Trò chơi dân gian Hàn Quốc trong các lễ hội

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÓI CHUNG VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC 1. Định nghĩa Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng có tổ chức được truyền lại qua nhiều thế hệ. Thông qua hình thức trò chơi để thể hiện ước vọng nào đó của người dân, đồng thời thắt chặt tình cảm, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Trò chơi dân gian rất đa dạng như: xiếc, kịch Trò chơi được tạo thành dựa trên nền móng là đặc điểm về văn hóa, tôn giáo, các quy tắc riêng của cộng đồng. 1.1 Phân loại trò chơi dân gian Theo đặc điểm của trò chơi có thể chia thành: trò chơi chuyên nghiệp và trò chơi phổ biến, mà theo thời gian có thể chia thành trò chơi theo mùa hoặc chơi hàng ngày. Ngoài ra chia theo độ tuổi người chơi có trò chơi cho người lớn và cho trẻ con, chia theo giới tính thì có trò chơi dành cho nam và cho nữ, chia theo số lượng người thì có trò chơi tập thể và cá nhân. Ngoài ra còn có trò chơi địa phương và trò chơi toàn quốc.

pdf25 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trò chơi dân gian Hàn Quốc trong các lễ hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 213 TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC TRONG CÁC LỄ HỘI SVTH: Nguyễn Thị Phương Thúy, Vũ Thị Thanh Tâm (3H-09) GVHD: Vũ Thanh Hải I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÓI CHUNG VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC 1. Định nghĩa Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng có tổ chức được truyền lại qua nhiều thế hệ. Thông qua hình thức trò chơi để thể hiện ước vọng nào đó của người dân, đồng thời thắt chặt tình cảm, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Trò chơi dân gian rất đa dạng như: xiếc, kịchTrò chơi được tạo thành dựa trên nền móng là đặc điểm về văn hóa, tôn giáo, các quy tắc riêng của cộng đồng. 1.1 Phân loại trò chơi dân gian Theo đặc điểm của trò chơi có thể chia thành: trò chơi chuyên nghiệp và trò chơi phổ biến, mà theo thời gian có thể chia thành trò chơi theo mùa hoặc chơi hàng ngày. Ngoài ra chia theo độ tuổi người chơi có trò chơi cho người lớn và cho trẻ con, chia theo giới tính thì có trò chơi dành cho nam và cho nữ, chia theo số lượng người thì có trò chơi tập thể và cá nhân. Ngoài ra còn có trò chơi địa phương và trò chơi toàn quốc. 1.2 Đặc điểm trò chơi dân gian Trên thế giới, mỗi lãnh thổ, mỗi dân tộc đều có những trò chơi dân gian khác nhau, số lượng của các trò chơi nhiều tới mức không đếm được. Nhưng trong rất nhiều trò chơi dân gian đó, không có trò chơi nào hoàn toàn giống trò nào, mỗi trò chơi đều có điểm độc đáo riêng biệt không thể thay thế được. Cho dù là loại hình giống nhau nhưng nội dung và phương thức biểu đạt lại khác nhau. Lí do tạo nên sự khác biệt này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là sự khác biệt về nền tảng văn hóa dân tộc, vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, mức độ phát triển về công cụ sản xuất, quan hệ giao lưu với các nước láng giềng, kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm tích lũy được truyền lại cho đời sau. Trò chơi dân gian được truyền lại từ đời này sang đời khác, nhưng sự lưu truyền đó ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội nên sự sai khác trong quá trình đó cũng là điều không tránh khỏi. Trò chơi dân gian không phải là kết quả của một cá nhân, hay chỉ một thời đại nhất định. Dù cá nhân là người sáng tạo ra trò chơi nhưng chỉ khi nó được cộng đồng chấp nhận, trở thành sở hữu của cả cộng đồng thì mới có thể gọi là trò chơi dân gian. Sáng tạo của cá nhân trong quá trình tiếp nhận của cộng đồng dần dần bị biến đổi cho phù hợp với suy nghĩ, xúc cảm của cộng đồng nên hầu như yếu tố mang tính cá nhân đều biến mất. Nếu tìm hiểu sâu trò chơi dân gian không chỉ là trò chơi đơn thuần mà là sự tập hợp của nhiều nhân tố như giai điệu, lời hát, cử chỉ, nét mặt, nhạc khí, dụng cụ chơi, trang phục, địa điểm, người chơi hòa quyện cùng nét văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia làm nên trò chơi dân gian có màu sắc riêng biệt. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 214 Dân chúng thông qua các trò chơi này vừa có thể thỏa thích vui đùa, cảm nhận hương vị cuộc sống mà còn dần hình thành được những lý tưởng cao đẹp. Trò chơi dân gian còn nhằm hướng tới một xã hội sung túc thông qua sự hòa hợp và thăng hoa của thần linh và con người, âm và dương, hiện tại và lý tưởng. 1.3 Đặc điểm chung của trò chơi dân gian Hàn Quốc Trò chơi dân gian Hàn Quốc mang tính sân bãi, mọi người tập trung ở sân và cùng nhau nhảy múa, chơi đùa theo nhịp điệu. Trò chơi dân gian thông qua âm nhạc, khiêu vũ, kịchmang tính sáng tạo của người dân thể hiện ước vọng mong muốn của họ trong tương lai cũng như biểu hiện được phương thức sống sinh hoạt của xã hội nông nghiệp. Thuyết Âm dương-Ngũ hành, thập nhị thần tướng đều ẩn chứa sâu xa trong các trò chơi Hàn Quốc. Các trò chơi mang nội dung thần thoại, truyền thuyết, sự hài hòa về cả âm và dương, phê phán xã hội hiện thực đồng thời phản ánh khát vọng về một mùa vụ bội thu của người nông dân. II. TRÒ CHƠI TRONG CÁC DỊP LỄ HỘI 1. Tết âm lịch - 설 Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn có lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc. Trước ngày Tết người Hàn Quốc cũng chuẩn bị rất nhiều thức ăn đặc biệt và may quần áo mới. Trẻ con háo hức mong chờ ngày Tết khi thấy mẹ mình may quần áo và cả gia đình cùng rộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết. Những người sống xa quê cũng cố gắng trở về nhà tụ họp cùng gia đình. Vào buổi sáng ngày Tết, cả gia đình cùng làm lễ tạ tổ tiên để cầu mong một năm mới an lành. Sau đó người trong nhà cùng cúi lạy người lớn tuổi nhất trong nhà, trẻ con sau khi làm lễ được nhận tiền mừng tuổi từ người lớn. Bữa sáng ngày Tết có rất nhiều món ăn truyền thống như bánh ttok hấp시루떡; bánh làm từ bột gạo nếp인절미; bánh ttok chiên với hành và đậu xanh빈대떡; món yangsik약식làm từ gạo nếp và pha trộn với hạt dẻ, táo tàu, hạt thông; bánh yakkwa약과 có hình hoa làm từ bột, dầu và mật ong; rượu gạo식혜Có một món ăn không thể thiếu đó chính là canh bánh ttok떡국, người Hàn Quốc có quan niệm là ăn một bát canh bánh ttok là thêm một tuổi. Sau bữa sáng cả nhà cùng nhau tới chơi nhà họ hàng, hàng xóm hay thầy cô hoặc cùng nhau chơi trò chơi truyền thống như yut, thả diều hay bập bênh 1.1 Yut - 윷놀이 1.1.1 Giới thiệu Yut (윷) là trò chơi được chơi bằng các dụng cụ như bàn chơi, thẻ mal và các que yut là 4 mẩu gỗ. Đây là một trò chơi mà không phân biệt giới tính, tuổi tác, dù ở bất cứ đâu mọi người đều có thể chơi một cách vui vẻ. Trước đây mọi người thường chơi yut vào năm mới cho đến rằm tháng giêng, nhưng dần dần yut đã trở thành trò chơi được chơi quanh năm, không nhất thiết phải vào dịp đặc biệt nào. Các thành viên trong gia đình thường quây quần trong phòng khách chơi yut và ngày tết còn dân làng thì thường tụ họp lại chơi yut trên một cái chiếu ở một khoảng sân rộng. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 215 1.1.2 Nội dung Thanh yut có thể được phân lại theo hình dạng hay chất liệu. Có loại yut mảnh, có loại to như miếng củi, cũng có loại tròn như hạt dẻ. Có loại làm bằng hạt đậu đỏ (콩윷) cũng có loại làm bằng hạt đậu nành (팥윷). Yut đậu đỏ và đậu nành thường được sử dụng trong trò chơi trong không gian hẹp hay khi người nông dân nghỉ ngơi sau khi làm việc trên cánh đồng đỗ. Họ lấy hai hột đỗ đập vỡ làm đôi rồi cho vào bát hoặc để vào lòng bàn tay để lắc lên rồi hất xuống đất (giống như cách dùng xúc xắc). Bàn chơi yut (윷판) có đường đi và vật để để đánh dấu nước đi gọi là thẻ mal (윷말) thường được vẽ trên giấy, trên vải hoặc trên mặt đất. Hình vẽ gồm một hình tròn lớn bao bọc bên ngoài và hai đường vuông góc nhau đi qua bán kính của hình tròn. Trên bàn chơi, vòng tròn to tượng trưng cho bầu trời và chữ thập tượng trưng cho mặt đất. Hình dạng của bàn chơi là hình ảnh tượng trưng cho sự giao thao của trời và đất. Trên bàn chơi có tất cả 29 vòng tròn nhỏ. Hình 1: Thanh yut Hình 2: Bàn chơi yut Sau khi chia đội và quyết định thứ tự đi hai đội lần lượt ném các thanh yut để quyết định bước đi của thẻ mal dựa trên thanh yut, đội nào hoàn thành toàn bộ các bước đi trên bàn chơi trước và lên hết bốn bậc thì chiến thắng. Nếu ba trong bốn cái yut bị úp ngược xuống thì gọi là to-도 và đi một bước, hai cái bị úp xuống thì gọi là ke_개 và được đi hai bước, nếu ba cái bị úp xuống thì gọi là kol_걸 và được đi ba bước, cả bốn cái đều bị úp xuống thì gọi là yut_윷 và được đi bốn bước, nếu cả bốn cái đều ngửa thì gọi là mo_모 và được đi năm bước. Nếu khi được 윷 và 모 thì gọi là sali_사리 được ném một lần nữa. Việc quy ước các bước đi như vậy thực chất dựa vào kích thước và sự nhanh nhẹn của các loại động vật:도 biểu trưng con lợn, 개 biểu trưng con chó, 걸 biểu trưng cho con dê, 윷 biểu trưng cho con bò, 모 biểu trưng cho con ngựa. Các thẻ mal được đi theo hướng ngược với hướng kim đồng hồ. Số bước đi của thẻ mal dựa theo các thanh yut. Nếu các thẻ mal đi vào phần đất của đội mình và cùng đi đến một điểm thì phải xếp hai thẻ mal cạnh nhau, còn nếu thẻ mal vào phần đất của đối thủ chơi và cùng dừng ở một điểm thì có thể “đá” thẻ của đối phương ra ngoài, và được tung thanh yut thêm một lần nữa. Gần đây để trò chơi thêm phần hấp dẫn có một vài luật chơi được thêm vào. Ví dụ như trên một thanh yut có đánh dấu X, nếu chỉ có thanh yut đó bị úp xuống thì phải lùi lại một bước. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 216 1.1.3 Ý nghĩa Trò chơi yut không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí mà trong xã hội nông nghiệp xưa, nó còn ẩn chứa ước vọng của người nông dân về một mùa màng bội thu. Bàn chơi yut được coi như là đất ruộng, bước đi của người chơi được quyết định bằng việc tung thanh yut tượng trưng cho sự biến đổi về các mùa hứa hẹn sẽ mang lại một mùa màng bội thu. 1.1.4 So sánh Có thể thấy trò chơi dân gian yut của Hàn Quốc phần nào có nét tương đồng với trò cá ngựa ở Việt Nam. Nhưng cá ngựa vốn là trò chơi du nhập chứ không phải là trò chơi dân gian. Thẻ mal giống như quân cá ngựa, thanh yut thì giống như là xúc sắc. Nhưng cho dù về cách chơi cá ngựa và yut là giống nhau nhưng sự khác biệt về dụng cụ chơi đã làm nên nét đa dạng độc đáo của từng trò chơi. Thanh yut, thẻ mal đều là những đồ vật làm từ gỗ hoặc thậm chí là hạt đỗ mang đậm nét văn hóa nông nghiệp trong khi cá ngựa, xúc xắc cũng là những đồ vật quen thuộc xuất hiện trong rất nhiều trò chơi có nguồn gốc từ phương Tây như cờ vua, gieo xúc xắc. 1.2 Bập bênh_널뛰기(nolttwiki) 1.2.1 Tên gọi khác 답판(踏板), 도판(跳板), 초판희(超板戱), 판무(板舞). 1.2.2.Giới thiệu Một tấm ván dài được đặt lên trên bao trấu, hai đầu là hai bé gái mặc trang phục truyền thống liên tục nhún chân để làm tấm ván di chuyển lên xuống liên tục. Bập bênh là trò chơi dành cho phụ nữ trong những ngày lễ hội. Theo một số tài liệu thì trong sử sách từ thời Joseon (조선) đã có nói về trò chơi bập bênh nên cũng có dự đoán là bập bênh xuất hiện từ thời Koryo(고려). Trò này thường được chơi vào: Tết Nguyên đán(설), Rằm tháng giêng (대보름), 상진일 (上辰日), 귀신날(鬼神-). Hình 3: Những hình ảnh về trò bập bênh HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 217 1.2.3 Nguồn gốc Có một số sự tích kể về sự ra đời của trò chơi bập bênh. Tích truyện thứ nhất là câu chuyện về hai người vợ vì muốn nhìn mặt chồng mình trong tù nên đã cùng nhau chơi bập bênh để mỗi khi tấm ván đẩy lên cao qua hàng rào có thể nhìn thấy được mặt chồng. Tích truyện thứ hai kể về những cô gái bị bó buộc sau bức tường rào vì muốn được nhìn ngắm khung cảnh cuộc sống bên ngoài nên đã cùng nhau chơi bập bênh để mỗi khi được bay lên không, có thể lén nhìn gương mặt của những chàng trai và khung cảnh bên ngoài. 1.2.4 Nội dung Bập bênh là trò chơi chủ yếu dành cho phụ nữ, dồn lực vào chân để đẩy tấm ván lên cao, đồng thời rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Cách chơi bập bênh ở mỗi nơi có cũng có nhiều điểm khác nhau. Ở vùng Kyong Kee, thường thì hai bên sẽ có hai người và một người ngồi giữa để giữ thăng bằng. Cũng có nơi để không bị ngã, người chơi được buộc bằng ba sợi dây. Khi một người nhảy lên và chạm vào ván thì người kia phải tiếp tục nhảy lên. Hai người phải liên tục thay phiên nhau đến khi nào một người mất thăng bằng và ngã xuống thì người kia sẽ thắng cuộc. 1.2.5 Ý nghĩa So với các trò chơi của con gái thì bập bênh có phần năng động hơn, đặc biệt giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn vào mùa đông. Trò chơi vừa rèn luyện cho người chơi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, qua đó rèn luyện cho các bé gái một cơ thể khỏe mạnh. 1.3 Thả diều_연날리기(yonnalriki) 1.3.1 Giới thiệu Là trò chơi dân gian chủ yếu dùng gió mùa đông để làm cho diều bay lên. Diều được làm từ mành giấy nhiều hình thù có dán các nhành cây và sau đó nối với một cuộn chỉ dài. Thả diều được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thứ 4. 1.3.2 Nguồn gốc Tài liệu lâu đời nhất có ghi chép về trò chơi thả diều là vào thời Tam Quốc, 647 năm trước, sau khi nữ hoàng Sin Dok qua đời, nữ hoàng Chin Dok lên ngôi, thả diều ban đầu vốn được dùng vào mục đích quân sự. Khi thả diều trở thành trò chơi giải trí thì cũng có nghĩa là dân tộc được hợp nhất, thời kì cánh diều thực sự bay cao cũng bắt đầu. Sau thời Joseon thì việc thả diều vào đầu năm và rằm tháng giêng để trừ tà. 1.3.3 Nội dung Thường thì vào tháng 12 âm lịch, sau khi trăng khuyết, trò chơi thả diều dần dần được bắt đầu. Địa điểm diễn ra trò chơi có thể trước ngôi làng hoặc ở bãi biển. Người chơi diều viết chữ tà hoặc đuổi tà đón phúc