Tóm tắt: Quản trị tri thức là quản lý hệ thống tài sản trí tuệ của
một tổ chức, là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống của con
người với công nghệ và những quy trình quản lý nhằm thúc đẩy
việc nắm bắt, sáng tạo, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả các tri
thức cá nhân cũng như tri thức của tổ chức. Trong kỷ nguyên
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), quản
trị tri thức đã và đang được thực hiện theo chu trình “vòng tròn
khép kín” dưới tác động của ứng dụng công nghệ chuyển đổi
số. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra,
nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch.
và tác động tới tất cả các khía cạnh của một tổ chức. Nếu đạt
hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation)
cách thức mà một tổ chức hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối
ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị to lớn. Có lẽ đây là
xu thế tất yếu của một Trung tâm Tri thức số của Việt Nam nói
chung và Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội (ĐHQGHN) nói riêng nhằm phát triển thành hệ sinh thái lý
tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp,
sáng tạo tri thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
- XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Nguyễn Đăng Khoa*, Lê Đình Bình**1,
Nguyễn Thị Thúy Hà***2, Nguyễn Thị Hiền****3
Tóm tắt: Quản trị tri thức là quản lý hệ thống tài sản trí tuệ của
một tổ chức, là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống của con
người với công nghệ và những quy trình quản lý nhằm thúc đẩy
việc nắm bắt, sáng tạo, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả các tri
thức cá nhân cũng như tri thức của tổ chức. Trong kỷ nguyên
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), quản
trị tri thức đã và đang được thực hiện theo chu trình “vòng tròn
khép kín” dưới tác động của ứng dụng công nghệ chuyển đổi
số. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra,
nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch...
và tác động tới tất cả các khía cạnh của một tổ chức. Nếu đạt
hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation)
cách thức mà một tổ chức hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối
ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị to lớn. Có lẽ đây là
xu thế tất yếu của một Trung tâm Tri thức số của Việt Nam nói
chung và Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội (ĐHQGHN) nói riêng nhằm phát triển thành hệ sinh thái lý
tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp,
sáng tạo tri thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Từ khóa: Quản trị tri thức; Chuyển đổi số; Trung tâm Tri thức số.
* Thạc sĩ, Ban Tổ chức Cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Thạc sĩ, Ban Tổ chức Cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
*** Thạc sĩ, Văn phòng Đảng ủy, Đại học Quốc gia Hà Nội.
*** Thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
270
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Tri thức theo cách hiểu chung nhất là “hiểu biết”. Ngày nay, chúng
ta thường nghe đến tri thức đang trở nên tiềm lực cạnh tranh, tri thức
là sức mạnh và tài nguyên, tri thức là nâng cao dân trí. Nói đến tri thức
còn phải kể đến kinh tế tri thức. Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh
giá “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán
cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.
Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức
sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố
lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự
đã dựa vào tri thức”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản trị tri thức và
dùng phương pháp nào để quản trị tri thức hiệu quả nhất. Phương pháp
quản trị tri thức hiện nay thường thể hiện mối quan hệ liên kết hữu cơ
giữa dữ liệu, thông tin và tri thức và được diễn ra theo chu trình khép
kín trong quá trình chuyển đổi số. Vậy trước hết, chúng ta cần làm rõ
một số khái niệm về dữ liệu thông tin tri thức và quản trị tri thức.
1. KHÁI NIỆM VỀ DỮ LIỆU, THÔNG TIN, TRI THỨC VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÚNG
1.1. Khái niệm "dữ liệu"
Theo Điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11
năm 2005, dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình
ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. Nói dễ hiểu, dữ liệu (data) bao gồm
những mệnh đề phản ánh thực tại. Một phân loại lớn của các mệnh đề
quan trọng trong thực tiễn là các đo đạc hay quan sát về một đại lượng
biến đổi. Các mệnh đề đó có thể bao gồm các số, từ hoặc hình ảnh [Luật
Giao dịch điện tử, 2005,1].
Theo nghĩa rộng, dữ liệu thô là các số, ký tự, hình ảnh hay các kết
quả khác của các thiết bị chuyển đổi các lượng vật lý thành các ký hiệu.
Các dữ liệu thuộc loại này thường được xử lý tiếp bởi người hoặc đưa vào
máy tính. Trong máy tính, dữ liệu được lưu trữ và xử lý tại đó hoặc được
chuyển (output) cho một người hoặc một máy tính khác. Dữ liệu thô là
một thuật ngữ tương đối. Việc xử lý dữ liệu thường được thực hiện theo
từng bước. “Dữ liệu đã được xử lý” tại bước này có thể được coi là “dữ liệu
271
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
thô” cho bước tiếp theo. Dữ liệu (Data): là âm thanh, hình ảnh, con số, chữ
viết thu nhận được từ việc quan sát hay đo lường [Dalkir, K. (2005), 2].
1.2. Khái niệm về thông tin
Thông tin là những mô hình hay tập hợp dữ liệu đã được tổ chức
lại và diễn giải đặt trong bối cảnh và nhằm một mục đích cụ thể. Thông
tin là những thông điệp thường được thể hiện theo dạng văn bản hoặc
giao tiếp có thể thấy được hoặc không thấy được... nhằm mục đích
thay đổi cách nhận thức của người nhận thông tin về vấn đề cụ thể, và
gây ảnh hưởng đến sự đánh giá và hành vi của người nhận. Vì thông
tin là những dữ liệu được tổ chức lại vì một mục đích nào đó, vì vậy mà
nó sẽ giảm bớt sự không chắc chắn. Đó cũng chính là sự khác biệt của
thông tin với dữ liệu. Tương tự như dữ liệu, thông tin được mã hóa và
tương đối dễ dàng truyền tải [Nguyễn Vinh (theo TVGroup), 3].
1.3. Khái niệm về tri thức
Tri thức là thông tin được cấu trúc hóa, được kiểm nghiệm và có
thể sử dụng được vào mục đích cụ thể. Tri thức thường thể hiện trong
những hoàn cảnh cụ thể kết hợp với kinh nghiệm và việc phán quyết
hay ra quyết định. Để truyền tải thì đòi hỏi sự học tập của người tiếp
nhận tri thức. Như vậy nếu một thông tin giúp chúng ta nhận thức và
đưa ra quyết định thì là tri thức. Thông tin trở thành “đầu vào” được
nạp vào trong não, qua quá trình xử lý sẽ tạo ra tri thức. Nhưng quá
trình xử lý này với mỗi một cá nhân khác nhau sẽ cho ra những “đầu
ra” khác nhau. Có nghĩa là cùng một thông tin như vậy nhưng với mỗi
cá nhân thì tri thức mà anh ta nhận thức được sẽ khác với tri thức mà
người khác nhận thức. Thông tin là những dữ liệu được cấu trúc hóa
được thể hiện ra ngoài và ai cũng có thể tiếp cận. Nhưng tri thức thiên
về những thông tin được cấu trúc hóa và cá nhân hóa nằm trong mỗi
con người cụ thể, do đó khả năng tiếp cận khó hơn và sự thể hiện ra
ngoài không phải lúc nào cũng chính xác.
1.4. Mối liên hệ giữa dữ liệu, thông tin và tri thức
Với 3 khái niệm trên, ta thấy được rằng dữ liệu là nguồn gốc của
thông tin và thông tin là nguồn gốc của tri thức. Thông tin được con người
272
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
đúc kết, lưu trữ, phân tích qua việc hiểu biết các mối quan hệ về số liệu
hoặc sự kiện (dữ liệu) và dần dần hình thành nên tri thức về sự vật, hiện
tượng. Những tri thức của con người được lưu truyền dưới dạng thông
tin và dần dần trở thành tri thức chung của con người. Nguồn tri thức là
những sáng tạo của con người và mang lại lợi ích trong cuộc sống.
Bảng 1. Phân biệt dữ liệu, thông tin và tri thức
Dữ liệu
Là tập hợp các dữ kiện, số liệu có tính rời rạc, khách quan về
các sự kiện.
Thông tin
Là một thông điệp, mẩu tin thường ở dạng tài liệu hoặc tin tức
bằng hình ảnh.
Tri thức
Tri thức là tập hợp của các kinh nghiệm, giá trị, thông tin gắn
với bối cảnh, và sự thấu hiểu giúp tạo ra một khuôn khổ để
đánh giá và tích hợp các kinh nghiệm và thông tin mới. Trong
các tổ chức, tri thức không chỉ được hàm chứa trong các tài
liệu, hay các kho tri thức mà còn được hàm chứa trong các quy
trình, thông lệ, quy tắc hoạt động của tổ chức.
(Nguồn: Dalkir, K. (2005), 2).
Dưới đây là hình vẽ minh họa về sự liên kết của dữ liệu, thông tin
và tri thức.
Hình 1. Sự liên kết theo trình tự từ dữ liệu đến thông tin và tri thức
(Nguồn: Nguyễn Vinh (theo TVGroup), 3)
273
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
Một cách hiểu khác về mối liên hệ giữa dữ liệu, thông tin và tri
thức được trình bày trong biểu đồ dưới đây
Hình 2. Mô hình tháp dữ liệu – thông tin – tri thức [Hồ Tú Bảo, 2017, 4].
2. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC
Có nhiều cách hiểu về quản trị tri thức, dưới đây là một số định
nghĩa đã được đưa ra: Quản trị tri thức là tạo ra tri thức, và việc này
được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến
thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức [De Jarnett,
L. (1996), 5]. Quản trị tri thức là quá trình của việc quản lý một cách
cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai
thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển
những cơ hội mới [Quintas, P., Lefrere, P., Jones, G. (1997), 6].
Quản trị tri thức là hoạt động quan tâm tới chiến lược và chiến
thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con người (human
center assets) [Brooking, A. 1997, 7].
Quản trị tri thức là quá trình hệ thống của việc nhận dạng, thu
nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử
dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện [Serban, A. M. and Luan,
J. (Eds.) (2002), 8].
Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản trị tri thức,
McAdam và McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng chúng thể hiện một miền
rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới
quan điểm thiên về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ
chức thông qua những quan hệ xã hội). Các định nghĩa về quản trị tri
Thông tin là
dòng chảy các
thông điệp,
trong khi tri
thức được tạo
ra bởi tích lũy
thông tin (kho)
Hiểu biết đã được kiểm nghiệm cần
cho biết quyết định và hành động
Dữ liệu kèm theo ý nghĩa
đã được xử lý
Tín hiệu quan sát, đo đạc được
0,3 m, 0,5 m, 0,6 m, 0,4 m...
274
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau: i) Quản trị tri thức là một lĩnh vực
có liên quan chặt chẽ với lý luận và thực tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa
ngành, đa lĩnh vực; ii) Quản trị tri thức không phải là công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin chỉ là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng
trong việc quản trị tri thức; iii) Quản trị tri thức lấy yếu tố con người làm
trọng tâm [McAdam, R. & McCreedy, S. (1999), 9].
Nói tóm lại, quản trị tri thức chính là sự tác động hướng đích đến
tri thức có được qua tích lũy các thông tin trên cơ sở các nền tảng dữ
liệu đã được xử lý.
3. CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC
Sau khi phân tích, tổng hợp những nghiên cứu và cách tiếp cận
chủ đạo đề cập tới chu trình quản trị tri thức, Dalkir (2005) đúc kết lại
thành 3 giai đoạn chính, bao gồm: i) Nắm bắt hoặc/ và sáng tạo tri thức;
ii) Chia sẻ và phân phối tri thức; iii) Thu nhập và áp dụng tri thức. Trong quá
trình chuyển đổi từ nắm bắt/ sáng tạo sang giai đoạn chia sẻ và phân
phối, tri thức được đánh giá, phân tích. Tri thức sau đó được đặt vào
trong ngữ cảnh để có thể hiểu được (thu nhận) và sử dụng được (áp
dụng). Giai đoạn này sau đó được quay vòng ngược lại giai đoạn đầu
để cập nhật những nội dung tri thức mới. Chu trình quản trị tri thức
được phác họa ở trong Hình 3.
Hình 3. Chu trình quản trị tri thức
(Nguồn: Đặng Thị Việt Đức và Nguyễn Thu Hương (2016), 10)
275
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
4. LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN
TRỊ TRI THỨC LÀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
4.1. Lợi ích của chuyển đổi số trong quản trị dịch vụ công
Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm
thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước
cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp
vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.
Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà
lãnh đạo, những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng
quyết định hướng đi và sự thành công của quốc gia và tổ chức. Hiện nay,
các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những
lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số
vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”. Đồng thời
cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp
dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh
doanh doanh nghiệp. Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc
gia, các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng
chuyển đổi số khi nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Trước xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang từng bước áp
dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính
sách - pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp
với xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn khuyến
khích các ngành/ nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong
tất cả lĩnh vực, như: chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong
lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công
tác truyền thông,
Tuy vậy, Chính phủ cũng cần phải hoạch định lại các chiến lược
chuyển đổi số quốc gia cho phù hợp và nhất quán nhằm định hướng phát
triển kinh tế - xã hội số. Trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược chuyển đổi
số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp, đảm bảo quá
trình công nghiệp hóa, chuyển đổi hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó
276
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
các cơ quan nhà nước - doanh nghiệp - trường đại học, viện nghiên cứu
giữ vai trò nòng cốt [Nguyễn Thị Phương Dung, 2020, 11].
4.2. Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức
Với lợi ích của chuyển đổi số trong quản trị dịch vụ công như đã
trình bày ở mục 4.1, chuyển đổi số còn được biết đến qua quá trình quản
trị tri thức theo một chu trình khép kín, cụ thể theo hình dưới đây:
Hình 4. Chu trình quản trị tri thức và tác động của chuyển đổi số
(Nguồn: Hồ Tú Bảo, 2017, 4)
5. VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC
Từ xu thế phát triển, định hướng của Đảng, Chính phủ, có thể
thấy, chuyển đổi số ở trường đại học là những vấn đề mà trường đại
học cần phải thay đổi nhìn từ phía người học để đáp ứng nhu cầu của
mô hình đại học số trong quá trình phát triển của CMCN 4.0. Đại học
số hóa được hiểu là hầu hết mọi hoạt động của đại học đều được thực
hiện trên môi trường số. Các nguồn tài nguyên học tập như hệ thống
bài giảng, giáo trình, thư viện, hệ thống quản lý đào tạo, các công trình
và kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin dữ liệu đều được số hóa.
Tương tự, các hoạt động có liên quan như hỗ trợ sinh viên, dịch vụ về
hạ tầng, chuyển giao công nghệ, xúc tiến việc làm,... cũng đều được
thực hiện trên môi trường điện tử [Trần Quốc Bình, 2020, 12].
277
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
5.1. Quá trình phát triển thành công Thư viện số
Để xây dựng và phát triển Đại học số - Đại học thông minh,
ĐHQGHN (Hệ sinh thái số thống nhất trong đa dạng One VNU) thì
phải đòi hỏi tất cả các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN cùng
đồng bộ thực hiện cũng giống như các “Tế bào: Các đơn vị” trong một
“Cơ thể: ĐHQGHN” phải “Chuyển đổi số” nhanh và mạnh mẽ trên
nền tảng công nghệ 4.0. Hệ thống dữ liệu số - thông tin số - tri thức số
ĐHQGHN (hay nói cách khác là quản trị tri thức dưới tác động chuyển
đổi số) sẽ được vận hành trên nền tảng công nghệ thống nhất và đồng
bộ giúp ĐHQGHN có thể chỉ đạo, quản lý, giám sát, vận hành nhanh
chóng, chính xác, hiệu quả, theo thời gian thực mọi hoạt động nghiên
cứu, đào tạo, giảng dạy, học tập của các đơn vị và cũng giúp chính
các đơn vị này chỉ đạo, quản lý, giám sát mọi hoạt động của cấp dưới
mình đồng bộ với chỉ đạo của ĐHQGHN. Các mối quan hệ, liên kết,
kết nối trong ĐHQGHN sẽ là không gian số đa chiều, đa dạng nhưng
được thống nhất và phát triển trong hệ sinh thái số, thúc đẩy nghiên
cứu số, đào tạo số hiệu quả nhất, chất lượng cao nhất, sáng tạo nhất,
tốc độ nhanh nhất và mọi lúc, mọi nơi. Một mô hình thư viện số đang
được lãnh đạo ĐHQGHN quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện các
giải pháp đột phá phấn đấu trở thành Trung tâm Tri thức số hiện đại ở
Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng phải kể đến đó là Trung tâm
Thông tin - Thư viện, ĐQHGHN (VNU-LIC). Quá trình phát triển thành
công thư viện số VNU-LIC nổi bật nhất là giai đoạn 2014-2019: i) Năm
2014: Thư viện số 1.0 (Digital Library 1.0): Số hoá và quản trị tài nguyên
nội sinh ĐHQGHN; ii) Năm 2018: Thư viện số nghiên cứu 2.0 (Digital
Research Library 2.0): Tích hợp tri thức số nội sinh ĐHQGHN với hệ tri
thức học thuật toàn cầu qua hệ thống tìm kiếm thông minh URD2; iii) Năm
2019: Thư viện Thông minh 4.0 (Smart Library 4.0): Phát triển công nghệ
di động, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, truy cập và sử dụng tài nguyên số
thư viện số Bookworm qua smartphone [Nguyễn Hoàng Sơn, 2020,13].
5.2. Chuyển đổi Thư viện số thành Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub)
Trong giai đoạn 2020-2025: Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital
Knowledge Hub): Người dùng tin ĐHQGHN hoàn toàn có khả năng
278
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
truy cập, tìm kiếm, sử dụng và đọc toàn bộ tri thức số của nhân loại,
tạo nên hệ sinh thái nghiên cứu – đào tạo ĐHQGHN đồng bộ hoá
với hệ sinh thái nghiên cứu của nhân loại. Thư Viện Đa điểm (Multi–
Location Library để phát triển mạng lưới thư viện chi nhánh tới toàn
bộ các Trường – Khoa, ĐHQGHN, phát triển văn hoá đọc toàn diện
mọi lúc – mọi nơi).
Trung tâm học tập số - nghiên cứu số: Tích hợp và đồng bộ hóa
dữ liệu số, học liệu số và hệ sinh thái học tập, giảng dạy nghiên cứu
của ĐHQGHN. Tạo hệ sinh thái số lý tưởng cho Tự học suốt đời, Tự
nghiên cứu suốt đời, thúc đẩy xã hội tự học tập, tự nghiên cứu, tự sáng
tạo ĐHQGHN
Trên nền tảng công nghệ thư viện số thông minh, Trung tâm
Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub) (Hình 5) chính là hệ
sinh thái lý tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối,
tích hợp và sáng tạo tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không gian
vật lý và không gian số giúp trí tuệ và trí thông minh của mỗi cá
nhân được tương tác liên tục theo thời gian thực với trí tuệ của cộng
đồng khoa học trong nước và trên thế giới ở bất cứ thời gian nào và
địa điểm nào. Trung tâm Tri thức lý tưởng này đóng vai trò nền tảng,
là bộ não và trái tim để thúc đẩy nghiên cứu, học tập, sáng tạo của
Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025), như sau:
là nơi Hỗ trợ học tập /Nghiên cứu /Đổi mới /Khởi nghiệp (Learn -
Study /Research /Innovate /StartUp); Phát sinh ý tưởng mới (Ideas);
Giao lưu, hợp tác, kết nối, chia sẻ học thuật (Collaborate – Connect
- Sharing); Là nơi truyền cảm hứng nghiên cứu, sáng tạo (Inspire,
Create); có các dịch vụ thông tin hiện đại như lưu trữ - tìm kiếm –
phân tích – tổng hợp dữ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu; Định
hướng thông tin – tri thức – nghiên cứu; Tổ chức Workshop; Hỗ trợ
xuất bản; Hướng dẫn cách viết báo cáo – công trình khoa học; là nơi
đưa con người tiếp cận thế giới thông tin – tri thức mở hiện nay; có
trách nhiệm quốc gia, thể hiện trình độ khoa học và công nghệ trụ
cột của quốc gia
279
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
Hình 5. Ứng dụng VNU-LIC Knowledge Hub 4.0
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Sơn, 2020, 12)
Hình 6 dưới đây thể hiện Mô hình phát triển Đại học số - Đại học
thông minh, ĐHQGHN (2020-2025). ĐHQGHN có vai trò chỉ đạo, quản
lý, điều hành toàn bộ hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu
của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN trên nền tảng số 4.0
(Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Kết nối vạn vật, Điện toán đám mây, Ứng
dụng di động). Trong đó, Thư viện số của Trung tâm Thông tin – Thư
viện, ĐHQGHN (VNU-LIC) có vai trò xây dựng và phát triển học liệu
số phục vụ cho toàn bộ ĐHQGHN. Trong giai đoạn (2020-2025), trên
nền tảng Thư viện số VNU-LIC 4.0 sẽ định hướng phát triển 3 mô hình
Trung tâm Tri thức số, Trung tâm học tập số, Trung tâm nghiên cứu số
để làm nền tảng phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN
và 3 mô hình này sẽ tác động lớn đến quản lý, nghiên cứu, giảng dạy,
học tập, tiếp nhận tri thức của toàn bộ ĐHQGHN trong tương lai.
Hình 6. Vai trò của VNU-LIC để phát triển Đại học số - Đại học thô