Abstract: Implementing Resolution No. 29-NQ/TW of the Central Executive Committee on
“Basic and comprehensive renovation of education and training, meeting industrialization and
modernization in the context of market economy, socialist orientation and international
integration”, which has achieved remarkable achievements. In order to further effectively
implement this important guideline, we have studied and surveyed to understand the reality of the
differences and similarities in the perception of teachers and managers on basic and fundamental
innovation issues of education and training in the implementation of the tasks and solutions of the
Resolution.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tương đồng và khác biệt trong cảm nhận của giáo viên, cán bộ quản lí về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 1-8
1
Email: dhyen1973@gmail.com
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CẢM NHẬN
CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÍ VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Kim Sơn - Nguyễn Quý Thanh - Dương Thị Hoàng Yến
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 05/9/2019; ngày chỉnh sửa: 07/10/2019; ngày duyệt đăng: 14/10/2019.
Abstract: Implementing Resolution No. 29-NQ/TW of the Central Executive Committee on
“Basic and comprehensive renovation of education and training, meeting industrialization and
modernization in the context of market economy, socialist orientation and international
integration”, which has achieved remarkable achievements. In order to further effectively
implement this important guideline, we have studied and surveyed to understand the reality of the
differences and similarities in the perception of teachers and managers on basic and fundamental
innovation issues of education and training in the implementation of the tasks and solutions of the
Resolution.
Keywords: Basic and fundamental innovation, similarity, perception, teachers, manager.
1. Mở đầu
Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT
được khởi xướng vào cuối năm 2013 đến nay đã tạo ra
nhiều biến đổi lớn trong tất cả các hoạt động của các lực
lượng giáo dục bao gồm các nhà trường từ mầm non đến
đại học. Việc tìm hiểu những khác biệt và tương đồng
trong cảm nhận của giáo viên, giảng viên các cấp bậc
giáo dục (gọi ngắn gọn là giáo viên - GV) và cán bộ lãnh
đạo, quản lí giáo dục (gọi ngắn gọn là cán bộ quản lí -
CBQL) về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT (gọi
ngắn gọn là đổi mới giáo dục) là rất quan trọng và cần
thiết để có thể phát hiện ra những mặt được cần phát huy
và những mặt chưa được cần kịp thời giải quyết trong
thời gian tới. GV và CBQL giáo dục là hai trong các chủ
thể và khách thể của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Cảm nhận của GV và CBQL đối với việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục phản
ánh những gì đạt được và chưa đạt được trong quá trình
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (gọi tắt là NQ29)
[1]. Đồng thời, cảm nhận của GV và CBQL giáo dục cho
biết những thuận lợi và khó khăn cần tính đến để có
những biện pháp nhất định cho việc tiếp tục đổi mới giáo
dục trong thời gian tới.
Mô hình các nhân tố quyết định hoạt động học tập đã
nhấn mạnh gồm nhân tố “GV” cùng với ba nhân tố khác
là “người học”, “các đầu vào của nhà trường” và “quản
lí nhà trường” trong đó có nhân tố “CBQL giáo dục”.
Theo Lí thuyết quy gán được khởi xướng bởi Fritz
Heider (1958), cảm nhận của GV và CBQL không hoàn
toàn tương đồng mà có những khác biệt nhất định. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, vai trò của GV và
CBQL khi thực hiện từng nhiệm vụ, giải pháp nhất định
của quá trình đổi mới giáo dục. Theo Lí thuyết quy gán,
có sự khác biệt xuôi khi người trong cuộc luôn có xu
hướng ghi nhận thành công của họ nhiều hơn người
ngoài cuộc, trong khi người ngoài cuộc luôn tỏ ra khắt
khe khi ghi nhận những kết quả (KQ) của người trong
cuộc. Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT, GV là lực lượng trực tiếp thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục nhằm mục tiêu hình
thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở người học. Do
vậy, một giả thuyết nghiên cứu có thể nêu ra ở đây là luôn
có sự khác biệt xuôi khi tỉ lệ GV luôn cao hơn tỉ lệ CBQL
trong cảm nhận về những “KQ như mong muốn” và “KQ
tốt” trong việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đổi
mới giáo dục mà GV là người trong cuộc trực tiếp thực
hiện. Tương đồng ngược xảy ra khi tỉ lệ GV ít hơn so với
tỉ lệ CBQL trong cảm nhận về những KQ như mong
muốn và KQ tốt trong thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể của đổi mới giáo dục.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự tương đồng và khác biệt trong tiếp cận thông tin
về đổi mới giáo dục: Sử dụng kênh truyền thông về Nghị
quyết số 29-NQ/TW đến giáo viên và cán bộ quản lí
KQ khảo sát 1.754 GV và CBQL giáo dục (từ tháng
9/2018 đến tháng 6/2019, trên địa bàn các tỉnh, thành
phố: Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Điện
Biên, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ,
Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh) cho thấy: chỉ một tỉ lệ rất
nhỏ (dưới 1%) GV và CBQL “chưa từng nghe đến”
NQ29 và khoảng 4% “chưa từng nghe đến” Nghị quyết
số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ [2] (gọi tắt
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 1-8
2
là NQ44) (bảng 1). Trong 9 hình thức, phương tiện
truyền thông, phổ biến nhất và thu hút được nhiều người
tiếp cận nhất là “Các hội nghị, hội thảo, cuộc họp”, tiếp
đến là “Văn bản của ngành, của trường” và “Báo hoặc
trang tin trên Internet”.
Các cuộc phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm với
CBQL và GV ở các địa bàn khảo sát cho biết các nội dung
cụ thể, chi tiết của NQ29 chưa tới được tất cả các CBQL
giáo dục, các GV và người lao động ở các cơ sở GD-ĐT từ
mầm non đến đại học. Ở nhiều địa bàn khảo sát, chỉ đến khi
có đoàn nghiên cứu đánh giá về thực hiện Nghị quyết đến
làm việc thì các thầy cô giáo và cán bộ lãnh đạo, quản lí giáo
dục mới được nhận văn bản Nghị quyết.
Như vậy, việc tổ chức tuyên truyền, học tập các Nghị
quyết được triển khai thống nhất, tập trung từ trên xuống
dưới với vai trò chỉ đạo sát sao của các tổ chức đảng dưới
nhiều hình thức truyền thông phong phú đa dạng, nhưng
chưa đảm bảo cho mỗi người có liên quan nhận thức và
tham gia đầy đủ, kịp thời, nên có ảnh hưởng đến việc
triển khai NQ29 tại mỗi cơ sở giáo dục, địa phương.
Bảng 1. Tỉ lệ (%) GV và CBQL biết NQ29 và NQ44 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
thông qua các hình thức và phương tiện truyền thông
Nội dung
NQ29 NQ44
Chung GV CBQL Chung GV CBQL
1. Các hội nghị, hội
thảo, cuộc họp
3,6 49,8 46,6 3,5 49,4 47,1
2. Báo in 4,1 44,7 51,2 3,9 44,8 51,3
3. Đài phát thanh 3,7 44,7 51,6 3,5 44,4 52,2
4. Truyền hình 3,5 49,7 46,9 3,5 48,7 47,7
5. Báo hoặc trang tin
trên Internet
3,8 50,8 45,4 3,7 50,7 45,6
6. Facebook 2,1 53,6 44,2 2,0 57,4 40,7
7. Trao đổi trực tiếp
với bạn bè, người thân
3,5 48,6 47,9 2,9 49,4 47,7
8. Các văn bản của
ngành, của trường
3,6 50,6 45,8 3,4 50,5 46,1
9. Hình thức và
phương tiện khác
3,0 48,9 48,1 2,5 49,7 47,8
Chưa từng nghe đến 8,3 58,3 33,3 9,2 58,5 32,3
Nguồn: KQ khảo sát của Đề tài
2.2. Sự tương đồng và khác biệt trong tham gia thực
hiện đổi mới giáo dục: Về tham gia triển khai Nghị
quyết số 29-NQ/TW
Bảng 2. Tỉ lệ (%) GV và CBQL thường xuyên tham gia các hoạt động thực hiện NQ29
Thành phần khảo sát
Thảo luận xây dựng
chương trình
thực hiện
Tham gia học tập
Tham gia các
hoạt động thực hiện
Chung
GV 49,5 52,9 51,8
CBQL 47,2 44,5 44,6
Chung 3,3 2,6 3,6
Bảng 3. Tỉ lệ (%) GV và CBQL “thường xuyên” tham gia các khóa bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
GV
Phương
pháp giảng
dạy
Phương pháp
nghiên cứu
khoa học
Kĩ năng
quản lí,
quản trị
Kiến thức
chuyên
môn
Ngoại ngữ
phục vụ
chuyên môn
Công
nghệ
thông tin
Kĩ năng
tham vấn
học đường
Chung
GV 55,3 59,6 47,6 54,3 56,4 55,9 63,4
CBQL 41,8 37,2 50,3 42,5 39,5 41,5 34,6
Chung 2,9 3,2 2,0 3,2 4,1 2,6 2,1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 1-8
3
Bảng 4. Tỉ lệ (%) GV và CBQL thường xuyên đổi mới phương pháp và nghiệp vụ sư phạm
GV
Lồng
ghép giáo
dục lối
sống
Đánh
giá theo
chuẩn
đầu ra
Chú
trọng
phát triển
năng lực
Hướng
nghiệp
cho học
sinh
Áp dụng
công
nghệ
thông tin
Dạy
học cá
nhân
hóa
Dạy
học tích
hợp
liên
ngành
Sử dụng
phòng
học
thông
minh
Chung
GV 52,7 53,4 53,3 55,4 52,7 53,6 54,1 62,1
CBQL 43,6 42,9 42,7 41,3 44,0 42,8 42,4 34,7
Chung 3,8 3,7 4,0 3,3 3,3 3,6 3,4 3,3
Bảng 5. Cảm nhận của GV và CBQL về hành vi “dạy thêm, học thêm” (%)
Không
bao giờ
Hiếm khi Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Missing Tổng
GV 54,9 11,5 22,5 9,3 1,6 43,4
CBQL 51,6 14,5 25,8 6,5 1,6 3,7
Chung 53,6 10,9 21,0 13,3 1,1 52,9
Bảng 6. Cảm nhận của GV và CBQL về hành vi “Đánh, chửi người học” (%)
Không
bao giờ
Hiếm khi Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Missing Tổng
GV 86,3 7,8 2,7 1,9 1,2 52,9
CBQL 86,5 8,5 3,2 1,2 0,5 43,4
Chung 85,5 8,1 4,8 1,6 0,0 3,7
2.3. Cảm nhận chung về “kết quả tốt” trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và
đào tạo
KQ khảo sát 1.754 GV và CBQL tại 12 địa phương về
đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản đổi
mới căn bản, toàn diện được trình bày trong bảng 7.
Bảng 7. Tỉ lệ (%) ý kiến GV và cán bộ đánh giá “KQ tốt” trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chính trong NQ29
Giải
pháp
Tên giải pháp (nội dung) Chung GV CBQL
1
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước với nhận
thức của cán bộ, GV về đổi mới giáo dục
2,8 54,4 42,9
2
Đổi mới chương trình giáo dục, chương trình đào tạo theo hướng coi
trọng phẩm chất, phát huy năng lực người học
3,0 59,5 37,5
3
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
KQ GD-ĐT, bảo đảm trung thực, khách quan
3,4 61,9 34,6
4 Phát triển đội ngũ GV và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT 2,4 59,7 37,9
5
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo
dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
2,7 61,0 36,2
6
Đổi mới căn bản công tác quản lí GD-ĐT, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD-
ĐT; coi trọng quản lí chất lượng
2,7 58,9 38,4
7
Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp
của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD-ĐT
3,4 60,2 36,4
8
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học,
công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí
2,8 61,7 35,5
9 Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT 3,4 60,9 35,6
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 1-8
4
Từ đó có thể thấy: Chỉ một tỉ lệ rất nhỏ (0,5-3,5%) số
người được khảo sát đánh giá rằng 9 nội dung cơ bản của
các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-
ĐT “chưa được triển khai”. Bình quân có khoảng 2% số
người được khảo sát tỏ ra “Không biết, khó trả lời” khi
được đề nghị đánh giá việc thực hiện 9 nội dung cơ bản
của các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT. Tính trung bình chỉ gần 29% số người được
khảo sát đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp
đạt “KQ tốt”; trên 34% đánh giá việc triển khai các nhiệm
vụ, giải pháp đạt “KQ như mong muốn” và gần 34%
đánh giá “KQ chưa như mong muốn”. Như vậy, tính
trung bình có gần 63% số người được khảo sát đánh giá
việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong NQ29 đạt
“KQ như mong muốn” và “KQ tốt” và khoảng 1/3 ý kiến
đánh giá “KQ chưa như mong muốn”. Hai nhóm nhiệm
vụ, giải pháp được nhiều ý kiến nhất đánh giá là thực hiện
đạt KQ “tốt” và “như mong muốn” là Giải pháp 1 với
73,3% và Giải pháp 2 với 69,6%. Việc thực hiện nhiệm
vụ, Giải pháp 7 chỉ được gần 52% ý kiến đánh giá là đạt
“KQ tốt” và “KQ như mong muốn”. Chỉ 55,5% ý kiến
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, Giải pháp 9 đã đạt “KQ
như mong muốn” và “KQ tốt”.
2.3.1. Cảm nhận về thực hiện các nhiệm đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, quản lí của Nhà nước
Bảng 8 cho thấy CBQL giáo dục có thể khắt khe hơn
GV khi đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước” về đổi mới
giáo dục. Có tới 25,5% CBQL và 23,3% GV đánh giá
nhiệm vụ này đạt “KQ chưa như mong muốn”. Trong khi
tỉ lệ cán bộ luôn ít hơn tỉ lệ GV đánh giá nhiệm vụ này
đạt “KQ như mong muốn” và đạt “KQ tốt”.
2.3.2. Về đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, bảo
đảm dân chủ
Một biểu hiện cụ thể của đổi mới căn bản công tác
quản lí giáo dục là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ban Cán sự đảng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị trong toàn ngành xây dựng và thực hiện quy chế có
hiệu quả. Việc thực hiện quy chế dân chủ đã góp phần
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV về phẩm chất,
đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ,
phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của mỗi cán bộ,
công chức trong công tác và quản lí. Một số biểu hiện
tiêu cực, mất dân chủ trong nhà trường đã từng bước
được ngăn chặn và giải quyết kịp thời, làm giảm các
khiếu kiện vượt cấp [3]. Các cơ quan quản lí và cơ sở
GD-ĐT rất chú trọng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Các báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động của các đơn vị
đều có nội dung về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
KQ khảo sát về nhiệm vụ đổi mới công tác quản lí
giáo dục cho thấy có sự tương đồng nhất định giữa GV
và CBQL khi hai nhóm này có tỉ lệ không quá khác nhau
(36,7% và 34,6%) cho rằng nhiệm vụ này đạt “KQ như
mong muốn”. Nhưng sự khác biệt lớn thể hiện rõ qua tỉ
lệ gần 30% GV và trên 37% cán bộ cho rằng việc “đổi
mới căn bản công tác quản lí giáo dục” đạt “KQ chưa
như mong muốn”; đồng thời có sự khác biệt lớn khi
31,7% GV và 25,7% cán bộ đánh giá nhiệm vụ này đạt
“KQ tốt” (bảng 9).
2.3.3. Về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng
phát triển phẩm chất, năng lực của người học
Kết quả khảo sát cho thấy, 1/3 GV và CBQL giáo
dục được khảo sát trong cả nước đã đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ “Đổi mới chương trình giáo dục,
chương trình đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất,
phát huy năng lực người học” đã đạt “KQ tốt” và “KQ
như mong muốn”. Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ luôn ít hơn
so với tỉ lệ GV khi đánh giá như vậy, ví dụ 29,2% cán
bộ và trên 37,2% GV đánh giá nhiệm vụ này đạt “KQ
tốt”. Nhưng, ngược lại, có 27,2% GV, ít hơn hẳn so
với 36,4% CBQL cảm nhận rằng việc thực hiện nhiệm
vụ “đổi mới chương trình giáo dục” đạt “KQ chưa
như mong muốn” (bảng 10).
Bảng 8. Tỉ lệ (%) GV và cán bộ đánh giá việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước
với nhận thức của cán bộ, GV về đổi mới giáo dục”
Đối tượng
Chưa
được
triển khai
KQ chưa
như
mong
muốn
KQ như
mong
muốn
KQ tốt
Không
biết,
không có
ý kiến
Missing Tổng
GV 0,7 23,3 33,5 39,2 2,4 0,8 100
CBQL 0,3 25,5 33,1 38,4 1,0 1,8 100
Tổng 0,5 23,9 33,1 38,9 1,7 1,8 100
Cramer's V = 0,142 (Approx. Sig. < 0,05)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 1-8
5
2.3.4. Về đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra
và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
Đổi mới chương trình GD-ĐT gắn liền với đổi mới
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
KQ GD-ĐT bảo đảm trung thực, khách quan. KQ khảo
sát cho thấy có sự khác biệt xuôi khi có tới 38,3% GV
nhiều hơn hẳn so với 26,6% CBQL đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ này đã đạt KQ tốt. Sự khác biệt xuôi
cũng thể hiện rõ khi có 26,5% GV, ít hơn tỉ lệ 33,5%
CBQL đánh giá “KQ chưa như mong muốn”. Nhưng
có sự khác biệt đảo ngược là tỉ lệ 32,9% GV ít hơn so
với tỉ lệ 37,6% CBQL đánh giá việc “Đổi mới căn bản
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra” đã đạt “KQ
như mong muốn”.
2.3.5. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo
hướng mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
Có sự tương đồng rõ rệt giữa GV và CBQL giáo dục
trong cảm nhận về “KQ như mong muốn” của việc
“Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ
thống giáo dục mở”. Khác biệt xuôi thể hiện rõ ở cảm
nhận về “KQ tốt” và “KQ chưa như mong muốn”. Tuy
nhiên, trong sự khác biệt xuôi này vẫn có sự tương đồng
rất rõ cần ghi nhận là cả hai nhóm GV và CBQL giáo dục
đều có tỉ lệ ít, trung bình là chưa đến 1/4 (22,6%) cảm
nhận việc “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo
hướng hệ thống mở” đã đạt KQ tốt. Qua phỏng vấn cá
nhân và thảo luận nhóm, đa số GV và CBQL chỉ quan
tâm tới “hệ thống giáo dục đóng” với những học sinh
Bảng 9. Tỉ lệ (%) GV và cán bộ đánh giá việc “Đổi mới căn bản công tác quản lí GD-ĐT, bảo đảm dân chủ,
thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD-ĐT; coi trọng quản lí chất lượng”
Đối tượng
Chưa
được
triển khai
KQ chưa
như mong
muốn
KQ như
mong
muốn
KQ tốt
Không
biết,
không có
ý kiến
Missing Tổng
GV 1,1 26,9 36,7 31,7 2,7 0,8 100
CBQL 1,0 37,3 34,6 25,7 0,8 0,7 100
Tổng 1,0 30,3 35,7 29,8 1,8 1,4 100
Cramer's V = 0,207 (Approx. Sig. < 0,05)
Bảng 10. Tỉ lệ (%) GV và cán bộ đánh giá việc “Đổi mới chương trình giáo dục, chương trình đào tạo
theo hướng coi trọng phẩm chất, phát huy năng lực người học”
Đối tượng
Chưa được
triển khai
KQ chưa
như mong
muốn
KQ như
mong
muốn
KQ tốt
Không
biết,
không có
ý kiến
Missing Tổng
GV 0,4 27,2 33,5 37,2 1,4 0,3 100
CBQL 0,5 36,4 32,6 29,2 0,0 1,2 100
Tổng 0,5 30,3 33,2 34,0 0,7 1,3 100
Cramer's V = 0,193 (Approx. Sig. < 0,05)
Bảng 11. Tỉ lệ (%) GV và cán bộ đánh giá việc “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra
và đánh giá KQ GD-ĐT, bảo đảm trung thực, khách quan”
Đối tượng
Chưa được
triển khai
KQ chưa
như mong
muốn
KQ như
mong
muốn
KQ tốt
Không biết,
không có ý
kiến
Missing Tổng
GV 0,5 26,5 32,9 38,3 1,3 0,4 100
CBQL 0,4 33,5 37,6 26,6 0,8 1,1 100
Missing 0,0 7,7 43,6 35,9 0,0 12,8 100
Tổng 0,5 28,6 35,3 33,4 1,0 1,3 100
Cramer's V = 0,193 (Approx. Sig. < 0,05)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 1-8
6
đang đến trường, mà không để ý đến giáo dục theo hướng
mở đối với những thanh thiếu niên không đến trường,
không biết, không quan tâm đến, ví dụ tỉ lệ đi học đúng
tuổi của dân số trong độ tuổi đến trường các cấp bậc giáo
dục từ mầm non đến đại học.
2.3.6. Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Nhiệm vụ phát triển đội ngũ GV và CBQL đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT không chỉ trực
tiếp liên quan đến các GV và CBQL mà còn có ý nghĩa
quyết định đối với KQ của tất cả các nhiệm vụ khác. Tuy
nhiên, chỉ 1/3 GV (33,1%) và trên 1/4 (26,5%) CBQL
đánh giá KQ tốt đối với nhiệm vụ rất quan trọng và cần
thiết này trong đổi mới giáo dục. Có một sự tương đồng
nhất định giữa GV và CBQL khi gần 36% GV và 33,5%
CBQL (thực hiện nhiệm vụ) đạt được “KQ như mong
muốn”. Sự khác biệt rất rõ khi gần 27% GV và 37%
CBQL cho biết “KQ chưa như mong muốn”. Điều này
chứng tỏ thêm rằng, cần phải thực sự quan tâm và đầu tư
nhiều hơn nữa đối với nhiệm vụ phát triển đội ngũ GV và
CBQL bởi vì đây là lực lượng trực tiếp thực hiện tất cả các
nhiệm vụ khác của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
2.3.7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự
tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả
đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, có 24% GV và 17,8%
CBQL cảm nhận rằng “Đổi mới chính sách, cơ chế tài
chính “và chưa đến 1/3 GV và CBQL đánh giá “KQ như
mong muốn”. Trong khi đó, gần 40% GV và 51% CBQL
cho biết nhiệm vụ đổi mới chính sách, cơ chế tài chính đạt
“KQ chưa như mong muốn”. Cảm nhận như vậy của
GV và CBQL là có cơ sở khi tỉ trọng đầu tư của Nhà
nước cho GD-ĐT mặc dù có tăng và đạt mức cao so
với một nước còn nghèo nhưng cơ cấu đầu tư chưa hợp
lí và mức đầu tư trên đầu người học còn thấp. Ví dụ,
năm 2012 chi tiêu công cho GD-ĐT của Việt Nam đạt
6,3%, cao hơn mức chi tiêu của nhiều nước khác trong
khu vực như Singapore (3,2%, năm 2010), Malaysia
(5,1%), Thái Lan (3,8%), Hàn Quốc (5,2%, năm
2011), Hồng Kông (3,5%). Năm 2014, trong cơ cấu
chi tiêu công cho GD-ĐT của Việt Nam, chi tiêu cho
giáo dục mầm non chỉ chiếm 8,2%, giáo dục tiểu học
28,3%, trung học cơ sở 21,6%, trung học phổ thông
11,1%, nhưng cao đẳng và đại học là 12,4%. Tuy
nhiên, mức đầu tư bình quân một sinh viên Việt Nam
chỉ đạt 630 đô la/người/năm chỉ bằng 1/4 mức đầu tư
của Thái