Tóm tắt
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, sự xuất hiện của sách điện tử đã làm
thay đổi cách thức sử dụng sách và văn hóa đọc của công chúng, nhất là đối với sinh viên, những người
tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại và cũng là đối tượng đọc sách rất đông đảo trong xã hội. Bài
viết khảo sát tình hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam, đối chiếu so sánh với một số
nghiên cứu cùng loại trên thế giới. Việc sử dụng sách điện tử đã mang lại nhiều lợi ích và cả những hạn
chế cho sinh viên, từ đó đưa ra một số trao đổi nhằm giúp cho việc sử dụng sách điện tử của sinh viên
ngày càng hữu ích hơn.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự chấp nhận sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 28 - Tháng 6 - 2019 97
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ
SỰ CHẤP NHẬN SÁCH ĐIỆN TỬ
CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM
CHỬ BÁ QUYẾT
Tóm tắt
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, sự xuất hiện của sách điện tử đã làm
thay đổi cách thức sử dụng sách và văn hóa đọc của công chúng, nhất là đối với sinh viên, những người
tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại và cũng là đối tượng đọc sách rất đông đảo trong xã hội. Bài
viết khảo sát tình hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam, đối chiếu so sánh với một số
nghiên cứu cùng loại trên thế giới. Việc sử dụng sách điện tử đã mang lại nhiều lợi ích và cả những hạn
chế cho sinh viên, từ đó đưa ra một số trao đổi nhằm giúp cho việc sử dụng sách điện tử của sinh viên
ngày càng hữu ích hơn.
Từ khóa: Sách điện tử, e-book, đọc sách điện tử, sinh viên
Abstract
Along with the development of internet and information technology, the emergence of e-books has
changed the way of using books and the reading culture of the public, especially for students, who have
quick access to modern technology and also a very large audience in the society. The article examines
the situation of using e-books of students in Vietnam, comparing them with some studies of the same
type in the world. The use of e-books has brought many benefits and limitations as well to students,
thereby provide some ideas to help students to use e-books more and more effectively
Keywords: E-books, reading e-books, students
1. Sơ lược về sách điện tử
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về sách điện tử (e-book). Khi mới xuất hiện, nhiều người quan niệm sách điện
tử là một phiên bản điện tử của sách in. Sách
điện tử dựa trên việc mô phỏng đặc điểm cơ
bản của sách truyền thống trong một định
dạng điện tử. Tuy nhiên, với việc phát triển của
công nghệ thông tin, đặc biệt làm thế nào để
một cuốn sách điện tử được sử dụng hiệu quả
và dễ dàng, sách điện tử đã được phát triển đa
dạng và cũng được hiểu theo nhiều cách khác
nhau.
Theo Rosso S. (2009), sách điện tử là một ấn
phẩm sách ở dạng kỹ thuật số, bao gồm văn
bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên
màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị
điện tử khác [13]. Sách điện tử có thể đọc được
trên các thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng
như Kindle của Amazon, hoặc cũng có thể đọc
trên bất kỳ thiết bị điện tử nào có màn hình
như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy
tính bảng, điện thoại thông minh, v.v.
Nhấn mạnh đến tính năng tương tác của
sách điện tử, Ashley Melinis (2011) định nghĩa
sách điện tử còn được gọi là sách tương tác
hoặc sách kỹ thuật số, là những tài liệu nội
dung ở định dạng kỹ thuật số có thể được xem
trên máy tính hoặc thiết bị đọc điện tử như
Barnes và Kindle của Nook hoặc Kindle của
Amazon. Văn bản chữ viết và hình minh họa
cũng tương tự như sách in, nhưng sách điện
tử còn có thể kết hợp với nhiều phương tiện
như âm thanh, hình động, văn bản nổi bật, âm
nhạc, mô hình. Hình thức sách điện tử rất đa
dạng, trong đó nội dung được trình bày bằng
Số 28 - Tháng 6 - 201998
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
hình ảnh, âm thanh và các nút chạm để điều
hướng qua các trang.
Theo PwC (PricewaterhouseCoopers - công
ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay), sách
điện tử là phiên bản kỹ thuật số của sách in,
được phân phối qua Internet. Những tập tin
này có thể được đọc trên thiết bị đọc sách
điện tử, máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện
thoại thông minh và cả trên một số điện thoại
di động [11].
