Bài này nhằm giới thiệu một số định dạng tài nguyên trong bài giảng điện tử như:
hình ảnh, âm thanh, video.Các đặc điểm của từng định dạng, cách chuyển đổi các định
dạng cho phù hợp với yêu cầu của bài giảng.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN
Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:
- Biết được các khái niệm về các chuẩn mã hóa hình ảnh, âm thanh.
- Hiểu được các đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi loại định dạng
- Biết cách sử dụng các phần mềm để chuyển đổi các định dạng.
123 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số phục vụ giảng dạy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG ĐOÀN TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI
CÔNG ĐOÀN KHOA SPKT
TRỊNH VĂN ĐÍCH – LÊ HUY HOÀNG - PHẠM KHÁNH TÙNG
SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN KỸ THUẬT SỐ
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY
(Tài liệu tham khảo)
HÀ NỘI, 2014
1
MỤC LỤC
I. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SỐ TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 3
1.1. Qui trình ứng dụng KTS trong thiết kế bài giảng điện tử 3
1.2. Các kỹ năng về KTS cần thiết 4
II. CÁC ĐỊNH DẠNG TÀI NGUYÊN THÍCH HỢP TRONG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 6
2.1. Định dạng ảnh thông dụng 6
2.1.1. Một số khái niệm 6
2.1.2. Các định dạng ảnh phổ biến 7
2.1.3. Lựa chọn, chuyển đổi định dạng. 8
2.2. Các định dạng tài nguyên video 9
2.2.1. Một số thuật ngữ và khái niệm 9
2.2.2. Các chuẩn Video 10
2.2.3. Sử dụng phần mềm để mã hóa Video 16
III. KẾT NỐI CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT SỐ 19
3.1 Các chuẩn kết nối 19
3.2 Các bƣớc kết nối 24
3.3 Một số mô hình kết nối 24
IV. MỘT SỐ THIẾT BỊ TẠO TÀI NGUYÊN BÀI GIẢNG 26
4.1 Máy ảnh kỹ thuật số (Digital Camera) 26
4.1.1. Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc 26
4.1.2 So sánh giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 28
4.1.3 Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số 31
4.1.4. Cách chụp ảnh 41
4.1.5. Chuyển ảnh từ máy ảnh vào máy tính 42
4.1.6. Một số lưu ý khi chụp ảnh 44
4.1.7 Hướng dẫn bảo quản 47
4.2. Sử dụng máy quay phim kĩ thuật số 50
4.2.1. Một số loại máy quay phim KTS 50
4.2.2.Các thành phần chính của máy quay 51
4.2.3. Vận hành 53
4.2.4. Kết nối 55
4.2.5. Một số chú ý khi quay phim 56
4.2.6. Bảo quản máy quay 58
4.3 Sử dụng máy quét (scanner) 61
4.3.1. Nguyên lí làm việc của máy quét hình 61
4.3.2. Một số loại máy quét hình 62
4.3.3. Kết nối máy quét hình với máy tính 64
4.3.4 Quét tài liệu và phim 67
2
4.3.5. Lưu hình ảnh từ máy quét 68
V. MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 70
5.1.Các phần mềm chỉnh sửa ảnh 70
5.2.Các phần mềm sáng tác đồ họa 70
5.3. Các phần mềm biên tập video: 70
5.4. Các phần mềm chuyển đổi định dạng video: 70
5.5.Các phần mềm tạo Photo slideshown: 71
5.6.Các phần mềm chụp ảnh màn hình: 71
5.7.Các phần mềm quay phim màn hình: 71
5.8.Các phần mềm tạo hoạt hình 71
5.9.Các phần mềm tạo Flash 72
VI. MỘT SỐ THIẾT BỊ PHỤC VỤ TRÌNH CHIẾU BÀI GIẢNG 72
