Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ: Chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ

Hoạt động mua bán quyền sởhữu trí tuệ được thực hiện thông qua các giao dịch pháp lý giữa chủsởhữu quyền độc quyền và pháp nhân hoặc thểnhân nhận các quyền đó. Những mối quan hệpháp luật đó vềcơbản mang bản chất hợp đồng, nghĩa là bên chuyển giao công nghệ đồng ý chuyển giao và bên nhận chuyển giao đồng ý tiếp nhận các quyền đang được nói đến

pdf29 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ: Chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY Professor Michael Blakeney Queen Mary Intellectual Property Research Institute University of London TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giáo sư Michael Blakeney Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary Đại học London Provided and translated by the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II) Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) dịch và cung cấp Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 2 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp Bài 7. Chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ Giới thiệu Hoạt động mua bán quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thông qua các giao dịch pháp lý giữa chủ sở hữu quyền độc quyền và pháp nhân hoặc thể nhân nhận các quyền đó. Những mối quan hệ pháp luật đó về cơ bản mang bản chất hợp đồng, nghĩa là bên chuyển giao công nghệ đồng ý chuyển giao và bên nhận chuyển giao đồng ý tiếp nhận các quyền đang được nói đến. Chuyển nhượng là việc chủ sở hữu bán tất cả các quyền SHTT độc quyền của mình và được một cá nhân khác hoặc pháp nhân khác mua các quyền đó. Khi tất cả các quyền độc quyền đối với một sáng chế đã được bảo hộ được chủ sở hữu của nó chuyển giao cho một cá nhân hoặc một pháp nhân khác mà không có một giới hạn bất kỳ về thời gian hoặc các điều kiện khác, thì “việc chuyển nhượng” các quyền đó được xem như đã được thực hiện. Khái niệm chuyển nhượng này được luật pháp nhiều nước công nhận. Hành vi pháp lý khi chủ sở hữu một sáng chế được bảo hộ chuyển giao các quyền đó cho người khác được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức một tài liệu pháp lý thường được gọi là “văn bản chuyển nhượng” hay đơn giản hơn, một “chuyển nhượng”. Bên chuyển giao được gọi là “bên chuyển nhượng” và cá nhân hoặc pháp nhân kia, bên nhận chuyển giao, được gọi là “bên nhận chuyển nhượng”. Khi việc chuyển nhượng được tiến hành, “bên chuyển nhượng” không còn một quyền bất kỳ về SHTT. “Bên nhận chuyển nhượng” trở thành chủ sở hữu mới của SHTT và được phép thực thi tất cả các quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền ban đầu. Li-xăng là việc chủ sở hữu SHTT cho phép cá nhân hoặc pháp nhân khác thực thi tại một nước và trong một thời hạn quyền SHTT nhất định một hoặc nhiều hành vi trong phạm vi các quyền độc quyền về SHTT tại nước đó. Khi có được sự cho phép đó, một “li-xăng” sẽ Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 3 được cấp. Tài liệu pháp lý chứng minh sự cho phép của chủ sở hữu SHTT này thường được gọi là “hợp đồng li-xăng” hoặc, đơn giản hơn, một “li-xăng”. Chủ sở hữu SHTT thực hiện việc cho phép được gọi là “bên chuyển quyền”. Cá nhân hoặc pháp nhân nhận sự cho phép được gọi là “bên được chuyển quyền”. Li-xăng