Sách điện tử có thể có hình thức của một
phiên bản duy nhất hoặc tồn tại dưới nhiều
phiên bản định dạng (được đọc qua một loại
thiết bị riêng biệt) hoặc cho phép xem trên
nhiều loại thiết bị. Hiện nay có hai quan điểm
về định dạng sách điện tử, điển hình là tại Hoa
Kỳ và Châu Âu.
Tại Hoa Kỳ, sách điện tử của các công ty
hàng đầu là Amazon, Barnes & Noble và Apple
đều cho phép khách hàng đọc sách đã mua
của họ trên nhiều thiết bị. Sự cho phép này đã
giảm thiểu vấn đề về các định dạng sách. Độc
giả không hoặc ít khi cần chuyển đổi một cuốn
sách được lưu ở một định dạng sang một thiết
bị yêu cầu định dạng khác.
Ở Châu Âu, nơi được đánh giá là sách điện
tử có sự phát triển chậm hơn Hoa Kỳ, các nhà
xuất bản cung cấp sách điện tử ở các định
dạng văn bản khác nhau. Vì thế, các định dạng
rất quan trọng đối với người mua sách cũng
như người sử dụng. Họ luôn quan tâm đến,
liệu sách điện tử họ mua có tương thích với
thiết bị của họ không, có sử dụng được sách
không, có phát sinh chi phí không.
Như vậy, có nhiều cách hiểu về sách điện tử
từ khi nó mới xuất hiện và cho đến nay, khi nó
đã trở lên rất phổ biến. Sách điện tử dù có tồn
tại dưới hình thức định dạng khác nhau thì vẫn
có những điểm chung sau:
- Là ấn phẩm điện tử của các dạng sách in,
không nhất thiết là đã có sách in.
- Hình thức rất đa dạng: không chỉ là văn
bản thể hiện bằng chữ viết, mà còn là hình
ảnh, hoạt họa, âm thanh, kể cả video clip.
- Việc sử dụng (đọc, xem, nghe,) phải
gắn với các thiết bị đọc sách chuyên dùng và/
hoặc các thiết bị khác như máy tính, điện thoại
thông minh, máy tính bảng, có/không kết
nối internet.
Trong bài nghiên cứu này, sách điện tử được
hiểu là các loại sách có những điểm chung đã
liệt kê ở trên và để phân biệt với các loại sách in
trên giấy, không bao hàm những loại sách khác
(sách in trên thẻ tre, sách lụa, sách khắc trên
đá ) đã từng tồn tại và phát triển với sự phát
triển của loài người trong hàng nghìn năm qua.
Sách điện tử và sách in đều có những ưu
điểm và nhược điểm (Bảng 1).
Tiêu chí Sách điện tử Sách in
Ưu điểm
Thuận tiện trong khi du lịch, lưu trữ số lượng lớn
Giá cả thường thấp hơn giá sách in
Người mua nhận sách điện tử thường rất nhanh chóng
Có tính năng điều chỉnh cỡ chữ to nhỏ, điều chỉnh ánh sáng, giúp
người đọc tiện dụng nhất
Không tốn kém giấy in, mực in
Không gian lưu trữ sách nhỏ
Tìm kiếm thông tin trên sách cực kỳ nhanh chóng
Tương tác và kết nối với các tài liệu tham chiếu dễ dàng
Thông tin và nội dung đa dạng: chữ, âm thanh, hình ảnh,...
Cập nhật phiên bản sách nhanh chóng
Chuyển đổi hình thức điện tử sang trang in dễ dàng
Dễ đọc, đánh dấu
Bán lại dễ dàng
Không cần đầu tư thiết bị đọc
Không cần bảo hành
Không lệ thuộc vào mạng inter-
net và các thiết bị điện tử, phần
mềm
Tốt cho sức khỏe
Đa dạng hình ảnh, tạo cảm giác
và ấn tượng tốt đẹp về văn hóa
đọc
Nhược
điểm
Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn
Phụ thuộc vào thiết bị điện tử và công nghệ
Khó chia sẻ
Có khả năng gây hại sức khỏe người đọc, đặc biệt là thị lực
Tốn kém không gian lưu trữ, bảo
quản
Khó vận chuyển
Khó cập nhật các phiên bản
Bảng 1. Các ưu, nhược điểm của sách điện tử và sách in
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Số 28 - Tháng 6 - 2019 99
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ
2. Về sử dụng sách điện tử trên thế giới
Với sự phát triển mạnh mẽ của tài nguyên
internet, trong thời gian gần đây, đã và đang
diễn ra những cuộc cách mạng trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội trên toàn cầu. Đối với
lĩnh vực xuất bản, sự xuất hiện của sách điện tử
đã làm thay đổi cách thức sử dụng sách và văn
hóa đọc của công chúng.
