Tóm tắt. Dạy học vi mô (Micro teaching) được khởi xướng từ trường Đại học Stanford (Hoa
Kì) vào năm 1963 với mục đích bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề một cách cấp tốc và hiệu
quả hơn so với cách đào tạo truyền thống. Đến nay, phương pháp dạy học này đã được áp
dụng tại nhiều cơ sở đào tạo giáo viên ở nhiều quốc gia. Với mục tiêu là để rèn các kĩ năng
dạy học, phương pháp dạy học vi mô đã được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả vào quá trình
đào tạo sinh viên sư phạm. Bài viết này trình bày về quá trình tổ chức cho sinh viên Khoa
Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) rèn luyện kĩ năng sử dụng phương pháp phân
tích ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt bằng phương pháp dạy học vi mô.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để sinh viên sư phạm Ngữ văn rèn luyện các kĩ năng của phương pháp phân tích ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0182
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 49-55
This paper is available online at
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VI MÔ
ĐỂ SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN RÈN LUYỆN
CÁC KĨ NĂNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ
Trịnh Thị Lan
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Dạy học vi mô (Micro teaching) được khởi xướng từ trường Đại học Stanford (Hoa
Kì) vào năm 1963 với mục đích bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề một cách cấp tốc và hiệu
quả hơn so với cách đào tạo truyền thống. Đến nay, phương pháp dạy học này đã được áp
dụng tại nhiều cơ sở đào tạo giáo viên ở nhiều quốc gia. Với mục tiêu là để rèn các kĩ năng
dạy học, phương pháp dạy học vi mô đã được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả vào quá trình
đào tạo sinh viên sư phạm. Bài viết này trình bày về quá trình tổ chức cho sinh viên Khoa
Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) rèn luyện kĩ năng sử dụng phương pháp phân
tích ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt bằng phương pháp dạy học vi mô.
Từ khóa: Dạy học vi mô, phương pháp phân tích ngôn ngữ, kĩ năng dạy học, lớp học vi mô,
sinh viên sư phạm.
1. Mở đầu
Năng lực dạy học của người giáo viên là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của giáo dục.
Theo đó, việc đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm trở nên vô cùng có ý nghĩa. Làm thế nào để
sinh viên sư phạm làm chủ được những kiến thức chuyên môn, chuyển hóa thành năng lực sư
phạm thông qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ là nhiệm vụ, yêu cầu thường trực đối với các
cơ sở đào tạo giáo viên. Phương pháp dạy học vi mô (PPDHVM) đã được đề xuất như một giải
pháp nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên các trường sư phạm.
PPDHVM lần đầu được nhắc đến vào năm 1963 tại Trường Đại học Stanford (Hoa Kì). Tác
giả D.W.Aillen đã tập hợp một cách chính thức những nghiên cứu của nhóm giáo sư Đại học
Stanford trong công trình Mô tả về phương pháp dạy học vi mô (1967) [1]. Từ mục đích ban đầu
là “bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề một cách cấp tốc và hiệu quả hơn so với cách đào tạo
truyền thống” [2;tr.151], những nghiên cứu này đã trình bày sâu hơn về những vấn đề cụ thể: lập
kế hoạch cho bài học vi mô (BHVM), khả năng rèn luyện kĩ năng dạy học bằng PPDHVM, việc
tận dụng kinh nghiệm của những người quan sát BHVM, cấu trúc của một khóa rèn luyện kĩ năng
dạy học bằng PPDHVM. Những nghiên cứu này có ý nghĩa mở đường, định hướng cho việc triển
khai áp dụng PPDHVM trong đào tạo giáo viên tại Hoa Kì nói riêng và trên thế giới nói chung.
Các nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu tác động của thực hành dạy học vi mô lên hành vi
đứng lớp của các giáo sinh chuyên ngành khoa học xã hội của P. C. Limbacher vào năm 1971 [3].;
Tác động của phương thức phản hồi trong dạy học vi mô của J. E. Shively và cộng sự vào năm
1970 [4]; Hiệu quả của ba môi trường dạy học vi mô trong việc đào tạo giáo sinh bậc đại học của
Ngày nhận bài: 19/7/2018. Ngày sửa bài: 22/11/2018. Ngày nhận đăng: 5/12/2018.
