1. Nhận diện một số biến đổi về đời sống
của người Khmer dưới tác động của quá trình
đô thị hóa ở thành phố Trà Vinh
Trà Vinh là một trong 13 tỉnh thành ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long với sự cộng cư của
03 tộc người chính là Kinh, Khmer, Hoa và một số
ít các dân tộc khác. Đồng bào Khmer ở Trà Vinh
có khoảng 316.969 người (chiếm 31,51%)1. Theo
số liệu điều tra tình trạng kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số năm 2015, toàn tỉnh Trà Vinh có
khoảng 298712 người Khmer thuộc diện nghèo và
cận nghèo2. Quá trình cộng cư, sự giao lưu văn hóa
giữa các tộc người tại Trà Vinh đã hình thành nên
những giá trị văn hóa chung của văn hóa Khmer
vùng Nam Bộ.
Về địa bàn cư trú, đồng bào dân tộc Khmer
tại thành phố Trà Vinh phân bố khắp thành phố
Trà Vinh, trong đó đông đảo nhất tại địa bàn 02
phường: Phường 8 (1.279 người), phường 9 (1.572
người). Mặc dù đã có quá trình cộng cư lâu đời,
song trước xu thế phát triển chung, tác động của
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm
cho đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người
Khmre ở thành phố Trà Vinh có những biến đổi
nhất định trên các phương diện như: Tổ chức xã
hội – cộng đồng; phương thức sản xuất và đời sống
văn hóa tinh thần.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến đổi xã hội của đồng bào dân tộc Khmer, thành phố Trà Vinh trong quá trình đô thị hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
30
Ngày nhận bài: 25/9/2016. Ngày duyệt đăng: 5/10/2016
(1)(2)(3) Ban chỉ đạo Tây Nguyên 3 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
Quá trình đô thị hóa đã và đang làm biến đổi sâu sắc nhiều mặt đời sống xã hội của người Khmer như: Tổ chức xã hội, phương thức sản xuất, văn hóa tinh thần, Nghiên cứu này tập trung vào
những biến đổi đời sống của người Khmer do quá trình đô thị hóa tại thành phố Trà Vinh. Từ những kết quả
nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển xã hội bền vững, đảm bảo đời
sống đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Trà Vinh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.
Từ khóa: Sự biến đổi xã hội, đô thị hóa, đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh
1. Nhận diện một số biến đổi về đời sống
của người Khmer dưới tác động của quá trình
đô thị hóa ở thành phố Trà Vinh
Trà Vinh là một trong 13 tỉnh thành ở khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long với sự cộng cư của
03 tộc người chính là Kinh, Khmer, Hoa và một số
ít các dân tộc khác. Đồng bào Khmer ở Trà Vinh
có khoảng 316.969 người (chiếm 31,51%)1. Theo
số liệu điều tra tình trạng kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số năm 2015, toàn tỉnh Trà Vinh có
khoảng 298712 người Khmer thuộc diện nghèo và
cận nghèo2. Quá trình cộng cư, sự giao lưu văn hóa
giữa các tộc người tại Trà Vinh đã hình thành nên
những giá trị văn hóa chung của văn hóa Khmer
vùng Nam Bộ.
Về địa bàn cư trú, đồng bào dân tộc Khmer
tại thành phố Trà Vinh phân bố khắp thành phố
Trà Vinh, trong đó đông đảo nhất tại địa bàn 02
phường: Phường 8 (1.279 người), phường 9 (1.572
người). Mặc dù đã có quá trình cộng cư lâu đời,
song trước xu thế phát triển chung, tác động của
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm
cho đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người
Khmre ở thành phố Trà Vinh có những biến đổi
1. Theo Chương trình hành động số 01/CTr – UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào Khmer giai đoạn 2011 -2015”
2. Tổng Cục thống kê, Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội
của 53 dân tộc thiểu số, năm 2015
nhất định trên các phương diện như: Tổ chức xã
hội – cộng đồng; phương thức sản xuất và đời sống
văn hóa tinh thần.
