Tài liệu Các nghiên cứu điển hình về giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, v.v. đã tán đồng và ủng hộ. Các nước giầu cũng như các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ trương Phát triển bền vững, soạn thảo các chương trình và kế hoạch kinh tế-xã hội theo hướng và trong tinh thần của sự Phát triển bền vững.

doc16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Các nghiên cứu điển hình về giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X©y dùng tµi liÖu “ C¸c nghiªn cøu ®iÓn h×nh vÒ Gi¸o dôc v× sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë ViÖt Nam ” PGS.TS.NguyÔn Dôc Quang ViÖn Khoa häc gi¸o dôc ViÖt Nam I..§Æt vÊn ®Ò Tõ kho¶ng h¬n m­êi n¨m nay, ph¸t triÓn bÒn v÷ng ®· trë thµnh mét khái niệm vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, v.v. , “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”. Phát triển bền vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, v.v. đã tán đồng và ủng hộ. Các nước giầu cũng như các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ trương Phát triển bền vững, soạn thảo các chương trình và kế hoạch kinh tế-xã hội theo hướng và trong tinh thần của sự Phát triển bền vững. “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” Một chính sách phát triển bền vững thể hiện tính bền vững về các mặt xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị : - Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa lµ xã hội công bằng, cuộc sống an bình. Sự Phát triển bền vững không để có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội một nước không thể Phát triển bền vững nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ không có Phát triển bền vững về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v.v. Phát triển bền vững về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh. - Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển bền vững kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng tr­íc m¾t hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất tíi chất lượng cuộc sống. - Phát triển bền vững về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Yêu cầu bền vững về môi trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triÓn kinh tế phải bảo vệ môi trường-môi sinh. - Về phương diện chính trị, Phát triển bền vững có nghĩa lµ kết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có sù căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xã hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giúp người học hình thành hành vi và thái độ cần thiết cho phát triển bền vững đồng thời có được năng lực và hành động cụ thể vì một xã hội bền vững c¶ về kinh tế, môi trường, một lối sống hài hoà với việc sử dụng bền vững và công bằng các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên cũng như chuẩn bị cho cá nhân để đối phó với những khó khăn và thách thức, tăng cường khả năng thích nghi, dạy cho người học tôn trọng và bảo vệ môi trường, chấp nhận các phương thức sản xuất và các kiểu tiêu dïng lành mạnh, hài hoà giữa các nhu cầu cơ bản trực tiếp và các quyền lợi dài hạn. Giáo dục vì phát triển bền vững “mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và giá trị cũng như học được các phương thức hành vi và phong cách sống cần thiết cho một tương lai bền vững và sự thay đổi xã hội một cách tích cực” (UNESCO 2005). Giáo dục vì phát triển bền vững về cơ bản là quá trình thóc đẩy các giá trị mà trong đó sự tôn trọng được đặt ở vị trí trung tâm: - Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người và cam kết tạo sự công bằng về kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người; - Tôn trọng các quyền con người của thế hệ mai sau và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các thế hệ; - Tôn trọng và quan tâm tới môi trường sống đa dạng của con người và thiên nhiên, trong đó không thể tách rời việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái của trái đất; - Tôn trọng tính đa dạng của văn hoá và cam kết xây dựng một nền văn hoá hoà bình, không bạo lực và khoan dung ngay tại mỗi địa phương và trên toàn thế giới. Giáo dục vì phát triển bền vững bao gồm tất cả 3 trụ cột chính của phát triển bền vững: xã hội, môi trường, kinh tế với văn hóa là thành tố quan trọng bên trong. 2.C¸c chñ ®Ò vÒ ph¸t triÓn bÒn v÷ng 2.1.B×nh ®¼ng giíi Bình đẳng giới là mục đích và cũng là tiền đề cho phát triển bền vững và đã được nêu trong một số sáng kiến của LHQ như giáo dục cho trẻ em gái (UNGEI) và giáo dục cho mọi người (EFA). 2.2.Søc kháe Phát triển, môi trường và sức khỏe có quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình có tác động lẫn nhau. Có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, ở khía cạnh giáo dục việc tạo ra môi trường học đường an toàn và lành mạnh. Trường học không chỉ giáo dục sức khỏe mà còn cần phối hợp với gia đình và nhà trường để thực hiện nhiệm vụ này.Ngoài ra, đại dịch AIDS cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội trong đó có thái độ kỳ thị và xa lánh. 2.3.M«i tr­êng Các vấn đề chính về môi trường bao gồm: Tài nguyên nước, Thay đổi khí hậu, Đa dạng sinh học, Phòng ngừa và giảm thiểu thảm họa. Giáo dục cần giúp cho mọi người nhận thức được mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên từ đó có ý thức gìn giữ tài nguyên thiên nhiên. Năm ưu tiên chính là nước, năng lượng, chỗ ở, nông nghiệp và đa dạng sinh học. 2.4.Ph¸t triÓn n«ng th«n Phát triển nông thôn cần giải quyết nhiều vấn đề như đói nghèo, di dân ra thành thị, thất học, chênh lệch trình độ giáo dục, kỹ năng cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống trong đó giáo dục được sử dụng làm phương tiện để đảm bảo phát triển bền vững tại vùng nông thôn. Giáo dục và đào tạo cần giúp người dân và thế hệ sau của họ có được cơ hội tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và kỹ năng cơ bản có chất lượng. 2.5.§a d¹ng v¨n hãa Có nhiều cơ hội để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực bền vững cùng kết hợp với nhau như xây dựng lòng khoan dung, hiểu biết đa văn hóa, giáo dục vì hòa bình, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người dạy và người học đồng thời chú trọng đến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Các khía cạnh khác có thể là:tôn trọng sự đa dạng, tăng cường năng lực, tăng thu nhập qua các hoạt động văn hóa như du lịch, lễ hội… 2.6.Hßa b×nh vµ an ninh Học cách cùng chung sống và giải quyết các xung đột/tranh chấp xây dựng tinh thần trách nhiệm công dân để cùng chính quyền xử lý các vấn đề phức tạp trong cuộc sống. 2.7.§« thÞ hãa bÒn v÷ng Thay đổi kinh tế -xã hội dẫn đến rất nhiều vấn đề cho các thành phố: cả ở mặt tích cực và mặt tiêu cực, giáo dục cần giúp mọi người cùng hiểu và xây dựng ý thức công dân trong thời đại toàn cầu hóa. 2.8.Tiªu dïng bÒn v÷ng Cần xây dựng lối sống và phong cách làm việc bền vững, giảm thiểu gây ô nhiễm và rác thải. ác phong cách và lối sống này nhằm tạo ra người công dân có trách nhiệm . Một số phương pháp giáo dục vì phát triển bền vững 3.1. Phương pháp tổ chức Câu lạc bộ CLB là một hình thức hoạt động theo lứa tuổi. CLB không những đem lại quyền hưởng thụ văn hóa văn nghệ, quyền nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tích cực cho mọi đối tượng mà còn giáo dục, động viên họ tham gia tự giác vào quá trình quản lý, sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, giúp nâng cao kiến thức trong học tập, lao động, công tác và trong giao tiếp hàng ngày. CLB là nơi cã những hoạt động phong phú, phù hợp với các nhu cầu lợi ích của người học, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng của họ được bộc lộ, phát triển. * CLB được lập ra nhằm mục đích: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cho người học. - Tạo điều kiện cho người học giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong công tác và cuộc sống. - Giúp họ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày. 3.2. Phương ph¸p thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một phương pháp tổ chức cho người học cùng nhau trao đổi, tranh luận về một chủ đề đó được xác định nhằm giúp cho họ đạt được một sự hiểu biết chung và có được những thái độ phù hợp với những vấn đề đó. Thảo luận có một số đặc trưng sau đây: - Có những vấn đề hay chủ đề phù hợp với hứng thú và trình độ nhận thức chung của học sinh. - Có môi trường thuận lợi, an toàn để tất cả học sinh đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình. - Có sự tương tác giữa các nhóm học sinh trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề một cách thiện chí và dân chủ. - Mọi ý kiến của cá nhân đều được chấp nhận và tôn trọng. - Có người điều khiển. * Mục đích - Giúp học sinh có cơ hội được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn về những vấn đề được thảo luận. - Giúp cho học sinh có cơ hội được bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh. - Hình thành và phá triển cho học sinh kỹ năng trình bày trước tập thể, biết thuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác. 3.3. Phương pháp đóng vai Ðóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển "kỹ năng giao tiếp" của học sinh. Ðóng vai là phương pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Nó mang đến cho học sinh cơ hội luyện tập kỹ năng trong một môi trường được đảm bảo. Ðóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Ðây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng hơn là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như: học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực. 3.4. Phương pháp giải quyết vấn đề Thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nẩy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. Ðối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi cho việc giáo dục học sinh. 3.5. Phương pháp trò chơi Sử dụng trò chơi như một phương pháp tổ chức hoạt động giúp học sinh có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trường cũng như ở cộng đồng. Trò chơi cũng là dịp để học sinh tập xử lý những tình huống nảy sinh trong cuộc sống đời thường, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống. Phương pháp trò chơi có ưu điểm là: học sinh có cơ hội thể nghiệm những hành vi, thái độ, hình thầnh niềm tin, tạo động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống; rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi; tăng cường khả năng giao tiếp. 3.6. Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay Nghiên cứu các trường hợp điển hình) Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống "thật" để minh chững một vấn đề hay loạt vấn đề. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực nên nó phải tương đối phức tạp với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau mà không phải là một câu chuyện đơn giản. * Yêu cầu sư phạm -Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy theo từng nội dung vấn đề. -Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi. -Cách giải quyết tình huống đưa ra phải được dùng để giải quyết cho tình huống có tính khái quát hơn. 4.C¸c t×nh huèng nghiªn cøu ®iÓn h×nh Tài liệu “Giáo dục vì phát triển bền vững ở Việt Nam – các tình huống điển hình” được xây dựng bởi tập thể các cán bộ khoa học của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trường Đại học sư phạm Hà Nội đề cập đến một số tình huống nghiên cứu điển hình về Giáo dục vì sự phát triển bền vững theo tám chủ đề đã nêu ở trên. Tài liệu gồm ba phần: Phần thứ nhất giới thiệu chung về bộ tài liệu, phần thứ hai hướng dẫn chi tiết các điển cứu, phần thứ ba là những thông tin bổ trợ và tài liệu tham khảo. Các tác giả đã tập trung trình bày phần thứ hai là phần chính của tài liệu. Với tám chủ đề ở trên, tài liệu đã giới thiệu một số tình huống nghiên cứu điển hình theo mộ cấu trúc như sau: Tên chủ đề, giới thiệu chung về chủ đề, các nội dung cụ thể của chủ đề, hướng dẫn chi tiết các chủ điểm của chủ đề ( tên chủ điểm, mục tiêu của chủ điểm, tình huống nghiên cứu của chủ điểm, những vấn đề cần suy nghĩ, hành động của chúng ta, thông điệp). Sau đây là giới thiệu sơ lược về tám chủ đề đã được trình bày trong tài liệu. A. Chủ đề: Bình đẳng giới Bình đẳng và công bằng giữa nam và nữ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển tốt ở bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng KHKT đang diễn ra mạnh và hội nhập quốc tế xu thế tất yếu, vai trò quan trọng của giáo dục đối với phát triển của mỗi quốc gia ngày càng được khẳng định. Bình đẳng giới trong giáo dục đã trở thành mục tiêu được khẳng định trong các cam kết quốc tế như Mục tiêu 3 và Mục tiêu 5 trong Kế hoạch giáo dục cho mọi người (EFA) và Mục tiêu 3 trong các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ trong tiến trình phát triển đất n­ớc và thực hiện các cam kết quốc tế về bình đẳng giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến đến bình đẳng giới ở Việt Nam. Các t×nh huèng cụ thể của chủ đề : 1.T×nh huèng 1: Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiẻu số 1.1. Mục tiêu: - Nâng cao nhận thức về quyền được học tập của trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vùng dân tộc. - Tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ em gái - Đề xuất các giải pháp tạo cơ hội cho trẻ em gái dân tộc thiểu số được tiếp cận giáo dục. 1.2. Thông điệp - Tất cả trẻ em trai và gái đều có quyền được học tập. Mọi hành vi vi phạm, gây cản trở đến việc học tập của các em đều là những hành vi vi phạm quyền của trẻ em, cần bị lên án và ngăn cấm. - Cần nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong cuộc sống gia đình và phát triển của xã hội. "Loài người như đôi cánh chim: một cánh là đàn bà, một cánh là đàn ông. Nếu như cả 2 cánh đều không được phát triển bình thường, thì loài người không thể bay được" (B.Boutros Ghali) - Tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái là một yêu cầu cấp thiết, là mục tiêu quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. 