Tác giả liên hệ: Trịnh Thị Lan. Địa chỉ e-mail: lankhoavan@yahoo.com.vn
Trịnh Thị Lan
50
D. W. Johnson, B. S. Prancrazio vào năm 1971 [5] lại tập trung vào một số vấn đề liên quan
đến PPDHVM và ảnh hưởng của phương pháp này tới quá trình đào tạo giáo viên. Những nghiên cứu
này cho thấy việc áp dụng PPDHVM vào đào tạo giáo viên mang ý nghĩa thực tiễn và lí luận cao.
Các nghiên cứu về PPDHVM gần đây đã đánh giá thêm những tác động tích cực của
PPDHVM đối với người học (là các sinh viên sư phạm), đồng thời mở ra một xu hướng mới là kết
hợp PPDHVM với phương thức đào tạo giáo viên khác, các phương pháp dạy học khác hoặc xem
xét các tác động của nhân tố lịch sử, văn hóa - xét trên quan điểm tâm lí học hoạt động trong quá
trình hình thành kĩ năng của sinh viên sư phạm. Có thể kể đến M. R. Malone, B. M. Strawitz
(1985) [6], J. W. Vare (1993) [7]; đặc biệt là bài viết của N. D. Bell (2007) về đặc trưng hoạt động
của các giáo sinh trong môi trường của PPDHVM [8] và M. L. Fernández (2009) nghiên cứu về
việc kết hợp giữa PPDHVM với Nghiên cứu bài học của Nhật Bản trong đào tạo giáo viên [9].
Ở Việt Nam, PPDHVM đã được tổng hợp gồm cả lí luận và thực tiễn trong tư cách của một
phương pháp dạy học tích cực in trong cuốn Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học (2010), là kết quả của Dự án Việt Bỉ - Hỗ trợ học từ xa (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Cuốn sách này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của PPDHVM như: cơ sở tâm lí học của
phương pháp, những thành phần cơ bản, quy trình áp dụng PPDHVM [10]. Những nội dung này
đã mở ra một hướng nghiên cứu khá rộng khắp về việc vận dụng PPDHVM vào đào tạo giáo viên
các cấp học của các trường sư phạm ở nhiều môn học: tác giả Đặng Văn Đức - Trần Thị Thanh
Thuỷ triển khai nghiên cứu với sinh viên sư phạm Địa lí [11], tác giả Phùng Việt Hải, Đỗ Hương
Trà triển khai nghiên cứu với sinh viên sư phạm Vật lí [12]; tác giả Đỗ Thị Trinh triển khai nghiên
cứu với sinh viên sư phạm Toán [13] và nhiều bài viết gắn với hầu hết các môn học khác được
đăng tải trên các website dạy và học tích cực, nghiệp vụ sư phạm [14]
Kế thừa kết quả nghiên cứu về lí luận của các công trình nghiên cứu đã công bố, đối chiếu
với yêu cầu và đặc điểm của việc hình thành kĩ năng sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ
(PP phân tích ngôn ngữ) trong dạy học tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy PPDHVM sẽ phát huy hiệu
quả rõ ràng vào việc hình thành kĩ năng sư phạm cho sinh viên sư phạm Ngữ văn ở trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. Chúng tôi đã thể nghiệm nghiên cứu việc rèn luyện các kĩ năng của PP phân
tích ngôn ngữ với hai lớp sinh viên hệ chất lượng cao khóa 64 và khóa 65 của Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bằng PPDHVM.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp dạy học vi mô
Đến nay đã có rất nhiều khái niệm về PPDHVM được đưa ra. Dù tiếp cận theo những góc độ
khác nhau, còn vài điểm chưa thực sự thống nhất trong đánh giá ưu nhược điểm, nhưng hầu hết
các quan điểm về PPDHVM đều gặp gỡ ở chỗ coi đây là một phương pháp đào tạo người dạy học
thông qua một quy trình đơn giản hóa một bài học thông thường thành một bài học vi mô, ở đó số
lượng kĩ năng được chú ý rèn luyện, số lượng học sinh trong lớp học, đơn vị kiến thức và thời
gian dạy học đều được rút ngắn một cách có chủ đích. Nói cách khác, PPDHVM là một phương
pháp đào tạo giáo viên, trong đó mỗi sinh viên sư phạm sẽ tập trung vận dụng một hoặc một vài kĩ
năng dạy học để thực hiện một bài học vi mô trong khoảng thời gian ngắn cho một nhóm nhỏ học
sinh. PPDHVM tỏ ra hiệu quả khi vận dụng rèn luyện những kĩ năng liên quan đến việc thực hiện
bài học trên lớp - những kĩ năng có thể dễ dàng được quan sát và đánh giá [11].
