1. Vài ý kiến trao đổi
Qua 2 năm thực nghiệm giảng dạy chương trình địa lý lớp 10 CCGD (Ban
KHXH & NV) ở một số trường THPT chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm chứng mộtKhoa địa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
vấn đề: có thể dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kích thích HS học tập và để
đánh giá mức độ nhận thức của HS sau mỗi bài học.
Trong dạy học, để tăng cường tính độc lập và tích cực của HS, hiện nay các
GV thường đặt ra các câu hỏi hoặc bài tập nhận thức, đôi khi là nêu lên một số vấn
đề, để hướng dẫn HS trả lời và giải quyết. Cách này cũng rất tốt, tuy nhiên, các bài
tập và câu hỏi đặt ra cũng chỉ kiểm tra được hoạt động của một số em ở trong lớp,
còn phần đông HS trong lớp GV cũng chưa thu được những thông tin cụ thể về hoạt
động nhận thức của các em.
Từ thực tế và việc nghiên cứu lý luận trắc nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng tôi
xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài học và sử dụng hệ thống
câu hỏi này trong quá trình dạy học địa lý 10 thí điểm
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi được tuân thủ theo quy trình 5 bước:
- Xác định mục tiêu cụ thể của từng bài trắc nghiệm, dựa trên cơ sở mục tiêu
của bài học
- Xác định nội dung những kiến thức, những kỹ năng cần trắc nghiệm, dựa trên
cơ sở kiến thức trọng tâm của bài
- Xác định thể loại câu hỏi, số lượng câu hỏi và biên soạn câu hỏi, dựa trên nội
dung của từng bài học và đặc điểm của từng loại trắc nghiệm.
- Xây dựng đáp án biểu điểm, dựa trên số lượng câu hỏi và loại câu hỏi
- đánh giá độ chuẩn hóa của câu hỏi và chỉnh lý câu hỏi
Về kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, dựa vào lý luận chung của trắc
nghiệm, đặc điểm môn học, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào trình độ GV
Mỗi bài học trên lớp, chúng tôi có một bài trắc nghiệm, bài này là hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm nhằm hướng dẫn cho từng hoạt động của HS đối với bài học
- Trong quá trình dạy học hệ câu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong từng
phần, dưới hình thức như một bài tập nhận thức, đôi khi được kết hợp với phiếu học
tập, nhằm vừa hướng dẫn hoạt động nhận thức, vừa đánh giá hoạt động nhận thức.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
278
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
NHẰM KIỂM TRA ðÁNH GIÁ HOẠT ðỘNG NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ðỊA LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
ðẬU THỊ HÒA
Khoa ðịa lý, Trường ðHSP ðà Nẵng
I. ðẶT VẤN ðỀ
Sự ñổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học
(PPDH) hiện nay ñã tác ñộng rất nhiều ñến các phương pháp (PP) kiểm tra ñánh giá
kết quả học tập của học sinh (HS) và kiểm tra ñánh giá cũng là một nhân tố quan
trọng tạo ñiều kiện, thúc ñẩy sự ñổi mới PP dạy và PP học, nó cũng là nhân tố ñể
nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, việc kiểm tra ñánh giá hiện nay còn bộc lộ
nhiều yếu kém và bất cập:
- Do không nắm vững thang bậc chất lượng của sản phẩm giáo dục nên phần
lớn câu hỏi, ñề thi kiểm tra ñánh giá trong nhà trường hiện nay chủ yếu nhằm ñánh
giá mức nhận thức thấp, tức là kiểm tra việc thuộc kiến thức là chính, nên ñề thi
thường thiên về yêu cầu HS nhớ lại kiến thức ñã ñược thầy cho ghi, thầy giải thích,
cũng vì thế mà HS dễ quay cóp, không cần tư duy, dẫn ñến nhiều tiêu cực trong thi
cử và ñánh giá không ñúng chất lượng sản phẩm ñào tạo.
