Tóm tắt. Chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh là một trong những môn học quan trọng đối với
sinh viên ngành Giáo dục Chính trị các trường Sư phạm. Trong những năm vừa qua, mặc dù
cấu trúc phân phối chương trình dành cho các môn khoa học Lí luận Chính trị, trong đó có
môn tác phẩm Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi, tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng giảng dạy
các vấn đề dựa trên nguồn tư liệu gốc là tác phẩm, bải viết của Hồ Chí Minh vẫn là một trong
những giải pháp bền vững cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên có thể
tiếp cận một cách đúng đắn nhất về con người, cuộc đời, sự nghiệp, di sản và giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh. Bài viết dựa trên các khảo sát thực tiễn tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
một số trường sư phạm khác nhằm hướng tới mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy và nghiên cứu các tác phẩm Hồ Chí Minh, thiết thực tới chất lượng đào
tạo sinh viên ngành Giáo dục Chính trị nói riêng, chất lượng giảng viên giảng dạy, nghiên cứu
về di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường nói chung.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh cho sinh viên ngành Giáo dục chính trị ở các trường sư phạm hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0193
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 138-146
This paper is available online at
SỰ CẦN THIẾT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN NGÀNH
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY
Nguyễn Thị Thanh Tùng
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh là một trong những môn học quan trọng đối với
sinh viên ngành Giáo dục Chính trị các trường Sư phạm. Trong những năm vừa qua, mặc dù
cấu trúc phân phối chương trình dành cho các môn khoa học Lí luận Chính trị, trong đó có
môn tác phẩm Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi, tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng giảng dạy
các vấn đề dựa trên nguồn tư liệu gốc là tác phẩm, bải viết của Hồ Chí Minh vẫn là một trong
những giải pháp bền vững cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên có thể
tiếp cận một cách đúng đắn nhất về con người, cuộc đời, sự nghiệp, di sản và giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh. Bài viết dựa trên các khảo sát thực tiễn tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
một số trường sư phạm khác nhằm hướng tới mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy và nghiên cứu các tác phẩm Hồ Chí Minh, thiết thực tới chất lượng đào
tạo sinh viên ngành Giáo dục Chính trị nói riêng, chất lượng giảng viên giảng dạy, nghiên cứu
về di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường nói chung.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, tác phẩm Hồ Chí Minh, đổi mới phương pháp, chuyên đề tác phẩm.
1. Mở đầu
Hồ Chí Minh và di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một pho sử bằng vàng, có một ý nghĩa vô
cùng to lớn trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và lịch sử phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỉ XX nói chung. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng đội
ngũ giảng dạy, nghiên cứu về Hồ Chí Minh, trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm trên
cả nước, học phần Tác phẩm Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng, là một trong những chuyên đề
không thể thiếu đối với sinh viên năm chuyên ban Lịch sử Đảng – Tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên
ngành Giáo dục Chính trị. Sau khi đáp ứng các chuẩn đầu ra, lực lượng này sẽ tham gia giảng dạy
chủ yếu ở các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Trường Chính trị các cấp. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, do thiếu đi sự trang bị hệ thống phương pháp luận trong việc tìm hiểu các tác phẩm của
Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến chất lượng việc dạy và học môn học này trong quá trình đào tạo,
giảm đi sự hứng thú của sinh viên đối với môn học. Do đó, việc đổi mới dạy học tác phẩm Hồ Chí
Minh theo hướng chuyển từ định hướng nội dung (chỉ giới thiệu nội dung chủ yếu của tác phẩm)
sang định hướng phát triển phẩm chất và năng lực (cung cấp, định hướng hệ thống phương pháp
luận về dạy học, nghiên cứu tác phẩm, phát triển toàn diện người học) là những định hướng giải
pháp quan trọng để vấn đề dạy học chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh cho sinh viên chuyên ngành
trở nên hiệu quả và thực chất.