Như vậy, bản chất của dạy học vi mô là rèn các kĩ năng sư phạm. Nó cho phép sinh viên
được thực hành từng kĩ năng trong một đoạn bài học ngắn, trong lớp học vi mô dưới sự quan sát
và đóng góp ý kiến của các sinh viên khác. Sau khi thành thục tất cả các kĩ năng, sinh viên sẽ thực
hành trên lớp học bình thường. Quy trình thực hiện PPDHVM được tóm tắt như sau:
Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để sinh viên Sư phạm Ngữ văn rèn luyện các kĩ năng
51
Bước Hoạt động của sinh viên Hoạt động của giảng viên
1. Chuẩn
bị: Xem
một trích
đoạn dạy
minh họa
- Nghe phân tích các kĩ năng cần rèn luyện
và xem băng (hoặc đĩa hình) minh họa
việc sử dụng kĩ năng đó
- Làm việc theo nhóm soạn bài, thiết kế
trích đoạn một bài học để thực hành kĩ
năng cần rèn luyện
- Giới thiệu phần lí thuyết về các
kĩ năng được lựa chọn và hướng
dẫn cách quan sát một trích đoạn
dạy minh họa cho việc sử dụng
các kĩ năng đó.
- Hướng dẫn thiết kế một trích
đoạn bài học
2. Thực
hành: Dạy
học trong
lớp học vi
mô có phản
hồi
- Một sinh viên sắm vai giáo viên, thực tập
dạy một trích đoạn bài học (trong 5 – 15
phút) cho 7-15 học sinh hoặc các sinh viên
khác đóng vai học sinh. Sinh viên các
nhóm khác là các quan sát viên, ghi chép
các hoạt động của giáo viên và học sinh để
đưa ra ý kiến phản hồi (quá trình dạy học
này được ghi hình và tiếng)
- Xem lại băng ghi hình về hoạt động dạy
học vừa diễn ra và nghe ý kiến phản hồi
của các sinh viên khác và giáo viên về
hoạt động dạy học của chính mình
- Hướng dẫn sinh viên thực hành
tập dạy.
- Tổ chức góp ý, phản hồi cho kết
quả thực hành.
- Phân tích về hoạt động dạy học
của sinh viên qua hình ảnh trên
băng/đĩa hình
3. Dạy lại
lần 2 có
phản hồi
- Soạn lại trích đoạn theo góp ý phản hồi.
- Thực hành lại kĩ năng đã được góp ý (Có
thể sẽ phải dạy lại lần 3 hay lần 4 nếu cần)
- Tổ chức tập dạy lần 2.
- Tổ chức góp ý, phản hồi cho
thực hành lần 2.
[10; tr.154]
Áp dụng vào việc bồi dưỡng một kĩ năng sư phạm cụ thể, quy trình PPDHVM có thể gồm
các bước:
1. Giới thiệu một kĩ năng sư phạm
2. Soạn đoạn bài dạy cần áp dụng kĩ năng
3. Dạy (trình bày) đoạn bài học
4. Phản hồi lân 1
5. Soạn bài lần 2
6. Dạy (trình bày) lần 2
7. Phản hồi lần 2
8. Soạn- Dạy(trình bày) - Phản hồi, làm chủ kĩ năng [12]
Trên thực tế, quy trình này có thể được nối dài, có thể được bổ sung nội dung và thao tác vào
mỗi bước, có thể linh hoạt thay hoạt động ghi hình, phân tích băng hình bằng việc giáo viên hoặc
sinh viên thị phạm kĩ năng, sau đó phân tích và đánh giá trên phiếu.
