Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức ra đời khi bản tuyên bố thành lập cộng đồng ASEAN được ký kết bởi 10 lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào cuối tháng 12/2015. Cùng với cộng đồng Chính trị- An ninh, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, Cộng đồng Kinh tế thể hiện bước tiến mới trong quá trình hợp tác của các nước ASEAN. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN vào năm 2020.
Sự ra đời của AEC là một mốc đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu của các nước ASEAN trong lĩnh vực kinh tế. AEC có mục tiêu tạo nên thị trường, cơ sở sản xuất thống nhất, tạo điều kiện cho các nước ASEAN phát huy được lợi thế so sánh, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong khu vực. Các nội dung hội nhập trong AEC hứa hẹn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, bớt rào cản hơn cho bản thân các doanh nghiệp trong AEC. Với ý nghĩa như vậy, AEC sẽ tạo ra nhiều động lực cho sự phát triển của các nước ASEAN. Đặt biệt, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tìm các hướng đi mới, việc tận dụng những động lực này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của WTO đến cộng đồng kinh tế Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức ra đời khi bản tuyên bố thành lập cộng đồng ASEAN được ký kết bởi 10 lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào cuối tháng 12/2015. Cùng với cộng đồng Chính trị- An ninh, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, Cộng đồng Kinh tế thể hiện bước tiến mới trong quá trình hợp tác của các nước ASEAN. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN vào năm 2020.
Sự ra đời của AEC là một mốc đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu của các nước ASEAN trong lĩnh vực kinh tế. AEC có mục tiêu tạo nên thị trường, cơ sở sản xuất thống nhất, tạo điều kiện cho các nước ASEAN phát huy được lợi thế so sánh, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong khu vực. Các nội dung hội nhập trong AEC hứa hẹn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, bớt rào cản hơn cho bản thân các doanh nghiệp trong AEC. Với ý nghĩa như vậy, AEC sẽ tạo ra nhiều động lực cho sự phát triển của các nước ASEAN. Đặt biệt, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tìm các hướng đi mới, việc tận dụng những động lực này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thực hiện dựa trên bốn trụ cột: (1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; (2) Khu vục kinh tế cạnh tranh cao; (3) Khu vực phát triển kinh tế đồng đều và (4) Khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Khu vực kinh tế cạnh tranh
Khu vực phát triển kinh tế
Hội nhập kinh tế toàn cầu
Chu chuyển tự do hàng hóa
Chu chuyển tự do dịch vụ
Chu chuyển tự do lao động có tay nghề
Chu chuyển tự do đầu tư
Chính sách cạnh tranh
Bảo vệ khách hàng
Quyền sở hữu trí tuệ
Phát triển cơ sở hạ tầng
Thuế quan
Thương mại điện tử
Thu hẹp khoảng cách phát triển
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sáng kiến cho hội nhập ASEAN
Mở rộng và tiếp cận các mối quan hệ kinh tế bên ngoài
Tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu
Sơ đồ bốn trụ cột của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Nguồn: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn- TS. Nguyễn Anh Thu (đồng chủ biên), Hỏi đáp về Cộng đồng kinh tế ASEAN, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2016, trang 10
Ra đời trong bối cảnh thế giới đầy biến động -sự phát triển và tương tác lẫn nhau giữa cách mạng khoa học – công nghệ, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau là một quá trình vận động phức tạp, trong quá trình đó chứa đựng cả những mặt tích cực và tiêu cực, cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia, dân tộc, nhất là các nước đang phát triển và nước nghèo, đồng thời là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Nên AEC chịu tác động không nhỏ từ nhiều tổ chức toàn cầu như IMF, WB, WTO,trong đó, sự tác động của WTO là dễ dàng nhận thấy nhất.
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Khu vực kinh tế cạnh tranh
Khu vực phát triển kinh tế
Hội nhập kinh tế toàn cầu
WTO
AEC
Nguồn: học viên tự vẽ
Sơ đồ tác động của WTO đến 4 trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong đó mũi tên in đậm chỉ sự tác động mạnh mẽ và hướng mũi tên ngược lại chỉ sự tác động không đáng kể .
Tác động tích cực:
Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là thành viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO; được đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước phát triển. Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình.
Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biện pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên của WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO. Do đó, cơ hội xuất khẩu của AEC sẽ được gia tăng hơn, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ được mở rộng. Các nước đang phát triển nói chung, AEC nói riêng đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngành nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế và xã hội của nước đó.
Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế giới. Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần của mình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được cho mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên được mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản lý kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, cũng như tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới.
Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi, khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển và có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Cạnh tranh với bất cứ nước nào thì cũng làm cho các nước đang phát triển như các thành viên ASEAN có tầm nhìn sâu rộng hơn, tiếp cận được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải tiến và chấp nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Thứ bảy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ dàng hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước đang phát triển. Cái lợi của AEC thường xuyên xuất khẩu lao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền lương mà nước sở tại trả cho người lao động. Thêm vào đó, AEC thường nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công ty kinh nghiệm, tay nghề và trình độ của người lao động được nâng lên, có khả năng tiếp cận với nền công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước.
Tác động tiêu cực.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được từ WTO, các nước thuộc AEC phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của nó:
Thứ nhất, trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắc của nó, mọi thành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đều được giảm dần... chính vì vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các nước đều tập trung sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á cũng không là ngoại lệ. Các nước này đều chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mình có lợi thế so sánh và mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là nguyên liệu thô và các mặt hàng công nghiệp có giá trị thấp. Tuy nhiên trên thực tế, các nước đang phát triển cũng bị buộc phải sản xuất ra các mặt hàng có giá trị và lợi nhuận thấp đó. Các nước phát triển sử dụng đòn bẩy thuế quan buộc các nước đang phát triển phải tập trung khai thác và xuất khẩu hai loại hàng hoá có mức thuế thấp như nguyên liệu thô và hàng hoá bán thành phẩm, còn mặt hàng công nghiệp có giá trị cao thì chịu thuế cao hơn và vấn đề tìm kiếm thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển. Do các nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng công nghiệp có giá trị thấp, không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước phát triển. Công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội để phát triển. Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của các ngành công nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngày càng tăng lên và cùng với nó là sự giảm dần tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Bên cạnh đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng không chỉ làm thay đổi cơ cấu mà còn làm thay đổi tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào. Các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nữa. Điều này đã khiến cho AEC -các nước đang phát triển vốn là những nước xuất khẩu hàng hoá sơ chế và nguồn lao động không kỹ năng rơi vào tình trạng rất bất lợi.
Thứ hai, nằm trong khu vực Đông Nam Á với truyền thống là kinh tế nông nghiệp, nên trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước thuộc AEC cũng phải chịu những tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên của WTO:
Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước ở khu vực Đông Nam Á chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càng khan hiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị. Sản lượng lương thực của nhiều nước giảm đi rõ rệt. Điều đó, có nghĩa là sự sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp đã không thoả mãn yêu cầu của nhân dân trong nước do sự bành trướng của cây công nghiệp. Trong tương lai, các quốc gia thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN, vấn đề an ninh lương thực bị đe doạ nghiêm trọng, buộc các nước này phải nhập khẩu lương thực từ nước ngoài, mức độ lệ thuộc lương thực của các nước này ngày càng gia tăng.
Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các nước đang phát triển nói chung, AEC nói riêng phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng dù tỷ lệ tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại các khu vực nông thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên. Sự phồn vinh chỉ thấy được tại các khu vực thành thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước đang phát triển quá chú trọng vào phát triển công nghiệp,dẫn đến sự phát triển bất cân đối, các nguồn lực ít được đầu tư cho nông nghiệp, nông dân không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất.
Thứ ba, xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn bị hạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống. Nhiều thành phố vì thế đã trở nên quá tải, mật độ dân cư tăng lên quá nhanh ,đã khiến cho tình trạng ô nhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông... tăng vọt.
Thứ tư, để thực hiện theo quy định của WTO, các nước của AEC sẽ bị thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ và phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài tự do tràn vào, gây ra các tác động xấu:
Phải mở cửa nền kinh tế khi đất nước chưa đủ tiềm lực và sự chuẩn bị đối phó trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với các tập đoàn lớn, có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế chân họ trên thị trường trong nước dẫn đến hiện tượng hàng ngoại cạnh tranh với hàng nội địa ngay trên đất nước của chính họ. Một dẫn chứng rất cụ thể là Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT – đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim Việt Nam đã bán lại 49% cổ phần cho tập đoàn bán lẻ Thái Lan central Group.
(Nguồn:
Hàng hoá hoặc dịch vụ nước ngoài có thể tràn ngập thị trường, thế chỗ hàng hóa và dịch vụ nội địa do chúng có sức cạnh tranh cao hơn, như giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Do vậy, các công ty nước ngoài sẽ ngày càng chiếm được nhiều thị phần của khu vực nội địa.
Tình trạng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển gia tăng, do các chính sách đãi ngộ cao của các nước phát triển, nhằm thu hút lao động có trình độ cao sang làm việc cho họ. Nguồn nhân lực tại các nước đang phát triển bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng cao.