- Công cụ kiểm tra trong giáo dục hiện nay vẫn chủ yếu là hệ thống câu hỏi
vấn ñáp và tự luận. Cả hai loại này ñều có ñộ khó và ñộ phân biệt không ổn ñịnh,
hơn nữa các câu hỏi và ñề thi tự luận chủ yếu là giáo viên (GV) ra theo chủ quan
hoặc kinh nghiệm của cá nhân nên dẫn ñến ñộ tin cậy thấp.
- Các nhà giáo dục (GV và những người quản lý) chưa phân biệt rõ: kiểm tra
ñánh giá hoạt ñộng nhận thức, ñánh giá thành quả học tập, ñánh giá trình ñộ học
vấn, và việc thi tuyển, nên chưa có những công cụ phù hợp, khách quan, có hiệu lực
cho từng loại. Hơn nữa, trong dạy học chỉ chú ý ñến việc học thuộc bài của HS ở
nhà mà chưa chú trọng ñến việc ñánh giá các hoạt ñộng nhận thức của HS trong học
tập trên lớp, vì vậy thường sử dụng các cách: kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút hoặc
1 tiết, thi hoặc kiểm tra học kỳ. Kiểm tra bài cũ chỉ kiểm tra ñược 1 ñến 2 em. Kiểm
tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ, các ñề kiểm tra chỉ có từ 1 ñến 3 câu hỏi
cũng chỉ rơi vào một vài phần của chương trình. Cách ñánh giá như vậy chưa toàn
diện, chưa chính xác, GV chưa thu ñược những thông tin trong quá trình học tập,
ñặc biệt chưa thu ñược kết quả hoạt ñộng nhận thức hàng ngày của từng HS diễn ra
ở trên lớp. Mục tiêu của ñổi mới PPDH hiện nay là tăng cường tổ chức các hoạt
ñộng nhận thức của học sinh. Dạy học bằng hoạt ñộng và thông qua hoạt ñộng,
nhưng các hoạt ñộng nhận thức của HS lại chưa ñược ghi nhận và chưa ñược ñánh
giá cụ thể và chính xác, thì không thể thúc ñẩy HS tích cực hoạt ñộng.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
279
ðã ñến lúc phải nhanh chóng xác lập thang bậc chất lượng cho từng lớp học, cấp
học và cần phổ biến rộng rãi khoa học ño lường, ñánh giá chất lượng giáo dục cho ñội
ngũ GV, các nhà quản lý giáo dục, cho cả HS và phụ huynh ñể cùng tham gia vào giáo
dục ñào tạo, cùng thanh tra, kiểm tra việc ñánh giá ñể ñạt chất lượng mong muốn.
ðặc biệt, các nhà giáo dục cần phân biệt rõ: kiểm tra ñánh giá các hoạt ñộng
nhận thức (quá trình nhận thức), ñánh giá thành quả học tập, ñánh giá trình ñộ học
vấn và việc thi tuyển chọn ñể xây dựng ñược những bộ công cụ phù hợp, khách quan
nhằm ñánh giá chính xác và hiệu quả
Hiện nay, PP trắc nghiệm ñược coi là PP kiểm tra thuận lợi và khách quan
nhất, nó giúp cho việc vận dụng toán học vào việc ñánh giá một hiện tượng giáo dục
phức tạp, nó ñược dùng ñể ñánh giá thành quả của một hoạt ñộng học tập, cũng như
thành quả của cả một quá trình học tập của HS. PP này có nhiều ưu ñiểm nên hiện
nay ñang ñược khuyến khích sử dụng nhiều trong dạy học. Qua thực nghiệm, chúng
tôi thấy sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng to lớn trong việc kích
thích và thúc ñẩy các hoạt ñộng nhận thức của HS trong giờ học vì:
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chính là một hệ thống bài tập dưới nhiều dạng,
mỗi dạng có những cách kích thích riêng, khiến cho HS tò mò, phải tập trung cao
ñộ, phải hoạt ñộng liên tục, phải tư duy, phải linh hoạt thì mới có thể lựa chọn hoặc
giải mã ñược vấn ñề.