Thứ nhất: Sự biến đổi về tổ chức cộng đồng
trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố
Trà Vinh.
Tổ chức xã hội truyền thống của người
Khmer tại Nam bộ nói chung và người Khmer
tại Trà Vinh nói riêng được đặt trong những thiết
chế truyền thống là phum, sróc. Đây là những đơn
vị xã hội tự quản truyền thống của người Khmer.
Trong tiếng Khmer “phum” có nghĩa là đất, thổ cư
hay vườn tổng hợp của gia đình trên đất ở. Phum
có thể gồm một gia đình hoặc một vài gia đình có
quan hệ huyết thống. Sróc là tổ chức xã hội bao
gồm nhiều phum. Theo nghĩa rộng sróc có nghĩa
là “xứ”, “địa phương”, “quê hương” với tư cách
là một đơn vị hành chính thì sróc tương ứng với
huyện. Thông thường sróc được xác định qua vị trí
ngôi chùa và tên riêng của nó.
Xã hội truyền thống của sróc Khmer được
quản lý theo một cơ chế đặc biệt bao gồm quyền
lực của cộng đồng và vai trò tổ chức Phật giáo
Nam tông. Đối với người Khmer, giáo lý Phật giáo
là cơ sở cho các quy tắc điều hành quan hệ xã hội.
Triết lý Phật giáo trở thành triết lý của đời sống
văn hoá tư tưởng của con người. Sinh hoạt tôn giáo
trở thành một bộ phận quan trọng nhất trong sinh
SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER,
THÀNH PHỐ TRÀ VINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Sơn Cao Thắng(1)
Thạch Huỳnh Thươne(2) - Nguyễn Văn Chiều(3)
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
31Số 16 - Tháng 12 năm 2016
hoạt tinh thần của mỗi cá nhân cũng như của cả
cộng đồng. Sư sãi là tầng lớp được cộng đồng kính
trọng và là linh hồn của phum, sróc.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, đô thị
hóa và sự đồng nhất trong các chính sách của nhà
nước, ngày nay văn hóa tổ chức cộng đồng theo
kiểu truyền thống của người Khmer ở thành phố
Trà Vinh đã có những biến đổi đáng kể. Thiết chế
phum, sróc được thay thế bằng đơn vị hành chính
phường, quận. Đặc biệt, theo truyền thống, mỗi
phum, sróc có người đứng đầu gọi là mê phum,
mê sróc (mẹ phum, mẹ sróc)3. Danh từ mê phum,
mê sróc đối với đồng bào Khmer ngoài được hiểu
là người đứng đầu, còn các chức năng bảo trợ, hỗ
trợ giải quyết khó khăn cho cộng đồng trên nhiều
phương diện. Cùng với sự phát triển xã hội danh
xưng “mê phum, mê sróc” đã không còn được
sử dụng thay vào đó là những chức danh mang ý
nghĩa hành chính là chủ yếu và sự vận hành xã hội
theo truyền thống của tộc người cũng đã có những
thay đổi để phù hợp.
Ngoài tổ chức xã hội cổ truyền theo thiết
chế phum, sróc, người Khmer còn nương dựa trên
tổ chức nhà chùa. Với người Khmer, chùa không
chỉ có chức năng tôn giáo mà nó còn có cả chức
năng giáo dục, văn hoá, Chùa có vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần, tang ma, cưới hỏi
và là điểm vui chơi giải trí của người Khmer. Hàng
năm, chùa là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt
văn hoá dân gian của cả cộng đồng người Khmer.
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở thành
phố Trà Vinh đã hình thành một hình thái mới là
“Phật giáo Nam tông Khmer đô thị”. Các chùa
người Khmer ở thành phố Trà Vinh đã không còn
xuất hiện các vị sư cùng làm nông nghiệp trên đất
ruộng nhà chùa, phật tử cũng không hoàn toàn
là người nông dân và một số hoạt động sản xuất
của phật tử tách khỏi hoạt động nông nghiệp. Do
không gian của các chùa Khmer ở thành phố Trà
Vinh đã khác, nên các sinh hoạt ở chùa Phật giáo
3. Gọi “mê” nghĩa là mẹ tuy nhiên giữ chức vụ này theo truyền
thống đều do người đàn ông đảm trách, đây được xem là chế độ
mẫu hệ trong xã hội của người Khmer xưa.