Trên thế giới, đã có một số lượng lớn các
nghiên cứu được thực hiện về sử dụng và
chấp nhận sách điện tử, thái độ sử dụng sách
điện tử, so sánh lợi ích của sách điện tử với
sách in... Nghiên cứu bởi Larson và Marsh
(2005) đã cho rằng, nhờ phát triển sách điện
tử, người học có thể thu hẹp khoảng cách
giữa kiến thức tiếp nhận trên lớp. Việc đưa
ebook vào các trường học giúp người học
làm quen với công nghệ hiện đại và có thêm
những kỹ năng có giá trị mới trong thế kỷ XXI.
Một nghiên cứu khác của Rozel và Gardner
(2000) về ảnh hưởng của sách điện tử đến
tiến độ học tập và sự quan tâm tới sách điện
tử của sinh viên, đưa ra kết luận rằng việc sử
dụng sách điện tử có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc học tập tiến bộ của sinh viên. Nghiên cứu
bởi Minard và Mcknight (2006) đã thực hiện
một khảo sát về tỷ lệ tương tác của sinh viên
với sách điện tử trong khi Shelburne (2009)
đã chỉ ra rằng sinh viên đọc sách điện tử có
thể tìm kiếm các chủ đề thuận lợi, dễ dàng
và nhanh chóng hơn trên sách điện tử so với
sách in. Còn theo Larson (2010), sinh viên
có mong muốn đọc sách điện tử vì họ thấy
chúng là một phương tiện mới và hiện đại, đa
năng, và có tính tương tác cao. Theo Gibson
& Gibb (2011), sinh viên ngày nay thích các
ưu điểm như khả năng di chuyển qua văn
bản, tính linh hoạt, khả năng tiết kiệm nhiều
tài nguyên trong ổ cứng điện thoại di động
cũng như khả năng sử dụng đánh dấu điện
tử để ghi lại các vấn đề ghi chú của sách điện
tử so với sách in. Trong một nghiên cứu điều
tra của Letchumanan và Tarmizi (2011) về tình
hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại các
trường đại học của Malaysia đã đưa ra một số
kết luận: hầu hết sinh viên đã biết đến sách
điện tử, nhận thức về những lợi ích của sách
điện tử là dễ dàng truy cập, tính tham chiếu
cao. Ashley Melinis (2011) nghiên cứu sự ảnh
hưởng của sách điện tử đến trải nghiệm đọc
của sinh viên năm đầu. Các dữ liệu được thu
thập thông qua quan sát, phỏng vấn, và bảng
câu hỏi về trải nghiệm đọc của sinh viên trên
máy tính và máy đọc sách chuyên dụng -
Nook. Nghiên cứu cho thấy, lợi ích của sách
điện tử là thúc đẩy và thu hút sinh viên học
tập, phát triển tình yêu đọc sách, làm người
học hiểu sâu rộng các kiến thức học tập tại
trường. Tuy nhiên, sách điện tử cũng có các
tính năng gây mất tập trung học tập. Nghiên
cứu khuyến nghị cần sử dụng sách điện tử
trong giảng dạy để mở rộng kiến thức, đam
mê nghiên cứu học hỏi. Tuy nhiên, dù sinh
viên hài lòng với sách điện tử, nhưng tỷ lệ
sinh viên ưa thích sách in vẫn cao hơn. Hwang
và cộng sự (2014) đã xem xét các mô hình sử
dụng và nhận thức đối với sách điện tử ở Hàn
Quốc, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra vai
trò của thư viện số là rất quan trọng, vì hầu
hết người dùng tìm hiểu và truy cập sách
điện tử thông qua các trang web của thư viện
đại học, chứ không phải thông qua các cổng
thông tin công cộng như Google. Hơn nữa,
họ thấy rằng những người dùng có trình độ
