Tóm tắt. Tư tưởng lấy người học làm trung tâm trong hoạt động giáo dục
đã được tiếp nhận ở nước ta trong những năm gần đây. Tư tưởng đó đã được
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thấm nhuần thể hiện ở chỗ nhà trường đã
tổ chức nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học bậc đại học với sự
tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục học, đội ngũ cán bộ
giảng dạy của trường; tổ chức nhiều giờ dạy mẫu sử dụng phương pháp dạy
học hiện đại cho các giảng viên trong trường tham khảo và học tập. Đồng
thời Đoàn thanh niên Trường, Liên chi đoàn các khoa cũng thường xuyên
tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, giao lưu. giữa sinh viên về các phương
pháp học tập sao cho có hiệu quả. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
của nhà trường.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với phương pháp dạy học hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 60-72
SỰ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
Nguyễn Thanh Bình
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: binh1980gdct@yahoo.com.vn
Tóm tắt. Tư tưởng lấy người học làm trung tâm trong hoạt động giáo dục
đã được tiếp nhận ở nước ta trong những năm gần đây. Tư tưởng đó đã được
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thấm nhuần thể hiện ở chỗ nhà trường đã
tổ chức nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học bậc đại học với sự
tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục học, đội ngũ cán bộ
giảng dạy của trường; tổ chức nhiều giờ dạy mẫu sử dụng phương pháp dạy
học hiện đại cho các giảng viên trong trường tham khảo và học tập. Đồng
thời Đoàn thanh niên Trường, Liên chi đoàn các khoa cũng thường xuyên
tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, giao lưu... giữa sinh viên về các phương
pháp học tập sao cho có hiệu quả. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
của nhà trường.
1. Đặt vấn đề
Tư tưởng lấy người học làm trung tâm trong hoạt động giáo dục được tiếp
nhận ở nước ta trong những năm gần đây. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1998 ở mục II, trong
điều IV, “Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục” đã nêu rõ: “Phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên”. Tư tưởng đó
đã được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP HN) thấm nhuần và thể hiện ở
nhiều hoạt động khác nhau. Với mong muốn tìm hiểu sự thích ứng của sinh viên
ĐHSP HN đối với phương pháp dạy học hiện đại, tác giả đã tiến hành điều tra xã
hội học vào tháng 5/2009 với 310 sinh viên. Trong đó, cơ cấu theo giới tính: nam:
34,2%, nữ: 65,8%; cơ cấu theo thành phần gia đình: cán bộ, công nhân, trí thức:
61%, nông dân: 39%; cơ cấu theo khu vực xuất thân: nông thôn, thị trấn: 56,1%;
thành phố, thị xã: 28,4%; miền núi: 15,5%; cơ cấu theo năm học: năm thứ 1 & 2:
51,6%, năm thứ 3 & 4: 48,4%; cơ cấu theo khoa: nhóm các khoa khoa học tự nhiên
(Toán, Lý, Hóa, Sư phạm kỹ thuật): 48,4%,; nhóm các khoa khoa học xã hội (Văn,
Sử, Địa, Giáo dục chính trị): 51,6%.
60
Sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với phương pháp...
2. Nội dung nghiên cứu
Trong những năm gần đây, khối lượng kiến thức khoa học nhân loại không
ngừng tăng lên, theo các nhà dự báo cho biết cứ 8 năm khối lượng tri thức toàn
nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Đứng trước thực tế này, một yêu cầu đặt ra đối với
ĐHSP HN là phải đổi mới phương pháp dạy học, có như vậy mới truyền tải hết các
tri thức khoa học đó. Qua khảo sát thực tế, nhiều giảng viên ĐHSP HN đã luôn
thay đổi phương pháp và nội dung bài giảng của mình. Đồng thời giảng viên cũng
không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ tin học, kỹ năng sử dụng các phương
tiện hiện đại vào giảng dạy, cũng như không ngừng đổi mới cách thức gợi mở vấn
đề, nêu vấn đề trong các giờ giảng, tổ chức và điều khiển lớp học có hiệu quả. Đối
với sinh viên, họ cũng nhận thấy được sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy
của giảng viên nên đã tự giác thay đổi cách học của mình. Không chỉ học nội dung
được ghi chép trong vở ghi một cách thụ động, SV đã không ngừng đọc thêm các
nguồn tài liệu để hiểu sâu, hiểu kỹ vấn đề, không ngừng áp dụng kiến thức môn học
vào đời sống xã hội thông qua viết tiểu luận và nghiên cứu khoa học, làm các bài
tập hỗ trợ cho môn học,...
