Sự cố tràn dầu và ảnh hưởng của nó tới môi trường

Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại cho con người nhiều lợi ích, đảm bảo thỏa mãn cho con người về nhu cầu sống. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thật là hàng loạt các vấn đề về môi trường phát sinh. Bước sang thế kỷ 21 nền khoa học kỹ thuật của thế giới đạt ở trình độ cao, tuy nhiên nguồn năng lượng mà con người sử dụng vẫn là các loại hóa thạch để lại trong lòng đất, đại dương do đó chưa đảm bảo được về môi trường. Việc khai thác dầu mỏ là hoạt động mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho các quốc gia giàu khoáng sản này. Bên cạnh lợi ích về kinh tế như vậy thì quá trình khai thác, vận chuyển dàu mỏ cũng là hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường. Do đặc điểm dầu là một chất phức tạp, là một chất hữu cơ cao phân tử nên khi xảy ra sự cố tràn dầu thì sẽ tác động làm ảnh hưởng đến môi trường trong một thời gian dài và rất khó xử lý.

doc13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cố tràn dầu và ảnh hưởng của nó tới môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự cố tràn dầu và ảnh hưởng của nó tới môi trường I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại cho con người nhiều lợi ích, đảm bảo thỏa mãn cho con người về nhu cầu sống. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thật là hàng loạt các vấn đề về môi trường phát sinh. Bước sang thế kỷ 21 nền khoa học kỹ thuật của thế giới đạt ở trình độ cao, tuy nhiên nguồn năng lượng mà con người sử dụng vẫn là các loại hóa thạch để lại trong lòng đất, đại dương do đó chưa đảm bảo được về môi trường. Việc khai thác dầu mỏ là hoạt động mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho các quốc gia giàu khoáng sản này. Bên cạnh lợi ích về kinh tế như vậy thì quá trình khai thác, vận chuyển dàu mỏ cũng là hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường. Do đặc điểm dầu là một chất phức tạp, là một chất hữu cơ cao phân tử nên khi xảy ra sự cố tràn dầu thì sẽ tác động làm ảnh hưởng đến môi trường trong một thời gian dài và rất khó xử lý. Trên thế giới hiện nay vấn đề tràn dầu rất được quan tâm. Việc tìm ra hướng xử lý và khắc phục sự cố này là rất cần thiết, một mặt tránh gây lãng phí trong thời điểm nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt và quan trọng hơn là tránh gây tổn hại tới môi trường. Cùng với những kiến thức được học và từ những số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập được tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Sự cố tràn dầu và ảnh hưởng của nó tới môi trường". 1.2 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiều hiện trạng của sự cố tràn dầu. - Đánh giá tác động của tràn dầu tới môi trường. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu và phòng tránh sự cố tràn dầu. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào một số tài liệu nghiên cứu đã được công bố, các bài báo tạp chí và một số trang web. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Hiện trạng của sự cố tràn dầu 2.1.1 Khái niệm về tràn dầu Sự cố tràn dầu xảy ra ngày càng nhiều và tác động của chúng ngày càng lớn, không chỉ ở các quốc gia có hoạt động khai thác dầu mỏ mới có sự cố tràn dầu mà ở các quốc gia không có hoạt động này đều có thể gặp sự cố. Vậy tràn dầu là gì? Theo thông tư của bộ KHCN và MT số 2262/TT-MTG ngày 29/12/1995: Tràn dầu là hiện tượng xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối, tang trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, mở đường ống, mở bể chứa, tai nạn đâm và gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các giàn khoan dấu khí, cơ sở lọc dầu… làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiêm môi trường ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các tài nguyên thủy sản. Số lượng dầu tràn ra tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là tràn dầu. 2.1.2 Tình hình tràn dầu trên thế giới và Việt Nam * Trên thế giới: hiện nay trên thế giới đã và đang xảy ra những vụ tràn dầu gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là các vụ tràn dầu: - Ngày 16/3/1978 tại biển PORTSALL của Pháp tàu chở dầu Amoco Cadiz là tràn trên 68 triệu gallon.( 1gallon = 3,78541178 lít). - Tiếp đó 3/6/1979 tại vịnh Mexico: Giếng tàu thăm dò IXTOC 1 bị vỡ, tràn ra khoảng 80 triệu gallon dầu thô ra biển. Đến 1/11/1979 đã xảy ra vụ va chạm giữa tàu BURMAH- AGATE với tàu chở hang Mimosa làm 2,6 triệu gallon dầu tràn ra biển. - 25/11/1991 nam Kuwait: trong chiến tranh vùng vịnh, Iraq cố tình bơm khoang 60 triệu gallon dầu thô vào vịnh Ba tư. - 10/8/1993, vịnh Tampa: Xà lan Bouchard B155, tàu chở hàng Balsa 37 và Xà lan Ocean 255 va vào nhau làm tràn khỏang 336 gallon dầu. - 15/2/1996 Biển xứ wales: Siêu tàu chở dầu Sea Empress va vào đất liền tại vịnh Milford Haven, làm tràn 70 triệu lít dầu thô. - 18/2/2000 ngoài khơi Rio de Janeiro, Brazil: đường ống dẫn dầu bị vỡ làm tràn 343200 gallon dầu nặng vào vịnh Guanbara. *Việt Nam: Không những trên thế giới, sự cố tràn dầu cũng đang là một mối lo lớn cho Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài trong môi trường. Điển hình là các sự cố tàu Formosa one Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi – Vũng Tàu ( tháng 9-2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ 1000 m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng lớn biển Vũng Tàu . Thống kê lượng dầu tràn một số năm ở Việt Nam Nguồn Đơn vị tính Năm 1992 Năm 1995 Năm 2000 Giàn khoan ngoài khơi Tấn 200 270 550 Nguồn từ đất liền Tấn 4040 5300 7500 Sự cố hàng hải Tấn 500 500 1500 Tàu chở dầu Tấn 2300 3500 7500 Hoạt động cảng Tấn 340 450 600 Tổng số Tấn 7380 10020 17650 (Nguồn: Cục Môi trường, TRIMAR – AB, Thụy Điển, 1995) Như vậy, không chỉ ở các nước có trữ lượng giàu mỏ lớn mới xảy ra sự cố tràn dầu mà ở các nước có trữ lượng nhỏ cũng xảy ra sự cố tràn dầu. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự cố tràn dầu? 2.1.3 Nguyên nhân tràn dầu * Trên đất liền: + Rạn nứt các thể tích các ống dẫn dầu: có thế do động đất, các mối hàn không đảm bảo chất lượng nên xảy ra trường hợp rạn nứt mối hàn… khiến dầu bị tràn ra môi trường. + Do phụt bể chứa: Các bể chứa chỉ có một thể tích nhất định, khi lượng dầu được xả vào bể quá mức sẽ gây ra hiện tưỡng tràn hoặc do sự thay đổi thời tiết làm cho thể tích dầu tăng lên cũng là nguyên nhân làm dầu từ các bể chứ trào ra. + Rò rỉ từ quá trình tinh chế, lọc dầu. + Rò rỉ từ quá trình khai thác, thăm dò trên đất liền. * Trên biển: + Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh: Các tàu thuyền đều sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu do đó khi các bình chứ dầu của thuyền không đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển. + Rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa: Công tác xây dựng không đảm bảo làm cho dầu từ các giếng này đi ra môi trường. + Các sự cố tràn dầu do tàu và sà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm: Đây là nguyên nhân rất nguy hiển không những tổn thất về mặt kinh tế, môi trường mà còn đe dọa tới tính mạng con người. Các nguồn gây ô nhiễm do dầu trên thế giới Nguồn gốc tràn dầu Tỷ lệ (%) Từ các hoạt động tàu thuyền 33 Do chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển 37 Dầu từ các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy 12 Dầu từ khí quyển 9 Dầu rò rỉ từ lòng đất 7 Dầu từ các hoạt động dầu khí( thăm dò - khai thác) 2 (Nguồn: Woodward – Clyde, 1995) 2.2 Ảnh hưởng của tràn dầu Sự cố tràn dầu gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, kinh tế và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Theo thống kê của Cục Môi trường (Bộ KHCN&MT), từ năm 1987 đến nay đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ của nước ta, gây thiệt hại to lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường. 2.2.1 Ảnh hưởng tới môi trường Sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng đến môi trường đất, khí và đặc biệt gây nguy hại nghiêm trọng môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra trên biển hay các kênh rạch nơi có tàu thuyền qua lại. Khi sự cố tràn dầu xảy ra trên đất hoặc trên nước, không chỉ làm ô nhiễm môi trường hiện tại mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài về sau. Khi dầu tràn trên đất và trên nước xâm nhập vào bờ biển và bờ sông nếu không được xử lý thì để càng lâu dầu càng ngấm sâu. Một thời gian sau có thể trên mặt đất không còn dấu hiệu của dầu do bị nước thủy triều rửa trôi hay bị các lớp đất khác lấp lên, nhưng thực chất phần lớn lượng dầu tràn đã ngấm sâu xuống dưới, không thể tự phân hủy, làm nhiễm độc lâu dài môi trường đất và nước ngầm. * Tràn dầu ảnh hưởng tới đất: + Ảnh hưởng tới sự nảy mầm: khi dầu nhiễm vào đất thì sẽ và tác động lên cây trồng làm chậm và giảm tỷ lệ nảy mầm của cây. + Ảnh hưởng lên sự phát triển: Chiều cao của cây ở đất nhiễm dầu chỉ bằng 20-30% chiều cao cực đại của cây trên đất không nhiễm dầu. + Ảnh hưởng tới sinh khối khô: Mức độ ô nhiễm tỷ lệ nghịch với sinh khối khô do ảnh hưởng độc hại trên quá trình sinh trưởng bởi các hoạt chất độc hại lẫn tính chất hóa lý của đất và các hợp chất sinh học và do mức độ ảnh hưởng của sự tổng hợp và vận chuyển các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống trong cây. + Ảnh hưởng tới sự vận chuyển dinh dưỡng: Xử lý ô nhiễm dầu tương quan với nồng độ chất dinh dưỡng trong cây. * Tràn dầu ảnh hưởng tới hệ sinh thái: gây nhiễu loạn hoạt động sống trong hệ sinh thái + Nồng độ dầu trong nước đạt 0,1mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy; dầu bám vào cơ thể hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước làm giảm giá trị sử dụng. + Đối với chim biển, dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt nước. Nhiễm dầu, chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim + Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước; dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu; dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối. 2.2.2 Thiệt hại về kinh tế Sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt đến các ngành nuôi trồng - đánh bắt thuỷ sản và du lịch. + Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Do sự cố tràn dầu làm ô nhiễm môi trường, gây tổn hại đến các hệ sinh thái nên đã làm giảm số luợng các loài thuỷ hải sản, đặc biệt là các loài cá. Đây là một thiệt hại lớn đối với ngành kinh tế biển, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân vùng ven biển. Sự cố dầu tràn không chỉ gây ô nhiễm môi trường biển, mà còn ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm. Mức độ ảnh hưởng có thể kéo dài trong nhiều năm do đó cần phải có thời gian để có thể khôi phục lại các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. +Hoạt động du lịch. Do diều kiện đặc thù mà ngành du lịch phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau các sự cố tràn dầu. Dầu tràn gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ các hệ sinh thái tự nhiên đã làm cho lượng khách du lịch suy giảm nghiêm trọng. Và cũng cần phải có thời gian mới có thể khắc phục được. +Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tràn dầu có thể ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dầu tràn có thể xâm nhập vào đât sản xuất nông nghiệp gây nhiễm độc cho đất, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Các chất độc còn có thể thấm xuống hệ thông nước ngầm, ảnh hướng lâu dài đến hoạt động sản xuất. Khả năng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng giảm do lo ngại về khả năng nhiễm độc của thực phẩm. Điều này ảnh hưởng lớn đến người dân sinh sống bằng nông nghiệp. 