- Mỗi bài trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi, bao quát ñược nhiều vấn ñề và mỗi
câu hỏi như một lời gợi ý ñể HS tìm tòi và nắm bát toàn bộ các vấn ñề của bài.
Thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm HS có thể hiểu ñược những nội dung nào là
nội dung chính, những nội dung cơ bản của một bài học.
- ðể trả lời các câu hỏi HS cần phải sử dụng nhiều PP và phương tiện học tập.
HS ñộc lập cao ñộ, nhưng ñôi khi vẫn cần trao ñổi và thảo luận với bạn bè ñể tìm ra
câu trả lời (ñây không phải là một bài kiểm tra nên HS càng thảo luận nhiều càng
tốt), HS cần sử dụng nhiều phương tiện như: sách giáo khoa, phương tiện trực quan,
tài liệu tham khảo...
- Thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, GV có thể ñánh giá ñược hoạt ñộng
nhận thức của từng em trong giờ học và từ ñó có thể ñánh giá ñược mức ñộ nhận thức
của từng em ñối với bài học ñó. Thông qua kết quả GV có thể ñiều chỉnh kịp thời quá
trình dạy học của mình. cách làm này thể hiện tính chính xác và khách quan.
II. VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG
ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
ðỊA LÝ LỚP 10 CCGD
1. Vài ý kiến trao ñổi
Qua 2 năm thực nghiệm giảng dạy chương trình ñịa lý lớp 10 CCGD (Ban
KHXH & NV) ở một số trường THPT chúng tôi cũng ñã tiến hành kiểm chứng một
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
280
vấn ñề: có thể dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ñể kích thích HS học tập và ñể
ñánh giá mức ñộ nhận thức của HS sau mỗi bài học.
Trong dạy học, ñể tăng cường tính ñộc lập và tích cực của HS, hiện nay các
GV thường ñặt ra các câu hỏi hoặc bài tập nhận thức, ñôi khi là nêu lên một số vấn
ñề, ñể hướng dẫn HS trả lời và giải quyết. Cách này cũng rất tốt, tuy nhiên, các bài
tập và câu hỏi ñặt ra cũng chỉ kiểm tra ñược hoạt ñộng của một số em ở trong lớp,
còn phần ñông HS trong lớp GV cũng chưa thu ñược những thông tin cụ thể về hoạt
ñộng nhận thức của các em.
Từ thực tế và việc nghiên cứu lý luận trắc nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng tôi
xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài học và sử dụng hệ thống
câu hỏi này trong quá trình dạy học ñịa lý 10 thí ñiểm
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi ñược tuân thủ theo quy trình 5 bước:
- Xác ñịnh mục tiêu cụ thể của từng bài trắc nghiệm, dựa trên cơ sở mục tiêu
của bài học
- Xác ñịnh nội dung những kiến thức, những kỹ năng cần trắc nghiệm, dựa trên
cơ sở kiến thức trọng tâm của bài
- Xác ñịnh thể loại câu hỏi, số lượng câu hỏi và biên soạn câu hỏi, dựa trên nội
dung của từng bài học và ñặc ñiểm của từng loại trắc nghiệm.
- Xây dựng ñáp án biểu ñiểm, dựa trên số lượng câu hỏi và loại câu hỏi
- ðánh giá ñộ chuẩn hóa của câu hỏi và chỉnh lý câu hỏi
Về kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, dựa vào lý luận chung của trắc
nghiệm, ñặc ñiểm môn học, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào trình ñộ GV
Mỗi bài học trên lớp, chúng tôi có một bài trắc nghiệm, bài này là hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm nhằm hướng dẫn cho từng hoạt ñộng của HS ñối với bài học
- Trong quá trình dạy học hệ câu câu hỏi trắc nghiệm ñược sử dụng trong từng
phần, dưới hình thức như một bài tập nhận thức, ñôi khi ñược kết hợp với phiếu học
tập, nhằm vừa hướng dẫn hoạt ñộng nhận thức, vừa ñánh giá hoạt ñộng nhận thức.