Quá trình tự do hoá thương mại đã kéo theo nhiều vấn đề, ảnh hưởng xấu đến nền văn hoá, lối sống tại các nước đang phát triển, du nhập nhiều sách báo, văn hoá phẩm không lành mạnh, làm cho nhận thức của người dân bị sai lệch, do ảnh hưởng của lối sống nước ngoài; tình trạng xung đột bạo lực ngày một gia tăng...Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng khai thác bừa bãi, các chất độc hại của các khu công nghiệp thải ra môi trường không kiểm soát được. Trong xã hội, tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi, sự bất bình đẳng vốn đã ngấm ngầm trong xã hội về giai cấp, sắc tộc, màu da... hiện nay càng trở nên rõ rệt và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Thêm vào đó là vai trò và vị trí của những nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, trong WTO cũng là một thách lớn đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN còn non yếu. Lợi dụng những điều khoản của WTO, các nước lớn không ngừng cạnh tranh tăng cường ảnh hưởng của họ tại khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng vào bậc nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho nước này có vai trò ngày một tăng trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt 280 tỷ USD. Về đầu tư, Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn của ASEAN, nhiều hợp đồng đầu tư lớn lên tới hàng tỷ USD đã được ký kết với Philippin, Indonexia. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư và cung cấp viện trợ phát triển hàng đầu ở Campuchia, Mianma và Lào. Đồng thời, nước này còn là hết sức nhiệt tình tham gia phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; bên cạnh Trung Quốc, Mỹ hiện nay cũng đã gia tăng sự hiện diện và tái can dự của mình ở Đông Nam Á. Vùng với việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển mình của Ấn Độ đang lmaf cho Mỹ trở nên quan tâm nhiều hơn đến khu vực Đông Nam Á, trước hết ở khía cạnh an ninh – quốc phòng, Mỹ phục hồi và tăng cường hợp tác an ninh – quân sự với các nước Đông Nam Á bằng việc ký hàng loạt thỏa thuận quân sự mới với các nước đồng minh truyền thống như Philippin, Thái Lan và Xingapo, và cho họ hưởng quy chế “Đồng minh chiến lược ngoài NATO”. Ngoài ra Mỹ còn cải thiện quan hệ với Indonexia và Việt Nam như chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 5/2016 vừa qua; Ngoài ra, Nhật Bản và Nga cũng có những lợi ích chính trị trong việc phát triển quan hệ tố với các nước thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN khi muốn cạnh tranh với Mỹ và Trung QUốc trong khu vực, khẳng định hơn vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngoài việc tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư, Nhật Bản còn tăng cường viện trợ phát triển cho các dự án lớn như Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Trong khi đó, Nga đang tận dụng công cụ dầu mỏ và công nghệ quốc phòng cũng như sự tăng trưởng kinh tế gần đây để lấy lại ảnh hưởng của mình, trong đó có ASEAN. (tham khảo từ Học Viện Ngoại Giao , Phạm Bình Minh (chủ biên), Cục diện thế giới đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 290-307).
Và sự kiện nóng bỏng nhất vừa xảy ra của Cộng đồng kinh tế Châu Âu là việc Anh rời khỏi EU, theo giới chính khách thế giới lo ngại rằng, việc cử tri Anh quyết định rút khỏi EU có thể sẽ tạo ra hiệu ứng domino ở Châu Âu. Tiếp theo Anh sẽ là các nước Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Hy Lap,Điều này cũng là một thách thức lớn đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN khi chưa tròn được 1 tuổi.
Việc Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời đã mở ra một tiến trình hội nhập mới cho các nước Đông Nam Á, nhưng trong tiến trình này đầy chông gai và thử thách, đòi hỏi mỗi nước thành viên phải tự phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại biến thành sức mạnh tổng hợp đưa đất nước tiến lên quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức thành công. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, WTO, IMF, WB đã có những tác động mạnh mẽ đến các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là tác động đến liên kết khu vực của cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, trong đó tác động về mặt kinh tế là mạnh mẽ nhất, và WTO là tổ chức có những tác động dễ nhận thấy nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học Viện Ngoại Giao , Phạm Bình Minh (chủ biên), Cục diện thế giới đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trang 290-307.
Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Nguyễn Bình Giang (
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – TS. Nguyễn Anh Thu (đồng chủ biên), Hỏi đáp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2016, trang 10.
Nguyễn Duy Dũng – Viện nghiên cứu Đông Nam Á (2012), Asean từ hiệp hội đến cộng đồng – những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
Hồng Phong (chủ biên) 2015, Tìm hiểu về Đông Nam Á và Asean, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên) 2015, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC): Bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.