Cùng điều kiện ngoại cảnh như nhau, có đất cây cối tốt tươi, năng suất cao, có đất
cây mọc cằn cỗi, năng suất thấp, đôi khi bị thất thu. Đất nuôi dưỡng cây trồng, "Mẹ
khoẻ thì con khỏe". Đất tốt là đất có khả năng cho năng suất cao - đấy là đất "khoẻ".
Ngược lại là đất xấu hay đất yếu -"đất có vấn ề".
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy thái và ô nhiễm đất. Đất tốt và đất xấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy Thái Và Ô Nhiễm Đất
Đất tốt và đất xấu
Cùng điều kiện ngoại cảnh như nhau, có đất cây cối tốt tươi, năng suất cao, có đất
cây mọc cằn cỗi, năng suất thấp, đôi khi bị thất thu. Đất nuôi dưỡng cây trồng, "Mẹ
khoẻ thì con khỏe". Đất tốt là đất có khả năng cho năng suất cao - đấy là đất "khoẻ".
Ngược lại là đất xấu hay đất yếu - "đất có vấn đề".
Đối với "đất có vấn đề" thì phải tìm ra các "yếu tố hạn chế", tiếp đó là xếp hạng các
yếu tố hạn chế xem các yếu tố nào là chủ đạo, yếu tố nào là thứ yếu.
Chất lượng đất hay sức khỏe của đất là một chỉ số lành mạnh về môi trường, nói lên
tình hình chung của các tính chất và quá trình. Thuật ngữ "sức khỏe của đất" cùng
đồng nghĩa với chất lượng đất (Khung I.13 và khung I.14).
Khung I.13. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SỨC KHỎE CỦA ĐẤT/CHẤT LƯỢNG ĐẤT
Chỉ tiêu là yếu tố giúp xác định điều kiện chính yếu để nhận biết vấn đề.
Chỉ tiêu về chất lượng đất là những đặc tính, chức năng, hoặc điều kiện để biểu thị
sức khỏe chung của đất. Những yếu tố đó có thể quan hệ trực tiếp tới đất, hoặc là
liên quan đến cái gì đó ảnh hưởng tới đất, như cây trồng và nước. Một số tiêu chí về
chất lượng đất như sau:
Đất Tính chất hóa học:
- Độ chua
- Khả năng hấp thụ dinh dưỡng (dung tích hấp thụ)
- Hàm lượng muối
Tính chất vật lý:
- Độ khổng
- Hạt kết bền trong nước
- Sức giữ ẩm
Tính chất sinh học:
- Lượng và loại chất hữu cơ
- Số lượng, loại hình, và chức năng của vi sinh vật
- Hoạt tính sinh học
- Hoạt động của enzym
Cây trồng - Năng suất
- Tình hình sinh trưởng của cây
- Sự phát triển của bộ rễ
Nước - Chất lượng nước mặt
- Chất lượng nước ngầm
Nguồn: Thái Phiên, 1998
Khung I.14. NGƯỜI NÔNG DÂN MÔ TẢ VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
- Tầng đất mặt sâu và màu xẫm
- Đất tơi xốp
- Dễ làm đất
- Đất ẩm
- Phơi nhanh khô
- Chứa nhiều mùn/hữu cơ
- Ít bị xói mòn
- Có thể có nhiều giun
Nguồn: Lê Văn Khoa, 2000
Những loại đất có chất lượng xấu
Căn cứ vào chất lượng đất gồm có các nhóm đất: đất cát biển, đất mặn, đất phèn,
đất lầy và than bùn, đất xám bạc màu, đất xám vùng bán khô hạn, đất đỏ vàng
feralít, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, thuộc "đất có vấn đề".
Nhìn chung, "đất có vấn đề" là những loại đất có một hoặc nhiều những yếu tố giới
hạn cho sinh trưởng của cây trồng, cho việc sử dụng và bảo vệ như: nghèo dinh
dưỡng, tầng đất mỏng, lẫn nhiều sỏi đá, mặn, phèn, chua, chứa nhiều chất độc,
thường xuyên ngập nước,... đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp cải tạo thì mới
sử dụng có hiệu quả (Bảng I.6).
Bảng I.6. Đặc tính một số loại đất "có vấn đề"
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000
Những loại đất đang khỏe trở thành yếu
Vì có sự khác nhau khá lớn giữa đất miền núi và đất đồng bằng nên các tiêu chí đánh
giá đất khoẻ, đất yếu giữa chúng cũng có sự khác biệt.
Điển hình cho nhóm đất vốn rất khỏe có thể nhanh chóng trở thành đất có vấn đề
(sức khỏe yếu dần đi, thậm chí đất bị "chết" không thể tái sử dụng được) là nhóm
đất đỏ vàng - feralít ở vùng núi và trung du. Đất rừng sau khi khai hoang, nếu không
tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp canh tác chống xói mòn thì chỉ sau 3 - 5 năm đã
trở thành đất có vấn đề, thể hiện ở năng suất cây trồng giảm dần rồi tiến tới bỏ hóa
theo chế độ du canh. Phân tích các chỉ tiêu biểu thị chất lượng đất như độ chua, các
chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K), trung lượng như Ca, Mg, S, và các chất vi lượng
đều giảm so với đất rừng sau khi khai phá đến khoảng 15 - 25%.
Đất phù sa sông Hồng là đất trồng lúa lý tưởng nhất, thế mà qua quá trình thâm
canh, sử dụng đất không hợp lý đã làm cho nhiều vùng đất bị thoái hoá tới mức
không còn những đặc tính điển hình của đất phù sa như: tỷ lệ sét giảm xuống còn
dưới 13%, hàm lượng hữu cơ khoảng 1%, đạm tổng số 0,08%, lân tổng số 0,07%,
canxi và magiê 2 - 4 mili đương lượng, pH khoảng 4,5. Phục hồi các loại đất này khá
tốn kém, mất thời gian, mà khó mang lại kết quả mong muốn.
Như vậy, trong quá trình canh tác luôn luôn diễn ra hai quá trình thục hoá và thoái
hoá, xét về mặt độ phì nhiêu, hay tăng sức sản xuất hoặc giảm sức sản xuất của đất,
xét về mặt sử dụng. Sự thục hoá làm cho những tính chất đất tự nhiên vốn dĩ không
thích hợp với cây trồng được cải thiện, đất tơi xốp hơn, bớt chua, giảm độc tố, tăng
khả năng hấp thu trao đổi, cung ứng đủ dinh dưỡng dễ tiêu cho cây,...
Ngược lại với thục hoá là quá trình thoái hoá, theo đó các yếu tố thuận lợi cứ giảm
dần, đất nghèo kiệt đi đến hoàn toàn mất sức sản xuất với những cây trồng nhất
định. Có cải tạo cũng vô cùng tốn kém và trong trường hợp xấu nhất phải bỏ hoá.
Như vậy, thành tạo đất là quá trình rất lâu dài,
trong khi thoái hoá đất thì rất nhanh chóng chỉ cần
một hành động bất cẩn bột phát là có thể làm mất
lớp đất canh tác hình thành từ hàng ngàn năm
trước. Cả hai quá trình thục hoá và thoái hoá đều
tác động đến hai hình thái độ phì nhiêu, nhưng cải
thiện độ phì nhiêu tiềm tàng là một khó khăn lớn
thường vượt ra khỏi tầm tác động của một thế hệ
con người, chẳng hạn thay đổi thành phần cấp hạt,
keo khoáng phân tán cao, tính đệm của đất thấp.
Đất vùng núi
Vì sao đất miền núi thường bị yếu sức khoẻ?
Trong điều kiện tự nhiên, khi chưa có tác động của con người, đất miền núi luôn luôn
được che phủ bởi một tấm thảm thực vật mà phổ biến là rừng cây các loại. Trải qua
hàng trăm năm, hàng nghìn năm lớp thảm thực vật đã tạo nên một tầng đất mặt
nhiều mùn, nhiều chất dinh dưỡng, có cấu trúc, khả năng giữ màu và giữ ẩm tốt.
"Đồng xanh ta thiếu đất cày
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng"
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ hoang)
Khi con người phát rẫy, khai hoang để canh tác,
lớp thảm rừng bị biến mất, đất bị tác động của các
trận mưa xối xả, gây xói mòn, rửa trôi và đất dần
bị thoái hoá. Tốc độ thoái hoá nhanh hay chậm
phụ thuộc vào mức độ che phủ, độ dốc, dòng chảy
bề mặt và khả năng chống chọi của đất.
Lớp phủ thực vật, đặc biệt là thảm thực vật rừng
nhiệt đới là chiếc áo tốt nhất bảo vệ cho đất khỏi
bị hoặc giảm bớt xói mòn. Theo kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả thì lượng đất bị xói mòn dưới
thảm rừng là ít nhất. Sau khi phá rừng để trồng
cây ngắn ngày trên cùng độ dốc do độ che phủ
khác nhau thì lượng đất bị xói mòn cũng khác nhau (Bảng I.7).
Bảng I.7. Lượng đất bị xói mòn và mật độ che phủ
Nguồn: Thái Phiên
Như vậy, đất trồng chè xẻ rãnh theo đường đồng mức lượng đất mất chỉ 3 - 5
tấn/ha; trong khi để đất trống trọc không có cây che phủ lượng đất bị xói mòn tăng
gấp 5 - 10 lần, thậm chí gấp 20 - 30 lần so với đất được cây che phủ.
Vì vậy, ta có thể quy việc chống xói mòn bảo vệ đất vào hai yếu tố cơ bản là: tạo lớp
phủ thực vật cho đất và ngăn cản tốc độ dòng chảy mặt khi mưa. Giọt nước mưa trực
tiếp rơi xuống mặt đất có sức công phá (bắn toé) rất mạnh làm phá vỡ cấu trúc đất,
các hạt đất to sẽ bị tách rời ra thành các hạt nhỏ và dễ bị nước cuốn trôi đi. Khi mưa
nước rất đục là do các hạt nhỏ lơ lửng này.
Tục ngữ có câu "Nước chảy đá mòn", nói lên sức mạnh của nước. Cứng như đá mà
còn phải chịu mòn huống hồ là mềm như đất. Các nhà khoa học dự tính rằng, trong
điều kiện tự nhiên để hình thành một lớp đất mặt dày khoảng 2,5cm từ đá biến
thành đất trồng trọt phải mất 300 năm. Trong điều kiện canh tác đất bị xáo trộn làm
cho đất thoáng hơn nên thời hạn hình thành đất có thể rút ngắn lại khoảng 30 năm.
Như vậy, ngưỡng đất bị xói mòn có thể chấp nhận được là khoảng 1,8 tấn/ha.năm
(N. Hudson, 1985). Thế mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn một vài năm với cường
độ mưa lớn đã làm trôi đi lớp đất mặt ấy. Quả thật là một sự hoang phí của cải thiên
nhiên đã ban tặng cho loài người!
Thực tế cho thấy, nếu tuân thủ các biện pháp ngăn cản tốc độ dòng chảy như làm
ruộng bậc thang, tạo các bờ cản bằng các băng cây xanh, băng cỏ, bờ đá để ngăn
cản dòng chảy đều có thể giảm bớt lượng đất bị xói mòn và giữ ẩm cho cây trồng.
Các biện pháp đó đã ngăn cản được tốc độ dòng chảy mặt.
Xói mòn đất được chia ra thành: xói mòn mặt, xói mòn rãnh, trong đó có những rãnh
xói mòn to thành các đường mương thoát nước và xói mòn rãnh nhỏ. Xói mòn mặt
làm cho lớp đất mặt mất dần đi một cách âm thầm, lặng lẽ, nếu không để ý thì
thường bị bỏ qua.
Lượng đất bị xói mòn thường phụ thuộc vào chế độ canh tác. Trong một thời gian
dài, chế độ du canh vùng đồi núi ở nước ta đã để lại hậu quả là từ đất rừng, sau khi
khai phá trồng cây ngắn ngày, chu kỳ đất bỏ hóa để phục hồi độ phì nhiêu bị rút
ngắn, nên hiện có khoảng 17,7 triệu ha đất dốc bị suy thoái ở các mức độ khác nhau.
Tầng đất cứ mỏng dần trong quá trình canh tác (Bảng I.8).
Bảng I.8. Phân bố đất dốc và đất bị thoái hóa do xói mòn ở các vùng
Nguồn: Hội khoa học Đất Việt Nam , 2000
Về mùa mưa ở miền núi thường có hiện tượng trượt đất, làm lấp đường sá, trở ngại
giao thông, và gây ra lũ quét. Trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, những
trận mưa lớn thường gây nên trượt đất, nhiều lúc gây nguy hiểm với những gia đình
ở các chân núi (Khung I.15).
Khung I.15. LŨ QUÉT
Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi nối liền với các thung lũng. Ở Sơn La, từ ngày 26
đến ngày 28 tháng 7 năm 1991 mưa lớn xảy ra ở lưu vực sông Nậm La (lượng mưa
403mm) trong thời gian ngắn. Nước lũ rất nhanh tràn từ trên dốc xuống phá hoại
nhiều công trình kiến trúc dọc theo sông. Nước cuốn theo bùn, đá và cây cối xuống
hạ lưu, lấp cả hang động đá vôi, nước sông lên nhanh đột ngột cuốn trôi nhiều nhà
dân, cầu cống, của cải và tính mạng người dân. Tai nạn đó đã cướp đi sinh mạng của
36 người, 102 ngôi nhà, 3 chiếc cầu, và 50.000ha đất ruộng bị vùi lấp bởi đất cát.
Tính ra thiệt hại lên tới 30 tỷ đồng.
Một hiện tượng lũ quét nữa là ở Trường Sơn. Sông Long Đại bắt nguồn từ vùng núi
cao 1.300m chảy qua thung lũng Trường Sơn, nơi hội tụ của ba sông nhánh. Thung
lũng bao bọc bởi các núi đá vôi cao 300 - 500m so với mặt biển. Phía cuối thung lũng
lòng sông hẹp hơn do bị chặn bởi hai núi đá vôi cản trở nước chảy, cho đến khi lòng
sông đầy bùn đá cây cối, thì thung lũng Trường Sơn như là một hồ chứa nước. Trận
mưa kéo dài từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 10 năm 1992, với lượng mưa 1.333mm.
Đặc biệt chỉ trong 5 tiếng đồng hồ lượng mưa tới 320mm. Mực nước lên nhanh tới
10m/giờ, tốc độ dòng chảy cao nhất là 7m/giây. 17 làng dọc bờ sông bị thiệt hại, 29
người chết, của cải bị cuốn trôi, tính ra thiệt hại tới 5 tỷ đồng.
Lũ quét và trượt đất thường xảy ra ở vùng thượng nguồn các sông suối nhỏ bé, núi
dốc và thung lũng hẹp, núi đá, lớp phủ thực vật thưa thớt, tầng đất mỏng, dòng chảy
mặt tích luỹ nhanh.
Nguồn: Nguyễn Địch Dĩ, 2003
Tình trạng chung trên đất dốc, nhất là ở vùng núi cao, khoảng 1/3 diện tích phía trên
dốc thường có lớp đất mỏng dưới 10 - 30cm thậm chí các tảng đá lớn nhỏ xen lẫn đất
mà một số người thường nói "do đá mọc lên". Qua thời gian canh tác không hợp lý,
lớp đất mặt bị trôi xuống phía chân đồi núi làm cho độ phì đất không đồng đều, năng
suất cây trồng phía trên dốc thường thấp hơn phía dưới dốc do độ màu mỡ của đất
giảm sút.
Quan sát nhiều vùng du canh theo kiểu đốt nương làm rẫy, chọc lỗ bỏ hạt ta thấy rất
nhiều đá lộ ra ngoài đất. Đốt rẫy thường được tiến hành vào đầu mùa mưa nên nếu
bị những trận mưa đầu mùa với cường độ mạnh thì phần lớn đất và dinh dưỡng bị
trôi đi và đá cứ thế nhô ra. Hậu quả trong toàn quốc đã có trên nửa triệu ha đất xói
mòn, trơ sỏi đá.
Đất suy dinh dưỡng
Hàng năm sản lượng cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn hơn
rất nhiều so với lượng chất dinh dưỡng được bù lại thông qua bón phân, tuần hoàn
hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng trong đất còn mất
đi do xói mòn đất. Trong nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng mất đi do xói mòn
còn lớn gấp nhiều lần so với lượng dinh dưỡng do cây lấy đi.
Ví dụ, cây sắn được trồng trên các loại đất đồi có độ phì nhiêu thấp. Lớp phủ thực vật
của cây sắn trong mùa mưa rất kém, tối đa chỉ khoảng 50 - 60%. Trong điều kiện
trồng sắn thuần, để có năng suất sắn hàng năm khoảng 15 tấn củ, lượng dinh dưỡng
do cây sắn lấy đi khoảng 62 - 153kg N, 83 - 181kg P2O5, 87 - 147kg K2O trên mỗi
ha. Tập quán canh tác sắn trên đất đồi của bà con nông dân thường không bón phân,
nên đất càng ngày càng bị thoái hoá. Hiện tại rất nhiều tỉnh miền núi trong cả nước
đang phát triển mạnh trồng sắn công nghiệp phục vụ xuất khẩu, nếu chỉ biết trồng
mà không đi đôi với các biện pháp thâm canh, chống xói mòn thì hậu quả sẽ vô cùng
nghiêm trọng, mà Thái Lan là một bài học xương máu.
Ảnh I.21. Sạt lở đất
Nhiều nơi người nông dân đã khắc phục bằng cách trồng xen cây lạc với cây sắn. Sử
dụng thân lá lạc xen vùi ủ vào đất có thể hoàn trả lại một nguồn dinh dưỡng khoảng
30 - 50% lượng dinh dưỡng do cây lấy đi từ đất. Cây lạc vừa là bạn của người vừa là
bạn của đất.
Các tài liệu về kết quả nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng trên đất dốc đa phần là cho
kết quả cân bằng âm, tức là dinh dưỡng cây lấy đi đều lớn hơn dinh dưỡng do bón
phân và các yếu tố đầu vào khác đưa vào đất. Như vậy, con người nợ đất quá nhiều,
và cần phải sòng phẳng giữa người và đất theo nguyên tắc "có vay thì có trả".
Tiền mất tật mang
Hãy làm một con tính ước lượng về tổn thất do xói mòn trên đất dốc, nếu lấy lượng
xói mòn tối thiểu bình quân là 10 tấn/ha.năm với hàm lượng chất dinh dưỡng trung
bình theo lượng đất trôi là C=2%, N = 0,18%, P205 = 0,08%, K2O = 0,05% để quy
ra lượng phân bón tương đương thì thiệt hại do xói mòn là rất lớn (Bảng I.9).
Bảng I.9. Ước tính thiệt hại tối thiểu do xói mòn trên đất dốc
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000
Giả thử, ở nước ta chỉ có 10 triệu ha đất bị xói mòn với lượng đất mất đo bình quân
là 10 tấn đất/ha.năm, thì hàng năm đã mất đi một lượng dinh dưỡng cho cây trồng
tương đương với giá trị phân bón phải mua là 10 triệu ha x 60.000 đồng/ha = 600 tỷ
đồng. Đó là chưa tính lượng dinh dưỡng mất đi do rửa trôi, do nước thấm theo chiều
sâu.
Trong thực tế, thiệt hại về xói mòn đất còn lớn hơn nhiều. Số liệu theo dõi trên đất
phiến thạch dốc khoảng 15o tại Hoà Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình sau 6 năm canh tác
cây ngắn ngày trên đất canh tác không áp dụng các biện pháp chống xói mòn, tổn
thất tính bằng tiền như sau:
· 4.757kg hữu cơ, tương đương với 23 tấn phân chuồng x 100.000đ/t =
2.300.000đ
· 141kg N tương đương với 313kg urê x 2.500đ/kg = 783.000đ
· 245kg P2O5 tương đương với 1531kg phân lân Văn Điển x 1.000đ =
1.531.000đ
· 313kg K2O tương đương với 521kg KCl x 2.000đ/kg = 1.043.000đ
Cộng: 5.657.000 đ/ha.6 năm
Như vậy tổn thất do xói mòn hàng năm lên đến khoảng 1 triệu đồng/ha. Trong điều
kiện có áp dụng các biện pháp chống xói mòn đơn giản như tạo băng cây xanh đồng
mức, làm mương bờ,... lượng tổn thất do xói mòn giảm đi 50 - 70% so với đối
chứng.
Theo tính toán của các trạm thuỷ văn, hàng năm đất bị cuốn trôi ra biển tương
đương khoảng 100.000 tấn đạm, 60.000 tấn lân, 200.000 tấn kali và 1 triệu tấn
mùn. Lượng dinh dưỡng đó tính ra tiền để mua phân bón tương đương thì hàng năm
do xói mòn ta đã mất đi trên 500 tỷ đồng. Trong thực tế giá trị mất đi còn lớn hơn
nhiều, vì lượng đất và dinh dưỡng mất đi đó chẳng thể nào và chẳng bao giờ bù lại
được. Trên 7,7 triệu ha đất trống đồi núi trọc trong toàn quốc là hậu quả nặng nề
của quá trình phá rừng, tuỳ tiện trong sử dụng đất.
Hướng mới trong quản lý xói mòn đất
Cùng với việc mở rộng sản xuất trên diện tích lớn của các trang trại và chuyển đổi
đất giữa các nông hộ, việc nghiên cứu bảo vệ đất cũng theo hướng mới là quản lý xói
mòn đất trên phạm vi lưu vực (Khung I.16).
Khung I.16. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ LƯU VỰC
Quản lý lưu vực được dùng để xác định ranh giới tự nhiên khép kín. Mục tiêu của
nghiên cứu lưu vực là bảo vệ tài nguyên đất và nước trong mối liên quan giữa thượng
nguồn và hạ nguồn vì lợi ích chung của toàn dân. Nhiều lúc không phải do yêu cầu
của những người sử dụng đất ở thượng nguồn. Cách tiếp cận về quản lý lưu vực là
"tính cộng đồng" cùng mục tiêu về bảo vệ, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên
đất. Điều này rất có lợi trong việc bảo vệ phục hồi đất dốc. Trong mỗi trường hợp,
việc sử dụng quản lý các diện tích cần được giải quyết một cách riêng biệt sao cho có
lợi đối với người dân và để cho họ tự quyết định giải pháp thích hợp.
Một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nêpan, Xri Lanca, đã thực
hiện quản lý lưu vực như những biện pháp cơ bản của chính sách bảo vệ đất và nước.
Ví như ở Inđônêxia, hoạt động chống thoái hoá đất và rừng tập trung ưu tiên ở 39
lưu vực theo quy hoạch tổng thể dài hạn 25 năm. Chương trình quản lý tổng hợp lưu
vực được phát triển với sự tham gia của các cơ quan có liên quan, và sẽ được thực
hiện tại 12 lưu vực ưu tiên. Chương trình cải thiện đất và rừng thoái hoá nhằm phục
hồi 1,9 triệu ha rừng và 4,9 triệu ha đất thoái hoá theo hướng sử dụng đất bền vững,
như định canh cho 500.000 gia đình đang du canh.
Các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam cũng đang thực hiện kế hoạch
quản lý các lưu vực nhỏ ở các địa phương với sự tham gia của người dân. Rất nhiều
nơi, các lưu vực nhỏ là đơn vị lập kế hoạch và thực hiện theo quy hoạch tổng thể của
quốc gia trong sự phát triển của lưu vực.
Nguồn: Alan G. Brown, 1997
Đất vùng đồng bằng
Nhiều người lầm tưởng rằng, đất đồng bằng là những đất tốt, không hoặc rất ít
những "đất có vấn đề", nhưng trong thực tế trên đất bằng phù sa trồng lúa cũng xảy
ra nhiều vấn đề làm suy thoái và ô nhiễm đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông
nghiệp. Một trong những vấn đề đó là quá trình đất bị nhiễm mặn.
Ở ven biển về mùa khô do mức nước bị cạn, nếu không có các công trình ngăn mặn
hợp lý, khi thủy triều lên nước biển tràn theo sông xâm nhập vào đất liền. Về mùa
mưa bão nước biển có thể tràn vào đất liền làm đất nhiễm mặn. Thật vậy, ở nhiều
tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 1999 đến nay đã bị xâm nhập mặn
nặng. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh có tới 80.000ha đất nông nghiệp bị
nhiễm mặn. Ở Đà Nẵng đầu năm 2001, do sông đổi dòng chảy làm cho nước mặn
xâm nhập sâu vào trong đất liền, làm hàng trăm ha đất bị nhiễm mặn, thậm chí gây
mặn hoá cả nguồn nước sinh hoạt (độ mặn tăng 7 lần so với trước đây). Ở Đồng
bằng sông Hồng trong mùa khô sự xâm nhập mặn cũng trở nên phổ biến đã ảnh
hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, làm trở ngại cho nuôi trồng thuỷ hải sản (Bảng
I.10).
Bảng I.10. Tình hình xâm nhập mặn một số con sông ở châu thổ sông Hồng
Nguồn: Chu Đinh Hoàng, 1993
* 0,1%; 0,4% = độ mặn; Lmax = chiều dài xâm nhập tối đa;Lmin - xâm nhập tối
thiểu
Do đó, quản lý nước của các công trình thủy lợi ngăn mặn và quản lý nước mặt ruộng
có ý nghĩa quyết định đối với việc kiểm soát muối trong đất mặn.
Ảnh I.22. Xói mòn đất
Nhìn chung, đất mặn có độ phì tiềm tàng cao, nhưng do đất có chứa nhiều muối tan
độc hại cho cây trồng, nên phải áp dụng đồng bộ các biện pháp cải tạo, mà trước hết
là biện pháp thuỷ lợi, biện pháp sinh học và biện pháp hoá học (bón thạch cao).
Bằng những kinh nghiệm thực tế, nông dân các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình,
Nam Định;... đã có truyền thống cải tạo và sử dụng đất mặn bằng tập đoàn cây con
hợp lý (Hình I.5).
Hình I.5. Phương thức lấn biển
Đất phù sa trồng lúa có một loại đặc biệt gọi là đất phèn, trước đây ở miền Bắc
thường gọi là đất chua mặn.
Đất này có phản ứng trung tính, nhưng nếu khai thác không hợp lý thì sẽ hoá phèn
rất nhanh. Trồng lúa trên đất này phải khắc phục yếu tố hạn chế là rất chua và rất
nghèo lân. Thường là phải dùng biện pháp thuỷ lợi, dùng nước ngọt để rửa phèn, ém
phèn. Trên đất này quản lý nước và bón phân lân là những yếu tố hàng đầu để tăng
năng suất lúa. Loại đất này rất "bướng bỉnh", nếu quản lý chăm sóc không tốt có thể
"nổi giận" làm chết cây. Rất nhiều diện tích đất phèn trồng lúa nếu để mặt ruộng
thiếu nước, khô hạn, thì các chất độc ở tầng sâu sẽ leo lên tầng mặt ng