Sự phân hóa khí hậu ở miền địa lý tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

I. ĐẶT VẤN ðỀ Theo các nghiên cứu truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu giáo khoa hiện nay ở nước ta, về mặt địa lý tự nhiên lãnh thổ nước ta bao gồm 3 miền địa lý tự nhiên là: miền Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Việc nghiên cứu sâu và chi tiết hơn các thành phần tự nhiên tại mỗi miền địa lý này giúp cho việc nghiên cứu tổng hợp địa lý tự nhiên được đầy đủ hơn và quan trọng hơn là việc sử dụng được các kết quả nghiên cứu này phục vụ thực tiễn được tốt hơn. Bài báo này trình bày một kết quả nghiên cứu mới về sự phân hóa khí hậu ở miền địa lý tự nhiên Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ thiết thực đóng góp vào việc nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam, phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam và những ứng dụng thực tiễn khác.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phân hóa khí hậu ở miền địa lý tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 14 SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU Ở MIỀN ðỊA LÝ TỰ NHIÊN BẮC VÀ ðÔNG BẮC BẮC BỘ DOÃN THẾ ANH, ðẶNG DUY LỢI Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội I. ðẶT VẤN ðỀ Theo các nghiên cứu truyền thống và ñược sử dụng rộng rãi trong các tài liệu giáo khoa hiện nay ở nước ta, về mặt ñịa lý tự nhiên lãnh thổ nước ta bao gồm 3 miền ñịa lý tự nhiên là: miền Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Việc nghiên cứu sâu và chi tiết hơn các thành phần tự nhiên tại mỗi miền ñịa lý này giúp cho việc nghiên cứu tổng hợp ñịa lý tự nhiên ñược ñầy ñủ hơn và quan trọng hơn là việc sử dụng ñược các kết quả nghiên cứu này phục vụ thực tiễn ñược tốt hơn. Bài báo này trình bày một kết quả nghiên cứu mới về sự phân hóa khí hậu ở miền ñịa lý tự nhiên Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ thiết thực ñóng góp vào việc nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam, phân vùng ñịa lý tự nhiên Việt Nam và những ứng dụng thực tiễn khác. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong các công trình phân vùng khí hậu Việt Nam ñược sử dụng nhiều ở nước ta, lãnh thổ miền ñịa lý tự nhiên Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ ñều nằm trong phạm vi của miền khí hậu phía Bắc. Theo sơ ñồ phân vùng khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất ðắc, miền khí hậu phía Bắc ñược chia ra 5 vùng khí hậu: khí hậu vùng núi ðông Bắc, khí hậu vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, khí hậu vùng núi Tây Bắc, khí hậu vùng ñồng bằng Bắc Bộ và khí hậu vùng Bắc Trung Bộ [5]. Trong sơ ñồ phân vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn ðức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu, miền khí hậu phía Bắc ñược chia ra 4 vùng khí hậu: vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc - ðông Bắc, vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ và vùng khí hậu Bắc Trung Bộ [4]. Trong sơ ñồ phân vùng khí hậu Việt Nam của Mai Trọng Thông và các cộng sự, miền khí hậu phía Bắc (miền khí hậu nhiệt ñới gió mùa có mùa ñông lạnh) có 6 vùng khí hậu: vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn, vùng khí hậu ðông Bắc, vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ và bắc của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu phía nam của Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Bình Trị Thiên [6]. Dựa trên cơ sở về sự ổn ñịnh của các tiêu chí