Với câu hỏi về sự thích ứng của sinh viên ĐHSP HN đối với phương pháp dạy
học hiện đại chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1. Sự thích ứng của sinh viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đối với phương pháp dạy học hiện đại
STT Mức độ thích ứng Tỷ lệ (%)
1 Rất thích ứng 7,7
2 Thích ứng 48,4
3 Bình thường 41,0
4 Không thích ứng 2,3
5 Rất không thích ứng 0,6
Tổng 100
Nhìn vào số liệu Bảng 1 ta thấy 7,7% số sinh viên được hỏi là rất thích ứng
với phương pháp dạy học hiện đại; 48,4% sinh viên thích ứng tốt; 41% sinh viên
có khả năng thích ứng với phương pháp dạy học mới. Những số liệu trên giúp cho
chúng ta có thể khẳng định rằng sinh viên ĐHSP HN có sự thích ứng tương đối tốt
với phương pháp dạy học hiện đại.
Có nhiều lý do được nêu ra để khẳng định tính đúng đắn của điều trình bày
ở trên. Trước hết, việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại đã đáp ứng được
nhu cầu, nguyện vọng của đa số sinh viên. Sinh viên ĐHSP HN rất phấn khởi khi
phương pháp dạy học hiện đại được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Động cơ học tập
của sinh viên đã thay đổi nhiều, họ đã trở nên năng động hơn, chịu khó hơn. Nếu
như trước đây phương pháp dạy học hiện đại còn chưa được áp dụng, sinh viên học
tập và lĩnh hội kiến thức còn mang tính thụ động với thói quen học tập ở bậc đại
học vẫn chỉ là lên lớp nghe giảng, ghi chép bài với một cái đầu “trống rỗng”, sau đó
61
Nguyễn Thanh Bình
về nhà “giải mã” bài ghi trong vở và học thuộc để trả thi. Còn khi phương pháp dạy
học hiện đại được áp dụng, sinh viên không được phép suy nghĩ và hành động như
vậy nữa. Sinh viên ĐHSP HN đã chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức môn học
thông qua các công việc cụ thể: tìm tòi các nguồn tài liệu cho môn học; trao đổi kiến
thức mà thầy, cô truyền đạt cho sinh viên với bạn bè; với các sinh viên khóa trên
là việc sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội được phục vụ cho các hoạt động nghiên
cứu khoa học; viết các tiểu luận cho môn học,... Với những thay đổi trên về động cơ
cũng như thái độ của sinh viên, chúng ta nhận thấy được sự thích ứng mang tính
tích cực trong học tập của sinh viên ĐHSP HN.
Lý do thứ hai thể hiện sự thích ứng tốt của sinh viên ĐHSP HN đối với phương
pháp dạy học hiện đại đó là nhân tố ý thức của sinh viên. Vì đặc thù của sinh viên
trường sư phạm là sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành các thầy giáo, cô giáo
cho nên khi các giảng viên sử dụng phương pháp dạy học hiện đại cũng chính là lúc
sinh viên học cách thức tổ chức và tiến hành như thế nào, từ đó có kinh nghiệm để
sau này áp dụng. Trong các giờ học sử dụng phương pháp dạy học hiện đại thay
vì ngồi nói chuyện, không tích cực xây dựng bài thì sinh viên sư phạm ý thức được
tính chất của phương pháp dạy học mới nên họ thường rất chú ý đến những yêu
cầu của giảng viên. Sinh viên của trường luôn có ý thức cao, tham gia tích cực vào
giải quyết vấn đề mà giảng viên nêu ra trong giờ học. Bên cạnh đó, sau mỗi tiết
thảo luận thường sẽ có sinh viên lên trình bày kết quả thảo luận của toàn nhóm.