Ngày nhận bài: 19/7/2018. Ngày sửa bài: 19/9/2018. Ngày nhận đăng: 20/11/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tùng. Địa chỉ e-mail: thanhtungsphn@gmail.com
Sự cần thiết và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chuyển đề Tác phẩm Hồ Chí Minh
139
Trong những năm vừa qua, các chủ đề liên quan tới nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh,
phương pháp giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu cuộc đời sự, nghiệp hoặc một tác
phẩm cụ thể của Hồ Chí Minh thì có nhiều, tuy nhiên, liên quan tới vấn đề đổi mới dạy học Tác
phẩm Hồ Chí Minh, có thể khẳng định sự vắng bóng của các công trình hay bài nghiên cứu đề cập
trực tiếp về việc nghiên cứu thực trạng, các nguyên tắc, biện pháp, vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh
giá đối với môn học này. Ở khía cạnh phương pháp dạy học, tiêu biểu có công trình của tác giả
Đặng Thị Mai có tên là Phương pháp thảo luận nhóm trong môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo định
hướng phát triển năng lực ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay [1], phân tích thực trạng và đề
xuất nguyên tắc, quy trình, biện pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ở khía cạnh nghiên cứu nội dung, đã có một số công trình, bài nghiên cứu bàn về các tác phẩm
của Hồ Chí Minh nhưng chỉ dừng ở việc giới thiệu toàn văn tác phẩm hoặc phân tích nội dung
một tác phẩm nào đó của Hồ Chí Minh. Công trình do cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên)
có tên là Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam đã nghiên cứu rất công phu
về các giá trị cốt lõi trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí các tác giả dành cả 1 chương
(chương VIII) đề cập và khẳng định phương pháp luận Hồ Chí Minh “đã đạt đến trình độ
mớitrở thành người kế tục hiếm hoi những nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng trong
thời đại mới” [2], nhưng cũng chưa hề nhắc tới vấn đề phương pháp luận tác phẩm Hồ Chí Minh.
Công trình do tác giả Đặng Xuân Kì (chủ biên) có tên gọi là Phương pháp, phong cách Hồ Chí
Minh cũng là một tác phẩm có tầm vóc lớn khi nghiên cứu và khẳng định hệ thống phương pháp
Hồ Chí Minh đã trở thành “bài học, là chuẩn mực cho xây dựng phong cách cán bộ cách mạng,
bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau”[3] nhưng cũng chưa đề cập
đến cụ thể về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh trên cơ sở trang bị phương pháp luận tác
phẩm Hồ Chí Minh.
Công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu phương pháp luận dạy học và nghiên cứu tác
phẩm Hồ Chí Minh là cuốn Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ
Chí Minh do tác giả Song Thành (chủ biên), xuất bản năm 1997. Trong công trình này, nhóm tác
giả có dành gần 20 trang trong tổng số 333 trang đề cập đến vấn đề “Phương pháp văn bản học”
trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh, khẳng định “các văn bản của Người thể hiện một cách chân
thực và rõ rang những nội dung, đặc điểm cơ bản của một thời kì bão táp cách mạng của dân tộc
ta và của nhân loại trong thế kỉ XX” [4]. Do đó, kế thừa ở mức độ nhất định những cách tiếp cận
khác nhau của giới nghiên cứu về Hồ Chí Minh và để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên
chuyên ngành Giáo dục Chính trị qua chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh, cần thiết phải đánh giá
đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp trang bị một hệ thống phương pháp luận, đáp ứng những
yêu cầu trong đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam trong thế kỉ XXI.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết của vấn đề nâng cao chất lượng dạy học chuyên đề Tác phẩm Hồ
Chí Minh cho sinh viên ngành Giáo dục Chính trị trong giai đoạn hiện
Chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong khung chương trình ngành
Giáo dục Chính trị ở hệ thống các trường sư phạm cả nước như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Tây Bắc Trong khung
chương trình ngành Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Sư phạm Huế, chuyên đề Tác phẩm
Hồ Chí Minh được đặt tên với tên gọi “Giới thiệu một số tác phẩm Hồ Chí Minh”, mã môn
GDCT3572 với thời lượng 2 tín chỉ. Ở trường Đại học Tây Bắc, học phần chuyên môn này có tên
“Một số tác phẩm Hồ Chí Minh”, thời lượng 2 tín chỉ. Ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh, chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh, mã môn Poli1431 được thiết kế với thời lượng 2 tín
chỉ nhằm mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên môn cho người học
Nguyễn Thị Thanh Tùng
140
dựa trên tìm hiểu nội dung 6 tác phẩm: Báo cáo Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì; Bản án chế độ thực
dân Pháp; Đường kách mệnh; Tuyên ngôn độc lập; Sửa đổi lối làm việc và Di chúc.
Tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong khung chương trình cử nhân ngành Giáo dục
Chính trị, chuyên ban Lịch sử Đảng – Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học hay còn gọi chuyên đề
Tác phẩm Hồ Chí Minh được xây dựng với thời lượng 2 tín chỉ, tương ứng với 30 tiết với mục
tiêu chủ yếu dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trong đó nhấn mạnh một trong những
chuẩn đầu ra của sinh viên là hình thành “phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhân dân: thấm
nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu
nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức tốt, lối sống và tác phong mẫu mực” [5].
Môn học có mối quan hệ mật thiết với các chuyên đề như chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh,
chuyên đề Phương pháp dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh – Di sản của thời đại. Tất cả các vấn đề về
nghiên cứu, học tập và giảng dạy về con người, sự nghiệp, đóng góp và di sản tư tưởng của Hồ
Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và nhân loại phần lớn phải xuất phát từ chính các tác phẩm,
bài viết, bài diễn văn do chính Người viết, soạn thảo.
Qua từng bài viết, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như Bản yêu sách 8 điểm
của nhân dân An Nam (1919), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927),
Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt (1930), Tuyên ngôn độc lập (1945), Sửa đổi lối làm việc
(1947), Dân vận (1949), Thường thức chính trị (1949), Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê nin
(1960), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969), Di chúc (1969)
trải đều trong cuộc đời, sự nghiệp của Người đã cho những người đam mê tìm hiểu, nghiên cứu,
giảng dạy, học tập về Tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tiếp cận trọn vẹn nhất, khách quan nhất,
chân thực nhất về quá trình chuyển biến ngoạn mục quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện
tư tưởng Hồ Chí Minh, từ sự ươm mầm hoài bão lớn (trước năm 1911), ra đi tìm đường cứu
nước, khảo sát và tìm thấy con đường cứu nước (1911-1920), hình thành về cơ bản các quan
điểm về cách mạng Việt Nam và thuộc địa (1921-1930), vượt qua phong ba, bão táp, khó khăn
dồn dập để kiên định với con đường Người đã sáng suốt đi theo (1930-1945) và giai đoạn tư
tưởng của Hồ Chí Minh được tiếp tục phát triển, bổ sung, hoàn thiện qua hơn một năm xây
dựng, bảo vệ chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến trường kì chống
Pháp và kháng chiến chống Mỹ (1945-1969). Do đó, muốn tìm hiểu bản chất tư tưởng, quan
điểm của Hồ Chí Minh qua chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh, để nhận thấy cả cái “vừa rất
giản dị vừa rất uyên bác” [6], để so sánh được sự giống và khác giữa văn bản gốc tác phẩm với
các thành tựu của giới nghiên cứu, người dạy và người học trước hết phải đọc, tìm hiểu chính
nguyên tác của tác phẩm Hồ Chí Minh. Từ đó tìm ra những điểm đặc sắc ẩn chứa trong từng tác
phẩm cũng như bước phát triển toàn diện và sâu sắc tư tưởng của Người ở tác phẩm về sau so
với tác phẩm trước đó. Điều này chỉ có thể giải quyết trên phương diện phương pháp luận và
phương pháp dạy học Tác phẩm Hồ Chí Minh.
Trong những năm vừa qua, thực trạng dạy học chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh có những
chuyển biến trong nhận thức về mục tiêu môn học, về nội dung môn học, về đội ngũ giảng viên và
tình hình giảng dạy, về đội ngũ người học (sinh viên) và thực trạng học, vấn đề kiểm tra, đánh
giá đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới toàn bộ các vấn đề liên quan tới chất lượng dạy
học môn học.
Đối với vấn đề nhận thức mục tiêu của môn học, trong khung chương trình đào tạo tín chỉ,
mục tiêu đối với chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh hiện nay được thiết kế theo mục tiêu định
hướng nội dung, tập trung nhiều vào ba tiêu chí kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mặc dù đã có sự thay
đổi so với đào tạo theo hình thức niên chế (mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục, phát triển), song việc
xác định mục tiêu như vậy ảnh hưởng tới chính việc lựa chọn phương pháp dạy học, tổ chức hoạt
động dạy học và kiểm tra, đánh giá đối với chuyên đề. Sinh viên hoàn thành môn học khi đạt được
các chuẩn đầu ra, trong đó quan trọng hàng đầu là chuẩn về kiến thức. Nguyên nhân của vấn đề
Sự cần thiết và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chuyển đề Tác phẩm Hồ Chí Minh
141
xuất phát từ nhận thức còn mang nặng tính hàn lâm của người dạy đối với các môn học thuộc
khoa học lí luận chính trị. Sinh viên nắm được hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của
một số tác phẩm tiêu biểu do Hồ Chí Minh soạn thảo. Tìm hiểu tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925), người đọc đã phần nào hình dung được tội ác của chính quyền thuộc địa Pháp đối
với nhân dân Đông Dương và nhân dân các thuộc địa của Pháp trên các phương diện kinh tế,
chính trị, văn hoá, giáo dục, tôn giáo Tìm hiểu tác phẩm Đường kách mệnh (1927), sinh viên
biết được các vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa được Nguyễn Ái Quốc nêu bật trong toàn bộ
tác phẩm (tính chất cách mạng, mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng cách mạng,
mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc với cách mạng thuộc địa).
