Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Triết học

1. Mở đầu Thế kỉ XXI là thời đại của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chú trọng cải cách giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng, tư duy khoa học phát triển và năng lực thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, một trong những vấn đề hết sức thiết thực là đổi mới cách dạy, cách học bằng việc tìm kiếm những phương thức, biện pháp mới. Theo hướng đó, phương pháp thảo luận nhóm (group discussion) được nhiều chuyên gia giáo dục xem là một trong những phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực, chủ động của người học [4-7, 9, 10]. Dù vậy, cho tới nay về mặt lí thuyết, phương pháp thảo luận nhóm cũng mới chỉ được nghiên cứu ở mức độ giới thiệu với tư cách là một trong rất nhiều các PPDH nói chung [1, 2, 9]. Trong địa hạt lí luận dạy học Triết học cũng chưa ghi nhận công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về phương pháp thảo luận nhóm. Hiện nay thảo luận nhóm là phương pháp được sử dụng khá phổ biến ở các môn học. Tuy nhiên, do đặc thù của tri thức Triết học mang tính lí luận cao nên việc giảng dạy môn học này trong nhà trường đại học chủ yếu được thực hiện theo các phương pháp truyền thống, thiên về thuyết trình có tính chất thông báo - tái hiện [8]. Phương pháp thảo luận nhóm dù đã được đưa vào sử dụng trong mươi năm gần đây, song nhiều khi còn mang tính hình thức và chưa khai thác được hiệu quả của một PPDH tích cực. Vì vậy, để góp phần làm nên sự thay đổi thực sự trong phương pháp truyền thụ, bài viết này dụng tâm nghiên cứu việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học triết học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học triết học hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0062 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 138-143 This paper is available online at SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC TRIẾT HỌC Nguyễn Thị Thường Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực song chưa được khai thác đúng mức trong thực tiễn dạy học triết học. Bài viết này xem xét quan niệm về thảo luận nhóm, những giá trị và hạn chế của nó trong việc truyền thụ và lĩnh hội các tri thức triết học. Bài viết cũng trình bày cách tiến hành một giờ dạy triết học cụ thể theo phương pháp thảo luận nhóm, làm cơ sở cho việc đề xuất một số khuyến nghị nhằm sử dụng có hiệu quả phương pháp này trong dạy học triết học hiện nay. Từ khóa: Thảo luận nhóm, phương pháp, dạy học Triết học. 1. Mở đầu Thế kỉ XXI là thời đại của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chú trọng cải cách giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng, tư duy khoa học phát triển và năng lực thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, một trong những vấn đề hết sức thiết thực là đổi mới cách dạy, cách học bằng việc tìm kiếm những phương thức, biện pháp mới. Theo hướng đó, phương pháp thảo luận nhóm (group discussion) được nhiều chuyên gia giáo dục xem là một trong những phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực, chủ động của người học [4-7, 9, 10]. Dù vậy, cho tới nay về mặt lí thuyết, phương pháp thảo luận nhóm cũng mới chỉ được nghiên cứu ở mức độ giới thiệu với tư cách là một trong rất nhiều các PPDH nói chung [1, 2, 9]. Trong địa hạt lí luận dạy học Triết học cũng chưa ghi nhận công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về phương pháp thảo luận nhóm. Hiện nay thảo luận nhóm là phương pháp được sử dụng khá phổ biến ở các môn học. Tuy nhiên, do đặc thù của tri thức Triết học mang tính lí luận cao nên