa tiết đông tàn.
Cũng là đóa phù dung, nhưng nàng Lâm là thủy phù dung,“sương gió buồn
tênh”. Đóa phù dung ở đây, được mệnh danh là thần hoa mùa hạ. Cái cốt cách của Đại
Ngọc cũng thẳng ngay như thủy phù dung, chỉ thích câu “sen tàn nghe rốn tiếng mưa
thu” để rồi mệnh bạc lại gieo vào nàng bao uất hận đầy buồn khổ. Lâm Đại Ngọc
không chỉ đẹp nhờ vào nhan sắc, tài năng hơn người mà còn ở cá tính độc đáo, phong
phú, thẳng thắn. Vì thế mà trong con mắt những người phủ Giả, nàng lại trở nên đáng
ghét. A hoàn cũng cho rằng nàng là người: “miệng hay soi bói, bụng hay khe khắt, là
người khó tính”. Tào Tuyết Cần đã tạo cho nàng một cá tính kiêu kì, cao ngạo và mới
lạ - một nhân vật điển hình cho người phụ nữ đầy cách tân, chống đối chế độ, lên án xã
hội. Nhà văn đã đột phá trong cách xây dựng số phận người phụ nữ quý tộc trong
“Giấc mộng lầu hồng” đầy bất hạnh với bi kịch “tìm đường”. Con người mặc cảm với
kiếp ăn nhờ ở đậu “nói không được thừa nửa lời, đi không được thừa nửa bước” ấy
luôn đa sầu đa cảm. Nước mắt của nàng khiến cho “chim chóc đương đậu trên cành
liễu, khóm hoa gần đấy cũng xào xạc bay xa, không nỡ nghe những tiếng khóc than ai
oán”. Và niềm đau đớn với bi kịch trong cuộc “tráo hôn” của Bảo Ngọc đã dẫn đến cái
chết của nàng. Cành thủy phù dung đã lìa đời khi tuổi xuân vừa bén tới. Qua những loài
hoa ấy, từ những cánh hoa đào, đóa hoa mai, cành mẫu đơn, nhánh phù dung, bụi hải
đường với những hương thơm dịu ngát, tác giả đã thể hiện sự phong phú đa dạng và
biến đổi trong tính cách nhân vật - từ sự lộng lẫy, e lệ, tới khát khao mạnh mẽ Những
tưởng hoa lựu sẽ còn đưa trước gió, liễu yếu mềm để sống được thênh thang. Nhưng
lựu, liễu, phù dung rồi cũng lìa cành, rã cánh mà trở về đất mẹ. Sống trong xã hội ấy,
khi cha mẹ là chế độ phong kiến đương thời, làm một đứa con phản nghịch như Đại
Ngọc cũng chết, mà thuận xuôi ngoan ngoãn như Bảo Thoa cũng héo mòn.
Quả thật, trong mắt của văn sĩ họ Tào, những người con gái của “Giấc mộng lầu
hồng” luôn đi cùng với những số phận đáng buồn. Và tất cả những người trong số họ,
ai cũng mang một vẻ đẹp khả ái và viên mãn, như tinh hoa những loài thảo mộc đáng
quý và đáng trân trọng. Đồng thời, ông đã xây dựng nên dáng dấp của những người phụ
nữ trong Đại Quan viên vô cùng mới mẻ: đó là những con người dám nghĩ, dám làm,
vượt qua hàng rào định kiến. Họ là những gương mặt đại diện cho phụ nữ trong xã hội
đương thời.
2.2. Phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” - một vài người không hoa “bạc
mệnh”
Hoa trong Hồng lâu mộng như là bản mệnh, dự báo số phận, khắc họa tính cách
con người. Tuy nhiên, không có nghĩa là chỉ những ai “được” những loài “hoa đi tìm
kiếm bản mệnh người tri kỉ ” thì mới chịu số phần bạc bẽo, mà số phận ấy cứ đeo đẳng
và ít, nhiều bủa vây họ, dù họ có tài năng vượt bậc. Tần Khả Khanh đã dành riêng cho
Hy Phượng là “bậc anh hùng trong đám phấn son, ngay cả bọn con trai mũ cao, áo dài
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
108
cũng chẳng hơn được”[1, tr. 234]. Nhưng rồi, Hy Phượng cũng nhận về mình một bi
kịch đáng thương, khi đã mất đi quyền lực. Mất đi “công cụ vạn năng”, nàng Hy
Phượng chỉ có thể nhận về mình một số phận buồn, chẳng khác nào cánh chim đang
hăng hái, tung bay giữa khoảng vũ trụ mênh mông trong trời đất, phút chốc lại rã rời
đôi cánh bởi bão táp, cuồng phong. Nhắc đến những người phụ nữ không hoa “mệnh
bạc” ngoài Phượng Thư, không thể không nhắc đến các nữ a hoàn trong Giả Phủ. Đó là
Uyên Ương, Tập Nhân, Bình Nhi, và nhiều những cô gái khác. Tập Nhân bao nhiêu
năm chờ đợi, hi sinh cuối cùng nàng cũng chỉ là một a hoàn khi Bảo Ngọc bỏ đi tu.