2. Các ví dụ minh họa
Ví dụ: Bài 9: Tác ñộng của ngoại lực (SGK lớp 10 thí ñiểm)
A. Mục 1: Ngoại lực. ðể HS nắm ñược khái niệm này chúng tôi sử dụng 1 câu
hỏi ñiền khuyết:
Câu 1: Nguồn năng lượng ở bên ngoài của vỏ Trái ðất như năng lượng của
gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển gọi là...........................................
B. Mục 2: Tác ñộng của ngoại lực
Trong phần này có nhiều tác ñộng ngoại lực, mỗi tác ñộng có một số câu hỏi
vừa gợi ý hoạt ñộng, vừa kích thích hoạt ñộng, vừa ñòi hỏi tư duy ñể giải quyết các
câu hỏi.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
281
+ Mục 2.1. Quá trình phong hóa.
ðể hướng dẫn HS hoạt ñộng và nắm ñược các khái niệm về phong hóa và ñiều
kiện thúc ñẩy các quá trình phong hóa chúng tôi sử dụng các dạng câu hỏi sau:
Câu 2: Phong hóa là quá trình......................................., dưới tác ñộng của nhiệt
ñộ, nước, sinh vật
Câu 3: Phong hóa vật lý diễn ra chủ yếu trong các ñiều kiện:
a. Khí hậu lạnh, cấu trúc ñá bền vững
b. Khí hậu nóng khô hoặc lạnh, cấu trúc ñá kém bền vững
c. Khí hậu nóng, ẩm, cấu trúc ñá bền vững
d. Khí hậu ôn hòa, cấu trúc ñá kém bền vững
Câu 4: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh nhất ở các vùng khí hậu
a. khí hậu nóng, khô c. khí hậu lạnh, ẩm
b. khí hậu nóng, ẩm d. khí hậu ôn hòa
Câu 5: các loại ñá dễ bị hòa tan nhất, tạo nên nhiều dạng ñịa hình ñộc ñáo là:
a. ðá sa phiến c. ðá granít, riôlýt
b. ðá ba zan d. ðá vôi, thạch cao
Câu 6: Thành phần hóa học của ñá và khoáng vật bị thay ñổi là do:
a. Quá trình vỡ vụn c. Quá trình ô xi hóa và hòa tan
b. Quá trình ô xi hóa d. Quá trình hòa tan
Câu 7: Phong hóa sinh vật diễn ra dưới tác ñộng mạnh của:
a. Các loại vi sinh vật c. Các nấm, tảo
b. Các rễ cây d. Tất cả các loại trên
Câu 8: Hãy dùng thước nối cột bên trái với cột bên phải ñể ñược những khái
niệm ñúng sau ñây:
a. Phong hóa vật lý 1. Quá trình phá hủy ñá, chủ yếu làm cho thành
phần hóa học của ñá thay ñổi
b. Phong hóa hóa học 2. Quá trình phá hủy ñá, làm cho ñá vừa bị phá hủy
về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học
c. Phong hóa sinh vật 3. Quá trình phá hủy ñá, chủ yếu làm cho thành
phần cơ giới của ñá thay ñổi
+ Mục 2.2: Quá trình mài mòn, xâm thực
+ Mục 2.3: Quá trình bồi tụ
ðể hướng dẫn HS hoạt ñộng và nắm ñược các khái niệm mài mòn, xâm thực,
bồi tụ và ảnh hưởng của các quá trình này ñến ñịa hình chúng tôi sử dụng các dạng
câu hỏi sau:
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
282
Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất ñể hình thành ñịa hình miền bờ biển là:
a. Quá trình mài mòn của sóng biển
b. Quá trình mài mòn của dòng nước
c. Quá trình mài mòn của gió
d. Quá trình mài mòn của băng hà
Câu 10: Quá trình bồi tụ của nước, gió, băng hà, ñã tạo nên những dạng ñịa
hình mới:
a. Các ñồng bằng
b. Các cồn cát, ñụn cát ở ven biển, sa mạc
c. Các ñồng bằng, cồn cát, ñụn cát, các dồi thấp vùng ôn ñới
d. Các ñồi thấp ở vùng ôn ñới
Câu 11: Hãy sắp xếp theo ñúng từng cặp cho hợp lý ñể ñược khái niệm ñúng
a. Mài mòn 1. Là sự phá hủy các lớp ñá phủ trên bề mặt ñất, do tác dụng
của gió, nước chảy, sóng biển, băng hà...