Nam tông Khmer tất yếu phải có sự điều chỉnh.
Trước đây, bộ máy quản lý của chùa Khmer gồm
có một vị sư cả, các vị sư phó, giúp việc cho họ
là một ban quản trị chùa và các wên. Mỗi chùa
có nhiều wên là tổ chức quần chúng của phật tử
địa phương, nhà chùa lập ra để quản lý và là khu
vực diễn ra hoạt động khất thực của sư sãi Khmer.
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa và tình trạng di
cư tăng nhanh nên hằng năm mỗi chùa Khmer tại
thành phố Trà Vinh có số lượng wên không ổn định
và có xu hướng ngày càng giảm dần về số lượng.
Thậm chí, một số chùa Khmer, đặc biệt là các ngôi
chùa trong thành phố Trà Vinh đã không còn giữ
vững được đặc trưng văn hóa wên. Số lượng các
wên, ngày càng giảm. Chẳng hạn, vào năm 2010
chùa Sêlatro – Điệp Thạch ở phường 9 có 13 wên,
đến năm 2015 chỉ còn 10 wên và hiện tại năm 2016
chỉ còn có 07 wên4.
Thiết chế gia đình là một thành tố quan trọng
trong xã hội của đồng bào Khmer. Theo truyền
thống văn hóa, gia đình người Khmer thường có
nhiều thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mô hình trên
cũng có nhiều biến đổi, số lượng các thế hệ cùng
sống chung trong một mái nhà ngày càng giảm.
Thay thế cho thiết chế gia đình truyền thống là gia
đình hạt nhân, con cái độc lập với bố mẹ về kinh
tế. Không gian sống, quan hệ cộng đồng theo kiểu
truyền thống với đặc trưng là không có ranh giới
rõ ràng giữa các hộ gia đình, sự phân định chỉ là
những bụi tre, khóm chuối, hàng cây xương rồng
thì nay được thay thế bởi những hàng rào bằng sắt,
thép, kín cổng cao tường. Sự biến đổi này một mặt
làm cho vai trò cá nhân được đề cao hơn, nhưng
mặt khác yếu tố văn hóa, sự gắn kết, tương trợ
cộng đồng như phum, sróc trước đây đã bị giảm
đi đáng kể.
Thứ hai, sự biến đổi về hoạt động tổ chức
sản xuất truyền thống của người Khmer thành
phố Trà Vinh
4. Tư liệu điền dã tại một số chùa Khmer tại thành phố Trà Vinh
thực hiện tháng 8/2016
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
32 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
Người Khmer vốn là cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước. Văn hóa nông nghiệp trở thành
bản sắc của người Khmer. Trong nghề nông truyền
thống, người Khmer phân biệt các loại ruộng đất
khác nhau và trên mỗi loại, họ canh tác những loại
cây trồng khác nhau cũng như có kỹ thuật canh
tác thích hợp cho từng loại. Có hai loại ruộng đất
chính là ruộng để canh tác lúa (vial sre) và rẫy
(chom ka) để trồng các loại hoa màu. Ngày nay,
nghề nông theo truyền thống của người Khmer tại
thành phố Trà Vinh cũng có sự biến đổi theo sự
phát triển của xã hội. Diện tích đất nông nghiệp
trong nội đô thành phố Trà Vinh ngày càng bị thu
hẹp. Phương thức canh tác, sản xuất của người
Khmer cũng bị tác động bởi quá trình đô thị hóa
và công nghiệp hóa. Chẳng hạn, năm 2011 dự án
mở rộng đường từ trung tâm thành phố đến huyện
Châu Thành đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến việc sản xuất, tưới tiêu của đồng bào dân tộc
Khmer ở phường 9. Đặc biệt, năm 2013 dự án
san lấp sông Tầm Phương để mở rộng không gian
thành phố Trà Vinh đã có tác động rất lớn đến quá
trình sản xuất nông nghiệp của hơn 50 hộ người
Khmer tại phường 9, thay vì người dân trồng lúa
ba vụ thì nay chỉ còn một vụ lúa, một vụ màu hoặc
trồng cỏ, chăn nuôi bò. Sự tác động của quá trình
đô thị hóa còn dẫn đến hệ quả một bộ phận người
Khmer có xu hướng phải chuyển đổi việc làm sang
các ngành nghề phi nông nghiệp như công nhân,
buôn bán nhỏ, thợ thủ công,...