thường được cấp với những điều kiện nhất định được quy định tại các tài liệu bằng văn bản mà trong đó li-xăng được cấp cho bên được chuyển quyền. Tại một số nước, hình thức pháp lý của văn bản chứng minh việc chuyển nhượng hay hợp đồng li-xăng cũng như các thủ tục và yêu cầu khác liên quan đến việc chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng được quy định bởi luật SHTT, luật chuyển giao công nghệ hoặc luật thương mại. Vì vậy, có thể áp đặt một yêu cầu là văn bản chuyển nhượng quyền SHTT phải đảm bảo các thủ tục để có hiệu lực theo một cách thức riêng, ví dụ, có thể yêu cầu văn bản này phải được ký bởi không chỉ bên chuyển nhượng mà cả bên nhận chuyển nhượng. Ngoài ra, tại một số nước, luật SHTT có thể quy định văn bản chuyển nhượng hoặc hợp đồng li-xăng phải được trình để đăng ký tại các cơ quan sáng chế. Bằng hành vi đăng ký, bên nhận chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển giao li-xăng được Chính phủ công nhận là bên nhận hoặc chủ sở hữu các quyền được chuyển nhượng hoặc được chuyển giao li-xăng. Luật pháp cũng có thể quy định các điều khoản và điều kiện quy định trong văn bản chuyển nhượng hoặc trong hợp đồng li-xăng phải được một hoặc nhiều cơ quan chính phủ được chỉ định xem xét hoặc thẩm định và thông qua. Ví dụ, nếu công nghệ được tiếp nhận từ nước ngoài hoặc phải thực hiện việc chi trả bằng ngoại tê, luật pháp có thể quy định ủy ban đầu tư nước ngoài hoặc ngân hàng trung ương hay cả hai xem xét và thông qua các điều khoản trong văn bản chuyển nhượng hoặc hợp đồng li-xăng. 2. Các nguyên tắc hợp đồng Mối quan hệ pháp luật giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao chủ yếu mang bản chất hợp đồng, có nghĩa là tất cả các khía cạnh của mối quan hệ này sẽ do luật hợp đồng điều chỉnh. Các điều khoản của hợp đồng có thể được hai bên hoàn toàn nhất trí, hoặc do tòa án gợi ý để hợp đồng có hiệu quả kinh doanh. Cho dù một thỏa thuận chuyển giao hoặc hợp đồng chuyển quyền nhìn chung là kết quả của một quá trình đàm phán chi tiết và kết thúc là một văn bản, tòa án vẫn thường thận trọng xác minh mục đích thực sự của các bên. Sự quan tâm cân nhắc, hay việc trung chuyển giá trị lẫn nhau giữa các bên là yêu cầu cơ bản đánh giá khả năng thực thi của các hợp đồng theo thông luật. Thông thường, một thỏa Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 4 thuận sẽ liên quan đến một dòng công nghệ từ một bên, đổi lấy dòng tiền phí li-xăng hay các loại tiền thù lao khác từ phía bên kia. Nếu những điều đã cam kết không được thực hiện, việc cân nhắc có thể thất bại và hợp đồng chấm dứt. Trái với yêu cầu về sự quan tâm cân nhắc để có hiệu lực ở hệ thống thông luật, tại một số nước theo hệ thống luật lục địa như Đức, cam kết vô điều kiện (những cam kết được thực hiện một cách tự nguyện mà không phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào) lại có thể được thực thi. Việc thực thi phù hợp với các điều khoản của hợp đồng sẽ miễn trừ các nghĩa vụ của một bên đối với hợp đồng. Không thể thực hiện hợp đồng, hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng có thể khiến một bên phải gánh trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Tùy theo bản chất của hành vi vi phạm, bên bị vi phạm có thể coi như hợp đồng đã chấm dứt, hoặc có thể vẫn tiếp tục hợp đồng. Trong cả hai trường hợp, bên