Sự suy giảm cái thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay

Tóm tắt. Từ việc coi văn hóa ứng xử là sự phản ánh trực tiếp diện mạo đời sống cộng đồng, cũng là nơi hội tụ những giá trị tinh thần dân tộc mà cốt lõi là tính thiện, bài viết làm rõ nội hàm cái Thiện và văn hóa ứng xử sinh viên. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích những biểu hiện suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay. Đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề này và khẳng định giá trị vĩnh cửu của cái Thiện trong cuộc hành trình của cá nhân và cộng đồng dân tộc đến với sự hoàn thiện và phát triển bền vững.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự suy giảm cái thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 37-44 This paper is available online at SỰ SUY GIẢM CÁI THIỆN TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Nguyễn Thị Thường Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ việc coi văn hóa ứng xử là sự phản ánh trực tiếp diện mạo đời sống cộng đồng, cũng là nơi hội tụ những giá trị tinh thần dân tộc mà cốt lõi là tính thiện, bài viết làm rõ nội hàm cái Thiện và văn hóa ứng xử sinh viên. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích những biểu hiện suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay. Đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề này và khẳng định giá trị vĩnh cửu của cái Thiện trong cuộc hành trình của cá nhân và cộng đồng dân tộc đến với sự hoàn thiện và phát triển bền vững. Từ khóa: Cái Thiện, văn hóa, văn hóa ứng xử, giá trị truyền thống, sinh viên. 1. Mở đầu Văn hóa là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người, là sự bộc lộ "những năng lực bản chất người" trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội [6;36]. Mỗi nền văn hóa xét cho cùng là một "phương thức sống" của cộng đồng mà văn hóa ứng xử chính là phương diện biểu hiện trực tiếp diện mạo của nó [8;21-23]. Trong đời sống của cộng đồng người Việt từ xưa tới nay, văn hóa ứng xử luôn được đặc biệt coi trọng. Không chỉ thể hiện triết lí sống, lối tư duy, thái độ, hành vi cụ thể của các thành viên trong đời sống thường nhật, văn hóa ứng xử còn là nơi hội tụ những giá trị nhân văn, thể hiện cốt cách, tinh thần dân tộc được kết tinh qua các giai đoạn lịch sử, được kế thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác và trở thành chuẩn mực của cuộc sống [2;15]. Một trong những giá trị đó là cái Thiện. Có thể nói, cái Thiện đã luôn tồn tại trong suốt cuộc hành trình vĩ đại mà đầy thăng trầm của lịch sử dân tộc. Giờ đây xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ từ nhiều phía đến các giá trị truyền thống. Điều đáng quan ngại là cái Thiện - giá trị cốt lõi của văn hóa ứng xử cộng đồng đang bị suy giảm đáng kể. Ở góc độ bài viết này, chúng tôi muốn bàn về sự suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu Thiện là một giá trị nền tảng của văn hóa. Thiện là cái tốt đẹp, cái tích cực, cái tiến bộ, cái có ích, là biểu hiện của tính nhân đạo, phù hợp với như cầu hoàn thiện bản chất nhân văn của con Liên hệ: Nguyễn Thị Thường, e-mail: nguyenthithuong08@gmail.com 37 Nguyễn Thị Thường người và xã hội. Cái thiện là cái đạo đức, đối lập với cái Ác, được xem là cái phi đạo đức, cái xấu, cái tiêu cực, làm băng hoại các giá trị con người. Cái thiện của văn hóa đề cao quan hệ nhân ái, tình thương yêu con người, kêu gọi tinh thần cộng đồng và sự liên kết vô tư giữa con người với con người, phát triển những phẩm chất tốt đẹp trong con người, chống lại tất cả những gì xúc phạm, lăng nhục con người. Sự suy giảm cái Thiện làm cho những ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người mất đi tính nhân văn, lòng đôn hậu và vị tha, sự quan tâm và hào hiệp. Trong ý nghĩa đó, có thể nói văn hóa ứng xử của người Việt chúng ta, đặc biệt là của giới trẻ sinh viên đang ở vào một khúc quanh nguy hiểm. Sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù gồm những người đang học tập trong các trường đại học và cao đẳng. Văn hóa ứng xử của họ là hệ thống thái độ, hành vi, khuôn mẫu, kĩ năng ứng xử (gọi chung là phép ứng xử) của các cá nhân và nhóm sinh viên trong quan hệ với nhà trường và xã hội. Sự xuống cấp của đạo đức tinh thần xã hội, bạo lực học đường, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai... như những hồi chuông cảnh tỉnh, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm thích đáng hơn nữa đến vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên. Chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên bức thiết như hiện nay. 2.1. Biểu hiện suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên nơi học đường Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất, nơi được mệnh danh là thánh đường tôn nghiêm của sự trân trọng tri thức và nhân cách con người. Tuy nhiên, gần đây, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, của văn hóa ngoại lai, nhiều chuẩn mực, giá trị văn hóa trong nhà trường có biểu hiện suy giảm. Cuộc sống trong trường học của chúng ta hiện nay phức tạp hơn trước nhiều. Ở một số nơi, với một số người, tri thức và văn hoá ứng xử dường như đã không còn gắn kết, phát triển theo tỉ lệ thuận với nhau. Công luận đã lên tiếng với nỗi trăn trở thống thiết về sự xuống cấp của văn hóa ứng xử học đường [9]. Cốt lõi của sự xuống cấp đó là sự suy giảm ý nghĩa của cái Thiện, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau. Thứ nhất, thái độ, hành vi lệch chuẩn ngày càng trở nên phổ biến. Môi trường hoạt động chủ yếu của sinh viên, nơi họ thường xuyên học tập, giao tiếp, rèn luyện chính là học đường. Nói đến học đường là nói đến đạo thầy trò. Người xưa có câu "nhất tự vi sư bản tự vi sư", tinh thần "tôn sư trọng đạo" đã làm nên tình thầy trò cao quý, thiêng liêng, tin yêu, kính trọng và không vụ lợi. Tinh thần ấy, tình cảm ấy dường như đang dần bị tha hóa, lãng quên. Giờ đây, nhiều sinh viên quan niệm quá trình học tập rèn luyện ở trường đại học chỉ là để lấy tấm bằng, có nghề nghiệp; các giảng viên, cán bộ nhà trường chỉ là người làm công tác đào tạo cho mình [3;68]. Mối quan hệ thầy trò cũng theo đó mà có sự thay đổi, từ tôn nghiêm sang bán tôn nghiêm, thậm chí suồng sã khi xác định không gian, mục đích giao tiếp giữa thầy và trò. Không ít sinh viên tiêm nhiễm lối sống thực dụng, lười học, dưới nhiều hình thức đã làm thương mại hóa mối quan hệ thầy trò [1;78], xem sự thiêng liêng, trong sáng, vô tư của mối quan hệ này chỉ còn là cổ tích. Quan hệ thầy trò ngày nay đã mang những nét mới của thời đại, có những điểm bổ sung tích cực nhưng cũng đang biến tướng và mai một dần những giá trị truyền thống. Lòng thành kính của trò, sự tôn nghiêm của thầy đang bị giảm đi rõ rệt. Đã xuất hiện hiện tượng "nhờn hóa" các quy chuẩn quan hệ thầy trò [5;3]. Sinh viên không còn làm đủ nghi lễ với thầy cô, thậm chí còn 38 Sự suy giảm cái thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay xuyên tạc, biến tấu nghi lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường việc học. Sau lưng, sinh viên gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia, tệ hại hơn còn gọi bằng đại từ nhân xưng "nó". Người xưa dạy: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", hàm ý rằng nhân cách, phẩm chất con người được nhận biết từ những hành vi thường nhật và mỗi người phải tu dưỡng để biết cách ứng xử phù hợp với các tình huống, hoàn cảnh, môi trường và quan hệ khác nhau. Xã hội giao cho nhà trường dạy dỗ con em lễ phép, tử tế, biết dùng lời hay ý đẹp, kính trên nhường dưới, lịch thiệp, thực thà, nề nếp, hợp tác, chia sẻ, khoan dung. Nhưng dường như nhiều sinh viên đang xa rời các chuẩn mực vốn được dạy từ thời phổ thông trong cách ứng xử với thầy cô giáo. Họ xem thường nghi lễ và nội quy học đường: thờ ơ không đứng dậy chào giảng viên khi vào lớp, thản nhiên đi học muộn, tùy tiện ra vào lớp và sử dụng điện thoại trong giờ học, dùng từ lóng ở nơi giảng đường, thiếu kỉ cương nề nếp, làm việc riêng trong lúc thầy cô giáo lên lớp [3;67], thậm chí có thái độ hỗn láo với giảng viên khi bản thân có lỗi bị phê bình. Có sinh viên vì bị điểm kém đã xé bỏ bài kiểm tra ngay trước mặt giảng viên. Trầm trọng hơn, đã xuất hiện nhiều hành vi lăng mạ, hành hung thầy cô. Chính những hành vi vô văn hóa, thiếu tôn trọng thầy giáo nơi giảng đường đã làm rạn nứt, đổ vỡ mối quan hệ thầy trò, gây bất bình, lo lắng trong xã hội và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu đổi mới. Gốc rễ của văn hóa là cái Thiện, là sống đẹp, sống tốt với nhau, sống vì nhau đang bị lung lay. Trong văn hóa ứng xử của một bộ phận sinh viên hiện nay, thái độ trân trọng, sự kiềm chế, ôn hòa, khiêm nhường, lịch sự, nhã nhặn đang dần nhường chỗ cho sự ích kỉ, vì mình. Sâu xa và đáng ngại hơn, khi những hành vi lệch chuẩn ngày càng trở nên phổ biến; khi phản văn hóa lên ngôi, chân giá trị bị đảo lộn thì lệch chuẩn có nguy cơ được xem là chuẩn. Và cái Thiện cũng sứt mẻ từ những điều tưởng như bình thường, vô hại như thế. Thứ hai, sự suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên còn biểu hiện ở xu hướng ngày càng gia tăng bạo lực trong hai mối quan hệ cơ bản của học đường là quan hệ thầy trò và quan hệ bạn bè giữa sinh viên với nhau. Trong cuộc sống, cái Thiện và cái ác luôn là bạn song hành. Chúng tồn tại ở mọi nơi và trong mỗi con người. Khi cái Thiện thắng thế thì cái ác bị đẩy lùi và ngược lại. Hiện nay, khi cái Thiện bị suy giảm thì cái ác lại trỗi dậy và biến thành những hành vi ứng xử phản văn hóa, trái đạo lí trong các quan hệ của con người. Cái ác là yếu tố quyết định trực tiếp dẫn đến bạo lực. Gần đây công luận hết sức bức xúc về hiện tượng gia tăng bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở việc học sinh, sinh viên đánh nhau mà nghiêm trọng hơn còn cả việc sinh viên đe dọa, cảnh cáo, thậm chí là hành hung, truy sát người đứng trên bục giảng. Giảng viên Nguyễn Như Bình (ĐH Văn hóa TP.HCM) dẫn chứng bằng vụ việc một sinh viên khoa Cơ khí Công nghệ (ĐH Nông lâm TP.HCM) vì thi trượt nhiều lần đã tạt axit, dùng dao truy sát thầy phó trưởng khoa khiến thầy bị bỏng 34% và nhiều SV khác bị liên lụy [10]. Trước đó không lâu, tại Trường Đại học Cần Thơ, có sinh viên đã xông thẳng vào văn phòng bộ môn ngoại ngữ rượt đuổi, đâm chém thầy cô. Nhìn thẳng vào sự thật sẽ thấy rằng cái Thiện đang suy giảm nghiêm trọng. Môi trường học đường luôn được xem là trong sạch và an toàn nhất nay đã nhuốm vết đen bạo lực. Cách đây vài năm, tìm thông tin về bạo lực học đường e rằng không dễ. Ngày nay, chỉ cần gõ cụm từ này trên trang mạng tìm kiếm Google thì có đến hơn 8,6 triệu kết quả. Bạo lực 39 Nguyễn Thị Thường học đường đang trở thành ám ảnh của toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến ngày 26/07/2013 cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh, sinh viên đánh nhau, trong đó có cả những vụ án hình sự. Một số sinh viên vi phạm pháp luật, đâm chém, trả thù người khác vì những mâu thuẫn rất nhỏ. Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng bởi vụ việc ngày 19/12/2012, một sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đâm chết lớp trưởng chỉ vì cho là bị "nhìn đểu". Hiện tượng kết bè, kết phái, lập băng nhóm đi trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của sinh viên đã không còn là cá biệt. Những minh chứng trong thực tế đủ độ sắc nét để thấy rằng bạo lực trong giới sinh viên đang tồn tại với những hình thù của nó chứ không phải chỉ là mầm mống hay bóng dáng. 2.2. Biểu hiện suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên ở ngoài xã hội Xem xét biểu hiện suy giảm ý nghĩa của cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên, không thể không đặt nó vào bối cảnh xã hội của nước ta hiện nay, bởi cùng với đời sống học đường, sinh viên còn tham dự vào các hoạt động sống và những quan hệ xã hội khác. Xã hội là môi trường rộng lớn hơn học đường. Ở đó, sự suy giảm cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên, với tư cách là một nhóm xã hội đặc thù lại có những dạng thức biểu hiện khác. Thứ nhất, Sự xuống cấp của lối sống, sự lan tràn của tệ nạn xã hội trong đời sống sinh viên. Cùng với các hành vi lệch chuẩn nơi học đường, một bộ phận sinh viên có cách suy nghĩ và lối sống buông thả. Ngôn ngữ giao tiếp của họ cũng "ô nhiễm" nặng nề. Những phép lịch sự thông thường đang bị xem nhẹ và bỏ qua. Chúng ta không còn xa lạ gì và cũng khá dễ dàng bắt gặp hiện tượng sinh viên nói tục, chửi thề - điều rất hiếm thấy ở sinh viên thế hệ trước. Không ít sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, xa rời đạo đức truyền thống dân tộc, tiếp thu lối sống, văn hoá phương Tây không chọn lọc, có hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều sinh viên đã sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, số đề, nhậu nhẹt, đua xe trái phép, nghiện ma túy [3;69]... đặc biệt là lô đề và chơi bài ăn tiền. Nếu trước đây, những tệ nạn này thường chỉ phổ biến ở số thanh niên thất học, hư hỏng thì nay đã xâm nhập cả vào giới sinh viên. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện gần đây tại trường ĐH Luật Hà Nội của Th.S Phan Thị Luyện, có tới 31% sinh viên được khảo sát cho rằng các hành vi và tệ nạn đó phổ biến tới mức được xem là bình thường vì hầu hết các bạn nhìn thấy hiện tượng này thường xuyên ở các xóm trọ sinh viên và nơi công cộng. Nghiện hút, cờ bạc, ma túy là con đường trực tiếp và ngắn nhất dẫn đến bạo lực và cái ác, dẫn đến sự suy giảm cái Thiện trong hành vi ứng xử của con người. Bởi lẽ khi nhu cầu cơn nghiện không được thỏa mãn, con người dễ trở nên mê muội, cuồng điên, mất khả năng kiểm soát hành vi của mình, biến thành kẻ độc ác, tàn nhẫn. Một số ít sinh viên đã tham gia vào các vụ giết người cướp của, đâm chém người khác chỉ vì những giá trị tài sản ít ỏi. Thực tiễn đó cho thấy rằng, những giá trị đạo đức truyền thống mà cốt lõi là tính thiện, tính nhân văn trong quan hệ cộng đồng đang bị xói mòn và khủng hoảng nặng nề. Thứ hai, Sự xâm nhập và phát tác của bệnh vô cảm trong giới sinh viên Vô cảm là một hội chứng của thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Nó 40 Sự suy giảm cái thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay vốn xa lạ với truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lòng yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm của người Việt. Thế nhưng, gần đây, hội chứng này đã không chỉ còn là căn bệnh của một cá nhân, mà đã len lỏi, lan rộng ra cả một lớp người, một thế hệ, một xã hội, trong đó có giới sinh viên. Vô cảm được ví như bệnh "ung thư tâm hồn" mà biểu hiện lâm sàng của nó là sự thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, nhẫn tâm, vô trách nhiệm với những gì đang xảy ra xung quanh mình. Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn mà không cảm thấy đau xót, phẫn nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy rung động tâm can. Vô cảm biến con người thành giá băng, ích kỉ, chỉ biết xem lợi ích và sự an toàn của bản thân là trên hết. Nhìn rộng ra, vô cảm là một biểu hiện của sự suy thoái văn hóa con người. Dân tộc ta vốn có những chuẩn mực đạo đức truyền thống đầy tính nhân văn như "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "bầu ơi thương lấy bí cùng", trọng xỉ (tôn trọng người lớn tuổi), kính trên nhường dưới. Song giờ đây, những giá trị ấy đang có phần bị lấn lướt, chèn ép bởi chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, sự ích kỉ và vô cảm của giới trẻ. Những cử chỉ của người trẻ nhã nhặn chào hỏi người già, những hành vi nhường chỗ ngồi hay giúp đỡ em bé, cụ già, phụ nữ mang thai ở nơi công cộng, bến tàu, bến xe đang trở nên hiếm dần. Theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện với sinh viên của 5 trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Bách khoa, Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa học tự nhiên, Đại học Sư phạm Hà Nội và Kinh tế quốc dân), chỉ có 12,8% số sinh viên được hỏi cho rằng, sinh viên Hà Nội thường xuyên thực hiện hành vi này, 54,2% cho là thỉnh thoảng và 33% cho là rất ít khi hay không thực hiện [2;15]. Sự vô cảm bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhặt như thế để rồi không ngừng lây lan và biểu hiện dưới nhiều hình thức, làm thành một thái độ sống vị kỉ, dửng dưng trước những nỗi đau của người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước cái xấu, cái ác. Tháng 4/2014 vừa qua, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đời sống văn hóa pháp luật của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn có tới 21/200 phiếu (tương ứng 10,5%) sinh viên được hỏi cho rằng họ cảm thấy bình thường trước những hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội mà không hề bức xúc hay lên án. Ở các đô thị lớn như Hà Nội, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, giao thông công cộng đã trở thành lựa chọn tối ưu của