việc giảng dạy môn học này trong nhà trường đại học chủ yếu được thực hiện theo các phương pháp truyền thống, thiên về thuyết trình có tính chất thông báo - tái hiện [8]. Phương pháp thảo luận nhóm dù đã được đưa vào sử dụng trong mươi năm gần đây, song nhiều khi còn mang tính hình thức và chưa khai thác được hiệu quả của một PPDH tích cực. Vì vậy, để góp phần làm nên sự thay đổi thực sự trong phương pháp truyền thụ, bài viết này dụng tâm nghiên cứu việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học triết học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học triết học hiện nay. Ngày nhận bài: 2/3/2015. Ngày nhận đăng: 25/5/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Thường, e-mail: nguyenthithuong08@gmail.com 138 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Triết học 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận về thảo luận nhóm với tư cách là một phương pháp dạy học triết học * Quan niệm về phương pháp thảo luận nhóm Trao đổi, thảo luận là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội. Nó có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống: trong các diễn đàn kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục; trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Từ góc độ này, thảo luận được hiểu là sự bàn cãi, tranh luận để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Trong giáo dục đại học, thảo luận diễn ra thường xuyên giữa giảng viên (GV) và sinh viên (SV) ở cả trong và ngoài giảng đường. Trên thực tế, thảo luận đã trở thành một mắt khâu quan trọng của quá trình dạy học. Về bản chất, thảo luận nhóm là “PPDH trong đó lớp học được chia thành nhóm nhỏ, tất cả các thành viên của các nhóm đều được làm việc, thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”[7;215]. Mục đích của thảo luận nhóm là làm tăng tối đa cơ hội để SV được làm việc và thể hiện khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Thảo luận nhóm bao gồm nhiều hình thức khác nhau như hội thoại tự do, tranh luận ngắn, hội thảo, xêmina. Trong dạy học triết học, xêmina (thảo luận trên lớp) được xem là hình thức cơ bản nhất của PPDH thảo luận nhóm. Trong đó GV tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp trao đổi ý kiến và tư tưởng của mình về nội dung bài học, làm rõ một số đơn vị kiến thức triết học trong chương trình, qua đó làm giàu tri thức, đồng thời rèn luyện cho SV kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác và vận dụng những tri thức đó vào việc lí giải các hiện tượng, quá trình thực tiễn. * Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học triết học Về ưu điểm: Trước hết, như chúng ta đều biết, triết học không phải là sự miêu tả mà là khoa học truy tìm bản chất của đối tượng. Tri thức triết học không phải là tri thức cảm tính mà là tri thức lí luận, được trình bày dưới dạng một hệ thống các phạm trù mang tính trừu tượng và khái quát cao. Vì vậy mà không dễ lĩnh hội, đặc biệt là với tư duy còn mang nặng cảm tính của SV năm thứ nhất. Thảo luận sẽ làm cho kiến thức của SV giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học, trở nên sâu sắc, bền vững và dễ lĩnh hội hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Thứ hai, SV có cơ hội sử dụng các kĩ năng nhận thức bậc cao như đánh giá, phát biểu ý kiến, thái độ và giá trị của mình. SV được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, phương pháp tư duy, thói quen biết lắng nghe ý kiến của người khác. Các kĩ năng này rất hữu ích trong đời sống để xây dựng mối đồng cảm, kiểm chứng các giá trị khoa học, đạo đức và xã hội. Chúng cũng tạo cho SV cơ hội để giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. Thay vì chỉ học từ thầy, SV còn học được từ bạn. Nhờ đó, SV không những có thể tự đánh giá bản thân mà còn có cơ hội rèn luyện và kiểm chứng kĩ năng hợp tác và kĩ năng xử lí tình huống trong nhóm. Nhờ không khí thảo luận nhóm sôi nổi, cởi mở, SV sẽ vượt qua được sự tự ti, rụt rè để thoải mái, tự tin bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Từ đó phát triển được khả năng lập luận, trình bày vấn đề. Đây là một kĩ năng tối cần thiết đối với SV sư phạm, đặc biệt là SV ngành Triết học bởi sứ mệnh sẽ trở thành những GV giảng dạy khoa học lí luận trong tương lai gần của họ. Quá trình thảo luận giữa SV với SV giúp họ chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Đồng thời tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của SV. Phương pháp này vì vậy, còn được gọi là phương pháp cùng tham gia. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. 139 Nguyễn Thị Thường Thứ ba, thảo luận nhóm tạo điều kiện cho GV nhận được thông tin phản hồi từ phía SV, có cơ hội đánh giá, kiểm tra nhận thức, tư duy, kinh nghiệm sống của SV. Trên cơ sở đó GV có được sự điều chỉnh thích hợp các hoạt động dạy học hướng tới mục tiêu đào tạo. Về hạn chế: 1) Các nhóm và cá nhân khi mải theo đuổi ý tưởng riêng dễ chệch hướng với chủ đề, mục tiêu ban đầu. 2) Mất nhiều thời gian để xác định nội dung, đơn vị kiến thức cần thảo luận vì triết học có nội dung khá sâu rộng và phong phú. 3) Nếu lớp đông sẽ có thể xảy ra tình trạng chỉ một số ít thảo luận, số còn lại không có ý kiến gì, trở thành người ngoài cuộc. Chưa kể vì "nhàn rỗi" số SV này còn làm việc riêng hoặc gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp khác. Để khai thác lợi thế và chế ngự được nhược điểm của phương pháp này, trước khi tiến hành thực hiện thảo luận nhóm cần rà soát lại một số điểm mấu chốt như xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của cuộc thảo luận; các nội dung hoạt động nhóm có xác đáng không? GV có khả năng làm tốt vai trò trọng tài cố vấn không? Và SV đã được chuẩn bị tốt cho phương pháp học tập này chưa? Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào tinh thần tham gia của SV và ý nghĩa quan trọng của nó là góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề của SV, đồng thời "uốn nắn, sửa sai" kiến thức cho SV, phát triển các kĩ năng tư duy, óc phê phán, rèn luyện được kĩ năng giao tiếp và hợp tác. 2.2. Cách sử dụng có hiệu quả giờ dạy triết học theo phương pháp thảo luận nhóm Giờ dạy triết học theo phương pháp thảo luận nhóm, thường được gọi là giờ xêmina có thể tiến hành theo các giai đoạn và các bước cụ thể như sau: * Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch thảo luận GV cần tiến hành các bước: Bước 1: Xác dịnh mục tiêu của bài dạy: nhận dạng nội dung cần thảo luận trong bài. Thông thường nội dung xemina - thảo luận là các nội dung "có vấn đề" trong nhận thức như có sự nhìn nhận và đánh giá khác nhau; có những điểm khác và mới so với nhận thức thông thường hay liên quan đến khả năng vận dụng của nội dung vào các tình huống cụ thể trong thực tiễn. Ví dụ với chương I trong giáo trình triết học [3] có thể chọn mục II: "Chức năng thế giới quan của triết học" để dạy theo phương pháp thảo luận nhóm. Với chương V "Vật chất và ý thức" có thể chọn mục III: "Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức"; hay với chương IX "Lí luận nhận thức" có thể chọn phần "Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức" trong mục I và "Vấn đề chân lí" trong mục III. Với chương XIV “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người”, có thể chọn mục I: “Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử và những quan niệm cơ bản của triết học Mác - Lênin về con người” và mục III: “Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử” để tiến hành dạy học thảo luận. Bước 2: Thiết kế nội dung dạy học theo chủ đề thành các câu hỏi thảo luận. Ở đây, chúng tôi lấy một trong các nội dung nêu trên làm ví dụ. Chẳng hạn, với mục I trong chương XIV, mục tiêu là làm rõ khái niệm con người để từ đó hiểu được một cách khoa học vấn đề bản chất con người. Có thể dự kiến các câu hỏi sẽ sử dụng trong quá trình thảo luận như sau: Câu hỏi số 1: Hãy kể tên các ngành khoa học nghiên cứu về con người và cho biết sự khác nhau giữa các khoa học ấy là gì? Câu hỏi số 2: Hãy đưa ra ý kiến và nhận xét của bạn về các quan niệm sau: - “Con người là động vật chính trị hay động vật công dân” (Arixtốt). - Con người là sản phẩm tối ưu do Thiên chúa tạo ra (Đạo Ki-tô). - Con người do trời sinh ra và bị chi phối bởi trời “thiên mệnh, thiên phú” (Nho giáo). 140 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Triết học - Con người là “cây sậy biết tư duy” (Pascan). - Con người là sản phẩm tiến hóa của tự nhiên (Đac-uyn, Phoiơbắc). Câu hỏi số 3: Bạn hiểu như thế nào về quan niệm sau: “con người là một thực thể sinh vật - xã hội” và “ Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Câu hỏi số 4: Giữa hai yếu tố: mặt tự nhiên (sinh học) và mặt xã hôi cấu thành con người, yếu tố nào quyết định sự hình thành bản chất con người? Vì sao? * Giai đoạn 2: Tổ chức thảo luận trên lớp Bước 1: GV nêu chủ đề thảo luận, tiến hành chia nhóm - căn cứ vào nhiệm vụ học tập để chia lớp thành các nhóm. Trong trường hợp này chia thành 4 nhóm; giao cho mỗi nhóm một câu hỏi; quy định thời gian thảo luận, chỗ ngồi cho các nhóm. SV tiếp nhận nhiệm vụ theo nhóm, (cử nhóm trưởng để điều khiển thảo luận trong nhóm; cử thư kí ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp); chủ động tiến hành nghiên cứu, tổ chức thảo luận nhóm. Bước 2: GV nắm bắt tình hình thảo luận, điều chỉnh, khích lệ, động viên SV. SV đưa ra ý kiến, nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của nhóm. Bước 3: GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước cả lớp; các nhóm còn lại góp ý chất vấn, đặt câu hỏi, bổ sung, tiếp tục thảo luận. SV tổng hợp bài học. Bước 4: GV thực hiện vai trò “trọng tài”, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, kết luận cho từng nội dung thảo luận, khẳng định những nội dung học tập đã được thống nhất trong thảo luận. Chẳng hạn, với chủ đề nêu trên, GV có thể tổng kết thảo luận với một tóm tắt các điểm chính theo trọng tâm của từng vấn đề đã thảo luận. Với câu 1 thì thực chất là lí giải góc độ nghiên cứu con người của triết học; Còn câu 2 phải đánh giá được các quan niệm khác nhau về con người; Câu 3 và câu 4: tập trung lí giải quan niệm Mác - xit về con người. Với các kết quả thảo luận đã được tổng kết, các nội dung trong mục I của giáo trình đã thảo luận xong. GV khẳng định những tri thức quan trọng của bài học. SV theo dõi, ghi chép sự đánh giá kết luận của GV và tự hoàn chỉnh bổ sung kiến thức học tập của mình. 2.3. Một số khuyến nghị khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm Để đạt được mục tiêu dạy học thảo luận đòi hỏi người GV ngoài chuyên môn giỏi, cần có trình độ sư phạm, một số kĩ năng kĩ xảo nhất định và có sự chuẩn bị cần thiết. Theo chúng tôi, để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học triết học, GV cần chú trọng thực hiện một số yêu cầu sau đây: 1) Lập kế hoạch thảo luận: Ngoại trừ những trường hợp thảo luận ngắn, tức thì, GV hướng dẫn thảo luận cần