Sự biến đổi về sản phẩm của làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh

Tóm tắt Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến đổi về sản phẩm của làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 32 (Tháng 6 - 2020)20 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA SỰ BIẾN ĐỔI VỀ SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI TỈNH BẮC NINH ĐINH CÔNG TUẤN* Tóm tắt Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại. Từ khóa: Biến đổi văn hóa, sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, Bắc Ninh Abstract For each traditional craft village, the product is vitally important element to create a unique brand associated with the local and regional culture. In the existence and development process of traditional craft villages and contemporary ones as well as process of continuous movement and changes in all aspects of craft villages, including product factors. Research on some traditional craft villages in Bac Ninh province shows that there is a constant change, from the type, style to diverse and plentiful model of the products. The change of product types in traditional craft villages in Bac Ninh province is indispensable to meet different needs of the community in contemporary society. Keywords: Cultural change, products of craft villages, traditional craft villages, Bac Ninh Sản phẩm của làng nghề truyền thống là thành quả lao động, sáng tạo của người thợ; là sự kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội qua từng thời kỳ. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung lựa chọn sản phẩm của 3 làng nghề truyền thống làm đối tượng nghiên cứu gồm: Đại Bái, Phù Khê, Phù Lãng. Đây là 3 làng nghề có những sản phẩm thủ công nổi tiếng lâu đời. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu và thị hiếu của người dân có khá nhiều thay đổi. Vì vậy, cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác trong cả nước, 3 làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu và bổ sung, thay đổi về sản phẩm làng nghề để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 1. Sản phẩm của làng nghề đúc đồng Đại Bái Từ xa xưa, làng gò, đúc đồng Đại Bái đã vang danh khắp mọi miền với các sản phẩm đồ gia dụng và đồ thờ cúng. “Nhờ vào tính ưu việt của mũi dùi gò, các mặt hàng gia dụng của người thợ gò đồng Đại Bái, càng phong phú và đa dạng hơn về chủng loại và hình dáng so với các mặt hàng gia dụng bằng chất liệu khác” [1, tr.34]. Người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với các mặt hàng gò, đúc đồng trong sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm làng nghề đúc đồng Đại Bái mang tính đa dạng với nhiều loại hình sản phẩm như: đồ gia dụng, đồ thờ cúng, đồ trang trí (Bảng 1).* TS., Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 21Số 32 (Tháng 6 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Đúng như tên gọi của làng nghề, sản phẩm truyền thống của làng Đại Bái xưa là những sản phẩm đúc đồng, từ những đồ gia dụng hàng ngày đến những đồ thờ cúng. Bàn tay tài hoa của thợ thủ công làng Đại Bái đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo. Các đồ thờ cúng như chiêng, cồng ở Đại Bái đều là những chiêng cồng gò, đảm bảo giá trị sử dụng về mặt âm nhạc. Ngoài ra còn có thanh ban, mã la, thanh la, lệnh, não cái, não đục, tiu, cảnh Đỉnh đồng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như: đỉnh hình cầu, hình đấu, hình trụ tròn, với các họa tiết hoa văn trang trí gắn liền với các đề tài tứ linh, hoa văn hồi văn, hoa văn chữ thọ Bên cạnh đó còn có mặt hàng cẩn tam khí, ngũ sắc giúp làm tăng thêm độ thẩm mỹ và giá trị cho các sản phẩm của người thợ thủ công Đại Bái. Ngoài ra, còn có hạc thờ, bát hương, lọ cắm hương, chân đèn Các loại sản phẩm này rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng mẫu mã và kích thước. Về sau, trong tiến trình phát triển lịch sử, người dân làng nghề đã làm thêm kỹ thuật gò đồng. Kỹ thuật này đã cho ra các sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Có thể kể đến một số sản phẩm gia dụng như: Nồi đồng mô phỏng theo hình dáng của nồi đất, những loại nồi đồng gò sớm nhất có tên là nồi đồng đất. Vai và cổ nồi đồng đất là những đường cong trơn nên dễ gò để vỗ. Người thợ làng nghề đã thay đổi hình dạng làm cho sản phẩm đẹp hơn, bề thế hơn và nâng cao hiệu suất khi đun nấu. Sau đó nồi đồng điếu đã ra đời với các nếp gấp ở cổ, vai và đáy nồi, làm tăng độ vững chắc, chống biến dạng khi đun nấu. Mâm đồng ra đời sau mâm gỗ và mâm đồng đúc, mâm đồng Đại Bái có hai loại: loại tròn (có chân và không chân), loại lục giác và bát giác (có chân và không chân). Loại mâm lục giác cho 6 người ăn, mâm bát giác cho 8 người ăn; nhiều loại còn được chạm khắc hoa văn hoặc cẩn tam khí. Sanh đồng được nhiều bà nội trợ ưa chuộng vì xào nấu rất nhanh và tiện dụng. Lòng sanh sâu vừa phải, đáy phẳng, miệng loe khá rộng; hai quai là hai thanh đồng xoắn gắn với miệng sanh vừa bảo đảm tính bám chắc vừa tăng thêm vẻ đẹp. Chậu thau thường được gò trơn, đơn giản, có nhiều kích thước khác nhau sử dụng cho nhiều mục đích như: thau rửa mặt, thau tắm, thau ngâm chân Ngày nay, các mặt hàng gia dụng của Đại Bái không còn được ưa chuộng như trước đây nữa. Vì làm bằng chất liệu đồng, nên các đồ dùng đó có trọng lượng rất lớn, và nếu không sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng rỉ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh công nghiệp hóa, có rất nhiều đồ gia dụng làm bằng chất liệu mới đáp ứng được độ bền, đẹp như nồi inox, nhôm, nhựa, cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủ công truyền thống. Tình hình đó buộc người thợ thủ công Đại Bái phải tìm ra hướng đi mới. Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng, những người thợ thủ công Đại Bái đã nhanh nhạy sáng tạo ra một dòng sản phẩm mới: Hàng thủ công mỹ nghệ, gồm tranh đồng nghệ thuật, tranh chữ, tượng đồng nghệ thuật Điểm mới trong sản phẩm của làng Đại Bái phải kể đến việc đúc tượng lớn. Thậm chí người thợ thủ công phải tổ chức đúc tại nơi đặt hàng vì tác phẩm điêu khắc có kích thước và trọng lượng lớn. Trước đây, sản phẩm chất liệu đồng mang tính thuần nhất, nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện những sản phẩm đồ đồng cao cấp/đồ khảm tam khí (đồng, vàng, bạc), ngũ khí (đồng, vàng, bạc, nhôm, thiếc). Để có những sản phẩm này, đòi hỏi người thợ thủ công phải có trình độ tay nghề cao và có những ý tưởng mới trong trang trí trên bề mặt các sản phẩm, trong đó, sản phẩm đồ thờ là chủ yếu. TT Loại hình Sản phẩm đúc Sản phẩm gò 1 Đồ gia dụng Ốc vít, dây điện, khóa xe, khóa van ga Xoong, nồi, sanh, thùng, nồi nấu rượu, mâm, chậu thau, ngòi bút 2 Đồ thờ cúng Đỉnh hương, bát hương, vạc, chuông, khánh, chân đèn, lọ cắm hương, tượng thờ, tượng nhân vật lịch sử, hạc thờ Khám thờ, cuốn thư, hoành phi, câu đối, ngai thờ, bài vị, chiêng, cồng, thanh ban, mã la, thanh la, lệnh, não cái, não đục, tiu, cảnh 3 Đồ trang trí Tranh, tượng nghệ thuật, phù điêu, huy hiệu Tranh mỹ nghệ, tranh chữ Bảng 1. Phân loại sản phẩm làng nghề truyền thống gò đồng Đại Bái Số 32 (Tháng 6 - 2020)22 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA 2. Sản phẩm của làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê Sản phẩm nghề mộc ở làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê khá phong phú và đa dạng (Bảng 2). “Theo thời gian, cùng với tính cần cù, chịu khó, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân, thợ chạm khắc gỗ Phù Khê ngày một nâng cao tay nghề, hoàn thiện trong từng sản phẩm và sáng tạo thêm những mẫu mã mới với nhiều loại hình khác nhau” [3, tr.154]. Theo thực tế khảo sát tại Phù Khê cho thấy, sản phẩm của làng chạm khắc gỗ Phù Khê được phân ra hai loại cơ bản: hàng ngang và hàng chạm. Ở loại hình nào người Phù Khê cũng sáng tạo ra những sản phẩm đạt đến độ khéo léo, tinh xảo và thẩm mỹ cao. Trong một sản phẩm của làng nghề thường bao gồm cả hai phần hàng ngang và hàng chạm: Hàng ngang là những phần sản phẩm được bào trơn đóng bén, bắt mộng vào nhau tạo thành hình dáng; hàng chạm là những phần sản phẩm được chạm trổ hoa văn để tô điểm thêm cho sản phẩm đó. Trường hợp, trên một bức tranh tứ linh, phần khung viền bên ngoài được bào trơn đóng bén gọi là hàng ngang; nhưng phần chạm trổ rồng, phượng bên trong được xếp vào hàng chạm. Như vậy, đối với một số sản phẩm làng nghề rất khó để phân định rạch ròi là hàng ngang hay hàng chạm. Tuy nhiên, xét về những đặc điểm chung nhất, nhóm sản phẩm hàng ngang của Phù Khê trước đây chủ yếu là dựng nhà, đình chùa, dinh thự Theo ông Nguyễn Kim (sinh năm 1933), nghệ nhân chạm khắc gỗ thôn Phù Khê: “Trước kia các hiệp hội thợ mộc Phù Khê thường đi khắp nơi để dựng nhà và đóng đồ cho tầng lớp địa chủ, quan lại phong kiến hoặc dựng đình chùa và chạm khắc các hoa văn trang trí trên đầu dư, bức cốn, đồng thời chính họ là tác giả của những đồ thờ tự được bày biện bên trong các di tích đó” (Tư liệu PVS). Bàn ghế có lẽ là mặt hàng phong phú nhất trong bộ sản phẩm đồ gia dụng của làng Phù Khê. Chỉ xét riêng về mặt trang trí trên ghế có thể phân ra hàng chục loại khác nhau như: quốc triện, quốc đào, quốc lân, như ý; xét về kích thước có thể phân chia thành nhiều loại khác nữa: ghế nhi, ghế đại...; xét về vị trí sử dụng có: bàn ghế phòng ăn, phòng làm việc, văn phòng, nhà riêng, bể bơi, sân vườn mỗi loại lại được thiết kế sao cho tiện dụng nhất. Nhưng có lẽ bàn ghế phòng khách là được chạm trổ, trang trí cầu kỳ hơn cả. Thông thường một bộ bàn ghế đầy đủ sẽ gồm năm món: một ghế dài, hai ghế vuông, một bàn hình chữ nhật và một bàn hình vuông đặt giữa hai ghế vuông. Trang trí trên sản phẩm thường là rồng, phượng hoặc bát tiên đều là những đề tài mang ý nghĩa tốt lành. Tùy vào không gian, diện tích của chủ nhà mà người thợ sẽ tính