Thứ ba, sự biến đổi trong đời sống văn hóa
tinh thần của người Khmer thành phố Trà Vinh
Đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer
tại thành phố Trà Vinh đã có những biến đổi to lớn
so với bản sắc văn hóa truyền thống. Không gian
văn hóa của người Khmer cũng ngày càng bị thu
hẹp và biến đổi sâu sắc. Một số chùa trong thành
phố Trà Vinh đã hạn chế sử dụng nhạc sống (plêng
kse) như trước đây để phục vụ nhu cầu văn hóa,
vui chơi cho thanh niên vào những dịp lễ hội bởi
nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung
quanh chùa. Thời gian diễn ra các hoạt động vui
chơi tại các điểm chùa cũng đã được quy định giới
hạn thay vì hoạt động thâu đêm như trước đây. Về
nội dung, các hoạt động văn hóa tinh thần như:
Ca, hát, nhảy múa trong các dịp lễ hội dân tộc tại
điểm chùa trong thành phố nếu như theo truyền
thống là những điệu: Romvong, Saravan, Lamleo,
Chôkompứ, Kbach, thì ngày nay, thanh niên
Khmer lại nghe nhạc trẻ, nhạc rock và nhạc nước
ngoài. Trong điều kiện kinh tế thị trường, người
Khmer được tiếp cận với nhiều loại hình giải trí
mới nên họ đã dần quay lưng với các loại hình
nghệ thuật truyền thống như Rô Băm, Dù Kê, Dì
Kê, Trước đây, vào mỗi dịp các đoàn nghệ thuật
Khmer biểu diễn luôn có rất đông đồng bào Khmer
đến xem nhưng trong những năm gần đây, tại khu
vực thành phố, các đoàn nghệ thuật biểu diễn của
người Khmer đã không còn sân diễn do không có
khán giả.
Một số đông người Khmer làm công nhân
cho các công ty, xí nghiệp phải lệ thuộc vào thời
gian và lịch làm việc, vì thế họ đã không còn
thường xuyên tham dự được các ngày rằm tại
chùa, không thường xuyên được nghe sư thuyết
pháp, giảng đạo hoặc tham dự các ngày lễ hội
truyền thống dân tộc. Điều này càng làm cho thế
hệ trẻ người Khmer mất dần ý thức, bản sắc văn
hóa tộc người. Đặc biệt, do sự cư trú đan xen và
quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc khác,
nhất là người Kinh nên tiếng Khmer đã không còn
được đồng bào sử dụng thường xuyên. Các bậc cha
mẹ trẻ cũng thường đưa trẻ em đến các nhà trẻ sớm
để thuận tiện cho việc học tiếng Việt sau này. Bởi
lẽ, trong xã hội truyền thống của người Khmer,
trường chùa đóng vai trò chủ đạo, ngoài dạy đạo
lý và dung hòa đời sống tâm lý trong môi trường
tôn giáo – Phật pháp, các chùa còn dạy tiếng nói
và chữ viết của người Khmer cho trẻ em. Ngày
nay, do chính sách giáo dục của nhà nước, trẻ em,
thanh niên Khmer không còn thường xuyên tiếp
xúc với ngôn ngữ dân tộc và học tại trường chùa
như trước đây. Hoạt động giáo dục tại trường chùa
trong thành phố Trà Vinh hiện nay có sự thay đổi
không chỉ là giảng dạy tiếng Khmer, Pali như các
chùa nông thôn, phum, sróc mà còn dạy tiếng Việt,
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
33Số 16 - Tháng 12 năm 2016
tiếng Anh, tiếng Thái. Điều này làm cho ngôn ngữ,
chữ viết của người Khmer ngày càng bị mai một,
đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
Tính chất thương mại hóa cũng đã làm biến
đổi bản sắc, tính trung thực của cộng đồng người
Khmer trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhiều đối tượng lợi dụng tôn giáo để mưu sinh,
tình trạng “giả sư” để khất thực tại thành phố Trà
Vinh trong những năm gần đây tăng lên đã ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín Phật giáo Nam tông
trong lòng dư luận.