bị vi phạm có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi vi phạm nhỏ, biện pháp giải quyết sẽ là bồi thường thiệt hại. Nhìn chung, hợp đồng sẽ xác định các tình huống mà theo đó bên bị vi phạm có thể coi như hợp đồng đã kết thúc. Hợp đồng có thể bao gồm một điều khoản miễn trừ trách nhiệm của các bên. Điều khoản này phải được thông báo cho bên có liên quan biết. Nếu một bên thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng do hợp đồng bị vi phạm, nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng của hai bên không còn và bên vi phạm thường sẽ bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho những mất mát mà bên bị vi phạm phải chịu. Khi hợp đồng được hình thành trên một cơ sở không đúng đắn, bên bị vi phạm có thể được phép huỷ bỏ hợp đồng và kiện đòi bồi thường thiệt hại. Nhìn chung, để làm được điều này, sự không đúng đắn phải lôi kéo được một người phù hợp tham gia vào hợp đồng. Ví dụ, việc diễn đạt sai sự cho phép của bên chuyển giao đối với một số quyền SHTT nhất định sẽ khiến cho hợp đồng trở nên vô hiệu cũng như dẫn tới khả năng vô hiệu hoá một quyền sở hữu. Hợp đồng có thể bị vô hiệu bởi một lỗi cơ bản liên quan đến sự tồn tại của đối tượng hợp đồng, ví dụ, liên quan đến các sáng chế và kiểu dáng trong một chuyển giao, mà tòa án lại không thể quen xử lý việc xoá bỏ các giao kèo xấu hoặc các lỗi tính toán. Trong một số ít trường hợp, sức ép về mặt kinh tế có thể khiến cho hợp đồng vô hiệu. 3. Các biện pháp xử lý Một loạt biện pháp xử lý được quy định đối với việc vi phạm hợp đồng. Khi một hợp đồng, do một lỗi nào đó, không đưa vào đủ các điều kiện mà các bên đã thỏa thuận và có Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 5 bằng chứng thuyết phục rằng một bên nhận thức được điều đó, tòa án có thể ra lệnh sửa hợp đồng để có thể phản ánh được ý định của các bên. Khi có thiếu sót trong quá trình soạn thảo hợp đồng, hủy bỏ từ đầu là một biện pháp đưa các bên trở lại vị trí khởi đầu của họ. Biện pháp này có thể có điểm bất lợi như một khoảng thời gian đã trôi qua, nội dung hợp đồng đã được thống nhất hoặc không thể được bồi thường thiệt hại. Do đó, ví dụ, nếu bên chuyển quyền nhận tiền phí chuyển quyền từ bên được chuyển quyền, sẽ khó khẳng định được là bên được chuyển quyền đã không thể nỗ lực hết sức. Luật hợp đồng quy định thiệt hại phải được bồi thường và những gì bên bị vi phạm được nhận nếu hợp đồng được thực hiện. Bên vi phạm có trách nhiệm đối với các thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng của họ gây nên. Tuy nhiên, bên bị vi phạm cũng có nghĩa vụ phải giảm thiểu đến mức tối đa các thiệt hại từ việc hợp đồng bị vi phạm. Thiệt hại phải được tính toán kỹ càng theo một cách hợp lý ở khía cạnh do việc hợp đồng bị vi phạm gây ra. Trong những tình huống nhất định, một hợp đồng có thể không thể được thực thi, bởi sự can thiệp của các quy định pháp luật, như luật cạnh tranh chẳng hạn. Trong trường hợp này, hợp đồng có thể được cứu vãn bằng cách tách các điều khoản xung đột ra, với điều kiện các điều khoản xung đột này không nằm trong phần chủ chốt của hợp đồng. Việc sửa hợp đồng có thể được thực hiện trong trường hợp các bên mắc lỗi giống nhau. Có một số ngoại lệ hẹp đối với quy định này, đó là đối với trường hợp có gian lận, không nhất quán (khi một bên giao dịch biết hợp đồng có mắc lỗi có lợi cho họ nhưng không làm gì để sửa lỗi) và giao dịch đơn phương. Tiêu chuẩn về bằng chứng cho loại lỗi này là rất cao và gánh nặng tìm ra bằng chứng chắc chắn thuộc về bên muốn sửa hợp đồng. Khi các bên đã đạt được thỏa thuận sau một quá trình đàm phán kéo dài, tiêu chuẩn về bằng chứng còn có thể cao hơn. 4. Giải thích hợp đồng Để xác định được ý định của các bên, tòa án sẽ đọc tổng thể nội dung hợp đồng, đặt các câu chữ được sử dụng theo nghĩa tự nhiên và bình thường của chúng vào bối cảnh hợp đồng, quan hệ giữa các bên và tất cả các yếu tố liên quan xung quanh giao dịch đã có giữa các bên. Theo thông luật, việc giải thích hợp đồng không liên quan đến việc tìm hiểu ý định thật sự của các bên, mà là nghĩa khách quan của hợp đồng. Việc giải thích hợp đồng là việc xác định những gì mà ngôn ngữ của hợp đồng có thể biểu lộ cho một người nói tiếng Anh thông thường một cách hợp lý. Do đó, hợp đồng phải Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 6 được phân tích theo nghĩa khách quan khi được những người đọc phù hợp đã biết trước ở mức độ thỏa đáng bối cảnh liên quan đến khối thông tin này xem xét. Các thuật ngữ khoa học kỹ thuật phải được định nghĩa. Nếu các thuật ngữ được sử dụng trong các điều khoản chủ chốt bao hàm nhiều nghĩa, phần đầu của hợp đồng có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề đa nghĩa này. 5. Nội dung của hợp đồng li-xăng (a) Phạm vi của li-xăng Giới thiệu Trọng tâm của một hợp đồng li-xăng là việc xác định loại công nghệ được chuyển giao, cũng như mức độ của các lợi ích được chuyển giao. Điều này sẽ được thực hiện thông qua các điều khoản liên quan đến đối tượng của hợp đồng, lĩnh vực sử dụng công nghệ được chuyển giao và xác định lãnh thổ và khách hàng được phép chuyển giao. Nằm trong số các đối tượng trung tâm của việcchuyển giao công nghệ sẽ là quyền sở hữu trí tuệ, có thể kèm theo nguyên liệu thô và dịch vụ kỹ thuật trọn gói. Li-xăng sẽ cho phép sử dụng sở hữu trí tuệ cho một mục đích hoặc các mục đích định sẵn, như sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Cần xem xét kỹ để đảm bảo rằng hợp đồng có đặc tính là một li-xăng (một sự cho phép) chứ không phải là một chuyển nhượng các quyền liên quan. Cũng cần phải thận trọng để đảm bảo rằng việc sử dụng được phép không xung đột với các luật cạnh tranh hoặc luật chuyển giao công nghệ có liên quan. Đối tượng Đối tượng của li-xăng thường sẽ được xác định trong các điều khoản định nghĩa và phụ lục. Chi tiết về đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ được chuyển quyền sử dụng sẽ được xác định theo trình tự. Know-how sẽ được xác định cùng sản phẩm, cách sử dụng hay hoạt động. Nội dung này có thể được mô tả trong li-xăng, hoặc trong một hướng dẫn vận hành. Cần cân nhắc kỹ khi soạn thảo phần định nghĩa để có thể bao hàm sở hữu trí tuệ có liên quan. Lĩnh vực sử dụng Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 7 Để tối đa hóa lợi ích thu được từ công nghệ của mình, bên chuyển quyền sử dụng có thể tách các phần sử dụng được phép khác nhau chuyển giao cho các bên được chuyển quyền khác nhau. Ví dụ, một dược phẩm có thể được sử dụng cho cả người và động vật và bên chuyển quyền có thể hạn chế bên được chuyển quyền là bác sĩ thú y với phạm vi sử dụng được phép là các ứng dụng không dành cho người. Hạn chế về mặt lãnh thổ Về phạm vi, sở hữu trí tuệ có tính quốc gia, có ngoại lệ là các quyền sở hữu trí tuệ trên toàn lãnh thổ Cộng đồng châu Âu, như Nhãn hiệu Cộng đồng và Sáng chế Cộng đồng. Quyền sở hữu trí tuệ quốc gia có thể được chia nhỏ trong nhiều thỏa thuận li-xăng (ví dụ, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) hoặc một số quyền quốc gia có thể được mở rộng phạm vi trên cơ sở xây dựng lãnh thổ được cấp li-xăng (ví dụ, Đông Nam Á, Tây bán cầu, v.v.). Hạn chế về mặt lãnh thổ ngược lại có thể áp đặt một cách tương hỗ lên bên chuyển quyền nếu là li-xăng độc quyền, bởi bên chuyển quyền không thể chỉ định bên được chuyển quyền khác ở lãnh thổ đó, và cũng không được phép tự mình xâm nhập vào lãnh thổ đó. (b) Các điều kiện và đảm bảo Giới thiệu Trong quá trình đàm phán, hai bên sẽ đưa ra các tuyên bố khác nhau. Theo nguyên tắc chung, hợp đồng bằng văn bản mà các bên phải thực hiện sẽ quy định rằng nó sẽ thay thế một tuyên bố bất kỳ trước khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, một tuyên bố vật chất sai có thể là cơ sở dẫn đến một hành vi sai lầm hay một hành vi pháp lý nào khác tại những thể chế quy định cấm các hành vi sai hoặc gây nhầm lẫn. Bên chuyển quyền giỏi đàm phán sẽ không hứa hẹn đảm bảo hay tuyên bố dưới hình thức bất kỳ, thể hiện rõ hay ám chỉ về vấn đề bất kỳ trong hợp đồng. Tuy nhiên, tòa án không phải lúc nào cũng công nhận thực tế này, và để việc kinh doanh li-xăng có hiệu quả, tòa án có thể sẽ buộc phải đưa các điều khoản còn bỏ trống vào hợp đồng. Dưới đây là những điều khoản chính sẽ bị buộc phải đưa vào hợp đồng nếu không được thể hiện rõ: Đảm bảo quyền Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 8 Bên chuyển quyền phải đảm bảo rằng họ có quyền đối với các quyền sở hữu trí tuệ và một đối tượng bất kỳ khác của li-xăng. Khi một quyền có liên quan đến một gánh nặng tài chính nào đó, như một tài sản thế chấp hay đảm bảo, điều này cần phải được công bố. Đảm bảo hiệu lực Đảm bảo hiệu lực một quyền SHTT được chuyển giao là không bình thường, bởi đăng ký không được đảm bảo hiệu lực. Cuối cùng, hiệu lực sẽ được xem xét tại toà án và điều này là không bình thường đối với hầu hết li-xăng. Bên được chuyển quyền có thể phải có trách nhiệm đảm bảo đền bù thiệt hại bất kỳ cho một bên thứ ba. Có thể đạt được điều này bằng một khoản đền bù tương đương với một tỷ lệ phần trăm tiền phí li-xăng trả cho bên chuyển quyền trong khoảng thời gian giải quyết việc kiện tụng với bên thứ ba hoặc bằng việc giảm tạm thời tiền phí li-xăng trong tương lai cho đến khi chi trả tất cả hoặc một phần thiệt hại được thống nhất giữa hai bên. Phù hợp với mục đích Khi một công nghệ được phát triển vì một mục đích cụ thể, bên được chuyển quyền sẽ cần được đảm bảo rằng công nghệ phải phù hợp với mục đích đó. Việc bảo đảm này thường sẽ được cụ thể hóa theo các điều kiện vận hành thông thường, để đạt được các kết quả cụ thể ở một mức chi phí cụ thể. Các điều khoản ngoại lệ Sẽ là không bình thường trong một li-xăng nếu cố gắng loại trừ trách nhiệm khi có vi phạm các điều kiện theo quy ước. Nhìn chung, các điều khoản ngoại lệ sẽ được giải thích một cách chặt chẽ, bởi người ta thường quan niệm các bên tham gia hợp đồng đều có ý định chấp nhận các nghĩa vụ theo quy ước. Mức độ chặt chẽ phù hợp với cách xây dựng hợp đồng có thể phụ thuộc một