Sức mạnh mềm của văn hóa - Trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tóm tắt. Sức mạnh mềm (soft power) là khái niệm được học giả người Mỹ Joseph S.Nye đưa ra vào thập niên 90 của thế kỉ XX. Theo Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mong muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để thu phục thiên hạ chứ không phải bằng cưỡng bức. Sức mạnh mềm của một quốc gia xuất phát từ ba yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách đối ngoại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ vận dụng khái niệm của Nye để chỉ ra những biểu hiện sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng vừa vinh dự được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Việc chỉ ra sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một cách để thấy được sự độc đáo của một tín ngưỡng có một không hai trên thế giới, cũng là cách để tôn vinh hơn nữa giá trị ngàn đời của tín ngưỡng này.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức mạnh mềm của văn hóa - Trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 145-151 This paper is available online at SỨC MẠNHMỀM CỦA VĂN HÓA - TRƯỜNG HỢP TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG Mai Thị Hạnh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sức mạnh mềm (soft power) là khái niệm được học giả người Mỹ Joseph S.Nye đưa ra vào thập niên 90 của thế kỉ XX. Theo Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mong muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để thu phục thiên hạ chứ không phải bằng cưỡng bức. Sức mạnh mềm của một quốc gia xuất phát từ ba yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách đối ngoại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ vận dụng khái niệm của Nye để chỉ ra những biểu hiện sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng vừa vinh dự được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Việc chỉ ra sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một cách để thấy được sự độc đáo của một tín ngưỡng có một không hai trên thế giới, cũng là cách để tôn vinh hơn nữa giá trị ngàn đời của tín ngưỡng này. Từ khóa: Sức mạnh mềm, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, văn hóa. 1. Mở đầu Ngày 06/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính thức được tổ chức Unessco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sự kiện đó là niềm tự hào của người dân Việt Nam, nhắc nhở chúng ta nâng cao hơn nữa nhận thức về những giá trị quý báu của tín ngưỡng độc đáo có một không hai trên thế giới này. Việc nhìn nhận sức mạnh mềm và ý nghĩa của sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là một cách tôn vinh giá trị của tín ngưỡng này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm của văn hóa Sức mạnh mềm (soft power) là thuật ngữ xuất hiện vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Cha đẻ của nó là học giả chính trị người Mỹ Joseph S. Nye. Cụm từ “sức mạnh mềm” Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 20/09/2013. Liên lạc Mai Thị Hạnh, e-mail: maihanhvnh@gmail.com 145 Mai Thị Hạnh được ông đề cập đầu tiên trong một cuốn sách viết về sự thay đổi trong bản chất quyền lực của Mỹ. Sau đó, khái niệm này tiếp tục được khái quát hóa và nghiên cứu sâu trong một cuốn sách nổi bật sau này của ông: Sức mạnh mềm - các phương thức để thành công trong chính trị quốc tế. Theo Nye, “sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mong muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để thu phục thiên hạ” [4]. Nói cách khác, sức mạnh mềm là khả năng ảnh hưởng tới thực thể khác thông qua sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải bằng tiền bạc hay vũ lực. Điều này trái ngược cơ bản với sức mạnh cứng, thứ sức mạnh dựa trên đe dọa và mua chuộc, kiểu “cây gậy và củ cà rốt”, nhờ vào sức mạnh của quân sự, kinh tế và khoa học công nghệ. Sức mạnh mềm thông qua khả năng tạo ra ảnh hưởng với đối tượng cần tác động bằng cách chi phối đến hệ thống giá trị, làm thay đổi suy nghĩ của họ, khiến đối tượng này mong muốn và thực hiện đúng điều mà chủ thể tiến hành đã đặt ra. Như vậy, phương thức để đạt được sức mạnh mềm là thông qua sức hấp dẫn và thuyết phục. Có thể nói, sức mạnh mềm có giá trị to lớn trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bởi rằng, sức mạnh của một đất nước là sự tổng hợp, hòa quyện giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Việc kết hợp khéo léo, tài tình hai loại sức mạnh này sẽ tạo nên một thứ sức mạnh cực kì to lớn mà sau này Nye gọi đó là “sức mạnh thông minh” (smart power). Từ xa xưa, bên cạnh việc sử dụng sức mạnh cứng như một biện pháp chính yếu và truyền thống, nhiều quốc gia, đặc biệt là các cường quốc đã khai thác và tận dụng sức mạnh mềm để thực hiện mục tiêu nô dịch, trói buộc các nước khác trong vòng ảnh hưởng của mình. Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ. . . là những ví dụ điển hình. Với súng ống, tàu chiến cùng với văn hóa Kito, thực dân Pháp đã giày xéo khắp các nước Á- Phi nhằm chiếm đất, dành dân, cướp tài nguyên thiên nhiên và biến những vùng đất xa xôi này thành các quốc gia “Công giáo hóa” lệ thuộc vào nước mẹ Pháp. Cũng như vậy, Trung Quốc sử dụng không chỉ vũ lực mà còn cả sức mạnh của Nho giáo, luân thường Nho giáo để khống chế các nước láng giềng, khẳng định bá quyền đại Hán. Tất nhiên, sự thành công của việc sử dụng sức mạnh mềm của mỗi một quốc gia còn phụ thuộc vào bản lĩnh của đối tượng tiếp nhận sức mạnh mềm đó. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hợp tác hòa bình đang trở thành dòng chảy chính trong quan hệ quốc tế. Việc sử dụng sức mạnh cứng không còn là lựa chọn hàng đầu của các quốc gia dân tộc, sức mạnh mềm được quan tâm và nhấn mạnh hơn, không chỉ bởi nó phù hợp với xu thế thời đại mà còn bởi tính chất “lạt mềm buộc chặt” và ít tốn kém hơn để đạt được mục đích thông qua sử dụng công cụ này. Có lẽ vì thế, chưa bao giờ lại có nhiều quốc gia chạy đua trong việc tăng cường sức mạnh mềm như hiện nay. Tùy từng đối tượng, bối cảnh cụ thể và mục tiêu cần đạt được mà mỗi nước dùng sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm hoặc cả hai cùng kết hợp một lúc với liều lượng khác nhau. Tuy nhiên, với xu thế phát triển chung và trình độ văn minh ngày càng cao, sức mạnh mềm sẽ là sự lựa chọn trước hết của các quốc gia. Vậy làm thế nào để tăng cường sức mạnh mềm? Trước hết các quốc gia phải hiểu rõ sức mạnh mềm xuất phát từ những yếu tố nào và phát huy những nhân tố đó để vận hành sức mạnh mềm của quốc gia mình. Theo Nye, sức mạnh mềm của mỗi một quốc gia xuất phát từ văn hóa, hệ giá trị và chính sách. Trong đó, sức mạnh mềm văn hóa là sức mạnh được tạo ra từ sự hấp dẫn của các gía trị văn hóa với các thành tố của nó như ẩm 146 Sức mạnh mềm của văn hóa - trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thực, trang phục, đời sống tâm linh... Mỗi một thành tố văn hóa sẽ có những cách thức riêng trong việc tạo nên sức mạnh mềm của mình. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tìm hiểu khía cạnh sức mạnh mềm văn hóa qua một trường hợp cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tâm điểm sẽ là thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. 2.2. Sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được thể hiện qua nhiều phương diện: Thứ nhất, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là chất keo kết dính cộng đồng, tạo ra sức mạnh đoàn kết vượt không gian và thời gian để chiến thắng kẻ thù trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có rất nhiều tín ngưỡng cùng tồn tại ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Nhưng có thể nói, không tín ngưỡng nào có khả năng cố kết cộng đồng vượt không gian và thời gian như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Xuất phát từ vùng đất Phú Thọ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương theo bước chân của những người dân đi khai hoang mở đất vào miền Trung và miền Nam. Đến nay đã có khoảng 1417 cơ sở thờ tự Hùng Vương khắp miền xuôi lẫn miền ngược, miền núi lẫn đồng bằng. Không dừng lại ở đó, tín ngưỡng này còn được người Việt mang theo khi họ cư trú ở nước ngoài. Trong đó, thung lũng Silicon ở Mỹ là một trong những trung tâm thờ cúng Hùng Vương lớn của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Với sức lan tỏa như vậy, hiếm có một tín ngưỡng nào có khả năng cố kết cộng đồng rộng lớn về không gian như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Manh nha hình thành rất sớm trong dân gian, năm 1470 với việc lập Ngọc Phả Hùng Vương, các triều đại vua Hùng chính thức được tôn vinh, các vua Hùng được coi là thủy tổ của dân tộc. Trải qua các thời Lê - Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn, cho đến tận ngày nay và mai sau, tín ngưỡng này vẫn bền bỉ là sợi dây cố kết cộng đồng người Việt Nam. Hùng Vương trở thành biểu tượng cho cội nguồn cố kết cộng đồng dân tộc. Vấn đề đặt ra là: vì sao Hùng Vương lại trở thành biểu tượng cho cội nguồn cố kết cộng đồng dân tộc? Vì sao không phải là một biểu tượng tâm linh khác mà lại là Hùng Vương? Chúng ta biết rằng, trong những ngày đầu lập nước, người Việt đã xây dựng cho mình những ý thức hệ nền tảng có tính chất định hướng cho đời sống tinh thần của toàn dân tộc. Những ý thức hệ ấy được người Việt gửi gắm vào các biểu tượng tâm linh: Một Thánh Gióng biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm; một Sơn Tinh tiêu biểu cho lòng quả cảm chống chọi và cải tạo thiên nhiên. . . . Tất cả những biểu tượng tâm linh ấy đều có giá trị trong việc cố kết cộng đồng, nhưng không có biểu tượng nào có khả năng cố kết toàn thể quốc gia bao gồm các tộc người, các giai cấp, xuyên không gian và thời gian như biểu tượng Hùng Vương. Việc xây dựng một biểu tượng cố kết dân tộc bắt nguồn từ thực tế lịch sử Việt Nam. Thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm, các triều đại phong kiến luôn đề cao nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng, tín ngưỡng chung để làm nền móng cố kết toàn dân tộc. Và bất cứ triều đại nào trong lịch sử Việt Nam cũng phải giữ gìn, đề cao tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lên hàng đầu. Việc Hùng Vương trở thành biểu tượng cho cội nguồn cố kết dân tộc mà không 147 Mai Thị Hạnh phải là một biểu tượng tâm linh nào khác là vì hai lẽ: Trước hết, giữa Hùng Vương và những người dân Việt Nam có mối quan hệ ruột thịt. Từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ cho thấy, tất cả những người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội với các vua Hùng, đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ và bố lạc Long Quân. Từ thờ cúng Hùng Vương, chúng ta có được nghĩa “đồng bào”. Khi đứng trước bàn thờ các vua Hùng, tất cả những người dân Việt Nam dù ở trong nước hay đang xa xứ đều cảm thấy gần gũi, thân thiết. Bởi họ chính là con cháu của các vua Hùng và trong họ đang cùng chảy một dòng máu Lạc Hồng. Việc dùng mối quan hệ ruột thịt để làm biểu tượng cho sự cố kết cộng đồng là sự ứng xử thông minh của các triều đại phong kiến vì nó rất hợp tình, hợp đạo lí của người Việt Nam. Đối với người Việt Nam không có gì vừa thiêng liêng, lại vừa gắn bó gần gũi như gia đình, gia tộc. Ở đây, với việc thờ cúng Hùng Vương, rõ ràng cộng đồng quốc gia dân tộc đã trở thành một “gia đình lớn”. Vì là một “gia đình lớn” nên sự cố kết sẽ vô cùng vững bền. Thứ hai, các vua Hùng là những người có công đặt những viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp dựng nước, lập nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các vua Hùng là tượng trưng cho cội nguồn lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc. Sự cố kết cộng đồng đã tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh đoàn kết dân tộc có được từ sự cố kết cộng đồng chính là sức mạnh mềm từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Sức mạnh mềm của tinh thần đoàn kết này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Một đất nước không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế yếu kém hơn rất nhiều so với đối thủ, Việt Nam không thể chiến thắng kẻ thù bằng sức mạnh cứng - sức mạnh của quân sự. Người Việt Nam phải tận dụng tối đa sức mạnh mềm của văn hóa, của đường lối ngoại giao, của hệ giá trị trong đó có sức mạnh mềm của tinh thần đoàn kết. Có thể nói, trong những ngày đầu lịch sử, khi nhân dân ta chỉ biết nhổ tre làm vũ khí đánh giặc thì tinh thần đoàn kết đã tạo nên sức mạnh mềm vô cùng hữu hiệu làm cho quân thù phải nhụt ý chí. Thậm chí theo nhà sử học Dương Trung Quốc, “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng gắn bó với tất cả các trào lưu yêu nước trong thế kỉ XX. Cụ thể, vào đêm trước cách mạng tháng Tám, các tổ chức trí thức yêu nước như Tổng hội sinh viên Việt Nam, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ, phong trào hướng đạo sinh Việt Nam. . . cũng tập hợp lực lượng bằng một cuộc hành lễ” [3]. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành chỗ dựa tinh thần cho sự tập hợp lực lượng cách mạng. Có thể nói, chính sức mạnh mềm được tạo ra từ tín ngưỡng này, kết hợp với sức mạnh cứng của quân sự, đã tạo nên “sức mạnh thông minh” (smart power) đưa tới chiến thắng các cuộc xâm lăng của kẻ thù, đặc biệt là chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, khi kẻ thù đang dùng “diễn biến hòa bình” để chống phá nhà nước ta, không thể dùng sức mạnh cứng của quân sự, chúng ta phải sử dụng đến sức mạnh mềm văn hóa và ngoại giao của một dân tộc quật cường để đáp trả. Và mỗi người Việt Nam khi tưởng nhớ về các vua Hùng dường như được tiếp thêm sức mạnh của dòng máu Lạc Hồng, đoàn kết hơn với quyết tâm gìn giữ thành quả mà các vua Hùng đã khởi dựng từ những ngày đầu lịch sử. Thứ hai, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn là một thứ vũ khí mềm nhưng vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hóa, bản sắc dân tộc. 148 Sức mạnh mềm của văn hóa - trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Có thể nói, việc bảo vệ bản sắc văn hóa có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi mất độc lập, một dân tộc vẫn còn tồn tại, nhưng mất bản sắc văn hóa, dân tộc đó sẽ hoàn toàn tiêu vong. Kẻ thù xâm lược Việt Nam không chỉ nhằm mục đích chiếm đất đai và tài nguyên thiên nhiên mà còn âm mưu thâm độc là đồng hóa toàn dân tộc. Bởi vậy, hàng ngàn năm nỗ lực đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng là hàng ngàn năm người Việt Nam nỗ lực đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa như một minh chứng cho sự tồn tại vững bền của mình trong thế giới rộng lớn. Và một trong những biện pháp để chống lại âm mưu đồng hóa không gì hữu hiệu hơn là dùng chính sức mạnh, bản lĩnh của bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một trong những nhân tố mang tính chất cội nguồn tạo nên sức mạnh đó. GS Lưu Trần Tiêu cho rằng: “trên thế giới này hiếm có nơi nào có được hình thức tín ngưỡng thờ Tổ độc đáo như ở Việt Nam khiến chúng ta phải nhìn nhận nó như một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của Việt Nam, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam” [5;739]. Bởi xét đến cùng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là kết tinh của hình thức thờ cúng tổ tiên, thờ cha mẹ, thờ những người có công với tâm thức “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam. Mà thờ cha mẹ, thờ những người có công với dân với nước chính là bản sắc của tín ngưỡng Việt Nam, cũng là bản sắc của văn hóa Việt Nam. Bản sắc này tạo nên sức mạnh mềm, bản lĩnh của văn hóa Việt Nam, chống chọi với mọi âm mưu đồng hóa. Sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hóa dân tộc đã được thể hiện rất rõ và càng được hun đúc mạnh mẽ thêm theo bề dày của lịch sử dân tộc. GS Trần Văn Giàu chỉ ra rằng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là một trong năm nhân tố đã cứu Văn Lang cổ đại khỏi bị đồng hóa sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc: “Nghĩa đồng bào; lập quốc bằng hợp nhất; vì nước quên mình; trừ bạo an dân; đạo thờ tổ tiên và thờ anh hùng. Đó là những thứ vũ khí tinh thần, vũ khí văn hóa cơ bản nhất của người Văn Lang đã sáng tạo, những vũ khí đã góp phần cứu Văn Lang sau hơn ngàn năm Bắc thuộc đã không bị đồng hóa, lại được hồi sinh với bản sắc dân tộc đậm đà hơn, với sinh lực dân tộc mãnh liệt hơn” [5;556]. Cụ thể, sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được quốc gia hóa và trở thành biểu tượng cho sự phục hưng văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc quốc gia hóa tín ngưỡng này “đáp ứng được nhu cầu của một quốc gia đang khẳng định quyền độc lập - tự chủ của mình trong tư thế đối trọng với một quốc gia lớn hơn mà nó vừa thoát khỏi ách chiếm đóng” [6;11]. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, rất nhiều quốc gia đưa ra chiến lược tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của nước mình.Trong cơn lốc toàn cầu hóa và xu hướng tăng cường sức mạnh mềm của một số quốc gia, nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa là rất to lớn. Sẽ rất nguy hiểm nếu đến một lúc nào đó người Việt Nam chỉ biết ăn, mặc, ở, đi lại và cả đời sống tâm linh. . . giống hệt người Trung Quốc, người Hàn Quốc hay một quốc gia nào đó. Việc phát huy chính sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc là một cách để chúng ta không bị hòa tan, biến sắc trong cơn lốc toàn cầu hóa, cũng là một cách để Việt hóa các giá trị văn hóa ngoại nhập. Trong bối cảnh đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục lan tỏa khắp miền xuôi lẫn miền ngược, tới nhiều quốc gia vùng lãnh thổ và đặc biệt là 149 Mai Thị Hạnh trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã chứng tỏ sức sống trường tồn của nó, cũng là sức sống trường tồn của văn hóa Việt Nam. Sự tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành một thứ vũ khí mềm trong việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, như một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của đời sống tâm linh Việt Nam, trở thành con đê ngăn chặn xu hướng đồng hóa cũng như tăng cường sức mạnh mềm (sự ảnh hưởng) của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ ba, bản thân tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức hấp dẫn rất lớn không chỉ đối với người dân trong nước mà còn cả với du khách nước ngoài, tạo điều kiện để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh. Nếu theo Nye, sức mạnh mềm là khả năng ảnh hưởng tới thực thể khác bằng chính sức hấp dẫn của mình chứ không phải bằng vũ lực hay tiền bạc thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có thể xem là một nguồn lực to lớn của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Bởi chính nó cùng với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nhân loại khác của Việt Nam đã có sức thu hút rất lớn tới bạn bè năm châu, chúng giống như những biểu tượng tinh túy nhất về đất nước con người Việt Nam độc đáo và đặc sắc. Bản thân tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức hấp dẫn với du khách nước ngoài và sức hấp dẫn này càng được nhân lên khi nó được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể bởi hai lẽ: Trước hết, đây là một tín ngưỡng “độc” có một không hai trên thế giới. Hơn nữa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tạo nên xung quanh mình một kho tàng di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể hết sức đồ sộ từ truyền thuyết, lễ hội, đình đền miếu, ẩm thực, trò chơi đến diễn xướng dân gian. . . Chính sự hấp dẫn này đã tạo nên sự tò mò, lòng mong mỏi của du khách nước ngoài trong việc đến Việt Nam để khám phá và trải nghiệm những xúc cảm tâm linh. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch tâm linh và hành hương - một loại hình du lịch mà nguyên tổng thống Ấn Độ A. P.J.Abdul Kalam gọi là “thăm viếng trái tim và tâm trí của các bậc hiền triết” [2], hiện đang rất đắt khách ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cụ thể, số lượng khách du lịch đến thăm Đền Hùng, trung tâm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng tăng cho thấy sức mạnh từ sự hấp dẫn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 3. Kết luận Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là cội nguồn sức mạnh tạo nên tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. Tín ngưỡng độc đáo trên thế giới này cùng với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của nó đã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch tâm linh. Đó chính là sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ các vua Hùng- một tín ngưỡng thể hiện rõ nét nhất đạo lí uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Có thể nói, sức mạnh mềm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một nguồn lực quan trọng tạo nên tổng thể sức mạnh mềm của Việt Nam - cái mà theo Nye xuất phát từ 3 yếu tố: văn hóa, hệ giá trị và chính sách đối ngoại. Một đất nước nhỏ khi so sánh mình với các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Nga. . . họ nghĩ rằng không thể nào có thể cạnh tranh nổi với những người khổng lồ đó. Nhưng điều này chỉ đúng trên địa 150 Sức mạnh mềm của văn hóa - trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hạt quân sự, còn chưa hẳn đã chính xác nếu nhìn vào các tiềm lực của sức mạnh mềm. Chính Nye đã viết: trước khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nó đã bị xuyên thủng bởi truyền hình và phim ảnh. Nghĩa là, sức mạnh mềm của văn hóa đôi khi có sức công phá tuyệt vời đến độ không tưởng tượng nổi. Điều này cũng tiếp thêm cho chúng ta niềm tin vào sự phát triển phồn vinh của đất nước nếu biết phát huy sức mạnh mềm từ các giá trị văn hóa, các di sản văn hóa, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Muốn vậy, chúng ta phải bảo tồn và phát triển tín ngưỡng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO