Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung Hiđrocacbon - Chương trình Hóa học lớp 11

Tóm tắt. Danh pháp và thuật ngữ là những phần quan trọng nhất của ngôn ngữ hóa học. Với vai trò là cầu nối giữa học sinh, giáo viên và môn hóa học việc rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh là hết sức quan trọng. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường Phổ thông tôi lựa chọn việc rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học về hiđrocacbon chương trình hóa học lớp 11 thông qua sử dụng hệ thống bài tập. Đề tài đã nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, từ đó xây dựng hệ thống bài tập, nghiên cứu quy trình và các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính đúng đắn.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung Hiđrocacbon - Chương trình Hóa học lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0023JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 203-212 This paper is available online at SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN DANH PHÁP VÀ THUẬT NGỮ HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG HIĐROCACBON - CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 Lê Huy Hoàng Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tóm tắt. Danh pháp và thuật ngữ là những phần quan trọng nhất của ngôn ngữ hóa học. Với vai trò là cầu nối giữa học sinh, giáo viên và môn hóa học việc rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh là hết sức quan trọng. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường Phổ thông tôi lựa chọn việc rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học về hiđrocacbon chương trình hóa học lớp 11 thông qua sử dụng hệ thống bài tập. Đề tài đã nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, từ đó xây dựng hệ thống bài tập, nghiên cứu quy trình và các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính đúng đắn. Từ khóa: Danh pháp, thuật ngữ hoá học, dạy học, hiđrocacbon, lớp 11. 1. Mở đầu Trong giáo dục mối liên hệ giữa học sinh, giáo viên với nhau và với môn học được cụ thể hóa bằng ngôn ngữ đặc trưng của chính môn học đó. Ngôn ngữ hóa học bao gồm: danh pháp, thuật ngữ và biểu tượng hóa học. Rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh là một trong những phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông. Bài tập hóa học có tác dụng trí dục là góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hóa học ở học sinh, giúp họ sử dụng ngôn ngữ hóa học đúng, chuẩn xác, từ đó có thể thấy việc sử dụng bài tập về danh pháp và thuật ngữ hóa học sẽ giúp cho quá trình học tập đạt hiệu quả hơn. Nội dung hiđrocacbon chương trình hóa học lớp 11 là nền tảng quan trọng giúp học sinh học tốt hóa hữu cơ sau này. Tuy nhiên hệ thống danh pháp và thuật ngữ của phần này có khối lượng kiến thức rất lớn, học sinh gặp nhiều khó khăn khi tiếp thu và vận dụng. Một số tác giả đã nghiên cứu vấn đề xây dựng, tuyển chọn, sử dụng hệ thống bài tập, rèn luyện ngôn ngữ hóa học cho học sinh Phổ thông tuy nhiên chưa có công trình đã công bố về việc rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học thông qua sử dụng hệ thống bài tập [2, 6, 7, 9]. Chính vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung hiđrocacbon - chương trình hóa học lớp 11” để nghiên cứu với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông. Ngày nhận bài: 10/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/12/2016. Liên hệ: Lê Huy Hoàng, e-mail: lehuyhoang@dhsptn.edu.vn 203 Lê Huy Hoàng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Cơ sở tâm lí học của quá trình nhận thức hóa học và quá trình dạy học hóa học cho thấy rằng: ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện của tư duy. Các chức năng chính đối với quá trình nhận thức của ngôn ngữ đó là: định nghĩa, thông báo, khái quát hóa,. . . Mỗi khoa học diễn đạt những kết quả nhận thức bằng ngôn ngữ phản ánh cái cơ bản và đặc trưng của khoa học đó. Ngôn ngữ hóa học bao gồm thuật ngữ, danh pháp và biểu tượng. Sử dụng bài tập trong dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, đối với học