cùng với tên tuổi ngày sinh lên diều, sau khi HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 218 diều bay lên cao dần dần thì nới lỏng dây buộc diều tới khi hết dây thì cắt dây diều để diều bay đi với ý nghĩa mang tai họa đi. Ở một số nơi còn có lệ nếu nhà nào bị diều rơi vào thì năm đó sẽ gặp nhiều tai họa. Thả diều là một trò chơi khá phổ biến trên toàn thế giới nhưng trò chơi thả diều của Hàn Quốc có một nét độc đáo mà có lẽ không một đất nước nào có. Với màn trình diễn nhào lộn diều và đấu diều trên không thì có thể nói thả diều đã trở thành một nghệ thuật và người chơi diều đã trở thành nghệ nhân chơi diều. Kĩ thuật thả diều điêu luyện tới mức có thể khiến cánh diều lượn vòng sang trái, sang phải lên trước hoặc về sau dễ dàng giống như là được gắn với một thiết bị điều khiển từ xa. Trên bầu trời trong xanh cánh diều đủ màu sắc, hình thù với hình ảnh diều bay lượn trong gió khiến người xem có cảm giác như đang quan sát những sinh vật sống đang bay lượn. Nhưng nói đến nghệ thuật thả diều không thể không nhắc đến đấu diều. Đấu diều gồm có thi thả diều cao và làm đứt dây diều dối phương. Sự linh động của sợi dây diều là yếu tố quyết định sự chiến thắng, người nào có khả năng điều khiển diều của mình bay cao hơn, trình diễn những kĩ thuật khó hơn hoặc làm đứt dây diều đối phương sẽ là người chiến thắng. Một số người chơi chưa thành thạo có thể lấy vụn thủy tinh hoặc gốm trộn với keo hoặc cơm nếp bôi lên dây diều để làm đứt dây diều đối thủ. Bí quyết của những màn trình diễn diều ngoạn mục đó nằm ở chính cấu tạo của chiếc diều. Chiếc diều đặc trưng của người Hàn Quốc có hình chữ nhật và có một cái lỗ ở giữa. Điểm đặc biệt của diều chính là cái lỗ ở giữa giúp giảm lượng gió đón đầu, vừa giúp diều rơi vào trạng thái chân không ngay lập tức nên không chỉ giúp diều duy chuyển nhanh hơn mà dù có gặp gió mạnh cũng không bị rơi hay bị rách. 1.3.4 Ý nghĩa Thả diều là một trong những trò chơi dân gian hết sức lâu đời và đã trở thành một hình ảnh đẹp trong kí ức của nhiều thế hệ người Hàn Quốc. Thả diều cũng là một trong số những phong tục có ý nghĩa xua đuổi điềm xấu và cầu mong hạnh phúc. Trong thời tiết lạnh giá, so với việc ngồi trong phòng ấm áp thì lên núi hay ra bãi đất trống thả diều lại là một trong những hoạt động yêu thích nhất của trẻ em. Thả diều là trò chơi không chỉ để giải trí mà còn vận động tốt cho sức khỏe. Dù cho cách chơi diều hay hình dạng cánh diều biến đổi đa dạng hơn nhưng dù là trước đây hay bây giờ thì niềm vui được ngắm nhìn chiếc diều mình làm ra bay lượn tự do trên bầu trời vẫn mãi không thay đổi. Hình 4: Hình ảnh chơi thả diều HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 219 1.3.5 So sánh Trò chơi thả diều của Việt Nam có hoàn cảnh ra đời hơi khác so với trò chơi thả diều của Hàn Quốc. Diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dài ngày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu, sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Nếu nét đặc biệt của diều Hàn Quốc là có một cái lỗ ở giữa diều thì nét đặc biệt của diều Việt Nam chính là sáo diều. Diều sáo Bắc Bộ là sự kết hợp tinh tế giữa hình dạng đơn sơ của cánh diều và tiếng sáo vi vu không trung. Trò chơi thả diều của Việt Nam không hẳn được chơi vào một ngày lễ đặc biệt như ngày rằm tháng giêng mà thường được chơi vào mùa hè. Hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thống như chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công...hay sự tích Đại Bàng cứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng. 1.4 Đá cầu_제기차기 (jekichaki) 1.4.1 Giới thiệu Đá cầu là một trò chơi dân gian thường được chơi vào các dịp đầu xuân. Trò này dùng quả cầu để đá, đúng như tên gọi là đá cầu. Quả cầu truyền thống của Hàn Quốc được làm từ những tờ giấy có chất lượng đủ khỏe quấn vào một đồng xu có tác dụng tạo trọng lượng cho quả cầu, phần giấy phía trên được cắt thành các dải có tác dụng như là lông của quả cầu thông dụng hiện nay. 1.4.2 Nguồn gốc Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại Trung Quốc. Ở Hàn Quốc thì những ghi chép đầu tiên về trò đá cầu vào thời Koryo, có nguồn gốc từ một trò tương tự bóng đá. Trò bóng đá này vào thời Koryo được mọi tầng lớp yêu thích tuy nhiên đến thời Joseon thì có nhiều biến đổi. Người xưa sáng tạo ra kon (건), konja (건자), chokkonja (척건자) có hình dạng khá giống cầu ngày nay. Đặc biệt thì chokkonja (척건자) có hình dáng giống quả cầu nhất, nó được làm bằng giấy xé mảnh hay lông thú bó lại. Chính vì thế thời đó phát triển hai hình thức chơi đá cầu sử dụng bóng gọi là chukkuk (축국) - đá bóng và một hình thức nữa sử dụng chokkonja. Vào thời Joseon nó rất thịnh hành và được chơi ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Đây là trò chơi của màu đông và xuân. Vào những ngày thời tiết lạnh, ra khỏi nhà chơi đá cầu một chút, mồ hôi đổ ra, không những là trò giải trí mà còn giúp rèn luyện thể lực nhẹ nhàng trong những ngày giá rét. Sau đó thì dần dần người ta phát minh ra cầu đồng xu và được chơi rộng rãi trên toàn quốc. Khi mà trò bóng đá phương Tây du nhập vào Hàn Quốc thì trò HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 220 đá cầu sử dụng bóng dần biến mất. Vì thế ngày nay ở Hàn Quốc nếu nhắc đến đá cầu thì người ta sẽ chỉ nghĩ đến trò đá cầu đồng xu. Hình 5: Hình ảnh trò chơi đá cầu 1.4.3 Nội dung Đá cầu rất linh hoạt trong cách thức chơi nên không phân biệt tuổi tác, giới tính, ai cũng có thể chơi một cách dễ dàng. Trò này chủ yếu dùng các bộ phận của chân: lòng bàn chân, máng bàn chân, mũi bàn chân, gót chân, đầu gốivà có khi dùng cả vai, đầu, thân để chơi, tuyệt đối không được dùng tay. Đá cầu chơi theo hình thức đá đơn hay đá theo nhóm. Người chơi đá sao cho quả cầu không chạm đất là được. Nếu như đá đơn thì tính theo số lượng cầu tâng được để quyết định người thắng. Ai tâng được nhiều cầu hơn sẽ là người thắng. Người có kĩ thuật cùng lúc có thể tâng được liên tục vài trăm quả. Nếu mà ai bị rơi cầu xuống đất thì phải truyền lượt cho người tiếp theo. Đối với đá cầu theo nhóm thì họ đứng thành hình tròn rồi đá truyền cho nhau. Đá cầu theo nhóm không phân thắng thắng bại. Nếu như bắt cầu lỗi thì người đó phải đá cầu lại cho những người khác. Vào các dịp lễ tết mùa đông và xuân bây giờ, người ta vẫn thấy hình ảnh những cậu bé, cô bé mặc quần áo rực rỡ sắc màu chơi đùa với chiếc cầu một cách rất vui vẻ. 1.4.4 Ý nghĩa Mọi người cùng nhau đá cầu, nói đùa vui vẻ, giúp quên đi mọi phiền muộn trong cuộc sống. Đá cầu không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng trong công việc mà còn giúp rèn luyện sức khỏe một cách nhẹ nhàng, chứ không nặng nề như các môn thể thao khác. 1.4.5 So sánh Ở Việt Nam cũng có trò đá cầu. Trong quá khứ quả cầu đá được làm bởi đồng xu và lông gà. Bây giờ nó được cải tiến với cao su và nhựa, lông được