2.T×nh huèng 2: Cơ hội chọn ngành nghề của học sinh nữ 2.1. Mục tiêu: - Thay đổi nhận thức về quan niệm cho rằng nữ giới chỉ thích hợp với các ngành xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa. - Định hướng chọn nghề trong các lĩnh vực công nghệ và máy tính cho nữ giới - Tạo cơ hội để nữ giới được đào tạo và làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin - Với ý chí học hỏi vươn lên, nữ giới có thể đảm nhiệm những vị trí quản lý quan trọng và có cơ hội hưởng mức lương cao.Làm thế nào để các em học sinh và toàn xã hội thay đổi định kiến về những nghề truyển thống của phụ nữ là nội trợ, sư phạm, dịch vụ… 2.2.Thông điệp Cần thay đổi nhận thức của xã hội về những nghề phù hợp đối với nữ giới và xóa bỏ định kiến giới trong xã hội, tạo cơ hội cho nữ giới trong việc lựa chọn nghề, tiến đến bình đẳng giới trong lao động việc làm. B. Chủ đề: Søc kháe Chủ đề sức khoẻ bao gồm những vấn đề về sự tác động qua lại giữa các nhân tố kinh tế, môi trường và văn hoá xã hội đối với sức khoẻ với các nội dung đa dạng như sau: Quan hệ/ tác động giữa phát triển công nông nghiệp bền vững và sức khoẻ: phát triển kinh tế quan tâm ( hoặc không) đến bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân sẽ tác động tích cực ( hoặc tiêu cực) đến sự bảo tồn và phát triển môi trường và sức khoẻ người dân Quan hệ/ tác động giữa phát triển đô thị bền vững và sức khoẻ: đô thị hoá (hoặc không) theo quy hoạch trong xây dựng, phát triển giao thông ,vệ sinh môi trường sống, mật độ dân số trong các khu đô thị, diện tích cây xanh,... sẽ tác động tích cực (hoặc tiêu cực) đến môi trường và sức khoẻ người dân Quan hệ/ tác động giữa phát triển nông thôn bền vững và sức khoẻ: phát triển nông thôn như phát triển nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp, chế biên nông sản quan tâm (hoặc không) đến bảo vệ môi trường đất nước, không khí,... nông thôn sẽ gây tác động tích cực (hay tiêu cực) đến môi trường và sức khoẻ người dân Quan hệ/ tác động giữa nhận thức và hành vi của con người và và sức khoẻ: con người hiểu rõ (hoặc không ) và thực hiện (hoặc không) các hành vi liên quan đến cuộc sống lành mạnh, bảo vệ môi trường,.. sẽ có tác động tích cực/tiêu cực đến sức khoẻ của bản thân và cộng đồng Quan hệ/ tác động giữa không công bằng và bất bình đẳng xã hội và sức khoẻ: cư xử không công bằng và bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, người giàu và người nghèo, thành thị và nông thôn,... sẽ gây hậu quả xấu cho sức khoẻ Quan hệ/ tác động giữa môi trường học đường lành mạnh và an toàn đối với sức khoẻ học sinh và giáo viên: đảm bảo ( hoặc không ) một môi trường học đường đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, tránh xa các tệ nạn xã hội, quan hệ thân thiện giữa các thành viên sẽ tác động tích cực ( hoặc tiêu cực) tới sức khoẻ Quan hệ/ tác động giữa tệ nạn xã hội và sức khoẻ : các tệ nạn xã hội ma tuý, bạo lực, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, lạm dụng lao động trẻ em,... sẽ tác động xấu tới sức khoẻ. Các tình huống cụ thể của chủ đề: 1.Tình huống 1: 1.1. Mục tiêu Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế cần quan tâm đến bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân Phê phán những hành động vì lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng Xác định giải pháp phát triển sản xuất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ người dân, đảm bảo phát triển bền vững 1.2. Thông điệp Phát triển kinh tế phải quan tâm đến bảo vệ môi trường và an toàn và sức khoẻ cho người dân thì phát triển kinh tế mới bền vững và hướng tới phát triển bền vững. 2.Tình huống 2: Nam giới hãy là bạn đồng hành trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ 2.1. Mục tiêu -Xác định được trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng tránh HIV/AIDS -Nhận biết được lợi ích của việc nam giới tham gia vào chăm sóc sức khoẻ sinh sản -Xoá bỏ định kiến giới trong quan niệm về vai trò của nam và nữ trong tình yêu, tình dục -Nam giới luôn là người chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2.2.Thông điệp Nam giới cần nâng cao ý thức trách nhiệm, và tham gia tích cực vào trách nhiệm làm cha mẹ; trong hành vi tình dục và SKSS, bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc thai sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em; phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục; phòng, chống việc có thai ngoài ý muốn và các trường hợp mang thai có nguy cơ cao; cùng nhau kiểm soát và đ
Tài liệu liên quan