học vấn cao dễ dàng nhận ra lợi ích của sách
điện tử hơn và có trải nghiệm tốt hơn với các
dịch vụ sách điện tử. Sử dụng khảo sát dựa
trên web, Wilson & cộng sự (2014) đã tìm hiểu
mức độ mà sách điện tử đáp ứng nhu cầu của
các nghiên cứu sinh ngành y học của đại học
New South Wales (Úc) trong thực hiện nhiệm
vụ học tập của họ. Theo kết quả nghiên cứu,
71% phản hồi đồng ý sách điện tử giúp cải
thiện năng suất công việc nghiên cứu. Tuy
nhiên, hiện tại, việc sử dụng sách điện tử của
các nghiên cứu sinh ngành y là chưa cao và
họ cũng dự đoán những năm tới sách điện tử
sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Về tác hại và hạn chế của sách điện tử cũng
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Jeong
(2012) đã nghiên cứu những ảnh hưởng của
sách điện tử và sách in đối với học sinh 6 tuổi
Số 28 - Tháng 6 - 2019100
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
và đã đưa ra kết luận: sách in tốt hơn sách điện
tử về sức khỏe, ít mỏi mắt hơn cho người đọc.
Lecia Bushak (2015) đã phát hiện ra rằng độc
giả sử dụng sách điện tử Kindles có khả năng
thấp hơn trong việc tóm lược cốt truyện và sự
kiện trong cuốn sách so với những người sử
dụng sách in. Ngoài ra, cũng theo một nghiên
cứu của Đại học Harvard (2014) công bố rằng
việc đọc sách điện tử trước khi đi ngủ đã làm
giảm sản xuất hormone ngủ quan trọng được
gọi là melatonin. Kết quả là, mọi người mất
nhiều thời gian hơn để ngủ, trải qua giấc ngủ
ít sâu hơn và mệt mỏi hơn vào buổi sáng.
Trong thời đại số hiện nay, ngày càng có
nhiều ấn bản sách xuất bản dưới cả hai hình
thức sách in và sách điện tử, thậm chí có
những sách chỉ có ấn bản điện tử. Sự xuất hiện
của sách điện tử tạo ra khả năng đọc sách, học
tập cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Trong khi
nhu cầu học tập, nghiên cứu, đọc sách ngày
càng gia tăng không ngừng, một lượng lớn
độc giả đã tiếp cận và chấp nhận sách điện tử
như một phương thức thay thế sách in truyền
thống từ hàng chục năm qua.
Theo nghiên cứu của PwC (2014), thời gian
đầu xuất hiện sách điện tử, chi phí để có được
sách điện tử là tương đương, thậm chí cao hơn
so với sách in. Tuy nhiên, giá nhiều loại sách
điện tử đã giảm đi so với sử dụng sách in trong
thời gian gần đây. Việc tiếp cận sách điện tử
dễ dàng, tiện lợi, với chi phí hợp lý đã và đang
thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực xuất bản sách
điện tử [11]. Theo Nielsen Book Research, sách
điện tử đã tăng từ 20% đến 33% từ năm 2012
đến 2014 [8]. Theo PwC, doanh số bán lẻ sách
điện tử toàn cầu từ khoảng 2 tỷ USD năm
2009 đã đạt khoảng 12 tỷ năm 2014, mức tăng
trưởng trung bình khoảng 50%/năm trong giai
đoạn 2009-2014, và dự tính đạt khoảng 20 tỷ
USD năm 2018. Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu
thế giới về doanh số và số lượng sách điện tử
xuất bản, đến tháng 2/2017 có trên 487 triệu
đầu sách điện tử xuất bản; Anh Quốc đứng thứ
hai với trên 95 triệu bản; Úc 22 triệu bản sách
điện tử [11].