sinh đây là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả. Bài tập hóa học giúp cho học sinh nắm vững kiến thức hóa học, phát triển tư duy, hình thành khái niệm, khả năng ứng dụng hóa học vào thực tiễn, làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối kiến thức và gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Tiến hành khảo sát tại 10 trường THPT với 30 giáo viên trực tiếp giảng dạy và 676 học sinh chúng tôi sơ bộ có một số nhận xét về tình hình sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung hiđrocacbon - chương trình hóa học lớp 11 như sau: - Tất cả giáo viên và học sinh (100%) đồng ý rằng hệ thống danh pháp và thuật ngữ hóa học được sử dụng trong phần hiđrocacbon - chương trình hóa học lớp 11 quá lớn trong khi số lượng bài tập thực tế được sử dụng để rèn luyện nội dung này lại chưa nhiều, chưa phong phú và hấp dẫn. - Chưa có giáo viên nào (0%) sử dụng riêng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh. - Các dạng bài tập về danh pháp và thuật ngữ hóa học chỉ được dùng khi kiểm tra miệng hoặc kiểm tra định kì, rất ít (13%) giáo viên sử dụng trong nghiên cứu bài mới. - Tất cả các giáo viên (100%) đều cho rằng việc xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học là rất cần thiết, tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu tham khảo về vấn đề này. - Đa số các giáo viên (87%) sử dụng bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học là bài tập có sẵn trong sách giáo khoa và sách bài tập, một nửa (50%) có sử dụng thêm các bài tham khảo trên mạng và các đề thi Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông Quốc gia. - Tất cả các em học sinh (100%) đều cho rằng các bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong sách giáo khoa và sách bài tập chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện của bản thân. - Đa số học sinh (87%) muốn có thêm các bài tập để rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học, đặc biệt là các dạng bài tập mới. - Đa số học sinh (77%) muốn có riêng hệ thống bài tập để tự rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học. Qua đây ta có thể thấy rõ tính cấp thiết của vấn đề sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung hiđrocacbon – chương trình hóa học lớp 11. 2.2. Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung hiđrocacbon - chương trình hóa học lớp 11 Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu của chương trình, tôi thống kê hệ thống danh pháp, thuật ngữ hóa học được sử dụng trong phần hiđrocacbon - chương trình Hóa học lớp 11 và xây dựng, tuyển chọn được 200 bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung này. Các bài tập có thể được sử dụng trong: hình thành khái niệm, kiến thức mới; luyện tập; hệ thống hóa kiến thức; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức; hỗ trợ học sinh tự học, kiểm tra và đánh giá. 204 Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ Hóa học trong dạy học... Tiến hành thiết kế giáo án các bài trong chương hiđrocacbon – chương trình Hóa học lớp 11. Các giáo án có sử dụng hệ thống bài tập này để rèn luyện cho học sinh những kĩ năng về danh pháp, thuật ngữ hóa học. Dưới đây là ví dụ một giáo án trong chương hiđrocacbon có sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp, thuật ngữ hóa học: Bài 32: ANKIN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC a. Kiến thức - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. - Tính chất hoá học của ankin: Phản ứng cộng H2, Br2, HX; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in; phản ứng oxi hoá). - Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin. - Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể. - Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen. - Phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác bằng phương pháp hoá học. - Kĩ năng từ danh pháp suy ra công thức cấu tạo và ngược lại. - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp. B. CHUẨN BỊ - Giáo án, SGK Hóa học lớp 11 nâng cao. - Video dùng đèn xì axetilen - oxi để hàn cắt kim loại. - Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm: CaC2, nước cất, dung dịch AgNO3, dung dịch NH3, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, 1 ống nghiệm 2 nhánh, 3 kẹp ống nghiệm, 3 ống nghiệm, 1 giá đỡ, ống dẫn khí, giá ống nghiệm... C. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Sử dụng CNTT kết hợp với hệ thống bài tập. D. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN * Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. * Kiểm tra bài cũ: GV: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien đồng phân có công thức phân tử: C4H6 và C5H8. HS: Lên bảng làm bài tập CH2=C=CH-CH3 : buta-1,2-đien. CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien (butađien). CH2=C=CH-CH2-CH3 : penta-1,2-đien. CH2=CH-CH=CH-CH3: penta-1,3-đien. CH2=CH-CH2-CH=CH2: penta-1,4-đien. CH2-CH=CH=CH-CH3: penta-2,3-đien. CH2=C(CH3)-CH=CH2 :2-metylbuta-1,3-đien (isopren). GV: Gọi HS khác nhận xét. GV: Kết luận, cho điểm. 205 Lê Huy Hoàng * Vào bài mới: Ở bài trước chúng ta đã học về ankađien, có CTPT là CnH2n−2. Bài hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về một loại hiđrocacbon không no có tên gọi là ankin, chúng có CTPT giống như ankađien nhưng CTCT khác nhau. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân - GV lấy ví dụ ankin đơn giản nhất là: CH≡CH (axetilen). Yêu cầu HS ghi CTPT một số đồng đẳng của axetilen và CTTQ của ankin. - GV nêu cấu tạo hóa học một số ankin. Yêu cầu HS rút ra khái niệm ankin. - C3H4; C4H6 ... CnH2n˘2 - Cấu tạo: mạch hở, chứa 1 liên kết ba. - Nêu khái niệm về ankin. I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Dãy đồng đẳng ankin CTPT CTCT C2H2 (CH≡CH) axetilen C3H4 (CH≡C-CH3) ... CnH2n˘2 (n ≥2) điều kiện của n khác ankađien. ⇒ Gọi là dãy đồng đẳng ankin. Nhận xét: Ankin là những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba trong phân tử. - GV hướng dẫn cách viết đồng phân ankin có CTPT C3H4, C4H6, C5H8 và nhận xét. - Viết các đồng phân và nhận xét. 2. Đồng phân *C3H4: CH≡C–CH3. *C4H6: CH≡C–CH2–CH3, CH3–C≡C–CH3 Ankin từ C4 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba và đồng phân mạch cacbon. *C5H8: CH≡C–CH2–CH2–CH3 CH3–C≡C–CH2–CH3 CH≡C–CH(CH3)–CH3 Hoạt động 2: Danh pháp - GV gọi tên thông thường các ankin ứng với CTPT C2H2, C3H4 từ đó yêu cầu HS gọi tên các ankin ứng với CTPT C4H6 và rút ra cách gọi tên thông thường. - GV quy tắc gọi tên thay thế ankin tương tự như anken, nhưng thay đuôi en bằng đuôi in. - GV giới thiệu ank-1-in là ankin có liên kết ba ở đầu mạch (dạng R-C≡CH). - GV yêu cầu HS gọi tên của các đồng phân ankin C5H8 theo tên thay thế. - HS nắm kiến thức, áp dụng, rút ra quy tắc tên gọi thường. - Lắng nghe, ghi chép. - Gọi tên của các đồng phân ankin C5H8 theo tên thay thế. 3. Danh pháp a. Tên thông thường: tên gốc ankyl (nếu nhiều gốc khác nhau thì đọc theo thứ tự A, B, C) liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen. Ví dụ: CH≡CH axetilen CH≡C–CH3 metylaxetilen CH≡C–CH2–CH3 etylaxetilen b. Tên thay thế: tương tự như gọi tên anken nhưng dùng đuôi “in” để chỉ liên kết ba. CH≡CH etin CH≡C–CH3 propin CH≡C–CH2–CH3 but-1-in CH3–C≡C–CH3 but-2-in CH≡C–CH2–CH2–CH3 pent-1-in CH3–C≡C–CH2–CH3 pent-2-in CH≡C–CH(CH3)–CH3 3-metylbut-1-in 206 Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ Hóa học trong dạy học... Hoạt động 3: Cấu trúc phân tử - GV cho HS so sánh cấu trúc phân tử anken và ankin; từ đó hãy dự đoán về tính chất hoá học của ankin? - Nhận xét, bổ sung. - Trả lời. 4. Cấu trúc phân tử Hoạt động 4: Phản ứng cộng - GV thông báo các tính chất hóa học cơ bản của ankin. - GV hướng dẫn HS viết PTPƯ của phản ứng cộng ankin với các tác nhân H2, X2, HX. - GV lưu ý HS: phản ứng xảy ra theo hai giai đoạn liên tiếp và cũng tuân theo quy tắc Markovnikov. - GV phân tích kĩ phản ứng của ankin với HX về điều kiện phản ứng, sự hình thành sản phẩm, đây là những phản ứng thể hiện ứng dụng của ankin, - GV đọc và yêu cầu học sinh ghi chép cẩn thận tên các sản phẩm. - Giới thiệu cho HS phản ứng cộng H2O của axetilen theo tỉ lệ 1:1. - GV giới thiệu về phản ứng đime, trime hóa và thông báo: các phản ứng này có ứng dụng trong thực tiễn như: tổng