6.1 Tivi 72
6.1.1 Những thông số kỹ thuật cơ bản của máy thu vô tuyến truyền hình 73
6.1.2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng ti vi 74
6.1.3. Cài đặt chương trình TIVI 79
6.1.4. Kết nối TIVI với các thiết bị khác 81
1.1.5. Cách khắc phục một số hiện tượng hỏng hóc thường gặp 84
6.2. MÁY CHIẾU ĐA NĂNG (MULTIMEDIA PROJECTOR) 89
6.2.1. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc 89
6.2.2. Hướng dẫn sử dụng 91
6.2.3. Kết nối 102
6.2.4. Vận hành 106
6.2.5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy chiếu đa phương tiện 110
6.3. MÁY CHIẾU VẬT THỂ 114
6.3.1. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy chiếu vật thể 115
6.3.2. Các thông số kỹ thuật của máy chiếu vật thể 116
6.3.3. Sử dụng máy chiếu vật thể 116
6.3.4. Bảo dưỡng máy chiếu vật thể 121
3
I. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SỐ TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
GIỚI THIỆU
Ngày nay khi Công nghệ phát triển, việc giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc viết,
vẽ bảng, thuyết trình...theo kiểu truyền thống mà còn phải làm chủ được các phương tiện,
trang thiết bị, phần mềm...nhằm phục vụ việc thiết kế bài giảng, hỗ trợ giảng dạy. Các
phương tiện, thiết bị, phần mềm này là sản phẩm của Kỹ thuật số cho nên trong tài liệu
này được gọi chung là Kỹ thuật số (KTS).
Ngoài việc thiết kế, phục vụ bài giảng ra, KTS còn được ứng dụng rất hiệu quả
vào các hoạt động khác trong công tác của người giáo viên như: công tác chủ nhiệm,
công tác Đoàn thanh niên, Công đoàn...
1.1. Qui trình ứng dụng KTS trong thiết kế bài giảng điện tử
Qui trình ứng dụng KTS trong thiết kế bài giảng điện tử có nhiều bước, có thể tóm
tắt qui trình ứng dụng KTS trong việc tạo bài giảng như sơ đồ:
Sơ đồ 1: Qui trình ứng dụng KTS trong việc tạo bài giảng
Tài nguyên bài giảng
Số hóa tài nguyên
Lựa chọn tài nguyên
Xử lý, gia công
Xây dựng kịch bản
Biên tập
Trình diễn
Sản phẩm
4
Tài nguyên bài giảng: Lựa chọn các sự vật, hiện tượng, sự kiện...trong tự nhiên,
xã hội phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học của bài
giảng.
Số hóa tài nguyên: Tạo ra các tài nguyên KTS từ các tài nguyên bài giảng thông
thường, hoặc sưu tập các tài nguyên đã được số hóa.
Lựa chọn tài nguyên: Trong tất cả các tài nguyên đã được số hóa, lựa chọn các tài
nguyên có chất lượng tốt nhất và phù hợp nhất với bài giảng.
Xử lý, gia công: Đây là bước “sơ chế” tài nguyên KTS - chỉnh sửa các tài nguyên
KTS nhằm nâng cao chất lượng của các tài nguyên đơn lẻ này.
Xây dựng kịch bản: Xác định trình tự, thời lượng, vị trí, sự tương tác...của các tài
nguyên KTS trong bài giảng.
Biên tập: Dùng các công cụ KTS biên tập bài giảng theo kịch bản đã xây dựng
Trình diễn: Trình chiếu, tương tác thử bài giảng xem có đạt yêu cầu hay không từ
đó có sự điều chỉnh lại đến kịch bản bài giảng, khi kịch bản thay đổi thì việc biên tập
cũng có sự điều chỉnh.
Sản phẩm: Sau khi hoàn thiện các bước trên có thể đóng gói sản phẩm bài giảng
theo định dạng phù hợp với phương tiện dạy học được sử dụng.