2.2. Tổ chức rèn các kĩ năng của phương pháp phân tích ngôn ngữ bằng phương
pháp dạy học vi mô
Giáo viên dạy Ngữ văn ở trường trung học cần được rèn luyện kĩ năng tổ chức dạy học các
bài học đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Một trong những PP dạy học đặc thù trong dạy
học Tiếng Việt và Làm văn là PP phân tích ngôn ngữ. Đây là PP dạy học trong đó, học sinh dưới
sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và
phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định hướng của những
Trịnh Thị Lan
52
nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở ấy rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi
nhớ. PP dạy học này được đề xuất từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, từ PP nghiên cứu khoa
học đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học thường dùng khi nhận thức các hiện tượng ngôn ngữ. Có
thể coi đây là sự chuyển hoá của PP nghiên cứu khoa học thành PP dạy học thông qua việc xử lí
sư phạm của người giáo viên. Quy trình thực hiện PP dạy học này khá chặt chẽ, bao gồm 4 bước:
(1) Đưa ngữ liệu - (2) Phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung bài học - (3) Rút ra kiến
thức, kĩ năng ngôn ngữ - (4) Vận dụng vào ngữ liệu mới [14].
Theo quy trình này, PP phân tích ngôn ngữ đòi hỏi giáo viên dạy Tiếng Việt phải thành thạo
nhiều kĩ năng cụ thể: kĩ năng chọn và dẫn ngữ liệu, kĩ năng phân tích ngữ liệu, kĩ năng hướng dẫn
học sinh khái quát hóa nội dung, kĩ năng chốt kiến thức và củng cố bài học. Như vậy, để có kĩ
năng sử dụng thành thạo PP phân tích ngôn ngữ trong dạy học Tiếng Việt, sinh viên sư phạm Ngữ
văn cần phải hoàn thiện từng kĩ năng cụ thể này. Chúng tôi đề xuất và đã tiến hành thể nghiệm sư
phạm quy trình áp dụng PPDHVM trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các kĩ năng nhỏ lẻ, tiến tới
hoàn thiện kĩ năng sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ cho sinh viên sư phạm Ngữ văn hệ
đào tạo chất lượng cao của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội theo ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Tìm hiểu về phương pháp phân tích ngôn ngữ và quy trình rèn luyện theo
PPDHVM
Ở giai đoạn này, sinh viên được yêu cầu tìm hiểu trước và trình bày trước lớp một số nội
dung lí luận: khái niệm PP phân tích ngôn ngữ, bản chất và quy trình các bước thực hiện PP phân
tích ngôn ngữ, các kĩ năng dạy học cần nắm vững khi thực hiện PP phân tích ngôn ngữ; đồng thời
sinh viên được định hướng để trả lời câu hỏi: Vì sao lại dùng PPDHVM để rèn luyện kĩ năng?
Theo đó, giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên (hoặc yêu cầu sinh viên tái hiện) những kiến thức
cơ bản về PPDHVM: khái niệm; cơ sở tâm lí học; ý nghĩa của PPDHVM trong đào tạo giáo viên;
các bước tiến hành PPDHVM.
Tiếp đó, giảng viên và sinh viên thống nhất cách thức tổ chức lớp học vi mô, cách thức quan
sát và đưa ra những nhận xét về các đoạn băng ghi hình đã và sẽ trình chiếu hoặc đoạn dạy (trình
bày) của sinh viên giảng tập. Ở các lớp sinh viên hệ đào tạo chất lượng cao của Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, sĩ số lớp học cố định là 20 sinh viên, phù hợp với việc chia thành 2 lớp học vi
mô. Chúng tôi đã thống nhất lựa chọn cách thức: sinh viên quan sát giảng viên thị phạm dạy học
vi mô một đơn vị bài học tiếng Việt bằng phương pháp phân tích ngôn ngữ; sinh viên phân tích,
thảo luận theo nhóm với mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lí thuyết về phương pháp phân tích ngôn
ngữ, nhận diện và phân tích được biểu hiện các kĩ năng nhỏ lẻ trong bài học vi mô vừa triển khai.
Kết thúc giai đoạn này, sinh viên phải chỉ ra được:
- BHVM đã được thực hiện đúng quy trình của PP phân tích ngôn ngữ chưa?
- Ở bước 1: Trong quy trình của PP phân tích ngôn ngữ, người dạy đã sử dụng kĩ năng đưa
ngữ liệu như thế nào?
- Ở bước 2: Người dạy làm thế nào để phân tích ngữ liệu? (sử dụng hệ thống câu hỏi phân
tích, giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm, định hướng phân tích bằng phiếu học tập)
- Ở bước 3: Cách rút ra nội dung bài học đã đảm bảo tính tích cực chưa?
- Ở bước 4: Có những cách vận dụng củng cố nào hiệu quả?