b. Xâm thực 2. Là quá trình tích lũy các vật liệu bị phá hủy ở những vùng
thấp hơn
c. Bồi tụ 3. Là quá trình làm biến dạng ñá trên bề mặt ñất do tác ñộng
của nước chảy theo sườn, sóng biển, băng hà
C. Kết thúc bài học, chúng tôi thường sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm tự
luận hoặc bài tập nhận thức thông qua phiếu học tập. Quan niệm mới về việc củng
cố bài học là: giúp HS khái quát lại toàn bộ kiến thức, qua ñó nắm ñược lô gíc của
bài học, ñồng thời HS nắm ñược những kiến thức cơ bản nhất của bài học ñó. Qua
củng cố kiến thức còn giúp cho HS thấy ñược sự tiếp nối của bài học ở nhà và các
bài học tiếp theo.
Ở bài học này, sau khi ñã dùng hệ thống câu hỏi khách quan ñể hướng dẫn hoạt
ñộng nắm kiến thức của HS, chúng tôi sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm tự luận,
các câu hỏi này yêu cầu HS phải tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp các kiến thức
trong bài mới có thể giải ñáp ñược.
Câu 11: Tại sao ở vùng nhiệt ñới ẩm gió mùa như nước ta, cả phong hóa vật lý,
phong hóa hóa học, phong hóa sinh vật ñều diễn ra mạnh mẽ?
Câu 12: Tại sao con người lại phải tìm các biện pháp ñể hạn chế các quá trình
bào mòn, xâm thực?
3. Vài nhận xét
+ Mỗi bài trắc nghiệm như trên ñược in ra một trang giấy, sau bài học GV có
thể thu lại, ñể ñánh giá, ghi nhận quá trình học tập của HS và mức ñộ nhận thức của
từng em. Bài kiểm tra trắc nghiệm này ñược trả lại HS ñể các em tiếp tục học tập ở
nhà và lưu giữ kết quả làm việc của mình.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
283
+ Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học ñịa lý hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn:
- GV bên cạnh việc soạn bài, phải biên soạn ñược một hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm ñủ ñộ chuẩn của bài ñó. ðiều này không phải GV nào cũng có thể thực hiện
ñược, nó ñòi hỏi người GV phải vừa có trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ, lại vừa phải
có hiểu biết sâu và rộng về những cơ sở lý luận của trắc nghiệm. Chính ñiều này ñã
gây những khó khăn lớn trong biên soạn câu hỏi trắc nghiệm.
- Ngoài việc biên soạn câu hỏi GV còn phải in ấn bài trắc nghiệm ñể phát cho
HS. Trong ñiều kiện hiện nay, các trường ở thành phố, thị xã có thể tiến hành ñược,
nhưng ñối với các vùng nông thôn, miền núi thì rất khó khăn, bởi vì có liên quan rất
nhiều ñến kinh phí và phương tiện in ấn.
Bài trắc nghiệm tuy ñánh giá rất nhanh, nhưng mỗi lớp 50 HS vẫn ñòi hỏi một
thời gian nhất ñịnh, nên GV ngại sử dụng vì tốn thêm thời gian.