2. Quản lý phát triển xã hội bền vững
vùng đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Trà
Vinh trong quá trình đô thị hóa
Với mục tiêu xây dựng cộng đồng dân tộc
Khmer phát triển toàn diện, trong những năm qua,
tỉnh Trà Vinh đã đặc biệt coi trọng nhiệm vụ phát
triển xã hội. Nghị quyết số 03 – NQ/TU của Tỉnh
ủy Trà Vinh về “Tiếp tục phát triển toàn diện vùng
đồng bào Khmer giai đoạn 2011 – 2015” đã xác
định “phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững,
nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc Khmer.
Rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống giữa
các dân tộc, các vùng”5 là mục tiêu trọng tâm. Trên
cơ sở mục tiêu định hướng, để giảm bớt những tác
động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với đời
sống của đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Trà
Vinh và phát triển đô thị theo hướng bền vững cần
phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, phát triển đô thị bền vững gắn liền
với đảm bảo đời sống của người Khmer ở thành
phố Trà Vinh
Quy hoạch, phát triển đô thị gắn liền với phát
huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và cộng
đồng, nhà chùa của người Khmer tại thành phố Trà
Vinh. Hoàn thiện và khai thác hiệu quả các thể chế,
thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện mới. Đổi
mới việc thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với
5. Tỉnh Ủy Trà Vinh, Nghị quyết số 03 – NQ/TU, ngày 9/9/2011
về “Tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer
giai đoạn 2011- 2015”.
việc nêu gương những cá nhân điển hình, những
hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, hộ sản xuất giỏi,
hộ đạt danh hiệu gia đình hiếu học, trong cộng
đồng để khích lệ đồng bào Khmer cùng nhau xây
dựng. Vận động các vị sư, Acha và những người
có uy tín trong cộng đồng tham gia vào việc tuyên
truyền người dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư trong thành phố. Quan tâm chăm
sóc, giáo dục, bảo vệ thanh thiếu niên là người dân
tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của
văn hóa đô thị đồng thời đấu tranh ngăn chặn, tiến
đến xóa bỏ những tiêu cực, tệ nạn trong đời sống
văn hóa xã hội. Giáo dục đồng bào Khmer nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực phát động
các chùa, các hộ dân trồng cây phân tán có giá trị
kinh tế trong khuôn viên chùa, khuôn viên nhà, lộ
giao thông, bờ kênh thủy lợi, cơ quan trường học
nhằm xanh hóa đô thị, tạo môi trường cảnh quan
thân thiện với lối sống của đồng bào.
Hai là, tiếp tục cải thiện sinh kế, nâng cao
mức sống cho người Khmer ở thành phố Trà Vinh
Chính quyền thành phố cần tiếp tục có
những biện pháp để đa dạng hóa các hoạt động tạo
thu nhập cho người Khmer ở thành phố Trà Vinh
như: Mở và nâng cao chất lượng dạy nghề, hướng
nghiệp cho đồng bào dân tộc, hỗ trợ sản xuất, ưu
đãi về thuế, mặt bằng,... Đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học – kỹ
thuật và cơ giới vào sản xuất khai thác có hiệu
quả tiềm năng quỹ đất đai, Kết hợp hài hòa, giải
quyết hiệu quả mối quan hệ giữa huy hoạch phát
triển đô thị với huy hoạch phát triển nông nghiệp
cho đồng bào, rà soát huy hoạch và lập dự án đầu
tư xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cấp mở
rộng các công trình hiện có kết hợp với đầu tư xây
dựng mới hệ thống thoát nước, tưới tiêu tránh ngập
úng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và đời
sống cư dân.
