Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học

Tóm tắt. Bài viết phân tích bản chất của Duy thức học, bản chất của Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo; đồng thời xem xét sự tương đồng và khác biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học. Các phương pháp trị liệu như liên tưởng tự do và thiền cũng được đề cập tới và phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận về Duy thức học và Phân tâm học.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 85-92 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA THỨC THỨ TÁM TRONG DUY THỨCHỌC PHẬT GIÁO VỚI VÔ THỨC TRONG PHÂN TÂM HỌC Phan Văn Trung Chùa Trung Hậu - xã Tiền Phong - Huyện Mê Linh - Hà Nội E-mail: thichviendinh1@gmail.com Tóm tắt. Bài viết phân tích bản chất của Duy thức học, bản chất của Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo; đồng thời xem xét sự tương đồng và khác biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học. Các phương pháp trị liệu như liên tưởng tự do và thiền cũng được đề cập tới và phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận về Duy thức học và Phân tâm học. Từ khóa: Duy thức học, thức thứ tám, phân tâm học. 1. Mở đầu Phật giáo xuất hiện cách đây trên 2500 năm tại Ấn Độ cổ. Ngày nay Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới, không chỉ về số lượng tín đồ mà còn thể hiện ở sức ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của hệ thống triết học - tâm lí học đồ sộ, trong đó có tư tưởng Duy thức, được hình thành từ các Đại luận sư trứ danh Mã Minh, Long Thọ, đến Vô Trước, Thế Thân, Huyền Trang,... Duy thức học là Tâm lí học trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo Đại thừa và ngày nay là một tông phái lớn của Phật giáo miền Bắc Ấn và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Duy thức học là môn học phân tích sự vận động của tâm lí con người (cá nhân) trong cuộc sống và trong tu luyện. Theo đó, hoạt động tâm lí được cấu trúc thành ba tầng, tám thức: - Tầng thứ nhất là các nhận thức giác quan, gồm 5 thức theo thứ tự: Nhãn thức ( thức thứ nhất), Nhĩ thức (Thức thứ hai), Tỵ thức (khứu giác - thứ ba), Thiệt thức (vị giác- thứ tư), Thân thức (xúc giác - thứ năm). - Tầng thứ hai nhận thức chủ thể, được gọi là thức thứ sáu hay ý thức. - Tầng thứ ba cội nguồn và động lực của tất cả các thức nêu trên, được gọi là thức thứ tám hay A - lại - da thức. Giữa thức thứ sáu và thức thứ tám tồn tại thức trung gian được gọi là thức thứ bảy hay Mạt na thức. Trong tám thức, Thức thứ tám là căn bản, là kho tàng ký ức, là động lực sống,“đà sống”, nó điều khiển hành vi, tâm lý, ý thức con người. Trong Đạo Phật, đặc biệt ở Việt Nam, phép tu thiền quán Duy Thức được thực hành phổ biến, nhất là quán tưởng về bản chất thanh tịnh, viên mãn của A - lại - da. Thực chất của phép quán thiền này là dùng tâm lý để cải biến tâm lý, qua đó nhận ra bản chất tuyệt đối 85 Phan Văn Trung của tâm thức và thực tại. Do vậy, nếu hiểu đúng Thức thứ tám là nắm được chìa khóa để lĩnh hội nền triết học uyên thâm của Phật giáo Đại thừa và hiểu được cơ sở tâm lí học của thiền - một liệu pháp tâm lí hiệu quả. Để làm rõ vấn đề này, cần so sánh nó với Vô thức trong Phân Tâm học của S.Freud - Một khái niệm rất phổ biến, tới mức bất kì nhà nghiên cứu tâm lí học nào cũng biết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự tương đồng và dị biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học với Vô thức trong Phân tâm học 2.1.1. Về vị trí tầng bậc trong cấu trúc tâm lý con người Duy Thức học chia tâm lý con người thành tám thức. Trong đó năm thức đầu và Ý thức là các thức rất dễ nhận biết, còn Thức thứ bảy và tám thuộc vào loại vi tế, khó biết. Nhưng cả bảy thức (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý thức, mạt na thức) đều có bản chất là phần biểu hiện, là phần tác dụng của thức thứ tám.Thức này về bản chất là không hình, không tướng, nằm ngoài ý thức phân biệt của con người, nó hoạt động như một dòng nước. Khi nhìn vào đó ta thấy nó lưu chuyển liên tục như một dải lụa, nhưng thực chất lại là tập hợp của vô số giọt nước nhỏ li ti. Cũng vậy Thức thứ tám tuy không hiện lộ bằng hình sắc nhưng biểu hiện sự tồn tại của mình bằng tác dụng, dưới dạng năng lượng, tiềm tàng. Nó thuộc về tầng vô thức trong tâm lý của con người. Trong Phân tâm học, S.Freud chia quá trình tâm lý con người thành ba bậc: Ý thức, Tiền ý thức, Vô thức. Ý thức là tâm lý nhận biết của con người, còn Vô thức là hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi lý trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra. Với S.Freud, vô thức mới là căn cứ, quy định của hành vi con người, giống như phần chìm của tảng băng trôi, quy định sự di chuyển của cả tảng băng, trong đó có phần nổi trên mặt nước. Như vậy, Duy thức học và Phân tâm học đều nghiên cứu về tâm lý con người và cùng nhấn mạnh tới một động lực tinh thần không nhìn thấy được bằng giác quan thường nghiệm được gọi là Thức thứ tám hay Vô thức. Cả hai đều ám chỉ một loại cấu trúc tầng sâu trong tâm hồn con người. Nó nằm ngoài ý thức phân biệt của con người. Con người không nhìn thấy nó nhưng trong thực tế nó vẫn đang tác động đến con người, chi phối hành vi cá nhân. 2.1.2. Về nội dung Nội dung của vô thức, theo S.Freud bao gồm tất cả những biến cố mà cá nhân đã trải qua từ thơ ấu đến tuổi già. Hành vi vô thức thực chất là hành vi ý thức nhưng đã bị lãng quên, đã chìm vào miền ký ức. Nó chỉ khởi phát khi đủ điều kiện. Điều này có nghĩa tất cả những gì cá nhân đã trải qua trong cuộc sống, những cái đã tác động, ảnh hưởng bằng những hình thức khác nhau có thể là trực tiếp hay gián tiếp đến cá nhân đều được lưu giữ trong chiều sâu tâm hồn ở thể tiềm tàng, vô thức. S. Freud nói nhiều về vấn đề tính dục không được thỏa mãn từ thơ ấu là động lực, căn nguyên cội rễ của các biến cố, 86 Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo... bệnh tật về tâm sinh lý của con người. Những cái đã xảy ra, đang xảy ra, gây ấn tượng, xúc động, tác động đến con người nó luôn tồn tại, chờ đợi thời cơ để xuất hiện. Trong Duy thức học,Thức thứ tám như cái bể lớn dung chứa tất cả những gì con người đã trải qua, từ tri giác thường nghiệm đến các phán đoán, tư duy, kí ức, xúc cảm, tình cảm, ảnh tượng kinh nghiệm.Tất cả những gì con người đã làm đều được lưu giữ trong A-lại-da.Trong Thức thứ tám những cái đó tồn tại ở dạng các chủng tử. Các chủng tử là kết quả từ lời nói hay ngôn ngữ; hoặc là sản phẩm của hành động thân thể (trộm cắp, làm phúc,...). Chúng bao hàm tất cả, từ tư duy, ý thức, ngôn ngữ, văn tự, việc làm hoặc hành động. Chủng tử có thể thiện, ác hay trung tính, không thiện, không ác. Như vậy, Thức thứ tám không gì khác hơn chính là các chủng tử, các hạt giống mà con người đã gieo vào mảnh đất tâm (Tâm địa) trong suốt chiều dài của tiến hóa, tồn tại. Theo Duy thức học, con người và môi trường trong đó sinh mạng con người tồn tại đều từ các chủng tử của thức thứ tám. Nó đều là những “phát hiện” theo tổng thể những giá trị của nghiệp báo đã qua. Nghiệp tức là hành động, mà hành động tức là nhân, có nhân thì ắt có quả. Nghiệp có hai loại: Biệt nghiệp (nghiệp riêng của mỗi người) và cộng nghiệp (nghiệp chung của tất cả mọi người). A-lại da của mỗi cá nhân đều có những nét tương đồng và khác biệt. Nhưng các A-lại-da phần lớn giống nhau về tính chất và tác dụng, bởi vậy chúng ta có thể tạo nên thế giới trong đường lối cộng biến - phát hiện cộng đồng. Điều này cắt nghĩa sự chung đụng, thụ hưởng và chia sẻ của những kẻ có cộng nghiệp, nghĩa là có hành động giống nhau, và sẽ nhận những quả báo giống nhau. Nếu trong phòng có 100 cây nến lớn nhỏ, thì ánh sáng của mỗi cây nến phát ra là ánh sáng riêng của nó - ánh sáng tự biến, còn ánh sáng của cả 100 cây nến chính là ánh sáng cộng biến. Mỗi cây nến xuất hiện dưới ánh sáng cộng biến nhưng trước hết là dưới ánh sáng của chính cây nến ấy, ánh sáng từ tự thân nó phát ra và gần gũi thân thiết với nó hơn cả. Khi một cây nến bị tắt, ánh sáng của nó không còn hiện hữu nhưng ánh sáng cộng biến trong phòng vẫn còn. Tương tự, một cá nhân khi chết thì thế giới vẫn tồn tại như là sự phát hiện cộng đồng của các A-lại-da khác. Sinh mạng và cả phần tham dự của người ấy trong việc cùng kiến thiết một thế giới môi trường sống đều trở về trạng thái hạt giống tại A-lại-da. Lúc này thân thể, năm thức cảm giác và ý thức cũng đều trở thành chủng tử tại A-lại-da. Chúng không hoạt động nữa, bởi giờ đây chúng thiếu các điều kiện để phát hiện thành pháp hiện hành. Tất cả những nghiệp nhân đã tạo bây giờ hiện hữu ở A-lại-da trong thể tiềm tàng và chúng vẫn tiếp tục biến chuyển, tiếp tục vận động dưới định luật nghiệp báo. A-lại-da là tổng thể của những thứ đó, là bản thân của nghiệp. Khi nào các nghiệp nhân ấy chín tới, một giai đoạn phát hiện mới sẽ được bắt đầu. Thuận theo tổng thể và giá trị của mọi nghiệp nhân, tất cả các chủng tử phát hiện thành một hình thái đời sống gồm có một thân mạng mới và một sự tham dự hoặc phát hiện mới vào thực tại cộng nghiệp. Nếu nghiệp nhân tốt, A-lại-da sẽ tham dự vào một cộng nghiệp tốt, thừa hưởng một nghiệp báo tốt và ngược lại. 87 Phan Văn Trung 2.1.3. Về chức năng trong đời sống tâm lí và hành vi Trong Duy thức học, Thức thứ tám có vị trí đặc biệt quan trọng. Đường Huyền Trang trong tác phẩm Bát thức quy củ tụng đã viết: “Khứ hậu lai tiên tác chủ ông” nghĩa là Thức này đến trước (nhập thai) và ra đi (chết) sau cùng, nó là ông chủ của thân - tâm, sinh lý - tâm lý con người.Trong Duy thức, các thức khác chỉ tồn tại ở dạng mức, thời điểm nhất định, nhưng thức thứ tám có ngay từ khi con người mới sinh ra và gắn liền với chức năng sống của cá nhân.Trong những trường hợp khi cá nhân chết ngất (hay ngủ say) thì các thức khác không hoạt động được. Mắt không thể thấy, tai không thể nghe,... ý thức không thể phân biệt, nhưng Thức thứ tám vẫn tồn tại. Bởi lẽ, nhờ sự tồn tại của nó nên cá nhân sau khi hồi tỉnh hay tỉnh giấc mới có khả năng hoạt động trở lại. Thức thứ tám có chức năng duy trì sinh mệnh và đời sống con người; là kho chứa tất cả những kinh nghiệm, tri thức, tư duy, ảnh tượng, các hiện tượng tâm lý như buồn, vui, khổ, bi, hạnh phúc, tuyệt vọng,... nó lưu giữ, không làm mất đi những chủng tử (hạt giống), những gì đã xảy ra, tác động đến cá nhân, đến môi trường con người sống và tồn tại. Khi Thức này có mặt thì sinh mạng tồn tại, khi Thức này ra đi thì sinh mạng cũng tàn hoại (chết). Trong Phân tâm học, cái vô thức được xét ở hai khía cạnh: khía cạnh tự nhiên sinh học và khía cạnh xã hội. Ở mặt tự nhiên sinh học, vô thức bao gồm các bản năng sinh tồn (ăn uống, tự vệ, tính dục,...). Khi nói tới bản năng tức là đề cập tới vấn đề di truyền, do sự kế tục về mặt cấu tạo sinh học. Nhờ đó mà con người tồn tại, thích nghi trước hoàn cảnh môi trường sống. Về mặt này thì vô thức giữ chức năng duy trì đảm bảo sự sống của con người. Như vậy, Thức thứ tám và Vô thức đều có chức năng quan trọng là duy trì sinh mạng cho con người. Nếu Thức thứ tám được coi là cái kho dung chứa tất cả từ tâm tư, tình cảm, ý chí, khát vọng, tư duy, phân biệt,... những gì con người đã trải qua, giờ đây trở thành kinh nghiệm, tri thức tồn tại ở dạng chủng tử, hạt giống trong tâm thức, thì Vô thức cũng được coi là cơ sở tồn tại của con người, những hành vi vô thức mang tính bản năng đã giúp con người có khả năng thích nghi với môi trường sống, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh.Thức thứ tám và Vô thức cũng là cái duy trì cảm giác cho cơ thể. 2.1.4. Về cơ chế vận động Trong A-lại-da thức, các chủng tử của kinh nghiệm, ý thức, hành động họat động lên xuống, tích hợp hoặc phân ly như các hạt độc lập, giống như các lớp sóng biển trong biển tạng thức.Trên mặt biển của tạng thức có muôn ngàn lớp sóng thức nối tiếp nhau, lớp sóng trước đè lớp sóng sau, lớp sóng sau tìm thấy năng lượng của mình từ lớp sóng trước, cứ như vậy tiếp nối để trở thành những ngọn sóng ba đào của đại dương vô tận. Trong nguyên lý Duy Thức, các chủng tử của A-lại-da thức họat động theo nguyên tắc “chùm ác xoa” , được đề cập trong Luận Thành Duy Thức. Những chủng tử nào tương thích với nhau sẽ kết hợp, nhóm họp với nhau tạo nên năng lượng tổng hợp, biểu hiện lên ý thức, biểu lộ ra bằng hành động. Nếu trong quá trình sống, ta làm hàng ngàn, hàng triệu việc thiện thì ta có hàng ngàn, hàng triệu chủng tử thiện trong A lại da thức và chúng ta có một bể chứa đựng các hạt giống thiện. Chính số lượng và chất lượng, phẩm tính của chủng tử, hạt giống trong 88 Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo... tâm thức mà chúng ta đã gieo vào Tâm (tâm địa) của mình sẽ quy định nhân cách cá nhân là thiện hay bất thiện. Một thiếu niên xem nhiều lần các băng hình đồi trụy thì cứ mỗi lần xem là một lần gieo chủng tử dục ái vào trong A-lại-da thức. Nếu xem nhiều lần tức là đã kích động các hạt giống dục ái (chủng tử dục) đã có sẵn trong A-lai-da từ vô thủy. Các chủng tử này được khuấy động, kích thích, các năng lượng này kết hợp với nhau sẽ biểu lộ lên toàn mặt ý thức. Lúc này khả năng ý thức (cái tôi xã hội) trở nên khó kiểm soát. Hậu quả là em này có những hành vi phạm pháp để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình. Cơ chế “chùm ác xoa” cho ta cơ sở để giải thích câu nói thường truyền tụng trong dân gian: "Tu nhân, tích đức” hoặc “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Trong Phân tâm học cái vô thức luôn vận động, hoạt động liên tục theo cơ chế thỏa mãn và bất cứ sự dồn ép hay ức chế nào đều là lực lượng đối kháng với vô thức. Những rối nhiễu tâm lý, bệnh tật phát sinh, hành vi lầm lạc, đều được truy nguyên từ những dồn nén vô thức. Cái vô thức vận động theo cơ chế thăng hoa, thỏa mãn.Nhu cầu bản năng của con người theo hướng phát triển vươn lên. Như một mầm cây luôn hướng ra ánh sáng, những nhu cầu bản năng luôn cần được thỏa mãn bằng mọi cách khác nhau. Và chỉ với cách thỏa mãn chúng với nhiều cách thức, con người mới đảm bảo được sự phát triển đời sống tâm sinh lý ổn định, cân bằng. 2.1.5. Về nguồn gốc Thức thứ tám và vô thức có sự tương đồng về nguồn gốc. Chúng đều có căn nguyên là các ham muốn tính dục, là sự mê muội không tỉnh giác vì tham ái, sân hận và si mê cố chấp. Giáo lý của Đức Phật đều đề cập tới dục ái như là điểm mấu chốt của sinh tử luân hồi. Dục ái là lòng ham muốn, ước muốn được sở hữu, chiếm đoạt ý đồ tư lợi. Vì dục ái nên mới có ý thức bản ngã, cái này là tôi, là sở hữu của tôi, là tự ngã của tôi. Dục ái là nguyên nhân của vô minh. Vô minh không đoạn diệt thì chuỗi tiến hóa thập nhị nhân duyên không đoạn diệt. Dục ái là căn nguyên của sinh tử nên Đạo phật cho rằng: “Ái bất trọng bất sinh Sa Bà” (không phải vì ái dục sâu nặng thì không phải lưu chuyển trong luân hồi khổ). Trong Phân tâm học, nguồn gốc của các rối nhiễu tâm lý là kết quả của những ham muốn tính dục bị dồn nén từ thời thơ ấu. S. Freud mô tả quá trình dồn nén như là việc đẩy hay chèn ép các ý tưởng, các hồi ức hay mong muốn nào đó không chấp nhận được, vì những lý do nào đó, ra khỏi khu vực ý thức, xuống tầng vô thức. Như vậy vô thức có nguồn gốc từ các xung lực tính dục không được thỏa mãn, nó là nguồn năng lượng “có ngay từ khi mới đẻ và tồn tại từ đầu đến tuổi già, dưới hình thức nào đó.” [4;260]. Những kí ức, tổn thương từ thơ ấu liên quan đến việc thỏa mãn hay không việc "khát dục" nó tồn tại trong vô thức cá nhân, được ấp ủ trong đó, tiềm tàng cho đến khi nào đủ điều kiện sẽ bùng phát, bộc lộ. Tuy vậy, giữa thức thứ tám và vô thức cũng có những điểm khác biệt về nguồn gốc sinh thành. Nếu trong Vô thức, mọi động lực tồn tại như bản năng nhu cầu tính dục cần được 89 Phan Văn Trung thỏa mãn, cần được đáp ứng và nó tồn tại như một nhu yếu không thay đổi, thì Trong Thức thứ tám cá nhân không chỉ có thể kiểm soát được chủng tử mà còn có khả năng tạo ra hoặc diệt được nó, bằng cách gieo vào A-lại da các hạt giống đối lập.Đây chính là cơ chế thanh lọc chủng tử của Duy thức học. Chúng ta diệt được hạt giống bất thiện bằng cách gieo vào A-lại da các hạt giống thuần thiện;loại trừ các hạt giống vô minh, si ám bằng cách gieo vào hạt giống của giác ngộ, Niết Bàn. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát đời sống của mình, có thể định hướng nhân cách của mình theo cách mình mong muốn. Điều này khẳng định một luận điểm khoa học trong giáo lý Phật giáo: Không có một đấng quyền năng nào sáng tạo ra con người và có khả năng thưởng phạt con người. Con người là sản phẩm của chính mình, con người tạo ra mình và hoàn cảnh môi trường sống bằng nghiệp lực của hành động, lời nói, tư duy của chính cá nhân. Không có một Thượng đế tối cao, đấng Braman đầy uy quyền với năng lực siêu phàm, ngay cả Đức Phật - một biểu tượng bất tử, giác ngộ cũng không sáng tạo hay có quyền năng ban phúc hay giáng họa cho con người. Với quan điểm của Đạo Phật thì con người là ông chủ của chính mình, là kết quả của hành động do chính mình tạo ra. Mặt khác, khi nghiên cứu về Vô thức, S.Freud chỉ xem xét mức ảnh hưởng, phạm vi tác động, các mặt biểu hiện của nó đối với đời sống thực tế đang diễn ra đối với cá nhân, tức là xét ở thời điểm hiện tại của vô thức. Nhưng trong Duy thức học, A- lại - da thức tồn tại ở cả 3 thời từ quá khứ, hiện tại, tới tương lai. A - lại - da thức có mặt và có khả năng họat động ở mọi không gian và thời gian vô cùng. Nó là tất cả và tất cả là nó. Bởi vì theo quan điểm của Duy thức học, con người, không gian, thời gian đều là kết quả của sự sáng tạo từ chính A -lại - da thức của cá nhân đó. Chính bản thân A lại da thức cùng với nội dung của nó là các chủng tử giữ vai trò làm nhân tố kết nối với đời sau, làm động lực của sự tái sinh trong các thế giới (môi trường tái sinh là cõi người hay địa ngục, ngạ quỷ...). Thức thứ tám tồn tại với mỗi người chừng nào cá nhân chuyển hóa được nó, bằng cách thiền quán Duy thức, để chuyển hóa từ A - lại- da thức tạp nhiễm trở thành Bạch thức thanh tịnh. Theo Duy thức học, đời sống của mỗi cá nhân ở thời điểm hiện tại là kết quả của các hành nghiệp trong quá khứ. Những hành nghiệp (Tâm lý, ý thức, hành động được lưu giữ trong A-lại-da) sẽ quyết định cá nhân như thế nào trong hiện tại và tương lai. Nó tuân theo quy tắc nhân quả, nghiệp báo: “Muốn biết nhân đời trước Xem quả báo đời nay Muốn biết quả đời sau Xét việc làm hiện tại” [3;106]. 2.2. Các phương pháp trị liệu: liên tưởng tự do và thiền Học thuyết Phân tâm của S.Freud cơ bản dựa trên khái niệm vô thức. Trong vô thức và từ vô thức, các hành vi tâm lý, ý thức được thực hiện. Hàng loạt chứng bệnh rối nhiễu tâm lý đều được truy nguyên từ những dồn nén tính dục thời thơ ấu. Như thế, vấn đề cốt 90 Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo... yếu của trị liệu rối nhiễu tâm lí là giải toả cái vô thức bị dồn nén. Tức là làm cho cái vô thức được chủ thể ý thức, theo nguyên tắc: biến cái vô thức- căn nguyên của bệnh thành cái hữu thức.Từ đó phương pháp được S.Freud sử dụng trong trị liệu là dựa trên cơ sở phân tích tâm lí vô thức của người bệnh, nhà trị liệu giúp người bệnh tiến hành liên tưởng tự do. Liên tưởng tự do là người bệnh được gợi ý, hướng dẫn tự do liên tưởng các ý nghĩ, lời nói, mà thực chất là làm suy yếu tất cả những gì kìm hãm và phê phán cái vô thức của ý thức, làm cho cái vô thức được lộ ra trước người bệnh và thầy thuốc, để từ đó thấu hiểu (Verstehen) và giải phóng những cái ẩn ức bị dồn nén bấy lâu trong vô thức. Về mặt xã hội, Thiền quán của Duy thức là một phương pháp dùng để thanh lọc tâm thức. Phật giáo nêu quan điểm rằng: tâm trạng buồn - vui, sự hiểu biết, phán đoán đúng - sai, phải - trái, có - không, được - mất,... những cái đó không phải là Chân tâm, không phải là Tâm chân thật mà nó chỉ là cái biểu hiện, hiện tượng tâm lý, cái bóng hình của tâm, nó là cái Tâm sở (thành phần sở hữu hay các hiện tâm lý phụ thuộc của Tâm). Có thể hình dung Tâm sở (buồn, vui, được, mất, đúng, sai,...) như các con sóng trên mặt biển và nước biển được hiểu là Chân tâm. Muôn ngàn sóng nối tiếp trỗi mình dưới tác dụng của gió nhưng chúng đều chung một bản chất: Nước. Cũng như thế sự khác nhau giữa các biểu hiện của Tâm sở đều một bản chất: Chân tâm. Và việc sử dụng Thiền định là cách để gạn lọc Tâm sở, làm lắng dịu những vọng động Tâm sở đảo điên để đạt tới sự tĩnh lặng, an bình tuyệt đối và làm bừng sáng trí tuệ giác ngộ. Việc sử dụng thiền định không gì khác là đưa con người trở về với trí tuệ vốn có. Trí tuệ giác ngộ không bằng lí trí mà bằng trực giác, tuệ giác chân thật. Thiền và trị liệu Phân tâm đều cùng một hướng là đều nhằm tạo ra sự cân bằng, nhưng ở hai m
Tài liệu liên quan