Cuối cùng, nàng phải lấy Tưởng Ngọc Hàm - một người không quen biết. Số phận của
Bình Nhi cũng không ngoại lệ, dù có tranh đấu mạnh mẽ, rốt cuộc cũng làm thân vợ lẽ
của Giả Liễn, một tên vô sỉ, xấu xa vô độ. Và Uyên Ương - cái tên ám chỉ niềm hạnh
phúc lứa đôi viên mãn tròn đầy, lại phải thề “dứt bạn uyên ương” để rồi phải tìm đến
một cái chết đớn đau.
Qua các nhân vật chúng ta vừa điểm xuyết, rõ ràng mỗi người phụ nữ dù là quý
tộc, hay thân phận tôi đòi, dù là những con người tựa các loài hoa “mệnh bạc” hay
những người phụ nữ không có “hoa bản mệnh”, đều khao khát hạnh phúc - những hạnh
phúc mơ hồ, rất xa vời. Tựu trung lại, họ vẫn là những nạn nhân của xã hội đương thời,
số phận cuối cùng của họ vẫn là những nỗi bất hạnh, ấm ức, đớn đau, làm xao động
lòng người.
3. Cái nhìn mới mẻ của Tào Tuyết Cần về người phụ nữ
Trước hết, ta nhận thấy tư tưởng và cách viết của tác giả trong tác phẩm vô cùng
mới. Ông nhìn người phụ nữ có sự cách tân hơn nhiều so với những tác giả cùng thời.
Mở đầu tác phẩm, ta thấy Hồng lâu mộng xuất hiện thần thoại Nữ Oa vá trời. Thần
thoại nhắc tới thần Mẫu Nữ Oa, cho thấy tác giả đang ngầm đề cập tới người phụ nữ
đầy uy quyền và công lao của họ. Đồng thời, nhà văn xây dựng cho nhân vật đi vào
Thái hư cảnh ảo, nơi người phụ nữ sống cùng thiên nhiên, dù có phép tắc, lễ nghi,
nhưng cũng không có điều gì trói buộc. Qua đó, thể hiện một sự trân trọng và khẳng
định nữ giới xứng đáng được hưởng cuộc sống như vậy. Từ tư tưởng nhuốm màu
huyền thoại, nhà văn đã đưa vào tác phẩm cách xây dựng không gian - một nét lạ trong
“Giấc mộng lầu hồng”, nhằm làm bật lên cách nhìn mới của Tào Tuyết Cần khi xây
dựng hình tượng người phụ nữ. Không gian của Đại Ngọc khiến “ Già Lưu trông
thấy cái bàn ở dưới cửa sổ, trên tủ lại có nhiều sách, liền nói: Chắc là buồng đọc sách
của cậu nào đây? Giả mẫu cười, trỏ vào Đại Ngọc nói: chính là nhà của cháu ngoại
tôi đấy. Già Lưu để ý nhìn Đại Ngọc một lúc, rồi nói: có gì là giống buồng thêu của
một vị tiểu thư đâu? So với buồng sách lịch sự nhất lại còn đẹp hơn!”[1, tr. 345]. Một
phong cách vô cùng đĩnh đạc, giản dị như chốn thư phòng của đấng nam nhi. Nếu trong
các bộ tiểu thuyết lúc bấy giờ, nhiều tác giả đã gán ghép cho nhân vật nữ là những yêu
ma, quỷ nữ... thì Tào Tuyết Cần xây dựng nhân vật mình hoàn toàn khác. Khi “tiền
định” dành cho người phụ nữ là điều mà những nhân vật nữ cùng thời của các tác giả
khác phải chấp nhận, thì nhân vật nữ của Tào Tuyết Cần không chấp nhận điều ấy. Bởi,
Năm học 2011 - 2012
109
theo lời kể của Đại Ngọc thì một nhà sư từng nói phải cho Đại Ngọc đi tu, hoặc: “trừ
bố mẹ ra, những người thân thích bên ngoại đừng cho gặp ai. Như vậy, may ra mới yên
được” [1, tr. 65] Dù vậy, nhưng Đại Ngọc vẫn làm trái lại, nàng vẫn dấn thân trong
cõi đời phàm tục, từ bỏ mọi an nhiên mà số phận an bài.
Hơn nữa, người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, đôi khi còn nhận chân rất rõ những
giá trị của cuộc đời, có khi những chân lí ấy nằm ngoài