1.2. Các kỹ năng về KTS cần thiết
Căn cứ vào sơ đồ qui trình ứng dụng KTS trong thiết kế bài giảng điện tử, có thể
thấy rằng ngoài các kiến thức về sư phạm ra, có liệt kê được ra các kỹ năng KTS mà giáo
viên phải có như sau:
Số hóa tài nguyên: Để thực hiện được bước này, giáo viên phải có kỹ năng về sử
dụng các công cụ, thiết bị KTS về âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh (Image), hình ảnh
động (video). Như vậy giáo viên phải có kỹ năng sử dụng các loại thiết bị như: tăng âm,
loa, micro; máy quay phim KTS, máy ảnh KTS, máy quét...Các phần mềm về ghi âm,
chụp ảnh, quay phim màn hình...
Xử lý, gia công: Bước này đòi hỏi giáo viên biết sử dụng các phần mềm, thiết bị
chuyên dụng để cắt, gộp, chuyển đổi, sửa lỗi...các tài nguyên KTS đã sưu tập được ở
bước trên. Như vậy tối thiểu giáo viên cũng phải biết sử dụng các phần mềm về đồ họa,
các phần mềm biên tập, chuyển đổi định dạng audio, video.
Biên tập: Từ những tài nguyên KTS đã qua xử lý, căn cứ vào kịch bản đã được
xây dựng, giáo viên phải biết dùng các phần mềm tạo trình chiếu, phim, ảnh, tương tác,
5
mô phỏng...để tạo ra một bài giảng. Thậm chí ở mức cao hơn, giáo viên phải biết lập
trình, tạo các ứng dụng phục vụ bài giảng.
Trình diễn: Muốn trình chiếu, tương tác, mô phỏng...bài giảng, giáo viên phải sử
dụng được các phương tiện dạy học như: Tivi, đầu đĩa, máy chiếu đa phương tiện, máy
chiếu vật thể, bảng tương tác...
Sản phẩm: Căn cứ vào phương tiện dạy học, mà có cách đóng gói bài giảng theo
định dạng phù hợp. Để làm được điều này, giáo viên phải hiểu được các kiểu định dạng,
đặc điểm của thiết bị lưu trữ, trình diễn.
6
II. CÁC ĐỊNH DẠNG TÀI NGUYÊN THÍCH HỢP TRONG BÀI GIẢNG ĐIỆN
TỬ
GIỚI THIỆU
Bài này nhằm giới thiệu một số định dạng tài nguyên trong bài giảng điện tử như:
hình ảnh, âm thanh, video...Các đặc điểm của từng định dạng, cách chuyển đổi các định
dạng cho phù hợp với yêu cầu của bài giảng.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN
Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:
- Biết được các khái niệm về các chuẩn mã hóa hình ảnh, âm thanh.
- Hiểu được các đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi loại định dạng
- Biết cách sử dụng các phần mềm để chuyển đổi các định dạng.
NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Định dạng ảnh thông dụng
2.1.1. Một số khái niệm
a) Điểm ảnh (Pixel):
Là phần tử nhỏ nhất (phần tử ảnh) mà một thiết bị có thể hiện thị trên màn hình,
hình ảnh trên màn hình được xây dựng nên từ các phần tử đó.
Pixel có hình dạng là hình vuông hoặc hình chữ nhật
b) Độ phân giải của ảnh số (Image Resolution):
- Chất lượng của bất kỳ hình ảnh số nào, dù được in ra hay hiển thị trên màn hình
cũng đều phụ thuộc vào độ phân giải
- Độ phân giải là số lượng điểm ảnh (pixel) dùng để tập hợp thành hình ảnh. Số
lượng điểm ảnh càng nhiều thì độ nét và chi tiết ảnh sẽ càng cao.