đại bộ phận sinh viên. Song văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông của họ thì còn nhiều vấn đề phải bàn. Nhiều sinh viên đi xe buýt, nhìn thấy kẻ gian móc túi, hay côn đồ hành hung người khác (trong nhiều trường hợp nạn nhân là các bạn nữ sinh viên) cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình, không dám lên tiếng bảo vệ, bênh vực người bị hại vì tâm lí "sợ liên lụy", "coi chừng vạ lây". Vô cảm đang làm giảm sút nghiêm trọng tinh thần đấu tranh chống cái xấu, cái ác và âm thầm công phá, hủy hoại đạo đức nhân cách của con người. Tâm lí học có câu: "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt nhân cách"[4;30]. Khi thường xuyên không dám nói thật, bảo vệ cái Thiện thì về lâu dài sẽ trở thành thói quen và thậm chí đứng về phía cái ác, cái xấu. Bệnh vô cảm không phải là tội ác, nhưng chính nó là con đường dẫn đến tội ác. Nó biến con người từ chỗ “Nhân chi sơ tính bản thiện” thành kẻ vô văn hóa, vô trách nhiệm, thậm chí vô lương tâm, vô nhân tính, quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác. Vì thế, cái xấu, cái ác có điều kiện để sinh sôi nảy nở, lấn át dần cái tốt, cái Thiện, ngấm ngầm bào mòn các giá trị đạo đức nhân văn của cá nhân và xã hội. Khi hội chứng vô 41 Nguyễn Thị Thường cảm lan tràn thì cái giá lạnh của tâm hồn sẽ trào ra, lấy đi hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Căn bệnh vô cảm đang làm mất đi nét đẹp truyền thống quý giá “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Tình thương mà nhà văn Nam Cao coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người, không có nó, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Mặc dù số đông sinh viên Việt Nam hiện nay có tinh thần cầu thị trong học tập, tạo dựng được quan hệ đúng mực với thầy cô, bạn bè, có lối sống văn minh lành mạnh nhưng bên cạnh đó vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên đang ứng xử một cách vô văn hóa trong nhà trường và cả ngoài xã hội. 2.3. Nguyên nhân của sự suy giảm cái Thiện trong văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm cái Thiện. Các chuyên gia tâm lí học, xã hội học và giáo dục học cũng đã thử phân tích và đưa ra một vài kiến giải mang tính chuyên biệt. Ở tầm vĩ mô, theo chúng tôi, những nguyên nhân sau đây có thể xem là cơ bản hơn cả. Thứ nhất, ảnh hưởng của lối sống thực dụng và chủ nghĩa cá nhân phương Tây. Đất nước ta đã tiến hành quá trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường từ năm 1986. Đó là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, từng bước thoát khỏi nhóm các nước nghèo và gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp (từ 2000 - 10.000 USD/ người/năm). Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng chứa đựng những thách thức to lớn đối với sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với đời sống đạo đức tinh thần xã hội. Theo con đường mở cửa, những giá trị phương Tây không phù hợp như chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, lối sống thực dụng chạy theo các tiện nghi vật chất... đã tràn vào nước ta. Những giá trị này được một bộ phận sinh viên nhanh chóng tiếp nhận và chuyển thành lối sống của mình. Tuy không thể nói kinh tế thị trường trực tiếp gây nên sự biến chất về đạo đức, nhân phẩm của học sinh, sinh viên nhưng nó thực sự tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, suy nghĩ và hành vi của họ. Sự lên ngôi của những giá trị vật chất trong thực tế đã song hành và dẫn tới sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của đạo đức truyền thống xã hội. Khi tâm lí thực dụng, vị kỉ trở thành khát vọng chủ đạo của cá nhân thì các hành vi thiện và các chuẩn mực truyền thống sẽ bị lu mờ và lấn át bởi tư tưởng "mạnh ai nấy sống", đồng tiền trở thành thước đo mọi giá trị và con người bị nô dịch bởi những cám dỗ, khát vọng và ràng buộc vật chất. Trong xã hội xuất hiện thái độ coi thường đạo đức truyền thống, bất chấp đạo lí, chạy theo ma lực của chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Chưa bao giờ tính ích kỉ cá nhân, sự dửng dưng vô cảm, sự tham lam chiếm hữu và hưởng thụ, sự lạnh lùng, tàn nhẫn phi nhân tính lại lan tràn trong đời sống cộng đồng đến vậy. Chúng ta đang rơi vào gi