Sự tham gia của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa đền Hát Môn (TP. Hà Nội)

Tóm tắt Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại, nhiều định hướng, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện để các hiện tượng/thực hành văn hóa được phục hồi, bảo tồn, nâng cấp và phát triển. Thực tiễn này nằm trong xu hướng “di sản hóa”, nghĩa là các thực hành văn hóa được trao tặng thêm danh hiệu di sản các cấp, như một cách tôn vinh, “định vị thương hiệu”, từ đó, một loạt các biện pháp bảo tồn và phát huy được tiến hành nhằm nâng cấp hay mở rộng quy mô của các hiện tượng/thực hành văn hóa. Thông qua nghiên cứu trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trước và sau khi được vinh danh di sản Quốc gia đặc biệt, nội dung bài viết nhằm diễn giải các vấn đề liên quan đến quá trình di sản hóa, vai trò của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa đền Hát Môn (TP. Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13Số 24 - Tháng 6 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA SỰ THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH DI SẢN HÓA ĐỀN HÁT MÔN (TP. HÀ NỘI) TRẦN THỊ LAN Tóm tắt Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại, nhiều định hướng, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện để các hiện tượng/thực hành văn hóa được phục hồi, bảo tồn, nâng cấp và phát triển. Thực tiễn này nằm trong xu hướng “di sản hóa”, nghĩa là các thực hành văn hóa được trao tặng thêm danh hiệu di sản các cấp, như một cách tôn vinh, “định vị thương hiệu”, từ đó, một loạt các biện pháp bảo tồn và phát huy được tiến hành nhằm nâng cấp hay mở rộng quy mô của các hiện tượng/thực hành văn hóa. Thông qua nghiên cứu trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trước và sau khi được vinh danh di sản Quốc gia đặc biệt, nội dung bài viết nhằm diễn giải các vấn đề liên quan đến quá trình di sản hóa, vai trò của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa. Từ khóa: Di sản văn hóa, di sản hóa, đền Hát Môn, danh hiệu di sản Abstract In the context of contemporary Vietnamese society, many policies and orientations of the State and Party have created conditions for cultural phenomena/activity to be restored, preserved, improved and developed. This reality is in the trend of “heritage labelling”, it means cultural activities are awarded the title of heritage at all levels, as a way of honoring and “brand positioning”, then a series of Conservation and promotion measures are implemented to improve or expand the scale of cultural phenomena / activities. Through the case study of Hat Mon Temple, Phuc Tho District, Hanoi before and after being awarded the special national heritage, the article aims to explain issues related to the process of heritage labelling, the role of the state and community in the process of heritage labelling. Keywords: Cultural heritage, heritage labelling, Hat Mon Temple, heritage title Trong bối cảnh xã hội đương đại, vai trò của di sản văn hóa ngày càng được đề cao, như là một nguồn nội lực quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, từ sau đổi mới đến nay, công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng. Việc nghiên cứu, kiểm kê và lựa chọn xếp hạng các di sản văn hóa được tiến hành liên tục, bền bỉ trong suốt nhiều thập kỷ, hàng nghìn di tích, thực hành văn hóa đã được xếp hạng là di sản văn hóa. Di tích đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội cũng nằm trong số đó, được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1964 và Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013. Lễ hội đền Hát Môn được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. Quá trình vinh danh di sản đền Hát Môn và các di sản văn hóa khác ở Việt Nam nằm trong xu hướng di sản hóa của thế giới. Tìm hiểu sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa đền Hát Môn sẽ góp phần luận giải những phương diện về mặt lý luận và thực tiễn về bức tranh di sản hóa ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. DI SẢN VĂN HÓA Số 24 - Tháng 6 - 201814 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA 1. Di sản hóa Di sản hóa (heritagization - tiếng Anh/ patrimonalization - tiếng Pháp) là một khái niệm ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu về di sản văn hóa. Nguồn gốc của khái niệm này có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu của các nhà sử học, nhà nhân học và nhà địa lý Âu - Mỹ vào đầu những năm 1990. Khái niệm di sản hóa có thể được hiểu là quá trình lựa chọn và đưa các yếu tố của một nền văn hóa (tòa nhà, di tích, di chỉ, khu vườn, phong cảnh, đối tượng, thực hành, nghi lễ, và truyền thống) trở thành di sản văn hóa. Đây là một quá trình với các giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn lựa chọn các yếu tố để xây dựng thành di sản văn hóa, mà kết quả của giai đoạn này là yếu tố văn hóa đó được vinh danh, có được “danh hiệu” bởi các tổ chức bên ngoài cộng đồng di sản (Nhà nước, quốc tế), di sản văn hóa được bảo vệ bởi luật pháp quốc gia và các hiệp định quốc tế, các công ước và điều lệ; Tiếp theo là giai đoạn hậu vinh danh di sản văn hóa, hành trình mới của nó với tư cách là một di sản văn hóa có danh hiệu. Di sản hóa là quá trình dẫn đến sự biến đổi của bản thân di sản văn hóa, thể hiện mối quan hệ đa chiều của các bên liên quan (nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp), với các mục đích, vai trò khác nhau trong quá trình vinh danh và hậu vinh danh di sản văn hóa. Theo Oscar Salemink, di sản hóa là một xu hướng lịch sử có tính toàn cầu, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là “gắn cho các di tích và thực hành văn hóa danh hiệu di sản” (4, tr.494). Bàn về sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa, Oscar Salemink cho rằng: sau khi được công nhận là di sản văn hóa, Nhà nước có sự can thiệp ngày càng sâu vào các thực hành văn hóa, dẫn đến nguy cơ cộng đồng bị “ngoài lề hóa” với chính thực hành văn hóa vốn trong quá khứ là của họ. Mặt khác, theo Oscar, di sản hóa không phải là “con đường một chiều. Nhiều cộng đồng và địa phương sẵn sàng tham gia vào quá trình đòi hỏi sự công nhận văn hóa để theo đuổi mục đích riêng của họ” (3, tr.173-174). Quan điểm về di sản hóa của Oscar Salemink được sử dụng là cơ sở lý luận để soi chiếu vào thực tiễn sự tham gia của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa đền Hát Môn - một ngôi đền có dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc, được Nhà nước lựa chọn vinh danh di tích quốc gia (1964), di tích quốc gia đặc biệt (2013), lễ hội đền Hát Môn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (2016). 2. Nhà nước và cộng đồng trong quá trình vinh danh di sản đền Hát Môn Đền Hát Môn thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đền gồm có các công trình kiến trúc chính như: quán Tiên, miếu Tạm ngự, nghi môn, nhà phương đình, đàn Thề, tam quan, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả hữu mạc, gò Giấu ấn, nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định, nhà khách, khu phụ Trong đền còn nhiều cổ vật có giá trị lịch sử và mang đậm phong cách nghệ thuật chạm khắc thời Lê - Nguyễn. Đây cũng cũng là một ngôi đền đặc biệt với 3 lễ hội lớn được tổ chức trong cùng một năm: Lễ hội ngày 6 tháng 3 (kỷ niệm ngày Hai Bà hóa); Lễ hội ngày 4 tháng 9 (kỷ niệm ngày Hai Bà tế cờ khao quân); Lễ Mộc dục ngày 24 tháng Chạp (6). Đền Hát Môn gắn với hình tượng Hai Bà Trưng có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử phát triển của quốc gia - dân tộc và trong đời sống văn hóa của cộng động địa phương. Trong lịch sử Việt Nam, Hai Bà Trưng là hình tượng nổi bật, gắn với quá trình đấu tranh giành độc lập, đó là “hai người phụ nữ đầu tiên của lịch sử đã đứng lên giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, quy tụ sức mạnh và tình cảm của toàn khối cộng đồng, lập nên kỳ tích vĩ đại, đưa con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do sau hơn 200 năm mất nước - kể từ thời An Dương Vương” (5, tr.179). Xuyên suốt trong các sách chính sử của Việt Nam, các nhà Nho mặc dù ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nhưng đều dành những trang mô tả, ca ngợi công lao của Hai Bà Trưng. Trong bối cảnh hiện đại, Hai Bà Trưng vẫn tiếp tục trở thành hình tượng để giáo dục truyền thống yêu nước nói chung, cổ vũ các phong trào của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Hình tượng Hai Bà Trưng đã góp phần tạo nên bản sắc của dân tộc, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tổng thống Donald Trump gợi nhắc tinh thần Hai Bà Trưng trong bài phát biểu tại 15Số 24 - Tháng 6 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA APEC 2017: “trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình”. Trước đó, tháng 5/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã đề cập đến hình tượng Hai Bà Trưng để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đối với cư dân làng Hát Môn, đền Hát Môn là chỗ dựa tinh thần và cũng là để quy tụ cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết trong làng, giáo dục truyền thống “uống nước - nhớ nguồn” cho mỗi thành viên trong cộng đồng. Hai Bà được nhân dân tôn thờ như những vị thánh, luôn che chở, bảo vệ cho cuộc sống của dân làng. Nhiều kiêng kị đã được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành những điều bất di bất dịch trong đời sống cộng đồng: kiêng nhắc tên húy của Hai Bà mà phải phát âm chệch đi (âm Trắc phát âm là Chức; âm Nhị phát âm là Nhợi); kỵ không được dùng màu đỏ trong toàn bộ đồ thờ. Nếu đang làm cụ từ, tiên chỉ, thứ chỉ, chủ văn của đền mà có tang thì phải lễ tạ xin nghỉ và kiêng ít nhất 1 tuần mới được lên đền Chính niềm tin về mặt tâm linh ấy đã góp phần gắn bó con người trong tổ chức làng xã, góp phần tạo nên sự cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Từ đầu năm 2013, thành phố Hà Nội đưa ra đề án về việc xây dựng huyện Phúc Thọ đến năm 2030, trong đó có định hướng phát triển du lịch văn hóa và tâm linh, xây dựng trung tâm văn hóa, lễ hội khu vực đền thờ Hai Bà Trưng, xã Hát Môn. Từ định hướng này, đền Hát Môn nằm trong kế hoạch của thành phố về việc đề nghị làm hồ sơ vinh danh trở thành di tích Quốc gia đặc biệt. Để thực hiện kế hoạch này, Ban Quản lý di tích và Danh thắng thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tiến hành các bước lập hồ sơ khoa học về đền Hát Môn. Một số tài liệu do Ban sưu tầm lịch sử văn hóa đền thờ Hai Bà Trưng và các di sản văn hóa khác trong làng sưu tầm và ghi chép từ năm 2011 được sử dụng là nguồn tham khảo quan trọng để làm hồ sơ di tích. Hồ sơ di tích đền Hát Môn được xây dựng theo loại hình di tích lịch sử, văn hóa gắn với anh hùng dân tộc, phù hợp với khoản a, điều 29, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 20091. Vì thế, trong lý lịch di tích đền Hát Môn, dài 53 trang, do Ban Quản lý di tích và Danh thắng Hà Nội xây dựng chủ yếu nhấn mạnh về sự nghiệp chống ngoại xâm hào hùng của Hai Bà Trưng. Mặt khác, trong hồ sơ, đền Hát Môn cũng được cân nhắc lựa chọn về các giá trị tiêu biểu: Thứ nhất, nhấn mạnh giá trị lịch sử của nhân vật được thờ là Hai Bà Trưng; Thứ hai, giá trị kiến trúc nghệ thuật của đền Hát Môn; Thứ ba, giá trị văn hóa, khoa học được tạo nên bởi lễ hội đền Hát Môn, tục làm bánh trôi cúng và nghi thức mộc dục. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, ngày 23-5-2013, tại nhà khách đền Hát Môn đã diễn ra một hội nghị thông qua hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ với sự tham gia của đại diện Ban Quản lý di tích và danh thắng, chính quyền, một số nhà khoa học và Ban Bảo vệ di tích đền Hát Môn để thống nhất các nội dung liên quan đến hồ sơ khoa học của đền. Đến tháng 5/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã lập xong hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xếp hạng đền Hát Môn là di tích quốc gia đặc biệt. Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ, ngày 26/6/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội có Công văn số 1918/VHTTDL-QLDT về việc đề nghị xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt cho 5 di tích thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có di tích đền Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ. Ngày 11/7/2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có Công văn số 5018/UBND-VX về việc đề nghị xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt 5 di tích, trong đó có đền Hát Môn. Tiếp đó, ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2383/QĐ-TTg, xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt 14 di tích, trong đó có di tích đền Hát Môn. Quá trình lựa chọn và làm hồ sơ vinh danh đền Hát Môn là di tích quốc gia đặc biệt diễn ra trong khoảng thời gian 1 năm, bao gồm Số 24 - Tháng 6 - 201816 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA các bước kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá giá trị của di tích và hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận. Thành công của toàn bộ quá trình làm hồ sơ vinh danh di sản chủ yếu là do sự “biết việc”, “có kinh nghiệm làm hồ sơ” của các cán bộ, sự đóng góp của các chuyên gia nghiên cứu và các nhà khoa học. Về cơ bản, đóng góp của cộng đồng địa phương có di tích là không nhiều, bởi theo quan điểm của chính quyền địa phương và các thành viên trong Ban Bảo vệ di tích thì để “người biết việc” làm sẽ nhanh hơn, đúng tiêu chí hơn (Phỏng vấn tại xã Hát Môn, tháng 4/2018). Mặc dù không có nhiều đóng góp trong quá trình làm hồ sơ, nhưng cộng đồng địa phương đều mong muốn đền Hát Môn được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Di tích đền Hai Bà ở Hát Môn từ trước tới nay vẫn luôn nằm trong thế so sánh, đối chiếu với di tích đền Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Hà Nội). Đối với cộng đồng, đền Hát Môn mới là “di tích gốc”, “di tích cổ nhất” trong hệ thống di tích thờ Hai Bà Trưng, gắn liền với các sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của Hai Bà. Trong khi ngôi đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của chính quyền, đặc biệt là sự hỗ trợ của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, thì đền Hát Môn vẫn là một ngôi đền nhỏ, ít người biết đến. Trung ương Hội đã từng phát động một cuộc vận động phụ nữ trong cả nước quyên góp, ủng hộ xây dựng đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh. Theo tìm hiểu của tác giả, trong khi đền Hát Môn không được đầu tư, xây dựng nhưng phụ nữ Hát Môn, mỗi người cũng phải đóng góp 2.000 đồng (thời điểm năm 1995) để xây dựng đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh. Điều này, ít nhiều đã tác động đến tâm lý, tình cảm, đến sĩ diện của người dân Hát Môn, họ cảm thấy di tích của địa phương “bị bỏ rơi”, “không được coi trọng” (Phỏng vấn tại xã Hát Môn tháng 4/2018). Chính vì thế, cộng đồng địa phương đều mong muốn di tích của họ được vinh danh, nó trở thành niềm tự hào/vinh dự của cộng đồng đối với chính truyền thống văn hóa của họ. Đó là thể diện của cộng đồng trong thế đối chiếu, so sánh với các cộng đồng khác, cụ thể ở đây là cộng đồng cư dân xã Mê Linh. Từ thực tiễn này cho thấy không chỉ riêng Nhà nước mà cộng đồng cũng có những mục đích khác trong quá trình di sản hóa đền Hát Môn, xem việc vinh danh di sản là phương tiện mà thông qua đó, họ tìm thấy được sự công bằng cho ngôi đền thờ Hai Bà Trưng của địa phương mình. 3. Nhà nước, cộng đồng và di tích đền Hát Môn sau khi được vinh danh Theo khái niệm di sản hóa đã trình bày ở trên, quá trình di sản hóa bao gồm hai giai đoạn: vinh danh và hậu vinh danh. Sau khi được lựa chọn, vinh danh, đền Hát Môn đang bước trên một hành trình mới với tư cách là một di sản “có danh hiệu” - di tích quốc gia đặc biệt của đất nước. Hành trình này đã dẫn tới nhiều sự biến đổi trong mối quan hệ giữa cộng đồng, nhà nước và di sản văn hóa. Trong nghiên cứu của Oscar Salemink về quá trình di sản hóa có một luận điểm được phân tích rõ là sự can thiệp của nhà nước vào di sản văn hóa của cộng đồng sau khi được vinh danh. Oscar cho rằng, với các di sản văn hóa được UNESCO công nhận thì “những người dân địa phương không còn toàn quyền kiểm soát thực hành văn hóa mà trong quá khứ họ tự mình tổ chức và quản lý. Thay vào đó, chính quyền địa phương và quốc gia, cán bộ UNESCO, chuyên gia văn hóa, những người phát triển du lịch và công chúng rộng hơn từ bên ngoài trở thành “bên liên quan” trong quá trình đánh giá, định giá và bình ổn” (4). Di sản văn hóa sau khi vinh danh bị nhà nước can thiệp, thực hành văn hóa bị tách ra khỏi cộng đồng. Đối với trường hợp đền Hát Môn, dưới các triều đại phong kiến, việc quản lý đền Hát Môn do làng phụ trách, được ghi rõ trong hương ước của làng. Các giáp của làng (gồm 5 giáp: Đông Hạ, Đông Thượng, Nam Hạ, Nam Thượng, giáp Trung) được phân chia rõ trách nhiệm trong việc trông nom, bảo vệ ngôi đền: giáp Đông Hạ phụ trách hậu cung, thiêu hương; giáp Đông Thượng phụ trách đại bái; giáp Nam Hạ phụ trách hữu mạc; giáp Nam Thượng phụ trách tam quan. Mỗi giáp được chia 1 sào ruộng ở trước cửa đền và giao cho ông giáp trưởng cày cấy, lấy hoa lợi chi lễ mồng một, rằm và các lễ tiết khác (1). 17Số 24 - Tháng 6 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Từ sau ngày hòa bình lập lại, một số thể lệ, tổ chức được thay đổi, các giáp không còn tồn tại, việc quản lý di tích lịch sử đền Hát Môn được giao cho Ủy ban hành chính xã. Năm 1968, lãnh đạo địa phương thành lập Ban bảo vệ di tích đền Hát Môn với 16 cụ ông tự nguyện tham gia bảo vệ di tích. Trong giai đoạn này, vào ngày sinh, ngày hóa hàng năm của Hai Bà chỉ có lễ của dân làng và dâng hương lên Hai Bà, không tổ chức các nghi thức rước lễ và tế thánh linh đình. Những giản thiểu nói trên của đời sống lễ nghi cộng đồng của dân làng Hát Môn nằm trong bối cảnh chung, một phần nhỏ là do kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ chiến tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, nhưng lý do chính yếu là “về mặt ý thức hệ, Nhà nước xem sinh hoạt lễ nghi là duy tâm, không phù hợp với hiện đại và khoa học. Nhà nước cũng xem những sinh hoạt này là sự phung phí tài vật có thể được sử dụng hữu hiệu hơn để xây dựng và phát triển cũng như để hỗ trợ cho chiến tranh” (2). Trước Đổi mới (1986), việc quản lý của chính quyền địa phương đối với đền Hát Môn chỉ mang tính hình thức. Việc cúng bái, tế lễ do các cụ trong Ban Bảo vệ di tích đứng ra lo liệu. Chính quyền xã Hát Môn có cử 1 cán bộ là Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa, xã hội tham gia vào việc quản lý đền nhưng trong bối cảnh chung của những năm đầu thập niên 80, các sinh hoạt lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng vẫn bị quy là mê tín dị đoan nên hầu như chính quyền địa phương đều bỏ mặc cho dân tự làm. Trong những năm 1990, những người là cán bộ, đảng viên “lên đền” còn bị nghi ngờ về phẩm chất tư cách, đạo đức của người đảng viên Đảng Cộng sản nên đền Hát Môn trong thực tế vẫn là do dân làng tự quản lý. Đến năm 1991, để thống nhất sự quản lý về mặt nhà nước đối với các di tích, lịch sử trên địa bàn xã, thực hiện sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện, Ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa xã Hát Môn được thành lập do ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, quản lý tất cả các di tích trên địa bàn xã. Ban Bảo vệ di tích đền Hát Môn trực thuộc Ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa xã. Mọi công việc bảo vệ, giữ gìn di tích cũng như quy trình tổ chức lễ hội hàng năm ở đền Hát Môn là do các thành viên trong Ban bảo vệ lên kế hoạch, chủ động các nội dung tế lễ. Chính quyền xã chỉ thực hiện chức năng chỉ đạo chung, hướng dẫn tổ chức theo đúng tinh thần chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong nhiều năm liên tục, đền Hát Môn không có sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của huyện mà chính quyền huyện chỉ tham gia với tư cách là khách mời trong lễ hội. Từ thời điểm năm 2014, khi đền Hát Môn được vinh danh là di tích Quốc gia đặc biệt, theo quy định trong Luật Di sản văn hóa, đền trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ. Lễ hội đền Hát Môn do huyện đứng ra tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban tổ chức lễ hội, chỉ đạo bằng các kế hoạch, văn bản. Từ lễ hội 6/3 năm 2014 đến nay, mỗi lễ hội đều có đông đảo lực lượng công an, quân đội thường trực của huyện tham gia, với số lượng từ 70-100 người. Chủ đề của lễ hội đền Hát Môn 2018 được chính quyền huyện thống nhất là “Phát huy tinh thần độc lập, tự cường của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Đảng bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”, được in thành các tấm pa-nô, áp phích treo trong khuôn viên lễ hội. Ngoài ra, ở sân khấu dựng tạm bên ngoài sân đàn thề còn có thêm các câu khẩu hiệu “Đảng bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ quyết tâ