- Giai đoạn 2: sinh viên rèn luyện các kĩ năng của PP phân tích ngôn ngữ
Giai đoạn này gồm nhiều bước thực hiện theo kiểu xoáy trôn ốc:
- Bước 1: Sinh viên chọn một BHVM (tương đương với một đơn vị kiến thức trong bài học
Tiếng Việt). Do PP phân tích ngôn ngữ đặc biệt phù hợp với việc hình thành kiến thức, kĩ năng
ngôn ngữ mới cho học sinh nên sinh viên được gợi ý chọn BHVM gắn với yêu cầu hình thành ở
học sinh một khái niệm hoặc quy tắc sử dụng tiếng Việt.
Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để sinh viên Sư phạm Ngữ văn rèn luyện các kĩ năng
53
Sinh viên tiến hành lập kế hoạch dạy học cho BHVM bằng PP phân tích ngôn ngữ. Dự kiến
BHVM được tiến hành dạy học trong khoảng 5-15 phút;
- Bước 2: Sinh viên tiến hành dạy học BHVM lần 1. Phần giảng tập lần 1 này được tiến hành
dưới sự giám sát của giảng viên và được ghi hình. Các sinh viên khác vừa đóng vai trò là học sinh
trong lớp học vi mô, vừa quan sát việc dạy học vi mô và thực hiện các phiếu quan sát
- Bước 3: SV xem lại đoạn băng ghi hình BHVM, thảo luận và đưa ra phản hồi. Các quan sát
và phản hồi tập trung vào từng kĩ năng ở mỗi bước trong quy trình PP phân tích ngôn ngữ một
cách chi tiết và kĩ lưỡng: kĩ năng đưa ngữ liệu, kĩ năng tổ chức phân tích ngữ liệu, kĩ năng khái
quát hóa về hiện tượng ngôn ngữ, kĩ năng tổ chức vận dụng củng cố. Đối với những SV quan sát,
đây là lần quan sát thứ hai, họ sẽ có thêm cơ sở chắc chắn để đưa ra những nhận xét của mình vào
phiếu đánh giá. Đối với SV tập giảng thì đây là sự quan sát trải nghiệm tái hiện, nó giúp người
dạy học vi mô ghi nhận được cụ thể những điểm đã làm được và chưa làm được một cách khách
quan, có bằng chứng xác thực, gắn với từng khâu, từng bước, từng thao tác dạy học. Thời gian
tiến hành thảo luận về các kĩ năng của PP phân tích ngôn ngữ, đề xuất phương án điều chỉnh hoặc
thay đổi thao tác, kĩ thuật dạy học của một bước nào đó trong quy trình dạy học bằng PP ngôn ngữ
được tiến hành trong 5-7 phút.
Ở bước này, các nhận xét, phản hồi đưa ra thường tập trung vào mục tiêu làm thế nào để
các kĩ năng dạy học gắn với các hoạt động và thao tác dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh. Chẳng hạn, ở kĩ năng đưa ngữ liệu vào bài học, thay vì dẫn ngữ liệu có sẵn ở sách giáo
khoa, viết lên bảng lớp hoặc bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu một cách thụ động, giáo
viên (ở đây là sinh viên giảng tập) có thể nghĩ đến phương án để HS chuẩn bị các ngữ liệu
theo yêu cầu của bài học, giáo viên cùng học sinh chọn ngữ liệu phù hợp cho bài học. (Tất
nhiên, cần đảm bảo những yêu cầu chặt chẽ đối với ngữ liệu dạy học tiếng Việt). Hình thức
đưa ngữ liệu cũng có thể linh hoạt: thông qua đọc diễn cảm, diễn xuất của học sinh, qua trưng
bày, giới thiệu những sản phẩm đã chuẩn bị trước tại lớp Ở kĩ năng tổ chức cho học sinh
phân tích ngữ liệu, nếu sử dụng hệ thống câu hỏi và hình thức vấn đáp thông thường, giáo
viên cần phải rèn luyện kĩ năng dẫn dắt, kết nối các câu hỏi và câu trả lời của học sinh với nội
dung bài học định hướng. Thay vì hình thức vấn đáp, giáo viên cũng có thể tổ chức cho học
sinh giải quyết nhiệm vụ nhóm, tạo ra sản phẩm nhóm, hoặc làm việc cùng phiếu học tập để
hướng tới nội dung kiến thức, kĩ năng của bài học. Các kĩ thuật dạy học như tia chớp, khăn
trải bàn, XYZ có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh; theo đó, sinh
viên sư phạm cũng có thể thực hành sử dụng các kĩ thuật dạy học này trong khi hình thành kĩ
năng dạy học của PP phân tích ngôn ngữ.