toán và thiết kế kích thước cho phù hợp nhất. TT Loại hình Trước năm 1986 (Xưa) Sau năm 1986 (Nay) 1 Đồ thờ Bát bửu, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, kiệu thờ, nhang án, tượng Phật, khám thờ Hoành phi, câu đối, tượng Phật, nhang án, hương án, lọ hoa, ống cắm hương 2 Đồ trang trí Tranh Tứ linh, Tứ quý, Bát tiên, Lý ngư vọng nguyệt, Bát mã truy phong Tượng nghệ thuật các nhân vật tôn giáo; tượng Lý Thiết Quài, Hà Tiên Cô; các nhân vật lịch sử: Quan Vân Trường, Bác Hồ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi; tượng động vật: 12 con giáp, voi, ếch ngậm đồng tiền; tượng thực vật: quả phật thủ, quả bầu hồ lô; gỗ lũa nghệ thuật. Tranh nghệ thuật: bên cạnh những đề tài trang trí cũ còn sáng tạo thêm những đề tài mới hiện đại. 3 Đồ gia dụng Tủ chè, tủ chùa, bộ ghế Âu Á, giường, tủ ba buồng, trường kỷ Ghế Minh quốc, ghế như ý, ghế Minh lùn, ghế Minh đế, ghế Minh trọc; sập, tủ tường, giường, bàn trà; gạt tàn, lọ hoa 4 Công trình kiến trúc Nhà ở, dinh thự, đình, chùa, đền, miếu các mảng chạm trang trí kiến trúc Đình, nghè của địa phương; nhà thờ họ; ngoài ra, làm theo nhu cầu của các địa phương khác. Bảng 2. Phân loại sản phẩm làng nghề truyền thống Phù Khê 23Số 32 (Tháng 6 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Trong văn hóa của người Việt, giường là gia dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Đây là thứ đồ cần phải mua sắm đầu tiên khi chuyển về nhà mới hoặc cưới xin, xây dựng gia đình. Chính vì vậy, mặt hàng này luôn được những người thợ Phù Khê quan tâm sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới với kích thước đẹp mang ý nghĩa sinh sôi. Ngày nay, do không gian sống chật hẹp, những người thợ Phù Khê còn sáng tạo, thiết kế giường kết hợp tủ đựng đồ là ngăn kéo phía dưới gầm giường. Một chi tiết rất nhỏ này thôi cũng chứng tỏ được sự thông minh, sáng tạo của người thợ chạm khắc gỗ Phù Khê. Làng nghề truyền thống Phù Khê còn được biết đến với những sản phẩm về đồ thờ cúng. Tiêu biểu có thể kể đến tượng Phật. Gỗ để tạc tượng thường là gỗ mít. Tượng có hai thế cơ bản là: ngồi và đứng. Với mỗi một tư thế, nghệ nhân tạc tượng lại có một công thức tính riêng rất chuẩn xác thông qua truyền miệng. Có lẽ điều tài tình nhất mà nghệ nhân tạc tượng Phù Khê làm được đó chính là lột tả được chất liệu qua mũi đục. Chỉ bằng đôi bàn tay, mà người Phù Khê đã giúp cho người xem phân biệt được rõ ràng đâu là da thịt, đâu là nếp sống áo. Nét mặt, khóe môi của các tượng đều toát lên thần thái và có hồn. Hiện nay, sản phẩm tượng thờ chỉ có hai hộ gia đình trong làng sản xuất. Cũng giống như làng Đại Bái, hiện nay, làng Phù Khê đang đi theo con đường phát triển các mặt hàng đồ trang trí làm tiêu điểm. Tượng nghệ thuật là một trong những mặt hàng đòi hỏi trình độ tay nghề cao, không phải ai cũng có thể sáng tạo được. Mảng sản phẩm này chủ yếu khai thác các đề tài của Đạo giáo như: Tam đa (Phúc, Lộc, Thọ), Bát tiên (Lý Thiết Quài, Hà Tiên Cô, Lã Đồng Tân). Bên cạnh đó, còn có các nhân vật lịch sử như: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Quan Vân Trường Mỗi một nhân vật lại được nghệ nhân bắt được cái thần và lột tả một cách sinh động. Tranh là sản phẩm phong phú nhất ở thể loại trang trí. Ngoài những đề tài quen thuộc