Sự ảnh hưởng của Nho giáo sơ kỳ đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội lý tưởng

Tóm tắt Trước khi đến với chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở phương Đông qua thuyết đại đồng với các mệnh đề thiên hạ vi công, dân vi quý, của Nho giáo. Trong quá trình tiếp thu Nho giáo, Người đã cải biến nhiều khái niệm của Nho giáo, làm cho những khái niệm ấy chứa đựng một nội dung mới trong hình thức cũ. Vì thế, tư tưởng Mácxít - Lêninnít của Người có sắc thái độc đáo, tư tưởng đó được xây dựng và phát triển trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, mà trong đó, Nho giáo chiếm vị trí không nhỏ. Do đó, trong phong cách và tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều yếu tố của Nho giáo, mà chính những yếu tố Nho giáo ấy dung hòa nhuần nhuyễn với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã tạo nên con người Mácxít - Lêninnít vĩ đại được cả thế giới ngưỡng mộ. Bài viết phân tích, chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với tư tưởng Hồ Chí Minh ở các khía cạnh như mô hình xã hội lý tưởng, những phẩm chất đạo đức của người cầm quyền.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ảnh hưởng của Nho giáo sơ kỳ đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội lý tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |248 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG TS. Nguyễn Thị Lan Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Trước khi đến với chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở phương Đông qua thuyết đại đồng với các mệnh đề thiên hạ vi công, dân vi quý, của Nho giáo. Trong quá trình tiếp thu Nho giáo, Người đã cải biến nhiều khái niệm của Nho giáo, làm cho những khái niệm ấy chứa đựng một nội dung mới trong hình thức cũ. Vì thế, tư tưởng Mácxít - Lêninnít của Người có sắc thái độc đáo, tư tưởng đó được xây dựng và phát triển trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, mà trong đó, Nho giáo chiếm vị trí không nhỏ. Do đó, trong phong cách và tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều yếu tố của Nho giáo, mà chính những yếu tố Nho giáo ấy dung hòa nhuần nhuyễn với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã tạo nên con người Mácxít - Lêninnít vĩ đại được cả thế giới ngưỡng mộ. Bài viết phân tích, chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng đối với tư tưởng Hồ Chí Minh ở các khía cạnh như mô hình xã hội lý tưởng, những phẩm chất đạo đức của người cầm quyền. Từ khóa: Nho giáo sơ kỳ, tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội lý tưởng. I. MỞ ĐẦU Xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh nhiều lần nói đến những giá trị của Nho giáo với một thái độ trân trọng. Trong các trƣớc tác của mình, Ngƣời đã hàng trăm lần sử dụng những câu chữ có liên quan đến những khái niệm và những mệnh đề của Nho giáo. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã cải tạo những từ ngữ ấy, đã đem lại cho chúng nội dung và ý nghĩa mới. Thái độ của chủ tịch Hồ Chí Minh với Nho giáo luôn nhất quán, luôn có quan điểm lịch sử cụ thể khi đánh giá Nho giáo, đồng thời khẳng định đúng mức những giá trị chân chính của Nho giáo. Mặt khác, Ngƣời cũng triệt để phê phán, bác bỏ những quan điểm của Nho giáo với tƣ cách là thành tố ý thức hệ của chế độ phong kiến. Ngƣời cũng vừa tiếp nhận, vừa cải tạo, nâng cao, khai “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 249| thác các “hạt nhân hợp lý” trong tƣ tƣởng của ngƣời xƣa. Thái độ của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo rất đáng để chúng ta học tập. II. NỘI DUNG Xã hội Đại đồng mà các nhà nho mơ ƣớc là xã hội mà trong đó thiên hạ là của chung, những ngƣời hiền tài đƣợc trọng dụng, trai lớn có vợ, gái lớn gả chồng, những ngƣời quan, quả, cô, độc đƣợc quan tâm chăm sóc, ngƣời già có thịt để ăn, có lụa để mặc, đƣợc yên hƣởng tuổi già, trẻ em đƣợc nuôi dƣỡng, giáo dục, xã hội không có trộm cắp, cƣớp đoạt, không có chiến tranh. Khổng Tử từng nói về ƣớc nguyện của mình: “Ta mong sao những ngƣời già cả đều đƣợc an vui, bạn bè tin cậy ta, và trẻ thơ đều đƣợc thƣơng yêu, dạy dỗ”1. Hồ Chí Minh cũng từng nói Ngƣời có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, Ngƣời đã từng nói: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sƣớng, ai nấy đƣợc đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động đƣợc thì nghỉ”2. Giữa Hồ Chí Minh và Nho giáo sơ kỳ tuy có những điểm tƣơng đồng trong mong muốn về xã hội lý tƣởng, nhƣng các nhà nho lại muốn quay về xã hội tốt đẹp thời quá khứ là xã hội thời Nghiêu, Thuấn và duy trì một trật tự xã hội có đẳng cấp, còn Hồ Chí Minh lại đứng trên lập trƣờng mácxít, nguyện suốt đời nỗ lực đấu tranh để thực hiện một xã hội tiến bộ hơn các xã hội trƣớc, đó là “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”3. Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội đó “mọi ngƣời đều có đạo đức; đối với mọi việc, ai cũng xung phong. Sản xuất thứ gì cũng phong phú. Cho nên, ai cần gì có nấy”4, và điều quan trọng hơn cả là trong xã hội đó nhân dân lao động thực sự đƣợc làm chủ và thực sự có tự do. Trong xã hội lý tƣởng của mình, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ hƣớng tới sự phân phối của cải sao cho không có sự phân biệt giàu nghèo thái quá, bởi đó là nguồn gốc của bất ổn xã hội. Khổng Tử nói, “Khâu này từng nghe rằng, những bậc vua chƣ hầu hoặc quan đại phu chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều, chẳng lo 1 Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.312. 2 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.591. 3 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.591. 4 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.245. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |250 dân nghèo mà lo dân không đƣợc yên ổn. Của cải chia đều thì dân không nghèo, dân hòa hợp thì của không ít, dân yên ổn thì nƣớc không nghiêng đổ”5. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhắc nhở việc phân phối, lƣu thông phải luôn luôn nhớ hai điều: Một là, không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; hai là, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Tuy nhiên, Ngƣời cũng lƣu ý, công bằng không phải là cào bằng một cách máy móc, giỏi kém nhƣ nhau, làm triệt tiêu mất động lực phát triển kinh tế xã hội, mà Ngƣời cho rằng phải hƣớng tới phân phối theo lao động, làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít, không làm không hƣởng, trừ những ngƣời già, ngƣời ốm đau và các em nhỏ, những ngƣời cần sự bảo trợ của xã hội. Nho giáo sơ kỳ cho rằng, muốn xây dựng xã hội lý tƣởng phải xây dựng mẫu ngƣời lý tƣởng, đó là ngƣời quân tử với những phẩm chất đạo đức nhƣ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Trong quá trình đào tạo, sử dụng ngƣời cầm quyền, Nho giáo sơ kỳ yêu cầu ngƣời cầm quyền phải tu thân, phải không ngừng học tập, phải ngay thẳng, gƣơng mẫu, yêu thƣơng và lo lắng cho cuộc sống của dân, giúp đỡ dân, “phải làm trƣớc dân, chịu khó giúp dân” (Tiên chi, lao chi) mà không bao giờ biết mệt mỏi (Vô quyện)6. Hồ Chí Minh cho rằng, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa”7. Mẫu ngƣời lý tƣởng mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng là mẫu ngƣời vừa có đức, vừa có tài (vừa hồng vừa chuyên). Khổng Tử và các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ lấy mẫu hình lý tƣởng ngƣời xƣa, các ông luôn khen Nghiêu, Thuấn, phục Chu Công, coi đó là những khuôn mẫu cho mọi ngƣời noi theo. Nhƣng đó là những mẫu ngƣời quá lý tƣởng, khó ai có thể với tới đƣợc và không phù hợp với hiện thực xã hội đƣơng thời. Hồ Chí Minh xây dựng mẫu ngƣời vừa hồng, vừa chuyên trên cơ sở của hiện thực xã hội, xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của cách mạng, phù hợp với tính tất yếu lịch sử của nhân loại trên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng giống nhƣ các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ, Hồ Chí Minh cũng cho rằng, đạo đức giữ vai trò nền tảng trong xây dựng mẫu ngƣời lý tƣởng, đạo đức là gốc của con ngƣời, nhất là ngƣời cách mạng, ngƣời cán bộ. Một mặt, ngƣời khẳng định: “Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân”8. “Có tài mà 5 Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.592. 6 Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.496. 7 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.310. 8 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.253. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 251| không có đức là hỏng” và “Đức phải có trƣớc tài”9. Mặt khác, Ngƣời cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của trí tuệ, năng lực để thực thi công việc có hiệu quả. Ngƣời cho rằng có đức mà không có tài nhƣ ông bụt ngồi trong chùa, không giúp gì đƣợc cho ai. Trong bài Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội, Ngƣời nhấn mạnh rằng, con ngƣời xã hội chủ nghĩa là ngƣời có ý thức làm chủ nhà nƣớc, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tƣ tƣởng “mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình”, phải thật thà, ngay thẳng, phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, phải “chí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”10, có tinh thần kỷ luật tự giác và ý thức tổ chức nghiêm chỉnh, phải nên gƣơng “cần kiệm liêm chính”11. Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều nêu cao vai trò đạo đức của ngƣời cầm quyền, đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đạo đức và tu dƣỡng đạo đức. Khổng Tử cho rằng, từ thiên tử cho đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc. Hồ Chí Minh cũng cho rằng “cũng nhƣ sông có nguồn mới có nƣớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài ngƣời là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”12. Hồ Chí Minh coi đức là gốc, “ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”13. Trên nền tảng một xã hội chịu ảnh hƣởng lâu dài của Nho giáo và trong hoàn cảnh lịch sử mới, Hồ Chí Minh đã “tái cấu trúc” đạo đức Nho giáo, tức là đƣa vào đó những nội dung mới cho phù hợp với mục tiêu xây dựng xã hội mới. Khổng Tử cho rằng, những phẩm chất đạo đức cần có của mẫu ngƣời lý tƣởng là Nhân, Trí, Dũng. Đến Mạnh Tử, ông đã kế thừa “Tam đức” của Khổng Tử và phát triển thành “Tứ đức”: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển thêm tƣ tƣởng đó khi cho rằng, những phẩm chất đạo đức cách mạng cần có của ngƣời cách mạng là: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”14. Nhƣng trong các phẩm chất đạo đức ấy, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phẩm chất Dũng và Liêm mà ít đề cập đến Lễ của Nho giáo. Có thể nói, lễ giáo của Nho giáo rất nặng nề và thậm chí mang tính cổ hủ, lỗi thời, song tác dụng của Lễ 9 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.492. 10 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.311. 11 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.309. 12 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.252-253. 13 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.283. 14 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.251. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |252 về phƣơng diện ứng xử văn hóa vẫn đƣợc Ngƣời quan tâm. Cụ thể là, trong thƣ gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an khu 12, vào tháng 3/1948, Ngƣời nói về tƣ cách ngƣời công an cách mạng là: “Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép Đối với công việc phải tận tụy Đối với địch phải cƣơng quyết, khôn khéo”. (Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân) Nhân trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ là lòng yêu thƣơng con ngƣời (ái nhân), là khắc kỷ phục lễ, là trung thứ, điều gì mình không muốn thì đừng đem áp dụng cho ngƣời khác, mình muốn lập thân thì cũng giúp ngƣời khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp cho ngƣời khác thành đạt. Tuy vậy, mặt hạn chế trong tƣ tƣởng của Khổng Tử và các môn đệ của ông về Nhân xuất phát từ lập trƣờng giai cấp của các ông, tuy nêu quan điểm yêu thƣơng con ngƣời, nhƣng lại không đem đến sự giải phóng cho con ngƣời. Trên thực tế, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ vẫn muốn duy trì một xã hội có sự phân biệt đẳng cấp, trong đó đa số quần chúng lao động vẫn bị áp bức, bóc lột. Nhân trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh mang nội dung mới, cụ thể, thiết thực hơn, đó là lòng yêu thƣơng vô hạn với Tổ quốc, với đồng bào, nhân dân lao động, lòng tận trung vô hạn đối với sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động. Nhân trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa chủ động hơn, thể hiện ở tinh thần kiên quyết đấu tranh chống lại những cái có hại cho ngƣời khác, cho nhân dân. Nhân ở Hồ Chí Minh là một chủ nghĩa nhân văn hoàn chỉnh thể hiện không chỉ ở tấm lòng yêu quý nhân dân mà còn ở niềm tin vô hạn đối với sức mạnh của quần chúng khi quần chúng tự giác đứng lên để tự giải phóng chính mình. Nghĩa, trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ có quan hệ mật thiết với Nhân. Nếu Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc nhất của con ngƣời thì Nghĩa là trách nhiệm để thực hiện tình cảm đó, cho nên tình vua tôi, cha con, chồng vợ chƣa đủ mà còn phải có nghĩa vụ nữa, đó là nghĩa vua tôi, nghĩa cho con, nghĩa chồng vợ. Nho giáo nhấn mạnh vai trò của Nghĩa. Mạnh Tử nói: “Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn; hai điều đó không thể giữ lại cả hai, thì ta bỏ mạng sống để giữ điều nghĩa vậy”15. Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Nghĩa là tinh thần vì dân, vì nƣớc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động. “Nghĩa là ngay thẳng, không có tƣ tâm, không làm việc 15 Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.1221. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 253| bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận”16. Trí trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ là năng lực tƣ duy và ứng xử, đặc biệt nhấn mạnh hiểu biết Lễ và thực hành Lễ nhằm duy trì trật tự xã hội mà Nho giáo sơ kỳ cho là lý tƣởng. Hồ Chí Minh quan niệm rằng, Trí trong đạo đức cách mạng là không ngừng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức đúng quy luật vận động phát triển tất yếu của lịch sử, tiền đồ của Tổ quốc và nhiệm vụ của cá nhân. Trí là có tinh thần mƣu trí sáng tạo, giải quyết đƣợc mọi công việc khó khăn, sáng suốt vƣợt qua đƣợc mọi thử thách, biết thiên biến vạn hóa, biết biến nguy thành yên. Trong quan niệm về Trí của Hồ Chí Minh và Nho giáo sơ kỳ có nét tƣơng đồng. Nho giáo sơ kỳ cho rằng Trí là biết ngƣời, để yêu ngƣời và ghét ngƣời một cách chính đáng, để sử dụng con ngƣời, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ và năng lực của họ. Trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ, Trí là biết cất nhắc ngƣời ngay thẳng, loại bỏ kẻ gian tà nhằm đem lại lợi ích cho dân. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, Trí là “Biết xem ngƣời. Biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc ngƣời tốt, đề phòng ngƣời gian”17. Dũng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ là lòng can đảm, không sợ sệt, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, thực thi đạo nghĩa. Dũng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là thể hiện ý chí cách mạng, không ngại gian khổ hy sinh, nêu cao ý chí cách mạng, quyết tâm thực hiện lý tƣởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Ngƣời nhấn mạnh: “Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc khó có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát”18. Liêm trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là ra sức giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống tham ô lãng phí, sống trong sạch, khiêm tốn, giản dị. Ngƣời nói: “Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sƣớng. Không tham ngƣời tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa”19. Trong Tam cương, Nho giáo đặt lên hàng đầu quan hệ vua tôi và cha con. Do đó, tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của con ngƣời là Trung với vua và Hiếu với cha mẹ. 16 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.252. 17, 18, 19 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.252. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |254 Nguyên tắc ứng xử vua tôi là: “quân xử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”. Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu mối quan hệ giữa con ngƣời với Tổ quốc và nhân dân. Do đó, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Trung là trung với nƣớc và Hiếu với dân. Trung không phải để phục vụ vua chúa mà phục vụ cho Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, Trung là trung thành tuyệt đối với tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Ngƣời nói: “Đạo đức ngày trƣớc chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nƣớc. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”20. Hồ Chí Minh cho rằng, ngƣời làm cách mạng phải hiểu chữ Hiếu một cách rộng rãi, không bó hẹp trong phạm vi chỉ Hiếu với cha mẹ của mình mà còn Hiếu với cha mẹ của đồng bào mình. Nhƣ vậy, họ cũng là những ngƣời chí Hiếu nhất, bởi họ không chỉ biết thƣơng cha mẹ của mình mà còn thƣơng cha mẹ ngƣời và làm cho mọi ngƣời đều biết thƣơng cha mẹ, cuộc cách mạng do họ tiến hành mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc, no ấm cho toàn dân tộc, đó là biểu hiện của chữ Hiếu triệt để nhất, rộng rãi và nhân văn nhất. Kế thừa những giá trị tích cực của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đƣa vào những phạm trù đạo đức Nho giáo những ý nghĩa mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới của thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cấu trúc đạo đức mới, lợi phải gắn liền với nghĩa, nhà phải gắn liền với nƣớc, quyền lợi cá nhân gắn liền với sự giầu mạnh của Tổ quốc. Để xây dựng đƣợc xã hội lý tƣởng, Nho giáo sơ kỳ cho rằng, phải có vua sáng, tôi hiền. Các nhà sáng lập Nho giáo đặt vấn đề tu dƣỡng đạo đức lên hàng đầu, từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vai trò của đạo đức trong việc kiến tạo một xã hội mới ở một xã hội mang đậm tính chất phƣơng Đông và ảnh hƣởng đậm nét của Nho giáo nhƣ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, Ngƣời đã nêu ý nghĩa quan trọng của việc tu dƣỡng đạo đức ở những ngƣời chiến sĩ cộng sản: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”21. Hồ Chí Minh cho rằng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức là gốc, đã là ngƣời cách mạng phải có bản lĩnh đạo đức: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân”22. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến cứu nƣớc và xây dựng 20 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.149. 21 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.480. 22 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.467. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 255| chủ nghĩa xã hội, cho đến cuối đời, Ngƣời luôn nhắc nhở mọi ngƣời khắc phục chủ nghĩa cá nhân, trau dồi đạo đức cách mạng và chính Ngƣời đã nêu lên một tấm gƣơng sáng về việc tu dƣỡng đạo đức ngƣời chiến sĩ cộng sản cho Đảng và nhân dân ta. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, cùng là việc đề cao vai trò của đạo đức của ngƣời cầm quyền, nhƣng giữa Hồ Chí Minh và các nhà Nho sơ kỳ lại có khác biệt về bản chất. Hồ Chí Minh nói: “Có ngƣời cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói nhƣ vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ nhƣ ngƣời đầu ngƣợc xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới nhƣ ngƣời hai chân đứng vững đƣợc dƣới đất, đầu ngửng lên trời”23.
Tài liệu liên quan