Về nội dung chương trình: chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh đã cung cấp những tri thức
quan trọng giúp cho sinh viên chuyên ban Lịch sử Đảng – Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoàn cảnh,
nội dung cơ bản, giá trị của một số tác phẩm cụ thể trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh được đưa vào nội dung chương trình chuyên đề
bao gồm các tác phẩm sau:
Thứ nhất: Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925);
Thứ hai: Tác phẩm Đường kách mệnh (1927);
Thứ ba: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (1945);
Thứ tư: Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947);
Thứ năm: Tác phẩm Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960);
Thứ sáu: Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969);
Thứ bảy: Tác phẩm Di chúc (1969).
Mặc dù các tác phẩm nói trên đã lột tả một số nội dung cơ bản trong quan điểm của Nguyễn
Ái Quốc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam “từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa” [7], những vấn đề về đạo đức cách mạng và biện pháp khắc
phục những sai lầm, khuyết điểm trong lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo của người cán bộ,
đảng viên, về quá trình tự nhận thức của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin nhưng nội dung các tác phẩm chưa phản ánh được tính toàn diện, hệ thống như kết quả
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về di sản tư tưởng, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Việc lược bớt những tác phẩm trùng chủ đề và bổ sung các tác phẩm mới trong nội
dung chương trình là rất cần thiết.
Về thực trạng dạy học, chuyên đề Tác phẩm Hồ Chí Minh là một trong những chuyên đề đặc
thù bởi hoạt động dạy học được tiến hành dựa trên tư liệu gốc là các tác phẩm của Hồ Chí Minh.
Hơn thế nữa, người dạy và người học đều là giảng viên và sinh viên thuộc các trường sư phạm, do
đó yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đều khá cao. Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia
giảng dạy Tác phẩm Hồ Chí Minh qua khảo sát 100% có học vị tiến sĩ, được đào tạo bài bản, có
năng lực giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và luôn tiên phong, chủ động tìm kiếm những
phương pháp dạy học mới nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của sinh viên. Sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống theo hướng tích
cực hoá (phương pháp thuyết trình) kết hợp với phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại
(phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học nêu vấn đề) đã thực sự lôi cuốn và phát
huy tính tích cực, tự lực học tập, đam mê của sinh viên đối với việc đọc, phân tích, đánh giá giá trị
tác phẩm. Từ đó vận dụng vào nhận thức, hành động, ứng xử của bản thân trong công việc, lối
sống, nêu gương cho gia đình, cộng đồng.
Qua khảo sát hai nhóm (nhóm sinh viên chuyên ban Lịch sử Đảng – Tư tưởng Hồ Chí Minh
K64 ngành Giáo dục Chính trị với 33 sinh viên năm học 2017-2018 và nhóm sinh viên chuyên
ban Lịch sử Đảng – Tư tưởng Hồ Chí Minh K65 ngành Giáo dục Chính trị với 23 sinh viên năm
học 2018-2019 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), cùng nội dung là tác phẩm Đường kách mệnh
(1927), giáo viên chỉ yêu cầu sinh viên làm sáng tỏ nội dung tác phẩm và sử dụng phương pháp
thuyết trình truyền thống. Kết quả cho thấy, sinh viên ghi và nắm được những luận điểm cơ bản
Nguyễn Thị Thanh Tùng
142
về con đường, phương hướng và những nhân tố đảm bảo cho cách mạng vô sản ở thuộc địa giành
thắng lợi, song mức độ hứng thú, sự khắc sâu kiến thức và mong muốn vận dụng vào thực tiễn
chưa cao. Ngược lại, khi giảng viên thay đổi yêu cầu và phương pháp dạy học đối với tác phẩm
Đường kách mệnh (1927), cụ thể:
Thứ nhất: Yêu cầu sinh viên đọc tác phẩm và tóm tắt được tác phẩm trước khi đến lớp;
Thứ hai: Yêu cầu sinh viên chỉ sử dụng toàn văn tác phẩm, vở ghi, giấy nháp, bút màu khi
học trên giảng đường (trừ nhóm được giao nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo chủ đề);
Thứ ba: Giao chủ đề của tác phẩm cho một nhóm, yêu cầu thiết kế powerpoint kết hợp với sử
dụng trò chơi, lôi kéo sự tham gia và hứng thú của người học (chủ đề: vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam được thể hiện như thế nào trong tác phẩm); nhóm chủ trì có thể giao cho mỗi
nhóm nhỏ hơn dùng bút màu thiết kế các luận điểm nhỏ trong chủ đề đó và báo cáo kết quả trước
lớp. Các trò chơi có thể thiết kế trong toàn bộ quá trình thảo luận, xêmina hoặc sử dụng để đánh
giá kết quả sự tương tác giữa nhóm chủ trì với các nhóm lắng nghe ở trong lớp.
Thứ tư: Giảng viên vừa định hướng sinh viên tổng kết, đánh giá chủ đề vừa đặt tiếp câu
hỏi nêu vấn đề “Theo các anh (chị), ngoài nội dung chính đề cập đến những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam nêu trên, tác phẩm Đường kách mệnh (1927) còn có nội dung đặc sắc,
rất quan trọng nào không?”. Giảng viên gợi ý sinh viên xem lại nguyên tác tác phẩm, kích
thích óc sáng tạo của người học để tự khám phá ra một nội dung rất giá trị khác của tác phẩm
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nằm ngay ở phần đầu của tác phẩm, đó là luận điểm “Đường
kách mệnh – Bản tuyên ngôn về nhân cách, tư cách, phẩm giá của người cán bộ cách mạng”
(biểu hiện ở các tiêu chí đối với mình, đối với người, đối với công việc) [8]. Do đó, với việc
chủ động đổi mới về phương pháp dạy học và những kết quả tích cực bước đầu đã cho thấy
tính khả thi trong thực tiễn của việc thay đổi phương thức, phương tiện dạy học chuyên đề
Tác phẩm Hồ Chí Minh. Mục tiêu nhằm định hướng, dạy cách khám phá, phương pháp luận
tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh chứ không đơn thuần dạy nội dung tác phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong cả hoạt
động dạy học chuyên đề tác phẩm Hồ Chí Minh như tình trạng người dạy duy trì kiểu dạy
truyền thống (thầy đọc, trò chép), dạy tác phẩm nhưng không yêu cầu người học bắt buộc phải
đọc toàn văn tác phẩm, dạy chuyên đề tác phẩm nhưng không có phần “lí luận chung về dạy
học tác phẩm Hồ Chí Minh” mà đi thẳng vào nội dung từng tác phẩm. Một bộ phận sinh viên
vẫn chưa thực sự chủ động, tự lực trong học tập, chưa tích cực trong các giờ thảo luận, thể
hiện thái độ học tập mang tính đối phó, học chủ yếu để làm bài kiểm tra, làm bài thi cho đủ
điểm qua được học phần Điều đó dẫn đến một số sinh viên rơi vào tình trạng chỉ nắm được
những nội dung thầy cung cấp, tìm hiểu nội dung qua các nguồn tham khảo trên internet, lười
đọc nguyên tác, học với mục đích thi qua ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân
cách, phẩm chất và năng lực của người giảng viên lí luận chính trị tương lai.
Dạy học Tác phẩm Hồ Chí Minh là một vấn đề khó trong các mạch của chương trình đào
tạo cử nhân ngành Giáo dục Chính trị ở các trường sư phạm. “Giáo dục của thế kỉ XXI là nền
giáo dục tạo ra những sản phẩm ít về số lượng nhưng chất lượng được nâng cao” [9]. Trước
những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học trong tác động của
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tổng kết những kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-
TW (năm 2002), định hướng cho công tác tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục lí
luận chính trị qua trong đó có học phần Tác phẩm Hồ Chí Minh dưới nhiều hình thức, biện
pháp khác nhau.
2.2. Đề xuất định hướng giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chuyên đề T