2.2.3 Ảnh hưởng tới con người Khi dầu tràn ngấm vào nước ngầm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Ảnh hưởng lâu dài khó đánh giá hết được: Ô nhiễm môi trường đất, nước và khí làm nhiễm độc các loài thực vật, động vật và cũng là nguồn thức ăn cho con người, làm cạn kiệt nguồn nước sạch. * Như vậy, hậu quả sau những vụ tràn dầu là vô cùng lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, huỷ diệt các hệ sinh thái, tổn thất về kinh tề và sức khoẻ con người… mà nghiêm trọng hơn nó còn gây những ảnh hưởng dai dẳng về sau. 3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố tràn dầu 3.1 Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố - Khi có sự cố xảy ra phải tìm biện pháp cứu người bị nạn thoát khỏi vùng nguy hiểm. - Tìm cách không cho dầu loang ra môi trường: dung phao ngăn dầu chuyên dung, dung tre nứa kết thành phao ngăn. Tổ chức thu gom: bơm, hút, vớt thủ công, chứa vào các phương tiện đơn giản. Dùng rơm rạ thả xuông nước cho dầu thấm vào sau đó vớt lên và cất vào nơi an toàn. - Trong trường hợp (đâm, va tàu, vỡ kho chứa…) tìm cách san dầu và cất giữ tại nơi an toàn, có thể san sang các tàu khác, tàu cứu nạn nhằm mục đích giảm được thiệt hại về kinh tế và môi trường. - Trường hợp dầu tràn ra ngoài khơi xa bờ: dùng chất phân tán dầu ngăn không cho dầu có khả năng vào bờ gây ô nhiễm. - Khi dầu tràn vào bờ gây ô nhiễm thì tìm mọi biện pháp tổ chức thu gom dầu và cặn dầu, làm sạch bờ biển. 3.2 Biện pháp phòng ngừa - Các doanh nghiệp, địa phương cần xây dựng kế hoạch, các phương án ứng cứu sự cố trong phạm vi hoạt động của mình tại nơi có khả năng xảy ra sự cố nhất, đặc biệt là các khu vực cảng, khu khai thác và lưu trữ dầu khí, bể xăng…nhằm chủ động đối phó với tình huống xảy ra. - Xây dựng tổ chức với các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để đối phó tràn dầu xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình. - Hàng năm, cần tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điều chỉnh và nâng cao khả năng ứng xử của hệ thống đối phó cơ sở, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. - Thường xuyên kiểm tra công nghệ, quy trình sản xuất, vận hành, nâng cao tính an toàn trong các hoạt động có khả năng gây sự cố tràn dầu. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu cho quá trình vận hành máy móc trong sản xuất là rất cần thiết, dầu mỏ đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất tạo ra của cải vật chất. Hơn nữa, việc xuất khẩu dầu mỏ đem lại lợi nhuận rất lớn cho các nước giàu tài nguyên này. Tuy nhiên, việc khai thác, bảo quản chúng vẫn còn chưa tốt dẫn tới các sự cố tràn dầu gây thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn tác động xấu tới môi trường. Nước ta cũng có nguồn tài nguyên này do đó việc chế biến, khai thác chúng cần được cân nhắc thật kỹ nhằm tránh xảy ra sự cố tràn dầu. Bên cạnh những công việc có tác dụng quản lý thì cần phải nghiên cứu nhiều biện pháp xử lý, ứng cứu khi xảy ra sự cố như áp dụng các biện pháp vi sinh vật vào công tác xử lý dầu lan trên biển. Để giúp công tác quản lý tốt hơn, nước ta cần phải: - Tham gia công ước quốc tế về tràn dầu(1992) - Xây dựng nghị định hướng dẫn về đền bù do sự cố tràn dầu, đặc biệt là cho pháp nhân trong nước. - Xây dựng hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu Xây dựng tổ chức: - Nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào hoạt động các trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu - Xây dựng hệ thống cảnh báo và phát hiện dầu tràn. - Hệ thống ứng phó trên biển, trên sông. - Hệ thống khắc phục hậu quả tràn dầu. - Phát triển công nghệ nhận dạng dầu ô nhiễm. Phải gắn kết công tác ứng phó sự cố tràn dầu vào chiến lược bảo vệ môi trường biển và phát triển kinh tế biển quốc gia Tài liệu tham khảo Sinh thái môi trường ứng dụng. Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết. Nhà xuất bản KH và KT. Bảo vệ môi trường biển vấn đề và giải pháp. TS Nguyễn Hồng Thao. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia. Cơ Sở tài nguyên và môi trường biển. Nguyễn Chu Hồi. Nhà xuất bản Đại học QG Hà Nội. www.nea.gov.vns
Tài liệu liên quan