3. Về sử dụng sách điện tử của sinh viên Việt
Nam
Tại Việt Nam, sách điện tử đang ngày càng
được nhiều độc giả biết đến và sử dụng trong
nhiều công việc khác nhau. Một số nhà xuất
bản, nhà phân phối sách và thư viện đại học
đã cung cấp sách điện tử từ vài năm nay. Nhiều
người Việt Nam cũng đã mua, đọc và sử dụng
các loại sách điện tử. Tuy nhiên, riêng đối với
sinh viên, một đối tượng đọc sách rất đông
đảo trong xã hội, việc chấp nhận sách điện tử
của họ, những lợi ích và khó khăn mà họ gặp
phải khi sử dụng sách điện tử, loại sách, nguồn
sách điện tử được sử dụng, tính hữu ích của
sách điện tử đối với học tập và công việc của
sinh viên, đang đặt ra những vấn đề cần
được nghiên cứu. Bài viết này được thực hiện
để trả lời các câu hỏi:
- Nhận thức về sách điện tử của sinh viên
Việt Nam hiện nay như thế nào? những lợi ích
và khó khăn trong việc sử dụng sách điện tử
là gì?
- Sinh viên tiếp nhận và sử dụng sách điện
tử (thời gian đọc, loại sách, mục đích sử dụng
sách điện tử) như thế nào?
- Các vấn đề tồn tại cần giải quyết đối với sử
dụng sách điện tử (chính sách phát triển, loại
sách điện tử, cơ sở hạ tầng, thư viện điện tử)
là gì?
Để thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu,
phiếu điều tra được thiết kế và gửi qua email
tới sinh viên đang học tập tại Hà Nội. Đối tượng
là sinh viên đang học tập tại các trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm học 2018 - 2019, không bao gồm các đối
tượng học sau đại học, học nghề tại các trường
nghề. Bảng câu hỏi có tiêu đề Phiếu điều tra
tình hình sử dụng sách điện tử tại Việt Nam và
được xây dựng ở định dạng trực tuyến Google
Forms. Thời gian thu thập dữ liệu là tháng 10,
11 năm 2018. Tổng số phiếu thu được là 487.
Mặc dù tổng thể số lượng sinh viên đang học
tập tại các trường đại học tại Hà Nội năm 2018
khoảng trên 400 nghìn, là tổng thể rất lớn,
nhưng theo C.R. Kothari (2008), với cỡ mẫu
Số 28 - Tháng 6 - 2019 101
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ
trên 384 đã đảm bảo độ chính xác trên 95% và
có tính đại diện tổng thể [2].
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thu về như
sau:
Đặc điểm của mẫu điều tra: Trong tổng
số 487 phiếu trả lời, số lượng sinh viên nữ là
308 (63,2%) và sinh viên nam là 179 (36,8%).
Theo quá trình học tập tại trường đại học, 120
(24,6%) sinh viên đang học năm thứ nhất, 102
(20,9%) sinh viên năm thứ hai, 203 (41,6%) sinh
viên đang học năm thứ 3, còn lại 62 (12,7%)
là sinh viên năm cuối. Theo khối ngành, 402
(82,5%) sinh viên đang theo học khối ngành
kinh tế và kinh doanh, 85 (17,5%) sinh viên học
khối ngành toán - công nghệ thông tin. Về đọc
sách điện tử, 100% sinh viên đã biết đến sách
điện tử, và đã từng sử dụng sách điện tử trong
các hoạt động của họ. Sự khác nhau chủ yếu
về loại sách điện tử và thời gian đã sử dụng.
Thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử:
Mặc dù sinh viên là những người có độ tuổi
phổ biến từ 18 - 25, nhưng chỉ có 130 (26,7%)
sinh viên sử dụng sách dưới 1 năm. Thậm chí
có đến 43 (8,9%) sinh viên đã sử dụng trên 10
năm, tức là khoảng độ tuổi dưới 15 đã sử dụng
sách điện tử. Tính thời gian từ 1 đến 5 năm, có
47,8% số sinh viên đã sử dụng. Như vậy, sinh
viên đã sử dụng sách điện tử khá sớm, ngay từ
giai đoạn trước khi là sinh viên (Biểu đồ1).