hợp cao su và điều chế benzen. - GV hướng dẫn HS viết các phương trình đime và trime hóa. - Lắng nghe, ghi chép - HS lắng nghe, ghi chép, viết PTPƯ xảy ra. - Lắng nghe, ghi chép - Lắng nghe - Viết các PTPƯ đime và trime hóa. II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Phản ứng cộng a. Cộng H2 với xúc tác Ni, t◦ Cộng liên tiếp theo 2 giai đoạn: CH≡CH+ H2 Ni,t◦ −−−→ CH2=CH2 CH2=CH2+ H2 Ni,t◦ −−−→CH3-CH3 Với xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4 phản ứng dừng lại tạo anken. CH≡CH+H2 Pd/PbCO3,t◦ −−−−−−−−→ CH2=CH2 b. Cộng brom, clo Cộng theo 2 giai đoạn: CH≡CH+Br2 → CHBr=CHBr 1,2-đibrometen CHBr=CHBr + Br2 → CHBr2–CHBr2 1,1,2,2-tetrabrometan c. Cộng HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO. . . ) phản ứng tuân theo quy tắc Markovnikov. Cộng liên tiếp theo 2 giai đoạn: CH≡CH+HCl→CH2=CHCl vinylclorua CH2=CHCl+HCl→CH3-CHCl2 1,-đicloetan Nếu xúc tác thích hợp phản ứng dừng lại ở sản phẩm chứa nối đôi (dẫn xuất monoclo của anken). Chú ý: Phản ứng cộng H2O theo tỉ lệ 1:1 CH ≡ CH+H2O HgSO4 −−−−→ [CH2=CH–OH] không bền ↓ CH3– CH=O anđehit axetic 207 Lê Huy Hoàng d. Phản ứng đime và trime hoá - Phản ứng đime hoá: 2CH≡CH xt,t◦C −−−−→ CH≡C–CH=CH2 - Phản ứng trime hoá: 3CH≡CH bột C−−−→ Hoạt động 5: Phản ứng thế bằng ion kim loại - GV biểu diễn thí nghiệm sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3, yêu cầu HS nêu hiện tượng thí nghiệm. - Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng. - GV chiếu bài tập tích hợp, gọi học sinh lên giải. - Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm. - HS viết PTHH và nhận xét. - HS giải bài tập 2. Phản ứng thế bằng ion kim loại C2H2+2AgNO3+2NH3 →Ag2C2↓+2NH4NO3 bạc axetilua màu vàng nhạt Nhận xét: + Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C nối ba linh động hơn các nguyên tử H khác nên dễ bị thay thế bằng ion kim loại. + Phản ứng với dung dịch AgNO3/ NH3 giúp phân biệt ank-1-in với các ankin khác. Bài tập: Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Cho biết CH3–CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O→CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag a. Viết phương trình phản ứng và gọi tên các khí có trong A, các chất rắn có trong B. b. Tính % thể tích từng khí trong khí A. Lời giải: a. Khí A gồm: axetilen và anđehit axetic. Chất rắn B gồm: bạc axetilua và bạc kim loại. b. Theo bài ta có hệ phương trình: 26x + 44y = 2.02 240x + 216y = 11.04. Giải ra: x = 0.01 (mol); y = 0.04 (mol) ⇒% C2H2 = 20% và % CH3CHO = 80%. (với x, y lần lượt là số mol C2H2, CH3CHO trong A) Hoạt động 6: Phản ứng oxi hóa - GV cho HS viết PTPƯ dạng tổng quát và rút ra nhận xét so sánh số mol CO2 và H2O. - HS viết PTHH và nhận xét. 3. Phản ứng oxi hoá a. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn. CnH2n−2 + 3n− 1 2 O2 t◦ −→ nCO2 + (n-1)H2O 208 Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ Hóa học trong dạy học... - GV giới thiệu về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. - HS lắng nghe. Nhận xét: nCO2 > nH2O và nCO2− nH2O = nankin b. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. Các ankin dễ làm mất màu dung dịch brom và thuốc tím như các anken. Hoạt động 7: Điều chế - GV hướng dẫn HS viết PTHH của phản ứng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - HS viết PTHH của phản ứng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. III. ĐIỀU CHẾ 1. Trong PTN. CaC2+2H2O→C2H2 + Ca(OH)2 CaC2: đất đèn (canxi cacbua). 2. Trong CN. Từ metan. 2CH4 LLN −−−−→ 1500◦C C2H2 + 3H2 Hoạt động 8: Ứng dụng - GV cho HS quan sát video dùng đèn xì axetilen hàn cắt kim loại yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp với SGK rút ra những ứng dụng của axetilen. - HS quan sát video, tìm hiểu SGK rút ra những ứng dụng của axetilen. IV. ỨNG DỤNG + Làm nhiên liệu: hàn cắt, đèn xì. . . + Làm nguyên liệu sản xuất hoá hữu cơ: sản xuất PVC, tơ sợi tổng hợp, axit hữu cơ, este. . . Hoạt động 9: Củng cố bài học GV nhắc lại những kiến thức cần củng cố: + Các quy tắc gọi tên ankin theo tên thông thường và tên thay thế. + Phản ứng cộng, phản ứng thế và phản ứng oxi hóa của ankin. + Áp dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập 1, 2 và ý a bài 3 trong phiếu bài tập. PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 7,3. B. 6,6. C. 3,39. D. 5,85. Câu 2: Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Tên gọi của X là A. metylaxetilen. B. etilen. C. vinylaxetilen. D. axetilen. Câu 3: Nối tên hiđrocacbon ở cột A với công thức phân tử tương ứng ở cột B A B etin CH≡C–(CH2)3–CH3 hex-1-in CH≡C–(CH2)6–CH3 non-1-in CH2=CH–C≡CH vinylaxetilen CH≡CH Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất trong nhóm sau: etan, axetilen, but-2-in. 209 Lê Huy Hoàng Câu 5: Làm thí nghiệm như hình vẽ: Giải thích hiện tượng và cho biết tên của các sản phẩm hữu cơ có thể được tạo thành trong ống nghiệm. Kết thúc bài học GV yêu cầu học sinh: + Chuẩn bị bài mới + Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 178, 179 SGK. + Hoàn thành bài tập trong phiếu bài tập. 2.3. Thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường THPT Sông Công, THPT Võ Nhai, THPT Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. Chọn các cặp lớp đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau về sĩ số, về kết quả học tập môn hóa học ở học kì I. Ở lớp đối chứng giáo viên sử dụng giáo án bình thường, lớp thực nghiệm giáo viên sử dụng các giáo án có sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện cho học sinh những kĩ năng về danh pháp, thuật ngữ hóa học. Các lớp này đều học chương trình Hoá học 11- nâng cao, cùng GV dạy. Hết mỗi bài, tiến hành kiểm tra 15 phút (dạng trắc nghiệm) và kết thúc chương 6 tiến hành kiểm tra 45 phút (trắc nghiệm và tự luận), đề kiểm tra với các lớp là như nhau. Kết quả bài kiểm tra được phân tích và xử lí bằng phần mềm EXEL thu được kết quả trong bảng 1. Bảng 1. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra Bài kiểm tra Lớp Số HS Điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 phút TN 389 0 0 0 12 47 68 93 82 62 16 9 ĐC 387 0 0 0 18 56 74 84 77 55 14 8 45 phút TN 389 0 0 0 9 41 62 105 84 61 20 7 ĐC 387 0 0 0 16 64 73 99 72 55 5 2 *Nhận xét: - Các đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các đường luỹ tích của các lớp ĐC, điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của học sinh các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. - Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các lớp ĐC cao hơn lớp TN, còn tỉ lệ % HS khá và giỏi của lớp TN cao hơn của các lớp ĐC. *Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm sư phạm thu được kết quả như sau: - Tất cả giáo viên và phần lớn học sinh (95%) cảm thấy hứng thú với hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp, thuật ngữ hóa học. 210 Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ Hóa học trong dạy học... - Tất cả các giáo viên đều cho rằng hệ thống bài tập là bổ ích, vừa sức với học sinh và có tác dụng rèn luyện danh pháp, thuật ngữ hóa học. Hình 1. Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút Hình 2. Đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút 3. Kết luận Từ kết quả thực nghiệm sư phạm có thể nhận xét rằng: sử dụng hệ thống bài tập về danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học về Hiđrocacbon - Chương trình hóa học lớp 11 đã bước đầu thu được các kết quả khả quan. Hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng hệ thống bài tập giúp học sinh tiếp thu danh pháp và thuật ngữ hoá học tích cực, học sinh thuận lợi hơn trong lĩnh hội, hệ thống hoá, vận dụng các kiến thức trong quá trình học tập, phát triển tư duy sáng tạo. 211 Lê Huy Hoàng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chấp hành Trung ương, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hà Nội. [2] Hoàng Thị Chiên, 2001. Rèn luyện thuật ngữ hóa học cho học sinh miền núi, Đề tài Khoa học cấp Bộ, mã số:B98-03-19. [3] Nguyễn Cương, Nguyễn Văn Quang, 2014. Điều tra tổng hợp ý kiến giáo viên hóa học về những khó khăn, biện pháp triển khai áp dụng các Tiêu chuẩn quốc gia mới về Thuật ngữ hóa học và phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh trường phổ thông trong dạy học hóa vô cơ
Tài liệu liên quan