III. KẾT LUẬN
Qua 2 năm thử nghiệm trên ñịa bàn thành phố ðà Nẵng, chúng tôi nhận thấy
kết quả bước ñầu thật khả quan. HS ngay từ ñầu tiết học ñã nhận thức rõ ñược nhiệm
vụ nhận thức của mình, HS phải thất sự nỗ lực ñể giải quyết các vấn ñề ñược ñưa ra
trong hệ thống câu hỏi, kích thích ñược sự hứng thú học tập của HS. ðồng thời qua
việc thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm GV thì thu nhận ñược thông tin từ phía HS và
HS có thể tự ñánh giá ñược mức ñộ nhận thức của mình. Việc sử dụng hệ thống câu
hỏi chỉ ñể hướng dẫn hoạt ñộng nhận thức trong dạy học, không ñánh giá kết quả
học tập bằng ñiểm số, nên không gây áp lực cho HS, tạo thái ñộ thoải mái cho HS
trong học tập, hiệu quả giờ học cao hơn. Vấn ñề kiểm tra ñánh giá là vấn ñề cần
quan tâm của mỗi GV, kiểm tra ñánh giá chính xác, toàn diện và khách quan, giúp
cho GV phát huy ñược các PPDH tích cực, cũng như kích thích ñược các hoạt ñộng
học tập của HS. Những nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ là sự thể nghiệm bước
ñầu và cũng chỉ là thực nghiệm những cái mà lý luận dạy học ñịa lý ñã nêu ra,
nhưng lâu nay chúng ta chưa thực hiện hoặc chưa có ñiều kiện thực hiện. Tuy nhiên
chúng tôi muốn ñóng góp tiếng nói và việc làm của mình ñể Hội nghị bàn luận. ðích
cuối cùng mà GV chúng ta muốn ñạt tới ñó chính là nâng cao chất lượng dạy và học
ñịa lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và ðào tạo. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý kiểm tra ñánh
giá trong ñào tạo giáo viên trung học cơ sở. Tài liệu tập huấn, Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, 2004.
[2]. Bộ Giáo dục và ñào tạo. Tăng cường kỹ năng ñánh giá kết quả học tập của học
sinh trung học phổ thông. Dự án hỗ trợ kỹ thuật VIE/4122/TA. Hà Nội, 2004.
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
284
[3]. ðại học Sư phạm Huế. ðổi mới phương pháp kiểm tra ñánh giá trong dạy học.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học, 2005.
[4]. ðậu Thị Hòa. Xây dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dùng trong dạy học ñịa lý
lớp 10 CCGD (Ban KHXH&NV) ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao năng
lực dạy học cho sinh viên sư phạm ñịa lý sau khi ra trường. ðề tài cấp Bộ, Mã số
B2005 - 16 - 38, 2005.
[5]. Nguyễn Phương Liên. Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra ñánh
giá kiến thức của học sinh môn ñịa lý kinh tế xã hội lớp 11. Luận văn thạc sĩ,
Trường ðại học Sư phạm Hà Nội, 1998.
[6]. Lưu Xuân Mới. Trắc nghiệm với việc cải tiến phương pháp ñánh giá thành quả
học tập. Tạp chí Phát triển giáo dục số 2 (Tr 13 - 17), 2003.
[7]. Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch), Lâm Quang Thiệp (hiệu ñính và giới thiệu).
Trắc nghiệm và ño lường trong giáo dục. Bộ GD - ðT, Vụ ðại học, Hà Nội, 1996.
[8]. Nguyễn Trọng Phúc. Trắc nghiệm khách quan và vấn ñề ñánh giá trong giảng
dạy ñịa lý. Nxb ðại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
[9]. Nguyễn ðức Vũ (chủ biên). Câu hỏi trắc nghiệm ñịa lý lớp 10. NXB Giáo dục, 2002.