và chỉ tiêu ñánh giá, chúng tôi sử dụng 3 chỉ tiêu ñánh giá cho cấp miền khí hậu là: biên ñộ nhiệt trung bình năm, lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm và số giờ nắng trung bình năm, theo Nguyễn ðức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu [4]. Theo ñó: miền khí hậu phía Bắc có biên ñộ Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 15 nhiệt ñộ trung bình năm ≥ 9 0C, lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm ≥ 140 kcal/cm2 / năm và số giờ nắng trung bình năm ≤ 2000 giờ. Như vậy, miền ñịa lý tự nhiên Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc. Sự phân hóa khí hậu ở miền ñịa lý tự nhiên này là sự phân hóa trong nội bộ của miền khí hậu phía Bắc. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước ñây, chúng tôi ñã xác lập các chỉ tiêu cho cấp phân vị tiếp theo là vùng khí hậu dựa trên các tiêu chí về nhiệt ñộ tháng 1 (tháng lạnh nhất về mùa ñông), lượng mưa trung bình năm và thời gian mùa mưa. Cụ thể, ở miền ñịa lý tự nhiên Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ có 2 vùng khí hậu là vùng khí hậu vùng núi và trung du phía bắc của miền và vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ với các chỉ tiêu sau: Vùng khí hậu vùng núi và trung du phía bắc là vùng có nhiệt ñộ tháng 1 phần lớn dưới 14 0C, ñây cũng là khu vực lạnh nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm dao ñộng từ 1400-2200mm, nhưng phân hóa không ñồng ñều. Thời gian mùa mưa từ tháng 6 ñến tháng 8. Vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ là vùng có nhiệt ñộ trung bình tháng 1 phần lớn trên 16 0C. Lượng mưa trung bình năm dao ñộng từ 1600-1800mm nhưng phân bố không ñồng ñều. Thời gian mùa mưa từ tháng 7 ñến tháng 9. Hình 1. Sơ ñồ phân vùng khí hậu miền Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở cấp phân vị này vẫn chưa phản ánh rõ nét sự phân hóa khí hậu trong miền. Do ñó, cần thiết phải có một cấp phân vị thấp hơn, Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 16 phản ánh chi tiết hơn là: tiểu vùng khí hậu. Các tiểu vùng khí hậu ñược xác ñịnh dựa trên một số chỉ tiêu cụ thể của mỗi vùng khí hậu. Các tiểu vùng phải có sự ñồng nhất tương ñối về các ñặc ñiểm chung của khí hậu trong vùng: lượng mưa trung bình năm, nhiệt ñộ trung bình tháng 1, tháng 7, nhiệt ñộ trung bình năm. ðể xác ñịnh các tiểu vùng khí hậu chúng tôi sử dụng hai chỉ tiêu: lượng mưa trung bình năm và nhiệt ñộ trung bình tháng 1. ðây là hai chỉ tiêu thể hiện rõ sự phân hóa của các tiểu vùng. Sự phân hóa về khí hậu trong vùng thể hiện chủ yếu trong chế ñộ nhiệt và chế ñộ ẩm. Về chế ñộ nhiệt thì sự phân hóa rõ nét nhất là chế ñộ nhiệt mùa ñông do ảnh hưởng của gió mùa ñông bắc với cường ñộ khác nhau giữa các khu vực trong miền. Về lượng mưa do có sự phân hóa về các dạng ñịa hình và các hướng ñịa hình nên sự phân hóa về lượng mưa ñược phản ánh tương ñối sâu sắc. Với các chỉ tiêu trên, vùng núi và trung du phía bắc ñược chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu phía tây, tiểu vùng khí hậu trung tâm và tiểu vùng khí hậu duyên hải phía ñông. Vùng ñồng bằng Bắc Bộ ñược chia thành 2 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu phía Bắc và tiểu vùng khí hậu phía Nam (Hình 1). 