xác định rõ ràng các mục tiêu, vấn đề cần thảo luận. Sau đó thiết kế bài giảng theo dạng một danh mục các câu hỏi chính (còn gọi là phiếu học tập). Nếu giờ thảo luận - xêmina được lên kế hoạch trước nhiều ngày, có thể chuẩn bị và phát phiếu học tập này cho SV tham khảo, nghiên cứu trước. Một số cuộc thảo luận được thiết kế mở và GV quan tâm lắng nghe ý kiến của SV nhiều hơn là đạt được các mục đích bài giảng đã định trước. Các cuộc thảo luận này liên quan đến việc dạy kĩ năng “hình thành chính kiến, quan điểm”. Chủ đề của nó thường là các khái niệm giá trị, thái độ, cảm xúc và hiểu biết. Trong các cuộc thảo luận dạng này, việc chuẩn bị một danh mục các câu hỏi vẫn rất nên, dù GV có thể sẽ không nhất nhất bám theo các câu hỏi này. Còn phần nhiều, các cuộc thảo luận khác trong dạy triết học đều nhằm những mục tiêu rõ ràng. Cấu trúc của bản đề cương thảo luận thường bao gồm: vấn đề cần thảo luận; các giả thuyết (quan điểm); chứng cứ để chứng minh; đánh giá giả thuyết; nhận xét và kết luận. GV phải chú ý sao cho trình tự các câu hỏi và kết luận dẫn đến hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. GV phải chuẩn bị lời tóm tắt cho mỗi ý 141 Nguyễn Thị Thường tưởng chính mà mình muốn chuyển tải. Như vậy, kế hoạch thảo luận cần được chuẩn bị trước để tránh sa đà dẫn tới thảo luận lan man, lãng phí thời gian, không đạt được mục tiêu học tập. 2) Khởi động thảo luận (khởi đầu) Trước hết hãy chú ý đến việc xác lập nhóm để triển khai thảo luận. Có nhiều cách để chia nhóm nhưng hiệu quả hơn cả là GV chủ động xác lập nhóm ngẫu nhiên theo các tiêu chí như nhóm những người ngồi gần nhau, nhóm theo thứ tự điểm danh, nhóm không đồng nhất về trình độ. GV tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn cách xác lập nhóm phù hợp và cố gắng cố định nhóm trong ít nhất nửa học kì để không mất thời gian tạo nhóm cho mỗi giờ thảo luận, còn SV có điều kiên để thích nghi và hợp tác với bạn cùng nhóm. Để bắt đầu, GV nêu chủ đề thảo luận, nói rõ mục tiêu, yêu cầu của cuộc thảo luận, qui định thời gian cho mỗi vấn đề đưa ra thảo luận. GV nên trình bày qua một số dữ kiện, tài liệu để tạo không khí và làm cơ sở cho việc nêu ý kiến. Nếu chủ đề thảo luận là vấn đề đang gây đối kháng, phần giới thiệu cần hết sức vô tư, không bày tỏ ý kiến, thái độ riêng của mình vì điều đó có thể cản trở SV phát biểu chính kiến của họ. Sau phần nhập đề, GV - người dẫn dắt thảo luận nên đặt câu hỏi. Nên sử dụng câu hỏi dạng mở, không nên sử dụng câu hỏi đóng vì như thế thảo luận sẽ nhanh chóng kết thúc bởi câu hỏi đóng chỉ cho phép một phương án trả lời (có/ không; đúng/ sai). Ví dụ: “Cái sinh học có phải là một phần của bản chất con người hay không?” Hoặc “Yếu tố sinh học trong con người có quan trọng không?”. Câu hỏi gợi mở đòi hỏi câu trả lời chi tiết hơn và mang tính cá nhân hơn. Ví dụ: “Theo bạn, yếu tố sinh học trong con người là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong việc hình thành bản chất con người?” Rõ ràng là để phát triển thảo luận, các câu hỏi mở hữu ích hơn. Mặt khác, câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn chứ không phải là một mớ vấn đề có liên quan. Câu hỏi ban đầu nên có tính gây tranh cãi để “làm nóng” buổi thảo luận một cách nhanh chóng, hoặc đòi hỏi câu trả lời từ mỗi thành viên trong nhóm. Ví dụ: “Các nhà triết học hiện sinh cho rằng, bản chất con người là cái đặc thù của mỗi cá nhân riêng biệt, do sự khác nhau về đặc điểm sinh học quy định. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? 3) Kĩ năng điều khiển, dẫn dắt thảo luận GV dẫn dắt thảo luận nên bám theo đề cương buổi thảo luận, làm tốt vai trò cố vấn cho các trưởng nhóm điều khiển dòng thảo luận, mời các thành viên phát biểu, đảm bảo rằng mỗi người, bao gồm cả những cá nhân rụt rè hay e ngại đều có cơ hội để đóng góp; Ý kiến nào cũng được trân trọng. Trong thời gian SV thảo luận, GV đi vòng quanh các nhóm, lắng nghe ý kiến SV, giúp đỡ, gợi ý nếu thấy cần thiết. Tùy lúc, GV có thể tham gia với nhóm bất kì với tư cách là thành viên của nhóm hoặc “giả vờ” nêu ý kiến phản biện (đóng vai “trạng sư của quỉ”) cho cuộc thảo luận thêm sống động. Nếu SV lạc đề, sai trọng tâm, nên khéo léo dẫn dắt trở lại vấn đề. Ở nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc thảo luận, có thể sử dụng “câu hỏi vòng tròn” và chú ý phản ứng một cách tích cực với tất cả các câu trả lời. Nếu có ai đó diễn đạt không tốt, GV có thể gợi ý, giúp đỡ, động viên làm rõ ý kiến của họ; khuyến khích SV tóm tắt lại những điểm chính của từng nội dung sau khi thảo luận bằng cách tự ghi chép hay bằng tài liệu tóm tắt. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng SV đều hiểu và sẽ ghi nhớ những gì học được qua buổi thảo luận. Chuyển ngay sang phần khác khi mọi người đã nhất trí hoặc không còn điểm gì phải bàn thêm nữa. GV nên để ý đến thời gian và các mục tiêu đã định trước để tổ chức và chỉ đạo việc báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm, tạo điều kiện cho các nhóm khác bình luận, nhận xét, góp ý bổ sung. GV không nên tiết kiệm lời khen đối với thành công và sự tiến bộ của các nhóm. Cuối mỗi buổi thảo luận, GV làm trọng tài, cố vấn kết luận ý kiến, bằng tài liệu tóm tắt chốt lại những điểm chính đã thống nhất và coi đó là nội dung dạy học. 142 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Triết học 3. Kết luận Như vậy, về bản chất thảo luận nhóm là PPDH sử dụng trí tuệ tập thể SV cùng đi tìm chân lí, là một trong những xu hướng đổi mới của PPDH hiện đại. Tuy nhiên, GV phải biết tổ chức hợp lí và SV phải được chuẩn bị tốt cho việc học tập theo phương pháp này thì mới có kết quả. Hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm cũng sẽ được tối ưu hóa khi nó được sử dụng kết hợp với các PPDH khác trong quá trình dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ sách Đổi mới phương pháp dạy học, 2011. Tổ chức ASCD (Association for Supervision and Curriculum Development). Hoa Kì. [2] Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga, 2009. Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Giáo trình triết học Mác - Lênin, (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), 2008. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Nguyễn Sinh Huy, 1995. Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 274 Tr. 28 - 35. [5] Đặng Thành Hưng, 2002. Dạy học hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Lê Đức Ngọc, 2005. Giáo dục đại học - phương pháp dạy và học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [8] Kỷ yếu hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn Mác - Lênin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 11/2001. [9] Geoffrey Petty, 2003. Dạy học ngày nay. Nxb Stanley Thornes (Vương quốc Anh). [10] Phạm Viết Vượng, 2005. Giáo dục học, (tập 1,2 ). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. ABSTRACT Methods used in group discussion in teaching Philosophy Discussion is an active teaching method but it has not been properly used by philosophy teachers. This article looks at the concept of group discussion and the value and limitations of it in term of transmitting and acquiring knowledge of philosophy. The article also demonstrates how to conduct a specific one-hour philosophy class using gr