Vài nét về thực trạng học sinh khó khăn về viết trong trường tiểu học hiện nay thông qua con số định lượng

1. Mở đầu Học sinh có khó khăn về viết được xem là một nhóm học sinh khuyết tật với các đặc điểm như:Viết những chữ rất khó đọc và không theo kịp tốc độ viết chung, độ trôi chảy, độ chuẩn xác của chữ kém hơn so với các học sinh cùng độ tuổi, đặc biệt là qua kĩ năng chép (transcription skill) [1,4]. Bên cạnh việc mắc những khó khăn điển hình về viết một cách nguyên phát, nhiều trẻ có KKVV một cách thứ phát do có khó khăn về đọc [8] và khi trẻ càng học lên cao khả năng viết càng kém dần đi [10]. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều thông tin về số lượng, đặc điểm HS KKVV nói riêng, KKVH nói chung; thiếu các công cụ đánh giá có tính chất tiêu chuẩn để phát hiện KKVV, từ đó thiếu những định hướng trong hỗ trợ, hỗ trợ kém kịp thời và thiếu những biện pháp hỗ trợ cụ thể phù hợp với nhu cầu giáo dục đặc biệt của HS. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng tồn tại và đặc điểm của những HS có KKVV là cần thiết góp phần định hướng cho những biện pháp hỗ trợ trong dạy viết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho nhóm HS này.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về thực trạng học sinh khó khăn về viết trong trường tiểu học hiện nay thông qua con số định lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0041 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 148-154 This paper is available online at VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ VIẾT TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY THÔNG QUA CON SỐ ĐỊNH LƯỢNG Nguyễn Thị Cẩm Hường Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung mô tả thực trạng học sinh (HS) khó khăn về viết (KKVV) từ khối 1 đến khối 5 trong các trường tiểu học hiện nay trong tổng số gần 3000 HS tham gia nghiên cứu. Các số liệu được phân tích trên những khía cạnh khối lớp, giới tính, giai đoạn học tập, kiểu KKVV. Kết quả cho thấy: tỉ lệ HS KKVV trong nghiên cứu này là 2,14% (3,30% ở nam, 0,87% ở nữ); số HS KKVV chiếm 55,86% tổng số HS khó khăn về học (KKVH); HS KKVV đầu cấp tiểu học ít hơn cuối cấp nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê; đa số HS KKVV có KK trong các kĩ năng học đường khác, trong đó nhóm HS KKVV kèm theo đọc chiếm tỉ lệ cao nhất. Từ khóa: Khó khăn về viết, khó khăn về học, thực trạng. 1. Mở đầu Học sinh có khó khăn về viết được xem là một nhóm học sinh khuyết tật với các đặc điểm như:Viết những chữ rất khó đọc và không theo kịp tốc độ viết chung, độ trôi chảy, độ chuẩn xác của chữ kém hơn so với các học sinh cùng độ tuổi, đặc biệt là qua kĩ năng chép (transcription skill) [1,4]. Bên cạnh việc mắc những khó khăn điển hình về viết một cách nguyên phát, nhiều trẻ có KKVV một cách thứ phát do có khó khăn về đọc [8] và khi trẻ càng học lên cao khả năng viết càng kém dần đi [10]. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều thông tin về số lượng, đặc điểm HS KKVV nói riêng, KKVH nói chung; thiếu các công cụ đánh giá có tính chất tiêu chuẩn để phát hiện KKVV, từ đó thiếu những định hướng trong hỗ trợ, hỗ trợ kém kịp thời và thiếu những biện pháp hỗ trợ cụ thể phù hợp với nhu cầu giáo dục đặc biệt của HS. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng tồn tại và đặc điểm của những HS có KKVV là cần thiết góp phần định hướng cho những biện pháp hỗ trợ trong dạy viết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho nhóm HS này. Ngày nhận bài: 8/8/2014. Ngày nhận đăng: 1/3/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Cẩm Hường, e-mail: nch19381@yahoo.com 148 Vài nét về thực trạng học sinh khó khăn về viết trong trường tiểu học hiện nay... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm xác định số lượng, tỉ lệ HS có KKVV ở cấp tiểu học, đặc điểm KKVV trong mối quan hệ với các kĩ năng học đường khác từ đó đề xuất các định hướng hỗ trợ trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho HS có KKVV. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Khách thể khảo sát Tổng số 2893 HS từ lớp 1 đến lớp 5 ở 4 trường tiểu học (2 trường tiểu học ở Nghệ An, 2 trường tiểu học ở Hà Nội), trong đó có 1513 HS nam (chiếm 52,3%) và 1380 HS nữ (47,7%) đã tham gia nghiên cứu. Số liệu cụ thể về HS tham gia khảo sát được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. HS tham gia khảo sát Khối lớp Tổng Nam Nữ Khối 1 (17 lớp) 641 339 302 Khối 2 (18 lớp) 585 292 293 Khối 3 (18 lớp) 643 353 290 Khối 4 (15 lớp) 471 243 228 Khối 5 (17 lớp) 553 286 267 Tổng 2893 1513 1380 Phương pháp và công cụ phát hiện KKVV Nghiên cứu sử dụng Bảng hỏi thông tin về các HS có biểu hiện KTHT được xây dựng trên cơ sở phân tích và điều chỉnh các nguồn tham khảo đang được sử dụng ở Nhật Bản và Mỹ. Bảng hỏi gồm phần thông tin cơ bản về HS và phần thông tin về các khó khăn đặc thù trên 6 lĩnh vực học tập (nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận). Mỗi lĩnh vực gồm 5 khó khăn đặc thù được đánh giá theo 4 mức độ từ không xuất hiện tới xuất hiện thường xuyên. Các HS được xác định là có KKVV khi tổng điểm ở lĩnh vực viết (nhưng không hạn chế lĩnh vực khác) đạt từ 12 điểm trở lên; những hỗ trợ thông thường của GV không cải thiện được những khó khăn này; bản thân HS đó không có kết quả chẩn đoán khuyết tật, không do ảnh hưởng của yếu tố tâm lí, môi trường bên ngoài, yếu tố văn hóa. Phương pháp đo đạc, xử lí số liệu Các số liệu thu được được tổng hợp và xử lí trên phần mềm Excel và phần mềm thống kê JavaScript-Star bản 5.5.0j (phiên bản tiếng Nhật). 2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.2.1. Số lượng và tỉ lệ HS tiểu học có KKVV theo khối lớp và giới tính Bảng 2: Số lượng và tỉ lệ HS KKVV xét theo khối lớp và giới tính Tổng HS nam HS nữ SL % SL % SL % K1 12 1,87 10 2,95 2 0,66 K2 4 0,68 3 1,03 1 0,34 K3 19 2,95 16 4,53 3 1,03 K4 14 2,97 12 4,94 2 0,88 K5 13 2,35 9 3,15 4 1,50 Tổng 62 2,14 50 3,30 12 0.87 Biểu đồ 1. Tỉ lệ HS KKVV xét theo khối lớp và giới tính 149 Nguyễn Thị Cẩm Hường Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỉ lệ HS KKVV đang học ở cấp tiểu học là 2,14%. Nếu trung bình mỗi lớp có 35 HS (theo yêu cầu chuẩn số lượng HS/lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì có khoảng 1 em có KKVV. Tỉ lệ này khá tương đồng với tỉ lệ ở Nhật Bản (2.5%) [5]. Kết quả kiểm định sự khác biệt về số lượng HS có KKVV từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 theo PP x- bình phương trên bản Grid cho thấy: Trong số 5 khối lớp, các HS lớp 2 có KKVV chiếm tỉ lệ ít nhất một cách có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95 % (x2(4) = 10,580 , p < 0,05). Xét về sự phân bố theo giới tính, tỉ lệ xuất hiện HS nam có KKVV là 3,30%, trong khi đó, tỉ lệ xuất hiện ở nữ là 0,87%, số HS nam KKVV nhiều hơn số HS nữ với tỉ lệ nam:nữ là 2,46:1, nói cách khác, cứ 2,5 HS nam có KKVV thì có 1 HS nữ có KKVV. Tỉ lệ HS nam so với HS nữ có KKVV không đồng đều nhau. Cụ thể tỉ lệ này ở các khối lớp là: K1: 2,83:1 K2: 2,00:1 K3: 2,86:1 K4: 3,39:1 K5: 1,57:1 Tìm hiểu kĩ hơn về sự thay đổi số lượng HS nam và HS nữ có KKVV theo thời gian, chúng tôi dùng phương pháp x- bình phương trên bản Grid để kiểm định sự khác biệt về số lượng HS có KKVV theo giới tính theo khối lớp. Kết quả cho thấy: Trong số 5 khối lớp, các HS nam lớp 2 có KKVV chiếm tỉ lệ ít nhất một cách có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95 % (x2(4) = 8,093, 0.05 < p < 0,10). Trong khi đó, sự khác biệt về số lượng HS nữ có KKVV ở các khối lớp không rõ rệt (x2(4) = 2,371, ns). Nói cách khác, các HS nam ít gặp KKVV hơn cả khi học lớp 2, nhưng tình hình không xảy ra đối với HS nữ. Điều này cũng cho thấy, sự biến động về HS nam có KKVV xảy ra rõ rệt hơn ở HS nữ. Việc HS nam có tốc độ viết tương đối đồng đều so với HS nữ nhưng mắc nhiều lỗi sai hơn [6, 7] và gặp nhiều KKVV hơn HS nữ cho thấy HS nam có nhiều vấn đề cần lưu ý hơn so với HS nữ trong việc phát triển kĩ năng viết. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới như ở Anh [3], Nhật [5], Mỹ [9] về việc HS nữ có năng lực ngôn ngữ tốt hơn HS nam do sự hoạt động tích cực hơn của các vùng hồi trán dưới, hồi thái dương ở cả hai bên cầu não và hồi hình thoi bán cầu não trái [2]. 2.2.2. Số lượng và tỉ lệ HS KKVV theo từng giai đoạn học tập ở tiểu học Số liệu về HS KKVV xét theo giai đoạn đầu và cuối cấp tiểu học (bảng 3) cho thấy, tỉ lệ HS KKVV tăng lên khi chuyển sang giai đoạn cuối cấp (tăng từ 1,87% ở các lớp đầu cấp (lớp 1, 2, 3) lên 2,64% ở các lớp 4-5 cuối cấp) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (x2(1)= 1.760, ns). Tỉ lệ HS KKVV là nam cũng tăng mạnh hơn ở HS nữ: HS nam KKVV tăng từ 2,95% ở đầu cấp thành 3,97% (tăng lên 1/3) ở cuối cấp, ở HS nữ, tăng từ 0,68% lên 1,21%. Càng về cuối cấp sự gia tăng về yêu cầu và độ khó của kĩ năng viết làm KKVV càng bộc lộ rõ nét nhưng sự gia tăng số HS KKVV không phải do giai đoạn học tập, hay độ tuổi của HS quyết định. Điều này hoàn toàn thống nhất với các ý kiến của chuyên gia cho rằng KKVV là vốn có ở HS, do năng lực nhận thức đặc thù gây ra, nó không hề mất đi và sẽ thể hiện rõ ở những giai đoạn sau, nó không phải là những khó khăn gặp phải trong kĩ năng viết đơn thuần do môi trường học tập gây ra [10]. Bảng 3. Số lượng và tỉ lệ HS KKVV xét theo giai đoạn đầu và cuối cấp tiểu học Giai đoạn HS KKVV HS nam KKVV HS nữ KKVV SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Đầu tiểu học (lớp 1,2,3) 35 1,87 29 2,95 6 0,68 Cuối tiểu học (lớp 4, 5) 27 2,64 21 3,97 6 1,21 Tổng 62 2,14 50 3,30 12 0,87 2.2.3. Tỉ lệ HS KKVV so với tổng số HS khó khăn về học Các số liệu về tỉ lệ HS khó khăn về học KKVV so với tổng số các HS có KKVH từ khối 1 đến khối 5 trong bảng 4 cho thấy, trong tổng số các HS KKVH, có tới 55,86% là các HS có KKVV, bao gồm HS chỉ có KKVV và HS có KKVV kèm theo cả KK ở các lĩnh vực khác. 150 Vài nét về thực trạng học sinh khó khăn về viết trong trường tiểu học hiện nay... Bảng 4. Số lượng và tỉ lệ HS KKVV trong tổng số HS KKVH Tổng HS KKVV nam HS nữ KKVV KKVV/KKVH Tỉ lệ % KKVV/KKVH Tỉ lệ % KKVV/KKVH Tỉ lệ % K1 12/16 75,00 10/13 76,92 2/3 66,67 K2 4/16 25,00 3/10 30,00 1/6 16,67 K3 19/29 65,52 16/21 76,19 3/8 37,50 K4 14/26 53,85 12/20 60,00 2/6 33,33 K5 13/24 54,17 9/17 52,94 4/7 57,14 Tổng 62/111 55,86 50/81 61,73 12/30 40,0 Xét trong số các nam HS KKVH, tỉ lệ nam HS có KKVV còn cao hơn, chiếm tới 61%. Đặc biệt, ở khối 1, số HS KKVV chiếm tới 3/4 tổng số HS KKVH. Sau đó tỉ lệ này có xu hướng giảm đi ở các khối lớp khác. Sự biến động này cho thấy, một mặt các KKVV của HS tiểu học ngày càng hiển thị rõ nét, song đồng thời, những KK trong lĩnh vực khác cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn (lĩnh vực tính toán, suy luận) và chiếm tỉ lệ phần trăm lớn hơn. Những số liệu này cho thấy, cần phải quan tâm hơn nữa tới việc phát triển và hỗ trợ phát triển kĩ năng viết cho HS. 2.2.4. Số lượng và tỉ lệ xuất hiện HS KKVV dạng đơn lẻ và dạng kết hợp Số liệu về HS chỉ có KKVV (KKVV đơn lẻ, KKVV kiểu A) và số HS KKVV dạng kết hợp (KKVV kèm theo KK ở lĩnh vực khác) được thể hiện rõ ở Bảng 5.1. Kết quả cho thấy chỉ có 01 HS thuộc kiểu A, tức là chỉ có 01 HS có KKVV dạng đơn lẻ, số còn lại là các HS có KKVV dạng kết hợp. Bảng 5.1: Số lượng HS KKVV dạng đơn lẻ dạng kết hợp Khối lớp KKVV đơn lẻ KKVV kết hợp (Kiểu A:Chỉ có KKVV; V+Đ: KKVV kèm theo KKVĐ, V+Ng: KKVV kèm theo KK về nghe, V+N: KKVV kèm theo KK về nói, V+TT: KKVV kèm theo KK về tính toán, V+SL: KKVV kèm theo KK về suy luận) V+Đ V+Ng V+N V+TT V+SL 1 0 9 5 10 9 6 2 0 2 1 1 1 2 3 0 16 8 13 16 16 4 1 8 3 10 10 13 5 0 9 3 7 11 13 Tổng 1 44 20 41 47 50 Để biết được sự khác biệt về số lượng HS KKVV dạng đơn lẻ so với số lượng HS KKVV dạng kết hợp, nghiên cứu dùng phương pháp kiểm định x- bình phương trên bản Grid. Kết quả cho thấy: với độ tin cậy là 99% (x2(5)= 54,941, p<0,01), số HS có KKVV dạng đơn lẻ là ít nhất, số HS có KKVV kèm theo KK về nghe chiếm tỉ lệ ít nhất trong tổng số các HS có KKVV dạng kết hợp. Việc đơn thuần chỉ mang 1 KKVV là trường hợp rất hiếm có, đa số các em có KKVV dạng kết hợp. Không thể biết KK nào là nguyên nhân-hệ quả của KK nào nhưng qua kết quả này ta có thể thấy sự liên hệ, ảnh hưởng giữa các kĩ năng học đường với nhau. Khi nhóm 6 kĩ năng học đường cơ bản theo tiêu chí: Kĩ năng nghe và nói thuộc vào nhóm kĩ năng liên quan đến ngôn ngữ nói, kĩ năng đọc và viết thuộc nhóm kĩ năng liên quan đến ngôn ngữ viết, các kĩ năng tính toán, suy luận có liên quan đến năng lực toán số, có thể phân loại các kiểu KKVV dạng kết hợp như sau: Kiểu B: KKVV kết hợp với KKVĐ (gọi tắt là KKVĐ-V); Kiểu C: KKVV kết hợp khó khăn liên quan ngôn ngữ nói; Kiểu D: KKVV kết hợp với KK trong kĩ năng toán số. 151 Nguyễn Thị Cẩm Hường Số liệu về HS KKVV kiểu B, C và D so với kiểu A được thể hiện trong bảng 5.2. Kết quả kiểm định tổng số số lượng HS KKVV thuộc các kiểu khác nhau theo phương pháp x- bình phương trên bản Grid cho thấy, số HS KKVV kiểu B chiếm tỉ lệ cao nhất (1,52%), tiếp đó là HS KKVV kiểu D với độ tin cậy là 99% (x2(2) = 10,750, p < 0,01 ). Điều đó có nghĩa là trong nghiên cứu này, số HS có KKVV kèm theo KK về đọc chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các HS KKVV dạng kết hợp và khá trùng hợp với thực trạng ở các nước trên thế giới [1, 10]. Bảng 5.2. HS KKVV kiểu A, kiểu B, kiểu C và kiểu D theo các khối Khối Đơn lẻ Các kiểu kết hợp Kiểu A Kiểu B Kiểu C Kiểu D SL TL* SL TL SL TL SL TL K1 0 0 9 1,40 4 0,62 4 0,62 K2 0 0 2 0,34 1 0,17 1 0,17 K3 0 0 16 2,49 8 1,24 15 2,33 K4 1 0,21 8 1,70 3 0.64 10 2,12 K5 0 0 9 1,63 3 0,54 11 1,99 Tổng 1 0,03 44 1,2 19 0,66 41 1,42 Biểu đồ 2. Tỉ lệ HS KKVV thuộc các kiểu A, B, C, D Kết quả kiểm định sự khác biệt về số lượng HS KKVV kiểu B, C và kiểu D ở các khối lớp cho thấy: HS KKVV kiểu B và D ở khối 3 nhiều hơn ở khối 2 (kiểu B: x2(4) = 11.227, p<.05; kiểu D: x2(4) =15.463a, p<.01) với độ tin cậy là 99%, trong khi đó, khác biệt vè số lượng HS KKVV kiểu C giữa các khối lớp là không đáng kể. So với giai đoạn đầu cấp tiểu học, ở giai đoạn cuối cấp có sự gia tăng về số lượng và tỉ lệ HS KKVV kiểu B (KKĐV) và kiểu D (KKVV kèm theo KK về toán số), tình hình ngược lại với kiểu C (KKVV kèm theo KKNN nói) (xem bảng 6). Tựu chung lại, khi chuyển từ giai đoạn lớp 2 lên lớp 3 có một sự nhảy vọt về tỉ lệ HS KKVV kiểu B và kiểu D, tỉ lệ này giảm dần ở các lớp cuối cấp nhưng vẫn cao hơn so với đầu cấp. Sự gia tăng số HS kiểu D nhiều hơn so với kiểu B khi chuyển qua các giai đoạn học tập khác nhau cho thấy những điểm khác biệt trong sự diễn tiến của những kiểu KKVV theo thời gian học tập. Bảng 6: HS KKVV kèm theo KK khác ở các giai đoạn Giai đoạn Kiểu B Kiểu C Kiểu D SL % SL % SL % Đầu TH 27 1,44 13 0,70 20 1,07 Cuối TH 17 1,66 6 0,59 21 2,05 Biểu đồ 3. Tỉ lệ HS KKVV kèm theo các KK khác ở các giai đoạn Ở những HS có KKVV, những KKVĐ có thể tồn tại lâu dài hoặc tiến bộ cùng với thời gian học tập, rèn luyện nên ở cuối cấp, tỉ lệ này tuy cao nhưng có xu hướng giảm qua các lớp. Trong khi đó, những KK trong lĩnh vực tính toán và suy luận ở các HS có KKVV dường như ngày càng sâu sắc và phức tạp hơn. Nghiên cứu ở nhiều nước khác thấy rằng nhiều HS có KK về toán cũng 152 Vài nét về thực trạng học sinh khó khăn về viết trong trường tiểu học hiện nay... có vấn đề về đọc và về viết vì có cùng sự bất thường trong nhận thức, hoạt động tâm lí- thần kinh [5]. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều HS KKVV kiểu D, ta có thể thấy rõ sự tác động không nhỏ của chương trình học tập tới sự bộc lộ khó khăn này bởi rõ ràng là càng về cuối cấp, những yêu cầu về kĩ năng tính toán và suy luận ngày càng cao, HS vốn có KKVV sẽ càng gặp trở ngại hơn nữa trong việc học tập các kĩ năng này. 3. Kết luận Thực trạng về học sinh khó khăn về viết trong trường tiểu học hiện nay cơ bản đã được phác họa thông qua các con số định lượng trong nghiên cứu này. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy sự tồn tại khách quan của những HS KKVV ở trường tiểu học hiện nay với tỉ lệ 2.14% và tỉ lệ xuất hiện KKVV không đồng đều ở các lớp; HS nam gặp nhiều khó khăn hơn HS nữ trong kĩ năng viết; HS KKVV chiếm hơn 55% tổng số các các HS KKVH. Các số liệu phân tích cho thấy sự phức hợp của KKVV với KK trong các kĩ năng học đường khác là phổ biến; nhóm có KKVV kèm theo KKVĐ chiếm tỉ lệ cao nhất ở giai đoạn đầu tiểu học và có sự gia tăng các KK về tính toán và suy luận ở HS KKVV khi bước vào giai đoạn sau của bậc tiểu học. Số liệu thu được từ nghiên cứu này cũng đưa chúng ta đến những suy nghĩ về việc hỗ trợ HS KKVV trong giai đoạn hiện nay: (1) Việc HS nam có xu hướng gặp KKVV nhiều hơn HS nữ cho thấy có thể phát hiện sớm HS nam có KKVV nhưng việc hỗ trợ cần có sự khác biệt. Với xu hướng ngôn ngữ trừu tượng ở HS nữ và xu hướng ngôn ngữ nhạy cảm ở HS nam [2], nên chú trọng tới kích thích năng lực tri giác thị giác và thính giác ở HS nam trong khi nên kích thích tư duy trừu tượng ở các HS nữ; (2) Đối với nhóm HS KKVV đơn lẻ, vì số lượng và tỉ lệ xuất hiện rất ít nên có thể dự đoán rằng đặc trưng KKVV của các em là rất khác so với nhóm kết hợp. Do đó cần thiết phải tìm hiểu kĩ cơ chế nhận thức và mức độ phát triển kĩ năng viết và có biện pháp hỗ trợ đặc thù. Đồng thời phải chú ý phát hiện, hỗ trợ sớm để ngăn ngừa xuất hiện khó khăn thứ phát; (3) Đối với nhóm HS KKVV dạng kết hợp, rất khó để đoán định đâu là KK nguyên phát nhưng có thể dự đoán được sự liên hệ của năng lực nhận thức tới các khó khăn này. Vì thế cần thiết phải xác định rõ đặc trưng trong năng lực nhận thức và các biện pháp hỗ trợ phải trên cơ sở tham chiếu chặt chẽ với những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực nhận thức của HS. Thực tế việc GV chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về GD HS KKVH trong đó có HS KKVV, cũng như việc thiếu những nghiên cứu về biện pháp hỗ trợ trong dạy học cho HS KKVV đã và sẽ còn đẩy các em tới những thách thức hơn nữa trong việc học tập tại nhà trường. Điều