- Có 3 cách để biểu thị độ phân giải ảnh:
+) Biểu thị bằng số lượng điểm ảnh theo chiều dọc và chiều ngang của ảnh (ví dụ:
1024 x 768)
+) Biểu thị bằng tổng số điểm ảnh trên 1 tấm ảnh (960.000 pixel)
+) Biểu thị bằng số lượng điểm ảnh có trên 1 inch (ppi) hoặc số chấm (dot) có trên 1 inch
(dpi)
7
2.1.2. Các định dạng ảnh phổ biến
a) BMP (Bitmap)
Đặc điểm nổi bật nhất của định dạng BMP là tập tin hình ảnh thường không
được nén bằng bất kỳ thuật toán nào. Khi lưu ảnh, các điểm ảnh được ghi trực tiếp vào
tập tin - một điểm ảnh sẽ được mô tả bởi một hay nhiều byte tùy thuộc vào giá trị của
ảnh. Do đó, một hình ảnh lưu dưới dạng BMP thường có kích cỡ rất lớn, gấp nhiều lần so
với các ảnh được nén (chẳng hạn GIF, JPEG hay PNG)
Định dạng BMP được hỗ trợ bởi hầu hết các phần mềm đồ họa chạy
trên Windows, và cả một số ứng dụng chạy trên MS-DOS. Ngay từ Windows 3.1,
Microsoft đã cho ra đời phần mềm PaintBrush, một phần mềm hỗ trợ vẽ hình ảnh đơn
giản và lưu hình ảnh được vẽ dưới dạng BMP 16 hay 256 màu. Tuy nhiên, do kích thước
tập tin ảnh BMP quá lớn, định dạng BMP không phù hợp để trao đổi hình ảnh qua
mạng Internet (do hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu). Do đó, các trang web thường sử
dụng ảnh dạng GIF, JPEG hay PNG. Các định dạng này hỗ trợ các thuật toán nén hình
ảnh, vì vậy có thể giảm bớt kích cỡ của ảnh.
b) GIF (Graphis Interchange Format - Định dạng trao đổi hình ảnh)
GIF là 1 định dạng ảnh quản lý không quá 256 màu cho 1 ảnh tĩnh cũng như từng
khuôn hình cho các ảnh động, được dùng rộng rãi trên WEB do dùng kỹ thuật nén bảo
toàn làm giảm kích thước file mà không làm thất thoát dữ liệu. Do giới hạn về màu sắc
nên thường được dùng cho các hình vẽ nét, sơ đồ vốn không cần dùng đến dãi 16 triệu
màu và không phù hợp để lưu các ảnh chụp.
c) PNG : (Portable Net Graphics)
Là định dạng ảnh có nhiều đặc điểm giống GIF ngoại trừ phần động (Có thể nén
để đưa lên net, hỗ trợ lưu ảnh transparancy) nhưng do có dải phổ màu rộng hơn, có thể
đến 16 triệu màu, nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trên WEB với các ảnh có chất
lượng như ảnh chụp.
d) JPG (JPEG - Joint Photographic Experts Group)
Là định dạng ảnh nén hiệu quả, có thể nén ảnh đến vài chục lần, tuy nhiên chất
lượng lượng ảnh sẽ suy giảm tỉ lệ thuận với hệ số nén, thuật toán nén dựa trên nguyên tắc
loại bỏ những thông số màu để giảm thông tin cho file dựa trên xu hướng nhận thức về
màu sắc của mắt người. Do vậy, JPG còn được gọi là định dạng ảnh nén mất thông tin.
Thường được dùng dể lưu ảnh chụp, tất nhiên tuỳ theo nhu cầu mà chọn độ nén thích hợp
8
để bảo toàn chất lượng. Các PhotoLab đều dùng định dạng này với hệ màu RGB để xuất
ảnh.
e) TIFF (Tagged Image File Format)
Là định dạng chủ yếu để lưu trữ ảnh, bao gồm cả đồ thị lẫn hình ảnh. Đầu tiên
được xây dựng bởi hãng Aldus kết hợp với Microsoft để dùng cho kỹ thuật in PostScript.