1. Vùng khí hậu vùng núi trung du phía bắc Vùng núi trung du phía Bắc là vùng có ñịa hình phức tạp và phân hóa sâu sắc. Khu vực phía tây của vùng có ñịa hình chủ yếu là núi trung bình xen kẽ với các thung lũng sông lớn. Khu vực trung tâm và khu vực duyên hải của vùng có ñịa hình phần lớn là ñồi và núi thấp. ðặc ñiểm ñịa hình là một trong những nguyên nhân gây nên sự phân hóa khí hậu trong vùng. Khí hậu của vùng còn có sự phân hóa theo ñộ cao và phân hóa theo hướng kinh tuyến. ðịa hình thấp dần theo hướng tây bắc - ñông nam cùng với các cánh cung là các dạng ñịa hình chắn ñã tạo nên sự phân hóa về lượng mưa trong miền. Nơi ñón gió và khu vực núi cao là những nơi có lượng mưa lớn, hình thành các trung tâm mưa lớn: Móng Cái (2749mm), Tam ðảo (2630mm), Bắc Quang (4802mm). Những vùng thung lũng khuất gió là khu vực có lượng mưa nhỏ: Thất Khê (1482mm), ðình Lập (1449mm), Bảo Lạc (1276mm). Các hướng núi cánh cung tạo ñiều kiện cho gió mùa ñông bắc dễ dàng xâm nhập sâu vào lãnh thổ của miền. Khu vực trung tâm và khu vực duyên hải của vùng là những nơi chịu tác ñộng mạnh mẽ của gió mùa ñông bắc nên có nền nhiệt ñộ thấp hơn các khu vực khác trong vùng vào các tháng mùa ñông, nhiệt ñộ phần lớn dưới 14 0C. Ở những khu vực ñón gió mùa ñông bắc và những khu vực có ñộ cao lớn nhiệt ñộ thấp hơn rất nhiều: Lạng Sơn 13,3 0C, Trùng Khánh 11,5 0C, Phó Bảng 8,3 0C. Khu vực trung tâm là khu vực có nền nhiệt ñộ tháng 1 cao hơn, nhiệt ñộ phần lớn từ 14-15 0C. Nhìn chung khu vực phía tây của vùng ấm và ẩm hơn khu vực trung tâm và khu vực duyên hải. Với sự phân hóa như trên có thể chia vùng thành 3 tiểu vùng khí hậu sau: • Tiểu vùng khí hậu phía tây • Tiểu vùng khí hậu trung tâm Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 17 • Tiểu vùng khí hậu duyên hải Quảng Ninh a. Tiểu vùng khí hậu phía tây ðịa hình trong tiểu vùng phân hóa khá phức tạp, thấp dần theo hướng tây bắc - ñông nam. ðịa hình có ñộ cao trung bình trên 500m chủ yếu là khối núi thượng nguồn sông Chảy. ðịa hình có ñộ cao trung bình dưới 500m chiếm diện tích lớn trong tiểu vùng. Nhiệt ñộ trung bình năm từ 19-23 0C. Thời kỳ mùa ñông kéo dài 5 tháng, nhiệt ñộ trung bình các tháng dao ñộng từ 11-16 0C. Nhiệt ñộ trung bình tháng 1 phần lớn trên 15 0C ở khu vực núi cao và khu vực tây bắc của tiểu vùng nhiệt ñộ tháng 1 dưới 13 0C: Tam ðảo 10,8 0C, Mường Khương 11,6 0C, Bắc Hà 10,8 0C. Nhiệt ñộ thấp nhất dao ñộng từ 0- 4 0C. Tuy nhiên, nhiệt ñộ thấp nhất tuyệt ñối dưới 0 0C cũng xuất hiện tại một số ñịa ñiểm trong tiểu vùng: Bắc Hà -3,6 0C, Hàm Yên - 0,6 0C. Lượng mưa trung bình năm phần lớn trên 1800mm, thời gian mùa mưa kéo dài trên 6 tháng. Số ngày mưa 120-180 ngày. ðộ ẩm tương ñối trung bình năm từ 81- 84%. Do tác dụng bức chắn của ñịa hình nên trong tiểu vùng hình thành các trung tâm mưa lớn ở sườn ñón gió. Bắc Quang là một trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm trên 4000mm. Số ngày mưa trung bình năm trên 200 ngày. Thời kỳ mưa trên 100mm kéo dài từ tháng 4 ñến tháng 11, các tháng mưa lớn nhất là các tháng 5-6-7 với lượng mưa trung bình hàng tháng trên 800mm. Vào thời kỳ ít mưa, lượng mưa trung bình hàng tháng trên 68mm, cao hơn các khu vực khác rất nhiều. Số ngày mưa trong các tháng mưa nhiều trên 22 ngày, vào các tháng mưa ít là 11-13 ngày. Lượng mưa lớn ñã cung cấp một lượng nước phong phú cho hệ thống sông Hồng qua các phụ lưu sông Lô, sông Chảy. Hệ thống sông ngòi trong tiểu vùng chủ yếu là các sông lớn và nhiều nước có vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp không chỉ trong vùng mà còn cho cả vùng ñồng bằng Bắc Bộ ở hạ lưu. Lượng mưa phong phú là ñiều kiện thuận lợi ñể rừng tái sinh và rừng trồng phát triển. Trên thực tế nhiều ñịa phương trong vùng ñã và ñang tiến hành xây dựng