- Bước 4: Trên cơ sở những phản hồi vừa nhận được, sinh viên giảng tập sẽ sửa lại BHVM
của mình. Phần lập lại kế hoạch này được thực hiện ở nhà, tập trung điều chỉnh từng kĩ năng cụ
thể của PP phân tích ngôn ngữ.
Các sinh viên khác luân phiên giảng tập BHVM theo các bước trên.
- Bước 5: Sinh viên giảng tập lần 2. Lần giảng tập này được tiến hành trong một buổi rèn
luyện khác, sinh viên giảng tập thực hiện từng kĩ năng của PP phân tích ngôn ngữ trong BHVM
theo góp ý của nhóm. Sinh viên được khuyến khích sử dụng điện thoại di động hoặc máy ảnh kĩ
thuật số để ghi hình phần dạy học vi mô trong các nhóm tự rèn luyện. Các nhóm phản hồi tiếp và
sinh viên lại điều chỉnh BHVM đến khi nào thực hiện được thành thạo từng kĩ năng của PP phân
tích ngôn ngữ.
- Bước 6: Sinh viên tham gia luyện tập tự xác nhận đã hiểu cách và thực hiện thành thạo các
kĩ năng dạy học của PP phân tích ngôn ngữ. Việc rèn luyện bằng giảng tập BHVM trước lớp học
vi mô chuyển sang tự rèn luyện từng kĩ năng.
Trịnh Thị Lan
54
- Giai đoạn 3: sinh viên tự rèn luyện kết hợp các kĩ năng trong cả quy trình PP phân tích
ngôn ngữ
Ở giai đoạn này, sinh viên chú trọng rèn luyện kết hợp các kĩ năng của PP phân tích ngôn
ngữ đã được rèn luyện trong giai đoạn 2. Các phiếu đánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với
mục đích đánh giá tổng hợp nhiều kĩ năng. Quá trình rèn luyện được tái diễn theo chu trình: "lập
kế hoạch - dạy - phản hồi - lập lại kế hoạch - dạy lại - phản hồi lại,...” cho cả BHVM. Chu trình
này có thể lặp lại tới khi sinh viên được các thành viên quan sát trong lớp học vi mô ghi nhận về
kết quả rèn luyện tất cả các kĩ năng của PP phân tích ngôn ngữ. Lúc này, sinh viên đã làm chủ
được các kĩ năng dạy học của PP phân tích ngôn ngữ một cách tự giác, có kĩ thuật.
Cách thức tiến hành trên đã giúp cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng PP phân tích ngôn ngữ
trong dạy học các nội dung Tiếng Việt và Làm văn của sinh viên trở nên hiệu quả hơn. Trong tình
hình sinh viên sư phạm ít có cơ hội tiếp xúc với lớp học thực (lớp học bình thường) ở trường phổ
thông, họ vẫn có thể thực hành dạy học Ngữ văn một cách hiệu quả.
3. Kết luận
PP phân tích ngôn ngữ là một PP dạy học đặc thù, không chỉ được dùng trong các giờ dạy
học Tiếng Việt mà còn được dùng trong dạy đọc, nói, viết nói chung. Nếu sinh viên sư phạm Ngữ
văn học PP phân tích ngôn ngữ theo kiểu truyền thống (tiếp thu lí thuyết, quan sát giáo viên làm
mẫu, dạy thử và rút kinh nghiệm), đồng thời vận dụng cứng nhắc 4 bốn trong quy trình của PP
này, việc học thường rất khô khan, nhàm chán. Đặc biệt, quá trình thực hành dạy học, sinh viên sư
phạm Ngữ văn dễ bỏ qua một hai kĩ năng dạy học cụ thể trong quy trình thực hiện PP phân tích
ngôn ngữ. Việc sử dụng PPDHVM giúp giải quyết những tồn tại này trong quá trình rèn luyện kĩ
năng cho sinh viên, giúp sinh viên hoàn thiện năng lực thực hiện các công việc liên quan đến nghề
dạy học Ngữ văn.
Quá trình sử dụng PPDHVM để rèn luyện các kĩ năng của PP phân tích ngôn ngữ cho sinh
viên sư phạm Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã giúp việc thực hành