như: tứ linh, tứ quý, còn có những đề tài khác như: Lý ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng), Vinh quy bái tổ Tuy nhiên, một số sản phẩm truyền thống nổi tiếng của làng nghề trước đây (như tủ chè, tủ chùa, trường kỷ) hiện nay không còn được ưa chuộng nên những người thợ Phù Khê đã ngừng sản xuất; kỹ thuật dựng nhà gỗ của thợ mộc Phù Khê cũng gần như không được phát huy. 3. Sản phẩm của làng nghề gốm Phù Lãng Làng nghề gốm Phù Lãng một thời nổi tiếng khắp vùng với nước men da lươn truyền thống. Cũng giống như hai làng Đại Bái và Phù Khê, các mặt hàng sản phẩm của làng nghề Phù Lãng rất phong phú và đa dạng trên cả ba loại hình: gia dụng, thờ cúng và mỹ nghệ. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chung của xã hội, sản phẩm gốm Phù Lãng đang đứng trước nhất nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề đặt ra lúc này là phải liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, ngày một hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, danh mục sản phẩm làng nghề luôn có sự thay đổi (Bảng 3). Bảng 3 cho thấy những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề gốm Phù Lãng có sự thay đổi theo thời gian. Thời kỳ đầu, những sản phẩm là bát, đĩa, ấm, nồi, ống nhổ, ống cống được sản xuất thịnh hành trong tất cả các cơ sở sản xuất gốm Phù Lãng. Nhưng ngày nay, loại sản phẩm này đã không còn xuất hiện nữa. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do người tiêu dùng không còn ưu chuộng mặt hàng này. “Mặt khác do nếp sống thay đổi, người dân không còn sử dụng ống nhổ, thay vào đó là bồn rửa mặt tráng men. Các công trình cấp thoát nước công cộng và tư nhân đã sử dụng ống cống bằng chất liệu bê tông, cốt thép hoặc ống nhựa để giảm thiểu những khớp nối do ống cống bằng gốm mang lại” [4, tr.129]. Khi nhu cầu của người dân không còn nữa thì việc dừng sản xuất những mặt hàng này là điều tất yếu. Thay vào đó, trên thực tế lại xuất hiện những mặt hàng và loại hình sản phẩm mới trước đây chưa có như: tranh gốm, tượng trang trí, độc bình, tiểu quách Về đồ gia dụng, Phù Lãng nổi tiếng với sản phẩm nồi, niêu có thân hình cầu, gờ miệng vê tròn, đường viền thường làm là một đường cong khép kín. Quai có hai dạng, dạng thứ nhất được đắp nổi hai bên thân tạo sự cân đối, loại quai này thường tạo dáng như nửa vành khuyên; dạng thứ hai thường làm một quai dài để cầm tay. Hai loại sản phẩm này ngày nay vẫn được sản xuất theo đơn đặt hàng của những cửa hàng ăn với món cá kho tộ, cơm Số 32 (Tháng 6 - 2020)24 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA niêu ở các thành phố. Vại, chum có thân hình trụ tròn, đường viền thường là sự kết hợp giữa một đường cong làm thân và một đường thẳng đứng ở cổ. Ngày nay, hai sản phẩm này còn được sản xuất khá nhiều. Vại được người dân sử dụng phổ biến để muối dưa, cà; chum dùng làm tương, ủ rượu tạo ra vị thơm ngon rất đặc trưng. Về đồ thờ cúng, gốm Phù Lãng từng vang danh một thời khắp các vùng gần xa với sản phẩm bát hương có dáng hình đấu, thân đắp nổi đôi rồng chầu mặt nhật đang trong tư thế trườn từ trên xuống [2, tr.72] và đèn cây, đây là mặt hàng vừa có tác dụng làm đồ thờ vừa dùng để trang trí. Miệng đèn được tạo hình hoa sen, thân trang trí đắp nổi rồng cuốn, đế giật tam cấp. Hiện nay, đèn đã được người thợ gốm Phù Lãng cách điệu để sử dụng thắp đèn điện bên trong, không đơn thuần thắp nến và đèn dầu như trước đây. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sản phẩm của làng gốm Phù Lãng có thêm tranh gốm, là sản phẩm mới được sáng tạo. Tranh có kích thước lớn và đề tài trang trí phong phú nhất trong số những sản phẩm của làng nghề hiện nay. Nghệ nhân Nguyễn Đức Thịnh (32 tuổi) cho biết: Để hoàn thiện một bức tranh gốm đòi hỏi người thợ phải am hiểu và thành thạo trên tất cả các lĩnh vực như: hội họa, điêu khắc, đồ họa Trước tiên, người thợ phải vẽ trên đất sau đó đắp nổi các chi tiết sao cho bố cục hợp lý tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Chính sự tổng hợp trên nhiều lĩnh vực này đã khiến cho tranh gốm của Phù Lãng ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, giúp cho du khách phân biệt được với sản phẩm tranh gốm Bát Tràng. Một số đề tài tiêu biểu của tranh gốm Phù Lãng như: Bách điểu quần đào (một trăm con chim quần tụ tại vườn đào), Bát mã truy phong, Mã đáo thành công Bên cạnh đó, tranh phố cổ của cố họa sỹ Bùi Xuân Phái cũng được tái hiện lại trong tranh gốm. Đây là đề tài trang trí đang được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước yêu thích. Ngoài ra, những đề tài trang trí trên tranh Đông Hồ như: Vinh hoa phú quý, gà đàn, lợn đàn cũng được tái hiện lại trên chất liệu gốm đã thu được hiệu quả thẩm mỹ cao. Về sản phẩm tượng, khác với hai làng nghề Đại Bái và Phù Khê chỉ sản xuất những sản phẩm thuộc mảng đề tài liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, các nhân vật lịch sử, sản phẩm của làng nghề Phù Lãng lại đi vào khai thác những nhân vật đời thường, đặc biệt là những con người đang lao động như: giã gạo, xay lúa, tát nước gầu dây, hoặc sinh hoạt đời thường như: thêu thùa, may vá, têm trầu, bắt cua Ngoài ra, còn có những sản phẩm tượng được sáng tạo mô phỏng theo các tích cổ như: Há miệng chờ sung. Đặc biệt là tượng 12 con giáp, trong đó hình tượng con trâu được sáng tạo nhiều hơn cả với đủ các tư thế khách nhau từ nằm nghỉ ngơi, gặm cỏ cho đến đi cày, kéo xe Những sản phẩm khác như gạch, ngói, tiểu quách cũng là một trong nhiều sản phẩm có TT Loại hình Xưa Nay 1 Gia dụng Bát, đĩa, chum, vại, chậu, chõ, vò, ấm, nồi, ang, liễn, âu, thạp, cối giã cua (lon), máng lợn, bát điếu, ống nhổ, bình vôi Bàn uống nước, bình, lọ hoa, niêu, nồi, vại, chum, vò, chõ, ấm sắc thuốc, cối giã cua, chậu hoa, chậu cảnh, đôn 2 Thờ cúng Nậm rượu, bát hương, đỉnh, lư hương, bình, lọ, ống cắm hương, tứ linh Cây đèn, bình, lọ, mâm bồng, tượng các con vật linh 3 Trang trí Chậu hoa, chậu cảnh, thống, đôn, tượng các con thú: hổ, sư tử, voi, trâu, chó Độc bình, tranh gốm với các đề tài: Vinh quy Bái tổ, Bách điểu quần đào, Bát mã truy phong Tượng trang trí sân vườn: tượng nhân vật trong đời sống sinh hoạt (têm trầu, tát nước, thêu thùa, xay lúa); trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ (Liền anh, liền chị); trong các tích cổ (Há miệng chờ sung, Tam cố thảo lư); tượng 12 con giáp, tượng thú 4 Kiến trúc Gạch, ngói, ống cống Gạch, ngói, tiểu quách Bảng 3. Phân loại sản phẩm làng nghề truyền thống Phù Lãng xưa và nay 25Số 32 (Tháng 6 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGH