Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nâng cao năng lực học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên hệ từ xa E-Learning

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động mạnh mẽ đến giáo dục đại học, đặc biệt là đối với loại hình đào tạo từ xa trực tuyến E-Learning. Các môn học lý luận chính trị - những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học - cũng đang chịu những tác động nhất định của cách mạng công nghiệp 4.0. Nâng cao năng lực học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên hệ từ xa E-Learning là một đòi hỏi thiết yếu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nâng cao năng lực học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên hệ từ xa E-Learning, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
405 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỆ TỪ XA E-LEARNING ThS. Nguyễn Thị Mai Lan ThS. Nguyễn Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động mạnh mẽ đến giáo dục đại học, đặc biệt là đối với loại hình đào tạo từ xa trực tuyến E-Learning. Các môn học lý luận chính trị - những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học - cũng đang chịu những tác động nhất định của cách mạng công nghiệp 4.0. Nâng cao năng lực học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên hệ từ xa E-Learning là một đòi hỏi thiết yếu. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo từ xa, năng lực học tập các môn lý luận chính trị 1. Giáo dục đại học với cách mạng công nghệ 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của chúng ta. Khái niệm “công nghiệp 4.0” được sử dụng lần đầu năm 2011, tuy nhiên tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu được cảm nhận, đặc biệt là tại các nước phát triển vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hình thành thế giới số, tồn tại song song với thế giới vật lý, tạo ra thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thật. Sự kết nối của hai thế giới sẽ tạo nên những tác động mang tính cách mạng trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của loài người. Quá trình số hóa khiến cho toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn, sự thay đổi diễn ra với phạm vi, cường độ và tốc độ lớn hơn và khó dự báo hơn. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục, phương thức giáo dục chung cho mọi người được thay thế bằng học tập cá nhân hóa nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông. Đào tạo trực tuyến trong cuộc cách mạng 4.0 dần trở thành xu hướng chủ đạo mà các trường đại học hướng tới. Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự đặt giáo dục đại học trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường đại học có thể chưa dự đoán hết được các 406 kỹ năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Đây là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục đại học của Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, cả những yếu tố nền móng và phát triển. 2. Những vấn đề đặt ra về yêu cầu năng lực học tập các môn lý luận chính trị cho sinh viên hệ từ xa E-Learning Trong chương trình học đại học trực tuyến hiện nay, các môn học lý luận chính trị vẫn là những môn học bắt buộc nằm trong khối kiến thức đại cương. Đào tạo đại học dù là theo hình thức truyền thống hay theo phương thức đào tạo trực tuyến thì mục tiêu không chỉ đơn thuần là kiến thức, là kỹ năng mà còn góp phần hình thành nhân cách. Với “đặc thù” riêng của mình, các môn học lý luận chính trị vẫn là những môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam. Những ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang tác động đến năng lực học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên hệ đào tạo trực tuyến (đào tạo từ xa E-Learning). Theo Bernard Wynne, năng lực được định nghĩa là: “Năng lực là một tập hợp các kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ được cá nhân tích lũy và sử dụng để đạt được kết quả theo yêu cầu công việc”. Nhìn nhận tổng quát, năng lực luôn gắn với khả năng thực hiện, nghĩa là phải biết làm chứ không dừng lại ở hiểu. Hành động “làm” ở đây lại gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ để đạt được kết quả. Năng lực học tập là khả năng vận dụng, chuyển biến các thành phần kiến thức, kỹ năng, thái độ và các yếu tố cá nhân khác theo một cơ chế nào đó để thực hiện đạt chuẩn những nhiệm vụ học tập thiết yếu của một môn học. Năng lực học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ của người học, được người học sử dụng để thực hiện nhiệm vụ học tập các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng. Trước hết, yêu cầu về kiến thức, cuộc cách mạng 4.0 mà nền tảng là Internet kết nối mọi vật (Internet of things) dựa trên sự phát triển bậc cao của công nghệ thông tin - truyền thông. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật cho phép thông tin, kiến thức, tri thức của nhân loại thường xuyên được đưa lên “mây” cho bất cứ mọi người tra cứu. Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép mọi người truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua mạng mà không 407 cần có sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính. Lúc đó, người học không cần đến lớp mà chỉ cần có điện thoại kết nối Internet là có thể theo dõi được bài giảng. Việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc tìm kiếm tri thức trên mạng Internet khổng lồ giúp cho người học có nhiều tài liệu hơn để phục vụ cho môn học. Các tài liệu này cũng đến từ nhiều nguồn, đa dạng về hình thức (text, ảnh, video) cung cấp nhiều cách nhìn nhận mới, đa chiều hơn cho người học. Đối với các môn học lý luận chính trị, việc đào tạo trực tuyến đòi hỏi vai trò định hướng của người giảng viên phải được thể hiện rõ nét. Nếu như trước đây, trong mô hình giáo dục truyền thống, sinh viên học ở trường, về nhà làm bài tập. Giờ thì ngược lại, kiến thức mà thầy giáo giảng được sinh viên học ở nhà, làm bài tập ở nhà qua những lớp học ảo trực tuyến. Kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị được cung cấp cho người học đầy đủ, nhưng để thực sự hiểu và nắm bắt được những nội dung kiến thức được coi là kinh viện, nặng về lý thuyết như vậy đòi hỏi phải có sự tương tác giữa người học và người dạy. Chính sự phát triển của công nghệ giúp cho quá trình tương tác trở nên dễ dàng hơn, do đó việc nắm bắt kiến thức cũng trở nên đơn giản hơn. Thứ hai, yêu cầu về kĩ năng, kỹ năng học tập là một thành tố tâm lý biểu thị khả năng kết hợp năng lực cá nhân với hệ thống phương pháp, phương tiện, công cụ vào hoạt động học tập để giải quyết nhiệm vụ. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những kỹ năng không thể thiếu của người học là kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Đối với các môn học trong đào tạo trực tuyến nói chung, và đối với các môn lý luận chính trị nói riêng, thì kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số là một kỹ năng bắt buộc phải có đối với người học. Trước đây, trong đào tạo trực tuyến, người học đa phần là những người trẻ, bởi lẽ khi học trực tuyến họ phải biết công nghệ, biết sử dụng máy tính. Hiện nay, việc phổ cập công nghệ đã dần dần xóa đi khác biệt về tuổi tác của người học. Chính sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy nhu cầu tự học hỏi, tìm hiểu về công nghệ của người học, từ đó giúp nâng cao kỹ năng học tập. Thứ ba, yêu cầu về thái độ học tập, để nâng cao năng lực học tập các môn lý luận chính trị trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người học phải có ý thức tự giác. Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông khiến cho quá trình học tập trở nên cá nhân hóa. Điều này tạo nên tính chủ động trong quá trình tiếp thu tri thức của người học nhưng đồng thời cũng đòi hỏi người học phải có khả năng sắp xếp thời gian học tập, có kỹ năng quản lý hoạt động học tập của mình. Đa phần, sinh viên hiện nay, cả hệ đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến đều chưa nhận thức được đúng và đủ vai trò của các môn học lý luận chính trị. Do đó còn có tâm lý 408 cho rằng những môn học lý luận chính trị là không cần thiết, dẫn đến việc chưa có thái độ học tập đúng đắn đối với môn học, học đối phó, không chủ động trong quá trình học tập, không chủ động khai thác hệ thống học liệu được cung cấp. Ý thức tự học, tự nghiên cứu của người học là một trong những nhân tố quan trọng đối với hiệu quả học tập trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 3. Giải pháp nâng cao năng lực học tập các môn lý luận chính trị cho sinh viên hệ từ xa E-Learning Trong giai đoạn phát triển bước ngoặt hiện nay, khi thời cơ và vận hội lớn đan xen cùng thử thách, nguy cơ không kém phần nghiệt ngã, nhất là khi đất nước hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế đặc biệt trong cách mạng 4.0. Giáo dục lý luận chính trị đã góp phần quan trọng vào việc củng cố nền tảng tư tưởng của đảng, nâng cao nhận thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội, đối với sự nghiệp đổi mới do đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đổi mới, mở cửa hội nhập càng đi vào chiều sâu, đòi hỏi công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy các môn lý luận chính trị phải được phải đổi mới toàn diện, sâu sắc và coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong các trường đại học, nhằm góp phần củng cố thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, trang bị cơ sở phương pháp luận khoa học cho việc nhận thức đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ nhất, xây dựng nhận thức đúng đắn cho các cấp quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa khoa học thực tiễn của các môn Lý luận chính trị trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Với bất cứ môn học nào, để học tốt điều trước tiên phải nhận thức đúng về giá trị lý luận, khoa học và ý nghĩa thực tiễn của môn học đó. Bản chất của quá trình dạy học đòi hỏi phải tăng cường sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, giảng viên với sinh viên cùng làm việc, giảng viên thiết kế, sinh viên thi công. Trong đào tạo E-Learnig, người dạy sẽ chuyển sang làm nhiệm vụ thiết kế là chủ yếu, việc học, tự nghiên cứu của sinh viên sẽ tăng lên nhiều. Người dạy sẽ không nặng cung cấp kiến thức một chiều, mà chủ yếu là dạy cách học. Số lượng bài tập cá nhân, bài tập nhóm hàng tuần, hàng tháng sẽ tăng lên nhiều. Để thực hiện được yêu cầu đó, với hình thức học trực tuyến, thì seminar là khâu hết sức quan trọng trong quy trình giảng dạy các môn lý luận chính trị và đây là khâu quan trọng hình thành cho sinh viên kiến thức yêu cầu. Sinh viên nên có những chuyên đề mang âm hưởng của tinh thần thời đại như ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức, ứng xử trong toàn cầu hóa, đạo đức học môi trường sinh thái Như Hồ Chí Minh dạy rằng: “Học lý luận không phải để nói mép Học để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không 409 khác nào đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi chuyện trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”. Người chỉ rõ: “Học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những nguyên lí phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Học để làm, lý luận phải đi đôi với thực tiễn”. Học lý luận không nhằm mục đích lý luận đơn thuần mà nhằm đem vào thực hành trong thực tế. Kho tài nguyên học tập trong đào tạo E-Learning trong cách mạng 4.0 gồm các loại học liệu điện tử liên quan đến quá trình dạy và học như: đề cương bài giảng, bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, bài tập trắc nghiệm, bài tập lớn (case study), tài liệu tham khảo, các liên kết truy cập vào các trang Web, các thư viện điện tử và đặc biệt có một diễn đàn điện tử. Hệ thống tương tác trên diễn đàn điện tử cho phép tăng cường liên lạc, trao đổi giữa các thành viên giảng dạy và học tập, mở rộng giao lưu nâng cao trình độ. Kho tài nguyên học tập được xây dựng nhờ công nghệ mạng, công nghệ CSDL, công nghệ WEB, công nghệ đa truyền thông, với các công cụ hỗ trợ tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khai thác thông tin và học tập. Thứ hai, kỹ năng tự học khoa học trong công nghệ 4.0. Kỹ năng tự học giúp con người thành công trong mọi việc. Ta không thể chỉ bằng lòng với cách học thuộc các công thức, quy luật, nguyên lý nêu trong tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm về những điều đã học. Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng chỉ sau một thời gian chú tâm tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này. Tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác và khả năng tập trung chú ý phải được rèn luyện mới có chứ không do bẩm sinh tự nhiên mà được. Ngoài ra, rèn luyện sự chú tâm học cả những môn không thích, ta sẽ đồng thời rèn luyện được nghị lực, chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả năng quý giá giúp con người thành công không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc. Để tự học có hiệu quả chúng ta cần có kỹ năng và phương pháp tự học khoa học. Đó là: kỹ năng tìm kiếm, sử dụng tài liệu; kỹ năng đọc sách; kỹ năng tiếp thu bài giảng ở học liệu đa phương tiện; kĩ năng ghi nhớ Trong thực tế hoạt động của một số diễn đàn, số lượng các câu hỏi của người học nhiều và phong phú hơn trong lớp học truyền thống, nhờ đó một thư viện các câu hỏi thường gặp trong một môn học cùng với câu trả lời được tập hợp, biên tập và tổ chức thành cơ sở dữ liệu để nhiều người cùng tham khảo, tiết kiệm công sức của giáo viên. Kho tài nguyên học tập là nơi để giáo viên đưa bài tập, nội dung yêu cầu, 410 nhiệm vụ người học phải thực hiện, ngày giờ nộp. Người học có thể kiểm tra tức thời các yêu cầu từ giảng viên để thực hiện, cũng như nêu các thắc mắc, khó khăn cần hỗ trợ, cập nhật và quản lý tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phải làm của mình để giáo viên theo dõi. Cũng qua kho tài nguyên học tập, người học theo dõi được lịch học, tiến độ học, kết quả học tập của mình... Một kho tài nguyên tiên tiến cho phép thiết lập một lớp học ảo thầy - trò liên lạc, trao đổi thông tin trực tiếp (chat). Người tham gia được hiển thị tương ứng với dòng tin nhắn và các thành viên lớp học đều nhận được tin. Một bảng (board) được bố trí thành nhiều trang trình chiếu (slide) cho phép người tham gia truyền tải cho nhau các minh họa với công cụ vẽ có sẵn, các trang Web mình đang truy cập. Nền giáo dục cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của sinh viên. Tức là phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong viêc̣ tổ chức giáo dục qua Internet. Qua đó, hình thức giáo dục sẽ linh hoaṭ về thời gian, không gian, phù hơp̣ với điều kiện và nhu cầu cá nhân phát triển E-learning hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy học từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt. Như vậy, kho tài nguyên học tập là công cụ học tập không thể thiếu trong một xã hội thông tin hiện nay. Mở ra phương thức đào tạo mới: đào tạo "bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào", đào tạo "học tập suốt đời" của sinh viên. Thứ ba, với vai trò các môn lý luận chính trị trong giáo dục đại học là đào tạo con người, cung cấp nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển đất nước, lẽ đương nhiên phải chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghề cho sinh viên để họ làm việc và sống bằng nghề chuyên môn của mình. Song không nên quên rằng, không thể thành nghề nếu không thành người, nghề nghiệp cũng không còn mang ý nghĩa xã hội tích cực, hữu ích nếu chủ thể của nó lệch lạc về tư tưởng, đạo đức và lối sống, khiếm khuyết trong nhân cách, do đó, cái quan trọng nhất là phải đào tạo ra những con người có đạo đức, có nhân cách, có bản lĩnh. Các bộ môn khoa học Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành chính trị trong các trường đại học chứa đựng một khối lượng kiến thức rất rộng, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính giai cấp, lập trường tư tưởng gắn với việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị. Từ đó, hình thành thái độ học tập có mục tiêu cho sinh viên E-Learning. Nắm vững mục tiêu học tập của từng bài; xây dựng kế hoạch tự học khoa học; biết khai thác các nguồn thông tin trong quá trình tự học. Để tự học có hiệu quả, điều đầu tiên bạn phải nắm vững mục tiêu học tập, mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và 411 có khuynh hướng làm những việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để rồi quay về lại đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta hành động theo đám đông, bạn bè. Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào? Cần xác định những mục tiêu to lớn, hấp dẫn. Đó là những mục tiêu vượt xa ngoài khả năng hiện tại của chúng ta và điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự làm chúng ta cảm thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi. Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này thúc đẩy ta thức đêm thức hôm học hành chăm chỉ. Tạo ra quyết tâm, động lực để hành động kiên trì. Nắm mục tiêu môn học sẽ chỉ ra sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà chúng ta cần đạt được sau khi hoàn thành từng bài hoặc cả môn học. Nắm vững mục tiêu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hướng và cách học tập. Khi nắm rõ được mục tiêu chúng ta sẽ: tập trung vào phần quan trọng trong nội dung bài học; hưng phấn hơn vì có phương hướng rõ ràng; biết được cái gì cần học trước, cái gì cần ưu tiên, phân bổ được thời gian hợp lý cho các nội dung; cảm nhận được sự đánh giá công bằng của giảng viên. Để học tập tốt bạn phải nắm chắc kế hoạch học tập của lớp đồng thời xây dựng kế hoạch học tập cụ thể phù hợp với điều kiện của bản thân. Với phương châm “Mọi lúc mọi nơi”, E-Learning cho chúng ta sự thuận tiện để lựa chọn thời gian học tập. Tuy nhiên, dù sự lựa chọn tự do đến đâu, chúng ta cũng cần bám sát kế hoạch học tập của lớp. Kế hoạch tự học luôn được xác định rõ ràng và sát với kế hoạch học tập của lớp như: nội dung kiến thức tự học cần tiếp thu theo từng tuần; các mốc thời gian công việc tự học; các nguồn thông tin trong quá trình tự học. Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự đặt giáo dục đại học trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường đại học có thể chưa dự đoán hết được các kỹ năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Đây là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục đại học của Việt Nam. 412 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị tron
Tài liệu liên quan