TIFF là định dạng thông dụng cho các ảnh có dãi tần màu rộng và sâu, phát triển song
song với các máy quét ảnh do đó ngày càng trở thành 1 định dạng hữu dụng được dùng
trong in ấn nhờ vừa bảo toàn được thông tin, vừa có thể chấp nhận các kỹ thuật nén
LZW, ZIP... có thể làm giảm đáng kể dung lượng. Từ PhotoShop 7.0 trở đi, ta có thể lưu
được được file TIFF mà vẫn bảo toàn được các lớp (Nếu click option Layers khi save as),
do đó gíúp cho việc lưu trữ trở nên càng thuận tiện.
f) RAW
Là định dạng ảnh thô chưa qua xử lý hoặc chỉ chịu rất ít ảnh hưởng bởi bộ cảm
biến hình ảnh của các thiết bị nhập như máy ảnh kỹ thuật số hay scanner, do đó nó bảo
toàn được hình ảnh gần như nguyên thuỷ và sẵn sàng cho việc biên tập cũng như in ấn
tuỳ theo yêu cầu của người xử lý.
2.1.3. Lựa chọn, chuyển đổi định dạng.
Việc chọn định dạng file nào trong số nhiều định dạng tùy thuộc vào mục đích lưu
trữ và sử dụng ảnh. Nếu lưu trữ tư liệu lâu dài, TIFF và PNG là lựa chọn số 1. Nhưng các
tập tin này có kích thước rất lớn nên không thể áp dụng với các ứng dụng online như
email, WEB...Cho nên khi sử dụng online, các file nhỏ gọn hơn như định dạng JPEG lại
là lựa chọn tốt hơn hẳn mặc dù JPEG không đảm bảo được chất lượng hình ảnh.
Cách tốt nhất trong việc chọn lựa định dạng file ảnh chính là sử dụng linh hoạt các
định dạng này bằng cách:
- Lưu trữ bản chính của file ảnh bằng định dạng TIFF hoặc PNG trong một thư mục gốc.
- Khi cần sử dụng cho các mục đích: chèn các file ảnh vào bài giảng điện tử, email, tải
lên website... các thao tác đòi hỏi tính chất nén nhỏ gọn của file ảnh, hãy copy từ tập tin
ảnh gốc và lưu chuyển đổi thành định dạng JPEG rồi thao tác trên bản copy này.
Việc kết hợp các định dạng file ảnh linh hoạt thế này sẽ giúp việc chia sẻ hay ứng
dụng ảnh trên Internet nhanh gọn mà lại lưu trữ tư liệu ảnh an toàn đảm toàn chất lượng
cao cho kho ảnh gốc.
9
Việc chuyển đổi định dạng file ảnh rất đơn giản qua các phần mềm quản lý, xử lý
ảnh như: ACDsee, photoshop, paint, paint.net...chỉ cần mở ảnh đó nên -> save as và chọn
định dạng cần lưu.
2.2. Các định dạng tài nguyên video
Hiện nay, Video kỹ thuật số được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống. Ngoài chức năng
giải trí, video còn giúp cho việc dạy và học trở lên sinh động và thú vị hơn. Có rất nhiều
định dạng Video được chứa đựng trong đĩa VCD, DVD, Blu-ray, các file videoViệc
nghiên cứu các định dạng và các chuẩn mã hóa Video kỹ thuật số sẽ giúp chúng ta có
những hiểu biết về kỹ thuật cũng như giúp cho việc ứng dụng chúng trong cuộc sống
thường ngày và nhất là ứng dụng trong thiết kế các bài giảng điện tử.
2.2.1. Một số thuật ngữ và khái niệm
a) Độ phân giải khung hình.
- SD Video (Standard Definition Video ): Video độ nét tiêu chuẩn.
Video độ nét tiêu chuẩn là hệ thống video có độ nét (độ phân giải) tương đương hệ thống
TV truyền thống hay đĩa DVD tiêu chuẩn Mpeg2:
Độ phân giải của màn hình hiển thị SD là 720 x 544 pixel (PAL) hoặc 720 x 480
(NTSC)
- HD Video (High Definition Video): Video độ nét cao.
Video độ nét cao (hay gọi là video HD) là hệ thống video có độ nét (độ phân giải) cao
hơn so với video tiêu chuẩn (SD - Standard Definition). Độ phân giải của màn hình hiển
thị HD là 1.280 × 720 pixel (720p) hoặc 1.920 × 1.080 pixel (1080i/1080p)
I: Interlace scan - Quét xen kẽ
P: Progressive scan - Quét liên tục
Hiện nay trên thị trường có 2 loại TV phổ biến
- Full HD: Là TV có khả năng hiển thị được nội
dung hình ảnh có độ phân giải 1920 x 1080 quét
liên tục, được gọi là 1080p
10
- HD Ready: Là TV có khả năng hiển thị nội dung
hình ảnh có độ phân giải 1280 x 720 (hoặc 1366 x
768) quét liên tục, gọi là 720p
- UHDTV - Ultra-high-definition television: gọi tắt là độ phân giải 4K
Loại TV đang phát triển có độ phân giải 3840 x 2160, tức là có số điểm ảnh gấp 4 lần độ
phân giải Full HD
Hình dưới là sự so sánh một số độ phân giải khung hình
b) Codec (Bộ mã)
Codec là từ viết tắt của coder/decoder (mã hóa/giải mã hóa), nó chỉ là một đoạn chương
trình nhỏ. Hay chúng ta có thể gọi nó là một công thức mà mọi chương trình media
player cần đến nó. Chương trình sẽ đọc dữ liệu file media, dùng codec để giải mã chúng
và đưa ra cho chúng ta nội dung chính xác bằng hình ảnh / âm thanh của dữ liệu đó - đây
là quá trình giải mã, một quá trình rất thông dụng trong cuộc sống số bình thường. Quá
trình mã hoá cũng gần như tương tự có điều theo chiều gần ngược lại (vì có nhiều cách để
encode).
2.2.2. Các chuẩn Video
11
a) Chuẩn mã hóa MPEG
MPEG hay gọn hơn là MPG có xuất xứ từ Moving Picture Experts Group (Nhóm các
chuyên gia điện ảnh). Tổ chức ra đời năm 1988 này chuyên phát triển các tiêu chuẩn về
nén phim kỹ thuật số (digital video) và âm thanh số (digital audio).
Hiện nay, thông dụng nhất trên thế giới là 3 chuẩn MPEG 1, 2 và mới nhất là 4.
* MPEG-1: Đây là chuẩn của VideoCD và đĩa CD-I (Compact Disc – interactive, đĩa CD
tương tác). Nó được thiết kế để mã hóa video với tốc độ khoảng 1,5 triệu bit/giây. Với
tốc độ truyền tải đồng bộ video và audio 150KB/s, nó tương đương với tốc độ của ổ CD-
ROM 1x. MPEG-1 cho video có độ phân giải 353x240 pixels với tốc độ 30 khuôn hình
một giây (fps - frame per second). Tuy nhiên, chất lượng của nó hơi kém hơn so với băng
video VCR và kém xa chất lượng tivi chuẩn.
* MPEG-2: Chuẩn này cho chất lượng hình ảnh và âm thanh cao hơn MPEG-1. Nó chia
thành hai cấp: cao nhất là DVD Video và thấp hơn một chút là SuperVCD (SVCD). Nó
mã hóa video xen kẽ (interlaced video) với tốc độ hơn 4 triệu bit/giây. MPEG-2 cũng
được dùng trong truyền hình kỹ thuật số bao gồm: truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền
hình kỹ thuật số vệ tinh, truyền hình cáp kỹ thuật số.
MPEG-2 cho video có độ phân giải 720x480 và 1280x720 pixel với tốc độ 60fps và âm
thanh đạt chất lượng Audio CD. Chuẩn này có thể nén một bộ phim dài 2 giời thành một
file có dung lượng vài GB.
Đầu máy phát MPEG-2 có thể phát được cả chuẩn MPEG-1.
* MPEG-3: Chuẩn này ban đầu được dự định phát triển dành cho truyền hình độ phân
giải cao (HDTV). Nhưng cuối cùng nó lại được sáp nhập với chuẩn MPEG-2 khi các
chuyên gia xác định rằng chuẩn MPEG-2 đủ sức đáp ứng được các yêu cầu của HDTV.
* MPEG-4: Đây là chuẩn nén video giàu tham vọng nhất. Các chuyên gia muốn huy động
nhiều yếu tố như sự tổng hợp thoại và hình, hình học bất quy tắc, trực quan máy tính và
trí thông minh nhân tạo (AI) để tái tạo lại các hình ảnh.
MPEG-4 tạo ra một bước ngoặc mới cho truyền thông video. MPEG-4 là chuẩn thuật
toán đồ họa và video dựa trên hai chuẩn MPEG-1, MPEG-2 và công nghệ QuickTime của
Apple. Nhờ có kích thước nhỏ hơn và tốc độ truyền tải thấp hơn, MPEG-4 có thể truyền
qua một băng thông hẹp hơn, có thể trộn video với text, đồ họa, các lớp 2D và 3D động,...
Nó đã được tổ chức ISO công nhận vào tháng 10-1998.
12
MPEG-4 được coi là một cuộc cách mạng mới trong media số. Nó là chuẩn multimedia
toàn cầu thế hệ kế tiếp. Nó được thiết kế để truyền tải video với chất lượng DVD
(MPEG-2) qua mạng.
b) Một số codec MPG-4 thông dụng
- DivX là codec của MPEG-4. "DivX" là viết tắt của "Digital Video Express". Đây là
codec phổ biến được rất nhiều đầu đọc DVD hỗ trợ. DivX đã trở thành phổ biến do khả
năng của nó để nén các đoạn video dài thành các file kích cỡ nhỏ trong khi duy trì chất
lượng hình ảnh tương đối cao. Có hai DivX codec là: MPEG-4 Part 2 codec DivX thường
và H.264/MPEG-4 AVC codec DivX Plus HD.
- XviD là codec rất nổi tiếng của MPEG-4 .XviD được biết với cái tên khác là MPEG-4
Part 2.Nó thường được lưu trữ dưới dạng File .AVI .MP4...
Xvid là một đối thủ cạnh tranh chính của DivX Pro Codec (Xvid là DivX viết ngược).
Ngược lại với các codec DivX, độc quyền phần mềm được phát triển bởi DivX .Inc, Xvid
là phần mềm miễn phí được phân phối theo các điều khoản của GNU General Public
License.
- H.264: Còn được gọi là AVC (Advanced Video Coding) hay MPEG-4 part 10 là một
tiêu chuẩn cho nén video . Dự thảo cuối cùng làm việc trên phiên bản đầu tiên của tiêu
chuẩn đã được hoàn thành tháng 5 năm 2003.
H.264 được sử dụng trong các ứng dụng như Blu-ray, video từ YouTube và iTunes Store,
DVB phát sóng, phát sóng trực tiếp dịch vụ truyền hình vệ tinh, các dịch vụ truyền hình
cáp, và truyền hình hội nghị trực tiếp.
H.264 là codec mạnh nhất hiện nay, H.264 chỉ cần bitrate bằng 2/3 XviD để đạt chất
lượng tương tương.
c) Các định dạng âm thanh
- Âm thanh kỹ thuật số không nén:
Bao gồm các loại LPCM, WAV, AIFF, AU...Hai dạng hay gặp nhất:
+) LPCM - Linear pulse-code modulation: có trong đĩa CD, DVD
+) WAV - Waveform Audio File Format: định dạng hay gặp trong máy tính
- Âm thanh kỹ thuật số có nén:
Bao gồm các loại: MP3, AC3, AAC, DTS
13
+) MP3 chỉ cho âm thanh stereo, tương thích với rất nhiều phần cứng Bitrate thông dụng
128kb/s
+) AC3 Dolby Digital: cho âm thanh đa kênh, được nhiều phần cứng hỗ trợ, Bitrate:
384Kb/s – 640Kb/s
+) DTS: âm thanh đa kênh, chất lượng cao, phần cứ