Nếu như trước đây việc lên trình bày ý kiến của toàn nhóm thường phải do giảng
viên chỉ định vì họ có thể “ngại”, hoặc có thể không muốn lên trình bày; nhưng sinh
viên sư phạm thì lại khác. Hầu hết các sinh viên sư phạm đều muốn mình đại diện
cho nhóm để trình bày. Lý do chính ở đây là việc đứng trước thầy, cô và cả lớp là
cơ hội để họ rèn luyện phong cách, rèn luyện kỹ năng nói, thuyết trình trước đám
đông,... Những kỹ năng này rất cần thiết cho một giáo viên trong tương lai. Điều
này chứng tỏ ý thức của sinh viên ĐHSP HN đối với phương pháp dạy học là tương
đối tốt, có sự khác biệt nhất định so với các sinh viên trường khác vì thế có thể nói
sinh viên sư phạm thích ứng tương đối tốt đối với phương pháp dạy học hiện đại.
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu sự thích ứng của sinh viên ĐHSP HN đối với
phương pháp dạy học hiện đại thông qua các yếu tố sau:
* Kỹ năng gợi mở, giải quyết vấn đề của giảng viên.
* Phương pháp trình bày của giảng viên bằng phương tiện hiện đại.
* Chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp.
* Mức độ trao đổi bài, thảo luận nhóm ở trên lớp.
* Mức độ áp dụng kiến thức môn học vào thực tế.
62
Sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với phương pháp...
2.1. Sự thích ứng của sinh viên ĐHSP HN đối với phương pháp
dạy học hiện đại thông qua yếu tố kỹ năng gợi mở và giải
quyết vấn đề của giảng viên trường sư phạm
Đầu tiên, chúng ta khẳng định một thế mạnh của giảng viên ĐHSP HN đó
là hầu hết các giảng viên được trải qua môi trường sư phạm. Họ rất hiểu và thấm
nhuần lý thuyết dạy học, tâm lý học sinh... thông qua một loạt các môn học ở bậc
đại học cũng như sau đại học: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý
học sư phạm, Giáo dục học, Lý luận dạy học đại học,... và hầu như tất cả các giảng
viên cũng đều trải qua các lần thực tập sư phạm. Do vậy, các giảng viên ĐHSP HN
dường như có những lợi thế nhất định so với các giảng viên trường khác. Điều đó
có nghĩa, các kỹ năng gợi mở và giải quyết vấn đề của giảng viên trường sư phạm
có điểm xuất phát là tương đối tốt. Sinh viên của trường đều đánh giá cao các kỹ
năng trên của giảng viên trường mình. Nhưng vấn đề mà chúng ta tìm hiểu ở đây
là sinh viên có thích nghi được với cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của giảng
viên hay không?
Như chúng ta đã biết, hầu hết các giảng viên nhà trường đều có kỹ năng sư
phạm tương đối tốt cho nên khi giảng viên nêu vấn đề hay đưa ra các tình huống
cho bài học sinh viên đều tỏ ra hứng thú và say mê. Rất nhiều sinh viên cho biết
sự thích thú của họ với những cách thức dẫn dắt của giảng viên bằng cách tạo ra
các tình huống mâu thuẫn để sinh viên tìm tòi cách giải quyết; dẫn dắt sinh viên
từ kiến thức đã có, chưa phải là bản chất đến những kiến thức mang tính bản chất,
sâu sắc hơn. Chính phương pháp này đã thu hút sinh viên tự tìm tòi, khám phá ra
tri thức mới. Qua các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi đều nhận thấy sinh viên ĐHSP
HN tỏ ra thích ứng với cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của giảng viên khi
phương pháp dạy học hiện đại được sử dụng. Như vậy hiệu quả của việc áp dụng
phương pháp dạy học hiện đại đã được đảm bảo.
2.2. Sự thích ứng của sinh viên ĐHSP HN đối với việc trình
bày bằng phương tiện hiện đại của giảng viên
Bảng 2. Khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
của giảng viên ĐHSP HN
STT Mức độ thích ứng Tỷ lệ (%)
1 Rất tốt 5,9
2 Tốt 32,2
3 Bình thường 48,0
4 Không tốt 3,0
5 Rất không tốt 3,0
Tổng 100
Nếu như với phương pháp giảng dạy truyền thống, giảng viên giảng và đọc
chậm cho sinh viên chép những ý chính của bài, thì đối với phương pháp dạy học
63
Nguyễn Thanh Bình
mới thường được hỗ trợ bằng các phương tiện hiện đại. Khi đó nội dung bài giảng
của giảng viên được thiết kế sẵn và được trình bày thông qua các phương tiện dạy
học: overhead, projector... Do vậy, cách thức nghe giảng và ghi chép bài của sinh
viên có sự thay đổi nhất định. Theo đánh giá của sinh viên ĐHSP HN thì khả năng
sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của giảng viên là tương đối tốt.