Tiếp tục tuyên truyền vận động đồng bào
nhân rộng mô hình liên kết 04 nhà, tham gia phát
triển các hình thức kinh tế hợp tác nhiều hình thức,
nhiều quy mô nhằm thực hiện tốt liên kết sản xuất
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
34 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
gắn với chế biến tiêu thụ nông sản, cung ứng các
dịch vụ cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm, tăng
giá trị hàng hóa, góp phần tăng thu nhập, cải thiện
và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer ở
thành phố Trà Vinh.
Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực
phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc
lợi xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế
phân hóa giàu nghèo, giảm bớt sự gia tăng chênh
lệch về mức sống trong vùng và giữa vùng đồng
bào Khmer với các vùng và các nhóm xã hội khác.
Ba là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer thành
phố Trà Vinh trong quá trình đô thị hóa.
Trước hết cần phải có biện pháp nhằm giữ
gìn tiếng nói và chữ viết của đồng bào Khmer
trong các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật
dân tộc. Có chính sách để duy trì và phát triển các
đoàn nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật, khuyến
khích phong trào văn nghệ quần chúng trong cộng
đồng Khmer. Tổ chức trình diễn trang phục truyền
thống, các trò chơi dân gian, khôi phục và bảo
tồn các lễ hội truyền thống và các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo có tính giáo dục cao trong cộng
đồng người Khmer ở thành phố Trà Vinh. Khơi dậy
và phát huy giá trị của sinh hoạt văn nghệ truyền
thống dân tộc trong không gian nhà chùa, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Khmer trong thời đại mới. Khuyến khích
người Khmer ở đô thị gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống, kết hợp khai thác du lịch
nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh tộc người và
văn hóa tộc người Khmer tại Trà Vinh nói riêng
và người Khmer Nam Bộ nói chung. Ngoài ra, cần
thiết phải có những biện pháp nhằm giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị
và trật tự an toàn xã hội; giải quyết tốt vấn đề dân
tộc – tôn giáo; kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an
ninh với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường phù hợp với đặc điểm phát triển của vùng
đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Trà Vinh.
Có thể nói, những biến đổi trong đời sống
của đồng bào dân tộc Khmer thành phố Trà Vinh
bắt nguồn từ những tác động của quá trình đô thị
hóa và kinh tế thị trường. Mặc dù, sự biến đổi này
là một một quá trình mang tính tất yếu và khách
quan song để những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của đồng bào Khmer không bị mất đi và
được phát huy trong điều kiện mới, rất cần có
những đánh giá và giải pháp tổng thể và lâu dài.
Chỉ có như vậy, mục tiêu vừa bảo tồn các giá trị
văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng
đồng bào dân tộc Khmer, vừa phát triển đô thị bền
vững của thành phố Trà Vinh mới có thể đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam Bộ,
NXB Chính trị Quốc gia.
2. Tỉnh ủy Trà Vinh, Nghị Quyết số 03 NQ/
TU ngày 9/9/2011 về tiếp tục phát triển toàn diện
vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2011-2015.
3. UBND tỉnh Trà Vinh (2012), Chương
trình hành động phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bào Khmer giai đoạn 2011-2015
ABSTRACT
SOCIAL CHANGE OF KHMER, ETHNIC MINORITY IN TRA VINH CITY DURING
URBANIZATION
The process of urbanization has been making profound changes in many aspects of social life of Khmer
people such as social organizations, production methods, spiritual culture, ...
This study focuses on the change the lives of the Khmer peopledue urbanization process in the Tra Vinh
city. From these findings, the authors offer solutions to ensure sustainable social development, ensure the life
of Khmer ethnic in Tra Vinh city in the context of the current urbanization.
Keywords: social transformation, urbanization, Khmer ethnic in Tra Vinh province.