Phân tích mối liên quan giữa thời gian bắt
đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại
trường, từ kết quả khảo sát cho thấy có mối
tương quan cùng chiều về thời gian bắt đầu
đọc sách điện tử với quá trình học tập tại
trường. Nếu sinh viên năm nhất có đến 81,7%
đọc sách điện tử dưới 1 năm thì sinh viên năm
hai đã giảm đi chỉ còn 31,4%, và năm ba, năm
tư chỉ là 0%. Trong khi thời gian đọc sách từ
3 - 5 năm của sinh viên năm nhất và năm hai
rất thấp chỉ 5,8% và 3,9%, thì đối với sinh viên
năm ba và năm tư, thời gian đọc sách từ trên
3 năm là cao nhất, tương ứng 42,4% và 53%
(Bảng 2). Như vậy, sinh viên có thời gian quá
trình học tại trường đại học ít thì đọc sách điện
tử với thời gian ngắn, và ngược lại, có thời gian
quá trình học tại trường đại học dài thì đọc
sách điện tử với thời gian dài.
Loại thiết bị sử dụng để đọc sách điện tử: Số
sinh viên trả lời có thiết bị để đọc sách điện tử
chuyên dùng chỉ chiếm rất nhỏ 18 (3,7%), trong
khi máy vi tính, máy tính xách tay và điện thoại
thông minh được sử dụng chủ yếu để đọc sách
điện tử. So với tại Hoa Kỳ - quốc gia đứng đầu
thế giới về phát triển sách điện tử, những người
được điều tra sở hữu thiết bị đọc sách điện tử
chuyên dụng dưới 7% năm 2016, 15% số người
có ý định mua thiết bị đọc sách điện tử chuyên
dụng nếu giá dưới 200 USD [11]. Điều đó cho
thấy tỷ lệ 3,7% số sinh viên có thiết bị đọc sách
điện tử chuyên
dụng tại Việt Nam
là khá thấp, phản
ánh việc đầu tư cho
thiết bị đọc sách
điện tử của sinh
viên Việt Nam nói
riêng, và tại Việt
Nam nói chung
còn chưa được coi
trọng.
Biểu đồ 1. Thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử
Bảng 2. Tổng hợp quá trình học tập và thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử
Số 28 - Tháng 6 - 2019102
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Nguồn sách điện tử được sử dụng: Nguồn
sách điện tử phổ biến nhất đối với sinh viên là
tìm kiếm sách file pdf qua Internet và Google
books (hay Google Book Search), chiếm tỷ lệ
lớn nhất các trả lời, với 302 phiếu (62,0%); thứ
hai là đăng ký đọc sách trực tuyến nguồn mở
và đăng ký trả phí đọc sách trực tuyến 128
(26,3%); thứ ba là sách CD 104 (21,3%); thứ tư
là thư viện số của trường đại học 78 (16,1%);
và thấp nhất là mua (bao gồm cả sách điện
tử chuyên dụng) chỉ chiếm tỷ lệ 3,8%. So
sánh với kết quả khảo sát tại ba trường đại
học Nigeria trong một nghiên cứu của Vera
Nkiruka Akpokodje (2016) trên 154 trả lời gồm
sinh viên đại học và sau đại học, cũng có tỷ lệ
trả lời tìm kiếm Google books search cao nhất
là 70,8%; truy cập sách trực tuyến nguồn mở
đứng chiếm tỷ lệ đứng thứ hai 30,7%; đăng ký
đọc trực tuyến phải trả phí đứng thứ ba là 19%
[17]. Kết quả phản ánh có những điểm khá
tương đồng, và có những điểm khác biệt trong
hai khảo sát điều tra. Đáng lưu ý là nguồn sách
điện tử từ việc mua thiết bị đọc sách chuyên
dụng và các nguồn khác (tặng, chia sẻ,) là
4,3%, cao hơn tỷ lệ sinh viên có thiết bị đọc
sách chuyên dụng.
Thời gian đọc sách điện tử trung bình hàng
tuần: Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên đọc
sách từ 100 - 105 phút/tuần chiếm tỷ lệ lớn nhất
209 (42,9%); tiếp theo là 184 (37,8%) dưới 100
phút/tuần; và thấp nhất là 94 (19,3%) trên 100
phút/tuần (Biểu đồ 2). So sánh với thời gian
đọc sách trung bình của người Mỹ 16,8 phút/
ngày năm 2018, giảm 2 phút so với năm 2015
là 19 phút, tức là khoảng 118 - 133 phút, tương
đương khoảng 2 giờ/tuần [16], thì các sinh viên
Việt Nam được điều tra có thời gian đọc sách
đi