Theo kết quả trên (Bảng 2), 5,9% sinh viên đánh giá khả năng sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại của giảng viên là rất tốt; tốt là 32,2%; 48% cho là bình
thường; chỉ có 3% sinh viên được hỏi cho rằng khả năng sử dụng phương tiện hiện
đại hỗ trợ giảng dạy của giảng viên là rất không tốt. Như vậy, xu hướng chung sinh
viên ĐHSP HN thừa nhận khả năng sử dụng phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy
tương đối tốt của giảng viên. Lý do chính là nhà trường luôn tạo điều kiện thuận
lợi cho giảng viên trau dồi, bổ sung kiến thức tin học thông qua các lớp công nghệ
thông tin do nhà trường tổ chức. Tất cả các cán bộ có nguyện vọng tham gia các
lớp tin học với những nội dung: thiết kế bài giảng bằng powerpoint, thiết kế trang
web phục vụ cho giảng dạy,... đều được nhà trường đáp ứng. Cứ khoảng 2 cho đến 3
tháng trường lại mở lớp học cho từng loại đối tượng giảng viên ở các trình độ khác
nhau. Trung tâm công nghệ thông tin của trường sẵn sàng đón tiếp tất cả các giảng
viên đến thực hành hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía trung tâm. Qua quan sát thực
tế chúng tôi nhận thấy lớp học thường rất đông các giảng viên tham gia, điều này
phần nào thấy rõ được tính tích cực của giảng viên ĐHSP HN trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào các bài giảng của mình.
Với việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy, giảng viên không cần
phải viết bảng nhiều, bên cạnh đó các giảng viên có thể sử dụng các mảng mầu sắc
khác nhau, các hình ảnh minh họa. Điều này sẽ gây được sự chú ý từ phía sinh viên.
Có thể nhận thấy rằng, chính nhờ lợi thế này từ các phương tiện hiện đại phục vụ
cho giảng dạy, nên sinh viên tỏ ra thích ứng nhanh. Rất nhiều sinh viên trao đổi với
chúng tôi rằng hiệu ứng từ các phương tiện hỗ trợ dạy học là tương đối tốt, thu hút
được họ chú ý. Chỉ bẳng một vài thao tác, kỹ thuật nhỏ giảng viên đã có thể thiết
kế được bài giảng với hình thức tương đối đẹp và hấp dẫn. Điều này kích thích được
người sinh viên trong quá trình học tập.
2.3. Sự thích ứng của sinh viên ĐHSP HN đối với phương pháp
dạy học hiện đại thông qua việc đọc tài liệu, chuẩn bị bài
trước khi đến lớp
Việc đọc tài liệu, chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ thể hiện sự thích ứng
của sinh viên đối với phương pháp dạy học hiện đại. Bởi vì phương pháp dạy học
hiện đại đòi hỏi sinh viên phải chủ động trong việc tìm kiếm và lĩnh hội tri thức.
Có thể nhận thấy các nhóm sinh viên khác nhau sẽ có xu hướng đọc tài liệu
ở mức độ khác nhau, qua đó cũng thể hiện sự khác biệt về sự thích ứng đối với
phương pháp dạy học hiện đại.
Trước hết, chúng ta so sánh mức độ đọc tài liệu trước khi đến lớp của các
nhóm sinh viên thuộc các ngành khoa học tự nhiên và nhóm sinh viên thuộc các
64
Sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với phương pháp...
ngành khoa học xã hội.
Bảng 3. Tương quan giữa mức độ đọc tài liệu
ở nhà và ngành học (%)
STT Mức độ KHTN KHXH Tổng
1 Thường xuyên 32,6 67,4 100
2 Thỉnh thoảng 49,7 50,3 100
3 Ít khi 72,5 27,5 100
4 Không bao giờ 71,4 28,6 100
Theo số liệu Bảng 3, mức độ đọc tài liệu ở nhà thường xuyên có sự khác biệt
nhất định giữa hai nhóm đối tượng sinh viên. Sinh viên khối khoa học xã hội thường
xuyên đọc tài liệu ở nhà cao hơn so với những sinh viên khối khoa học tự nhiên:
67,4% so với 32,6%. Lý do chính ở đây là những sinh viên khoa khoa học xã hội
muốn tham gia vào các bài giảng của giảng viên thì phải đọc trước tài liệu ở nhà.
Trên cơ sở đọc các giáo trình, tài liệu tham khảo đó thì sinh viên có thể hiểu sơ bộ
những nội dung của bài học. Ngoài việc đọc trước những nội dung của môn học thì
sinh viên khối khoa học xã hội còn dành thời gian đọc lại các bài giảng đã học để
nắm sâu sắc thêm vấn đề. Còn đối với sinh viên khối khoa học tự nhiên, việc đọc
tài liệu ở nhà thường chỉ là việc ôn tập lại các công thức, các định lý đã học thông
qua việc làm các bài tập. Còn việc đọc các nội dung liên quan đến bài mới thì đây
là công thức mới, định lý mới nên sinh viên cần phải được sự giảng giải kỹ lưỡng,
tỉ mỉ từ phía giảng viên. Do vậy, việc đọc tài liệu ở nhà thường chỉ bó hẹp ở việc
luyện tập những nội dung đã học. Đây cũng chính là nét khác biệt trong việc chuẩn
bị bài ở nhà của hai nhóm sinh viên nói trên. Kết quả phỏng vấn sâu mà chúng tôi
tiến hành đối với hai nhóm sinh viên khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng
cho kết quả tương tự. Sinh viên khối khoa học xã hội ngoài việc ôn tập những kiến
thức đã học, họ còn dành một lượng thời gian không nhỏ để đọc trước các nội dung
mà mình sẽ được học. Làm như vậy họ thấy hiệu quả học tập cao hơn. Vì thế mức
độ đọc tài liệu của sinh viên khối khoa học xã hội thường xuyên hơn so với khối
sinh viên thuộc các ngành khoa học tự nhiên. Thêm vào đó, kiến thức thuộc ngành
khoa học xã hội rất đa dạng và phong phú, muốn hiểu sâu, rộng một vấn đề nào đó
thì phải đọc rất nhiều tài liệu khác nhau liên quan đến vấn đề đó, chứ không phải
chỉ đọc một giáo trình duy nhất. Chẳn hạn, nếu sinh viên muốn học tốt môn Xã
hội học thì sinh viên đọc tài liệu không chỉ liên quan đến Xã hội học mà phải đọc
thêm các tài liệu liên quan đến Triết học, Pháp luật học, Tâm lý học xã hội, Văn
hóa học,... Sinh viên khối khoa học xã hội nhận thức được rằng đọc sách càng nhiều
càng hiểu sâu sắc vấn đề, và nó là điều kiện, tiền đề cho việc giảng dạy tốt trong
tương lai. Chính vì thế, sinh viên khối ngành khoa học xã hội đã thường xuyên chủ
động đọc các tài liệu, giáo trình trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc
chuẩn bị lên lớp.
Một lý do khách quan khác khiến sinh viên khối khoa học tự nhiên không
thường xuyên đọc tài liệu trước khi đến lớp hơn so với sinh viên khối khoa học xã
65
Nguyễn Thanh Bình
hội là, ngoài thời gian học trên lớp, sinh viên khối khoa học tự nhiên thường đi dạy
thêm nhiều hơn so với sinh viên khối ngành khoa học xã hội. Những môn mà sinh
viên ngành khoa học tự nhiên thường dạy thêm là Toán, Lý, Hóa trong khi đó nhu
cầu của xã hội về việc gia sư các môn Văn, Sử, Địa ít hơn. Do vậy, thời gian tự học
của sinh viên khối khoa học tự nhiên ít hơn so với sinh viên khối khoa học xã hội
điều đó dẫn tới việc đọc tài liệu của họ không được thường xuyên như sinh viên
ngành khoa học xã hội.
Một yếu tố khác cũng chi phối, tác động đến việc đọc tài liệu thường xuyên
hơn của sinh viên nhóm ngành khoa học xã hội là yếu tố giới tính. Theo quan sát
thực tế của chúng tôi, đa phần sinh viên của nhóm ngành khoa học xã hội là nữ;
trong khi đó sinh viên nam ở các nhóm ngành khoa học tự nhiên thì đông hơn. Xét
về mặt bản chất thì sinh viên nữ thường chăm chỉ, chịu khó hơn so với các sinh
viên nam. Điều này phần nào cũng quyết định đến việc sinh viên khối khoa học xã
hội thường xuyên đọc tài liệu ở nhà hơn so với sinh viên nhóm ngành khoa học tự
nhiên.
Một nguyên nhân nữa, đó là các giáo trình, sách tham khảo của sinh viên
ngành khoa học xã hội thường phong phú và đa dạng hơn so với nhóm ngành khoa
học tự nhiên. Thông thường các sách ngành khoa học tự nhiên thường có giáo trình
và sách bài tập kèm theo. Còn khối ngành khoa học xã hội giáo trình và sách tham
khảo đa dạng hơn rất nhiều. Do vậy, cơ hội lựa chọn các tài liệu cũng như các tài
liệu rất phong phú khiến nhu cầu đọc sách của sinh viên khối khoa học xã hội nhiều
hơn, điều này tất yếu dẫn tới việc thường xuyên đọc tài liệu ở nhà của nhóm sinh
viên khối khoa học xã hội.
Như vậy, có thể nhận thấy việc đọc tài liệu ở nhà của sinh viên nhóm ngành
khoa học xã hội là thường xuyên hơn so với sinh viên nhóm ngành khoa học tự
nhiên. Qua đó, sự thích ứng của sinh viên khối khoa học xã hội sẽ chủ động hơn so
với khối sinh viên ngành khoa học tự nhiên.
Chúng ta sẽ so sánh việc đọc tài liệu ở nhà của nhóm sinh viên năm thứ 1&2
với nhóm sinh viên năm thứ 3&4.
Bảng 4. Tương quan giữa mức độ đọc tài liệu
ở nhà và năm học (%)
STT Mức độ Năm thứ 1&2 Năm thứ 3&4 Tổng
1 Thường xuyên 65,1 34,9 100
2 Thỉnh thoảng 46,3 53,7 100
3 Ít khi 45 55 100
4 Không bao giờ 57,1 42,9 100
Kết quả điều tra trên cho thấy, ở mức độ đọc tài liệu thường xuyên ở nhà thì
có 65,1% là nhóm sinh viên năm thứ 1&2, trong khi đó nhóm sinh viên năm thứ
3&4 chỉ là 34.9%. Rõ ràng có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm sinh viên nói
trên. Lý do ở đây là những sinh viên năm thứ 1&2 thường hay chăm chỉ, chịu khó
66
Sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với phương pháp...
trong học tập. Vì đối với những sinh viên này, trường đại học là môi trường hoàn
toàn khác lạ so với môi trường ở bậc phổ thông. Điều này khiến họ rất lo lắng cho
việc học tập của mình. Họ không còn cách nào khác là phải chăm chỉ học tập để
thích ứng được môi trường học tập đó. Họ dành gần như toàn bộ thời gian tự học
để nghiên cứu, học tập và đọc tài liệu. Mức độ này có xu hướng giảm dần trong
những học kỳ tiếp theo. Lý do là càng về sau sinh viên trường sư phạm càng phải
dành nhiều thời gian cho rèn luyện nghiệp vụ, kiến tập, thực tập. Ngoài ra sinh viên
năm thứ 3&4 còn dành một khoảng thời gian nhất định cho sinh nhật, giao lưu,
tham quan dã ngoại,... bởi vì đến giai đoạn này sinh viên đã quen biết nhau nhiều
hơn, và hiểu nhau sâu sắc hơn; cho nên việc tham gia những hoạt động này đối với
họ là tất yếu. Do vậy, khoảng thời gian tự học ở nhà ít hơn cho nên họ cũng đọc tài
liệu ở nhà với thời gian ít hơn so với giai đoạn đầu ở bậc đại học.
Thêm vào đó, trong những học kỳ đầu ở bậc đại học, th