này cũng đặt ra yêu cầu mới trong công tác giáo dục trẻ có KKVH hiện nay và những nghiên cứu sắp tới cần đẩy mạnh giải quyết những thách thức này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Berninger, W.V., Cartwright, A., Yates, C., Swanson, H.L., Abbott, R., 1994. Developmental skills related to writing and reading acquisition in the intermediate grades: Shared and unique variance. Reading and Writing:An Interdisciplinary Journal, 6, 161 - 196. [2] Burman, D.D., Bitan, T., Booth, R.J., 2008. Sex Differences in Neural Processing of Language among Children. Neuropsychologia, 46(5), 1349-1362. [3] Emerson, E., Hatton, C., 2007. TheMental Health of Children and Adolescents with Learning Disabilties in Britain. Lancaster University. [4] Graham, S., Berninger, V.W., Abbott, R., Abbott, S., Whitaker, D., 1997. The role of mechanics in composing of elementary school students: A new methodological approach. Journal of Educational Psychology, 89(1), 170–182. 153 Nguyễn Thị Cẩm Hường [5] Mext (Bộ Giáo dục Văn hóa Thể thao Khoa học và Công nghệ Nhật Bản), 2003. Báo cáo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt trong lớp thường [6] Nguyễn Thị Cẩm Hường, 2012. Primary school students’ handwriting speed when copying. Journal of Science of Hanoi National University of Education, 57 (1), 149-158. [7] Nguyễn Thị Cẩm Hường, EDA Yusuke, Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2011. On the distribution of errors in transcription of Primary school students in Viet Nam. Journal of Science of Hanoi National University of Education, 56(1), 97-114. [8] Rosenblum, S., Weiss, P. L. & Parush, S., 2003. Product and process evaluation of handwriting difficulties. Educational Psychology Review, 15, 41-81. [9] U.S. Department of Education, 2003. Twenty-second Annual Report Congress on the Implementation of the Children with Disabilities with Disabilities Education Act. Washington, DC: U.S. Government Printing Office. [10] Yamauchi Chizuko, 2004. Hướng dẫn chữ viết cho HS có KK về đọc viết – Thực nghiệm cải thiện khuyết tật nhận thức không gian. Tạp chí tinh thần và thần kinh trẻ em, 44(2), 169-177. ABSTRACT A quantitative study of primary school students with handwriting difficulties This paper performs a quantitative study of students with handwriting difficulties (HWD) among nearly 3000 primary school students from grade 1 to 5. The data were analysed according to grade, gender, stage of learning and types of HWD factors. It was found that approximately 2.14% primary school students (3.30% in male and 0.87% in female) had HWD, which was 55.86% of all students with learning difficulties. The prevalence of students with HWD increased with age but this difference was insignificant and it was seen that most students with HWD were also having difficulty in other academic skills, particularly in reading skill. Keywords: Handwriting difficulties, learning difficulties, current situation. 154
Tài liệu liên quan