Kháiquáttác độngcủa hộinhậpkinhtế
quốctếđếnhệthốngtàichính
Hộinhậpkinhtế quốctế có nhữngtác động
trực tiếp vàgiántiếp đếnnềntài chínhquốcgia.
Tronghệthốngtài chínhcông,HNKTQTtácđộng
trên tất cả các mặtchủ yếucủa nó, bao gồm
NSNN,thị trường tàichínhvàhệthống DNNN
25 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của hội nhập đến nền tài chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 1
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Khái quát tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đến hệ thống tài chính
Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động
trực tiếp và gián tiếp đến nền tài chính quốc gia.
Trong hệ thống tài chính công, HNKTQT tác động
trên tất cả các mặt chủ yếu của nó, bao gồm
NSNN, thị trường tài chính và hệ thống DNNN.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 2
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với NSNN
Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua
yêu cầu thay đổi chính sách tài chính để phù hợp với
yêu cầu của các cam kết quốc tế, bao gồm: (i) Tác
động đến thu ngân sách thông qua việc thực hiện cắt
giảm thuế quan theo lộ trình, thực hiện nguyên tắc tối
huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia; tuân thủ
Hiệp định trị giá hải quan theo quy định của WTO;
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 3
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
(ii) Tác động đến chi NS thông qua việc cắt
giảm các khoản trợ cấp trực tiếp đối với các doanh
nghiệp theo yêu cầu của Hiệp định trợ cấp và các
biện pháp chống trợ cấp; thông qua cải cách tiền
lương, trợ cấp, bảo hiểm XH cũng như việc cải
cách cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư từ
NSNN.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 4
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Ngoài ra, HNKTQT yêu cầu hệ thống NSNN
phải đảm bảo công khai, minh bạch hóa chính
sách và đảm bảo các chính sách được thực hiện
theo lộ trình có thể dự đoán trước để tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh
nghiệp.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 5
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Tác động, ảnh hưởng gián tiếp của hội nhập
đến NSNN được thể hiện qua tác động, ảnh
hưởng đến nền kinh tế thông qua tăng trưởng,
cơ cấu kinh tế, tiêu dùng-tiết kiệm-đầu tư,
thương mại và hệ thống kinh tế vi mô, đặc biệt
là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 6
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu ngân sách,
cụ thể là số thu và cơ cấu các loại thuế như thuế
VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu nhập
doanh nghiệp, thu nhập cá nhân...
Đối với chi ngân sách, tác động, hội nhập
làm biến đổi nhu cầu chi ngân sách đối với nền
kinh tế.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 7
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách cần phải có sự thay đổi về cơ cấu và
quy mô để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
trong nước trong bối cảnh hội nhập, trong đó tập
trung vào chi cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và
củng cố bộ máy hành chính để thực hiện tốt chức
năng quản lý hành chính nhà nước. Hội nhập cũng
gây ảnh hưởng trực tiếp đến thâm hụt NS và nợ
chính phủ.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 8
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Tuy nhiên, để đảm bảo uy tín quốc tế, nợ chính
phủ thuờng phải duy trì ở mức độ thấp và có thể
kiểm soát được. Đây cũng là một vấn đề cần xem
xét trong quá trình hoạch định chính sách tài
chính quốc gia, đặc biệt là quy mô NSNN.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 9
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Những tác động, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
của hội nhập đến thu, chi NS, nợ chính phủ tạo điều
kiện, là động lực và cũng là áp lực đối với Chính phủ
và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cải cách
sâu rộng hệ thống NSNN theo hướng hiệu quả và
công khai, minh bạch, đảm bảo tạo điều kiện thuận
lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 10
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Từ những tác động trên, thách thức đặt ra đối với
NSNN thể hiện qua một số khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ (1) Áp lực cắt giảm thuế do yêu cầu của hội
nhập và phát triển KT-XH trong nước. Theo kinh
nghiệm của các nước, cùng với quá trình cải cách
kinh tế và HNKTQT, vai trò của nguồn thu thuế nhập
khẩu ngày càng giảm đi.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 11
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi NS, các nước thường
thực hiện cải cách cơ cấu thu NS, chuyển sang các loại
thuế trong nước, đặc biệt là thuế VAT và thuế hàng
hóa, kết hợp với việc đẩy mạnh cải cách hành chính
thuế. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất
hoặc giảm lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh
doanh của khu vực doanh nghiệp, tác động đến tăng
trưởng kinh tế lâu dài.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 12
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Thứ (2) Yêu cầu tăng chi NSNN cho mục tiêu phát
triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH. Áp lực
tăng chi NS hiện nay có ở mọi lĩnh vực, mọi thời
điểm, chẳng hạn như yêu cầu tăng chi tiền lương của
khu vực hành chính NN, yêu cầu cải cảch chi cơ sở
hạ tầng và vốn con người phục vụ phát triển KT-XH.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 13
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Điều này đòi hỏi cần sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý;
tuy nhiên, đây không phải là điều dễ thực hiện đối
với một nước đang phát triển như Việt Nam với
việc đặt cho chính sách chi NS nhiều nhiệm vụ,
mục tiêu khác nhau.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 14
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Thứ (3) Dưới áp lực của cắt giảm thuế và yêu
cầu tăng chi NS, khả năng gia tăng lớn về nợ quốc
gia trong tương lai gần có thể xảy ra. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến yêu cầu lành mạnh hóa nền
tài chính quốc gia, tính chủ động của hệ thống NS
do phải bố trí nguồn chi trả nợ lớn và có thể gây
ra khủng hoảng tài chính.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 15
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
So với các nước trên thế giới và trong khu vực,
quy mô NS ở nước ta hiện nay đang ở mức tương
đối cao. Tuy nhiên, số thu NS từ bán tài sản công
như dầu thô và cấp quyền sử dụng đất khá lớn, lại
là nguồn thu không mang tính ổn định, lâu dài và
không phải do nội lực kinh tế tạo ra.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 16
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với Ngân sách Nhà nước
Về nguồn vốn vay viện trợ chính thức, mặc dù là một
nguồn vốn hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển k.tế
ở VN, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, song việc phụ thuộc quá
lớn vào nguồn vốn này sẽ có ảnh hưởng đến môi trường
k.tế vĩ mô cũng như sự nỗ lực, cố gắng của nội bộ nền
ktế, bên cạnh nhiều vấn đề cần phải xem xét cả về chi
phí, hiệu quả và quy mô sử dụng. Đây là những vấn đề
có thể sẽ tạo ra áp lực đối với cải cách NSNN ở VN
trong thời gian tới.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 17
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của
hội nhập đến thu, chi ngân sách, nợ chính phủ
tạo điều kiện, là động lực và cũng là áp lực đối
với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống
NSNN.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 18
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách NSNN trong thời gian tới phải thực
hiện được mục tiêu đảm bảo tính ổn định, hiệu
quả, có khả năng thích ứng nhanh với khủng
hoảng hoặc những biến động lớn trong nền kinh tế
của NSNN. Nội dung cải cách đối với các lĩnh vực
chính sách NS bao gồm:
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 19
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách Ngân sách Nhà nước
- Cải cách cơ cấu thu NS (cải cách thuế):
+ Thời gian tới tập trung vào định hướng mở rộng
cơ sở tính thuế, hạ thuế suất và tăng cường Qlý hành
chính thuế; hướng đến việc hình thành ba loại thuế
chính là thuế trực thu, thuế gián thu và thuế TSản;
từng bước nghiên cứu việc thành lập hệ thống thuế
địa phương với thuế TSản làm trung tâm.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 20
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách Ngân sách Nhà nước
+ Từng bước giảm những ảnh hưởng bóp méo của
hệ thống ưu đãi, miễn giảm thuế và những điểm phức
tạp, bất hợp lý về chính sách kết hợp với việc tăng
cường quản lý thuế để nâng cao tính hiệu quả và công
bằng của hệ thống thuế. Trong lập kế hoạch NS, cần
từ bỏ quan điểm “chạy” theo tốc độ tăng trưởng bình
quân chung mà phải trên cơ sở pháp luật và thực
trạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DN.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 21
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách Ngân sách Nhà nước
+ Với thu NS từ dầu khí, cần dành một phần để
thành lập quỹ dầu khí phục vụ cho những mục tiêu
đầu tư dài hạn nhằm đảm bảo duy trì nguồn tài chính
từ nguồn tài sản đặc biệt này làm dự phòng cho
NSNN, đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng
hoảng, kể cả những khủng hoảng kinh tế vĩ mô hoặc
khủng hoảng tài chính liên quan đến tỷ giá hối đoái –
cán cân thanh toán.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 22
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách Ngân sách Nhà nước
- Cải cách cơ cấu và quản lý chi NS:
+ Cần hướng đến việc xác định quy mô chi NS trên
cơ sở nguồn thu và yêu cầu chi thực tế, có xét đến ảnh
hưởng của việc vay nợ để bù đắp thiếu hụt NS đối với
sự phát triển của nền SX, XH, bao gồm cả việc chuyển
gánh nặng thuế từ thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai
cũng như ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như
tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 23
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
+ Phải xác định rõ phạm vi của các dịch vụ công và
cơ sở hạ tầng NN cần cung cấp, lựa chọn những lĩnh
vực ưu tiên phù hợp với điều kiện KT-XH trong từng
giai đoạn phát triển nhất định và hướng tới nguyên
tắc chỉ thực hiện lập kế hoạch chi NS đối với các
nguồn thu sẵn có với một mức độ bội chi NS nhỏ để
đảm bảo tính bền vững của NSNN chứ không nên tiếp
tục tăng cường chi NS cho các mục tiêu mà khu vực tư
nhân có thể tự làm hoặc liên kết với khu vực nhà
nước, kể cả trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 24
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách Ngân sách Nhà nước
- Cải cách quản lý nợ nhà nước:
+ Phải quản lý nợ nhà nước theo hướng như
quản lý nợ của công ty, theo đó sẽ không có nguồn
tiền nhàn rỗi trong quỹ NS và mọi nguồn tiền
nhàn rỗi mang tính thời vụ đều phải được đầu tư
trên thị trường với lãi suất cạnh tranh để đảm bảo
chi phí thấp nhất cho NS.
4/7/2014 TS.NGUYEN THANH DUONG 25
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP
ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cải cách Ngân sách Nhà nước
+ Việc tính toán chi phí vay nợ cũng như tái cơ
cấu nợ phải được thực hiện thường xuyên trên cơ
sở nghiên cứu biến động lãi suất theo kỳ hạn trên
thị trường (kể cả trong và ngoài nước), để giảm
thiểu chi phí cũng như góp phần đảm bảo phát
triển ổn định thị trường tài chính.