các mô hình kinh tế vườn rừng kết hợp, trồng cây nguyên liệu giấy (Tuyên Quang, Phú Thọ), trồng cây công nghiệp trong ñó chè là cây thế mạnh của vùng với nhiều vùng chuyên canh chè lớn: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái. Ngoài ra còn trồng các cây ñặc sản: bưởi ðoan Hùng, cam Hà Giang, mận Bắc Hà. Sương muối là hiện tượng thời tiết nguy hại ñáng chú ý ñòi hỏi cần có những biện pháp cụ thể ñể hạn chế những bất lợi của hiện tượng thời tiết này gây ra. b. Tiểu vùng khí hậu trung tâm Khu trung tâm của vùng chủ yếu là ñồi núi và cao nguyên thấp, xen giữa các máng trũng và thung lũng rộng. ðịa hình của khu vực phần lớn ở ñộ cao trung bình dưới 500m, chỉ ở phía bắc ñịa hình cao hơn 600-700m. ðây là khu vực tập trung nhiều dãy núi cánh cung quy tụ tại dãy Tam ðảo. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 18 Với vị trí ñịa lý của mình, khu trung tâm là nơi tiếp nhận sớm nhất gió mùa ñông bắc tràn tới Việt Nam, là nơi chịu tác ñộng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực ñới, tạo nên mùa ñông lạnh nhất ở nước ta. Tiểu vùng khí hậu trung tâm có nhiệt ñộ trung bình năm từ 19-21 0C. Vào thời kỳ mùa ñông các tháng có nhiệt ñộ trung bình dưới 20 0C kéo dài 5 tháng, trong ñó có 3 tháng (12, 1, 2) nhiệt ñộ dưới 15 0C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt ñộ trung bình dưới 14 0C. Khu vực phía bắc và phía ñông của tiểu vùng nhiệt ñộ tháng 1 dao ñộng từ 11-13 0C: Lạng Sơn 13,3 0C, Trùng Khánh 11,5 0C. Ở những nơi núi cao nhiệt ñộ xuống dưới 10 0C như Phó Bảng 8,3 0C; biên ñộ nhiệt trung bình năm trên 14 0C. Do vậy, khi so với các vùng có cùng ñộ cao ở khu vực phía tây, nhiệt ñộ khu trung tâm vào mùa ñông thấp hơn 1-3 0C. Ở một số ñịa ñiểm trên núi cao trong tiểu vùng như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Nguyên Bình (Cao Bằng) ñã xuất hiện hiện tượng tuyết rơi - một hiện tượng hiếm thấy ở khu vực nhiệt ñới. Tiểu vùng khí hậu trung tâm có lượng mưa trung bình năm dưới 1600mm, số ngày mưa dưới 150 ngày, ñộ ẩm trung bình là 80-84%. Do nằm khuất sau cánh cung ðông Triều, Ngân Sơn nên khu vực Lạng Sơn, Bảo Lạc có lượng mưa và số ngày mưa thấp hơn so với các khu vực khác trong tiểu vùng, lượng mưa trung bình năm dưới 1400mm, số ngày mưa khoảng 130 ngày. Lượng mưa thấp nên hệ thống sông ngòi ít nước, việc ñảm bảo nước cho sản xuất gặp khó khăn, ñặc biệt vào mùa khô. Với ñặc ñiểm khí hậu trên, trong tiểu vùng có thể trồng một số loại cây ñặc sản có hiệu quả kinh tế cao. Hồi là cây công nghiệp cung cấp tinh dầu và là loại cây ñặc hữu của Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngoài ra còn có các cây công nghiệp khác như quế ở Lạng Sơn; thuốc lá ở Cao Bằng, Lạng Sơn; na ở Lạng Sơn; dẻ ở Cao Bằng. Bên cạnh những ñiều kiện thuận lợi trên, trong tiểu vùng khí hậu này còn có một số hiện tượng thời tiết gây hại ñáng chú ý cần có biện pháp ñể khắc phục. Sương muối là hiện tượng thời tiết gây hại xảy ra phổ biến trong tiểu vùng với mức ñộ khá nghiêm trọng do mùa ñông lạnh, khô hanh và ít gió. Ở những thung lũng, khả năng xuất hiện sương muối càng lớn. ðể hạn chế những tác hại của hiện tượng này cần có biện pháp chống rét cho cây trồng và vật nuôi. c. Tiểu vùng khí hậu duyên hải Quảng Ninh Khu vực duyên hải Quảng Ninh là dải ñồng bằng hẹp ven biển Quảng Ninh ở sườn ñông nam của cánh cung ðông Triều. Do vậy ở ñây có chế ñộ mưa, ẩm rất phong phú. Nhiệt ñộ trung bình năm của tiểu vùng khoảng 22,5 0C, tổng nhiệt ñộ khoảng 8000 0C. Mùa ñông ở ñây kéo dài 4 tháng, nhiệt ñộ thấp nhất vào tháng 1 khoảng 15 0C, thấp hơn khu ñồng bằng Bắc Bộ 1 0C. Nhiệt ñộ thấp nhất tuyệt ñối ở ven biển có thể xuống tới 1-2 0C trong khi ñó ở khu vực giáp núi có thể xuống dưới 0 0C. Mùa hạ, nhiệt ñộ trung bình hàng tháng khá cao, 25-29 0C. Biên ñộ nhiệt trung bình năm 13 0C. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 19 Tiểu vùng này có lượng mưa lớn, trung bình năm ñạt trên 2000mm với số ngày mưa 150-160 ngày. Mùa mưa kéo dài 6 tháng. Cường ñộ mưa lớn, vào các tháng mùa mưa cường ñộ có thể ñạt trên 300mm/ngày. Lượng mưa giảm dần theo hướng từ bắc xuống nam: Móng Cái 2749mm, Tiên Yên 2553mm, Uông Bí 1856mm. Số ngày mưa phùn khá cao, phổ biến từ 20 ñến 22 ngày. Số ngày sương mù từ 10 ñến 29 ngày. Các hiện tượng sương muối, mưa ñá không mấy khi xảy ra. Lượng mưa lớn ở ñây ñã gây những khó khăn nhất ñịnh cho việc khai thác than - một ngành kinh tế quan trọng trong vùng. 2. Vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ Là trung tâm của miền Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ, ñồng bằng Bắc Bộ mang ñầy ñủ ñặc ñiểm của khí hậu miền. Với ñộ cao thấp và rất bằng phẳng nên ñồng bằng Bắc Bộ ñã hình thành một nền nhiệt ñộ ñồng ñều, cao hơn các vùng khí hậu khác trong miền. Vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ có nhiệt ñộ trung bình năm 23-24 0C, tổng nhiệt ñộ năm 8500-8600 0C. Hàng năm, có 4 tháng nhiệt ñộ dưới 20 0C (từ tháng 12 ñến tháng 3), hầu như không có tháng dưới 15 0C. Tháng có nhiệt ñộ thấp nhất là tháng 1, nhiệt ñộ trên 16 0C. Nhiệt ñộ thấp nhất không xuống dưới 0 0C (từ 2-6 0C). Biên ñộ nhiệt năm từ 12-13 0C. Lượng mưa trung bình từ 1600-1800mm, số ngày mưa 130-140 ngày/năm. Lượng mưa phân bố tương ñối ñồng ñều trong vùng. Có 6 tháng lượng mưa trung bình trên 100mm, mưa nhiều vào 3 tháng 7-8-9. Thời tiết nồm và mưa phùn là hiện tượng ñộc ñáo của vùng thường xảy ra vào cuối mùa ñông. Hàng năm vùng có tới 30- 40 ngày mưa phùn, chủ yếu vào tháng 2, 3. Lượng mưa có sự khác biệt giữa trung tâm ñồng bằng và vùng rìa ñồng bằng giáp núi, nhưng không ñáng kể. ðộ ẩm trung bình năm từ 81-85%. Thời kỳ ẩm nhất là các tháng cuối mùa ñông, ñộ ẩm từ 86-90%. Thời kỳ khô nhất là ñầu mùa ñông, ñộ ẩm dưới 80%. Hiện tượng thời tiết ñáng chú ý của vùng là mưa phùn và bão. Thời kỳ hoạt ñộng thịnh hành của bão từ tháng 7 ñến tháng 10, trong ñó tháng 8 là tháng có nhiều bão nhất. Bão làm tăng cường lượng mưa, tăng cường tốc ñộ gió và gây những thiệt hại lớn về người và của. a. Tiểu vùng khí hậu phía Bắc Tiểu vùng này có ñịa hình tương ñối bằng phẳng, ñộ cao trung bình 20-30m so với mực nước biển và ñược tăng cường một lượng ẩm ñáng kể. ðặc ñiểm nổi bật về khí hậu là mùa ñông lạnh và ẩm, mùa hạ nóng và mưa nhiều. Nhiệt ñộ trung bình tháng 1 từ 15-16 0C, lạnh hơn so với tiểu vùng khí hậu phía nam 0,5 0C. Nhiệt ñộ trung bình năm từ 22-23 0C. Biên ñộ nhiệt năm từ 12 ñến 13 0C. Lượng mưa trung bình năm phần lớn từ dưới 1600mm. Thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 ñến tháng 4, lượng mưa 40mm/tháng. ðộ ẩm dao ñộng 82-85%. Mưa phùn tập trung chủ yếu vào tháng 3 với số ngày mưa 30- 40 ngày, nhiều hơn tiểu Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 20 vùng phía nam nhưng số ngày sương mù xuất hiện lại giảm chỉ còn từ 15-20 ngày. Khí hậu mang tính chuyển tiếp từ khí hậu miền núi sang khí hậu ñồng bằng. Lượng mưa thấp nên trong sản xuất nông nghiệp cần ñảm bảo ñược khả năng ñáp ứng nguồn nước, chú trọng việc chống hạn cho cây trồng. b. Tiểu vùng khí hậu phía nam Tiểu vùng này có ñịa hình khá bằng phẳng, ñộ cao phần lớn dưới 10m và có nhiều ô trũng. Mạng lưới sông ngòi dày ñặc, thực vật và thổ nhưỡng có tính ñồng nhất cao. Những ñặc ñiểm này tạo cho tiểu vùng ñặc ñiểm khí hậu khác so với tiểu vùng khí hậu phía bắc. Nhiệt ñộ trung bình tháng 1 trên 16,5 0C, mùa ñông kéo dài 4 tháng từ tháng 12 ñến tháng 3. Nhiệt ñộ trung bình năm từ 23-23,5 0C. Biên ñộ nhiệt năm từ 12,5- 13 0C. Lượng mưa trung bình năm phần lớn trên 1600mm, với 140-150 ngày mưa. Lượng mưa lớn tập trung phổ biến vào thời kỳ hoạt ñộng của bão. ðộ ẩm tương ñối 85-86%. Hiện tượng thời tiết nổi bật của tiểu vùng là bão, mưa phùn và sương mù. Bão hoạt ñộng mạnh từ tháng 8 ñến tháng 9. Bão gây ra mưa lớn và gió mạnh gây thiệt hại lớn về người và của. Mưa phùn so với các khu vực khác trong vùng thì ít hơn, số ngày trung bình từ 20- 40 ngày/năm. Ngược lại, hiện tượng sương mù diễn ra phổ biến hơn, trung bình 20- 40 ngày/năm và xuất hiện trên diện rộng, tập trung chủ yếu vào tháng 3. Do có lượng mưa lớn nên trong hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ở ñây phải rất chú trọng tới việc thoát nước, tiêu úng tại các vùng trũng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Doãn Thế Anh. Khí hậu miền Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ. Luận văn Thạc sĩ khoa học ðịa lý. Trường ðại học Sư phạm Hà Nội, 2005. [1]. Vũ Tự Lập. ðịa lý tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo Dục, 1999. [2]. ðặng Duy Lợi. ðịa lý tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo Dục, 1999. [3]. Nguyễn ðức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2004. [4]. Mai Trọng Thông và nnk. Phân vùng khí hậu Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu ñịa lý. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004. [5]. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất ðắc. Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, 1983. TÓM TẮT Miền Bắc và ðông Bắc Bắc Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc Việt Nam. Căn cứ vào các chỉ tiêu về nhiệt ñộ trung bình tháng giêng, về lượng mưa và mùa mưa có thể xác ñịnh ở ñây có hai vùng khí hậu là vùng khí hậu vùng núi và trung du phía bắc và vùng khí hậu ñồng bằng Bắc Bộ. Ở mỗi vùng lại có sự phân chia ra các tiểu Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 21 vùng khí hậu. Vùng khí hậu vùng núi phía bắc có ba tiểu vùng là tiểu vùng khí hậu phía tây, tiểu vùng khí hậu trung tâm và tiểu vùng khí hậu duyên hải Quảng Ninh. Vùng khí hậu ñồng bằng sông Hồng có hai tiểu vùng là tiểu vùng khí hậu phía Bắc và tiểu vùng khí hậu phía Nam. SUMMARY CLIMATE DIFFERENTIATION IN THE NORTHERN AND NORTH EASTERN PHYSIOGRAPHIC REGION OF VIETNAM DOAN THE ANH, DANG DUY LOI The Northern and North Eastern region belongs to the climate region of the North of Vietnam. Based on standards of average temperature in January, the amount of precipitation and the rainy season, we can see that there are two climate regions there: mountain and midland climate region of the north and the climate region of Northern plain. In each climate region, it is then divided into different subregion. The mountain climate region is further broken down into three subregions: the western climate subregion, the central climate subregion and Quang Ninh coastal climate subregion. The climate region of Red river delta has two subregions: the northern climate subregion and the southern climate subregion.