cách hợp lý vào mức độ các bên làm trái với các nghĩa vụ đã được quy ước. Các nghĩa vụ đã được quy ước theo luật pháp trong một hợp đồng thương mại thường là những nghĩa vụ mà một nhà kinh doanh trung bình sẽ nhận ra rằng nhà kinh doanh đó phải chấp nhận khi tham gia một loại hợp đồng cụ thể. (c) Các yêu cầu thực hiện Do bên chuyển quyền sẽ phụ thuộc vào các nỗ lực của bên được chuyển quyền để đảm bảo doanh thu, sẽ là không bình thường nếu một thỏa thuận li-xăng yêu cầu bên được chuyển quyền “nỗ lực hết sức mình” để khai thác công nghệ được chuyển quyền sử dụng. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 9 Trước khi công nghệ được đưa ra thị trường, sẽ không dễ dàng xác định được chính xác thị trường chờ đợi điều gì từ bên được chuyển quyền và khi bắt đầu quan hệ li-xăng, các bên có thể thích tìm một biện pháp thay thế ít khắt khe hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là đối tượng của tương đối nhiều vụ kiện cáo. Quả thực, khi chưa có thoả thuận rõ ràng, tòa án thường đòi hỏi nghĩa vụ nỗ lực hết sức mình để đem lại hiệu quả kinh doanh cho li-xăng. Một phán quyết tiêu biểu tại Mỹ liên quan đến vấn đề này là ở vụ Wood kiện Lucy, Lady Duff-Gordon (1917) 118 NE 214, trong đó Cardozo J có liên quan đến việc cấp một li- xăng độc quyền cho việc đưa ra thị trường các thiết kế thời trang. Do đó, nguồn doanh thu duy nhất của bên chuyển quyền là tiền công cô ta nhận được khi bên được chuyển quyền bán được quần áo, và vì vậy, Thẩm phán cho rằng việc áp đặt nghĩa vụ bắt buộc bên chuyển quyền phải nỗ lực hết sức mình là hợp lý. Lệnh áp đặt này sẽ không phải thực hiện nếu có sự đảm bảo về mức tiền phí li-xăng tối thiểu, và ngược lại sẽ phải thực hiện nếu không có khoản thù lao tối thiểu đó. Nguyên tắc chung là bên được chuyển quyền có nghĩa vụ tiến hành tất cả các bước theo khả năng của mình mà một người trung bình có thể làm được vì lợi ích của người đó để đạt được kết quả như mong muốn. Việc xem xét thế nào là trung bình trong từng tình huống sẽ phụ thuộc vào bản chất, khả năng, năng lực và trách nhiệm của bên nhận chuyển giao trong từng hợp đồng cụ thể. (d) Cải tiến công nghệ Hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi của li-xăng công nghệ là cả bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền đều có thể cải tiến công nghệ. Hợp đồng li-xăng có thể quy định cấp ngược trở lại cho bên chuyển quyền những cải tiến này. Việc cấp ngược trở lại này sẽ phải được thực hiện theo các quy định của luật cạnh tranh. Vấn đề gây tranh cãi là định nghĩa “cải tiến”. Theo định nghĩa rộng, cải tiến là “tiến bộ kỹ thuật liên quan đến công nghệ đã được cấp li-xăng được thể hiện trong một sáng chế, kiểu dáng, thay đổi phần mềm, hoặc bí quyết có khả năng bảo hộ hoặc được bảo hộ bởi một bằng độc quyền sáng chế, một quyền về kiểu dáng đã đăng ký hoặc chưa đăng ký, hay bởi luật về bí mật thương mại, được tạo ra sau ngày có hiệu lực của một thỏa thuận li-xăng”. Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp 10 Theo quan điểm hẹp hơn, cải tiến được giới hạn ở tiến bộ kỹ thuật tương tự với sáng chế trong bằng độc quyền sáng chế đã được cấp li-xăng. Các khả năng liên quan đến cải tiến bao gồm: (i) Cải tiến không thể sử dụng được mà không xâm phạm độc quyền của bên chuyển giao; (ii) Cải tiến được xem như có bắt nguồn chủ yếu vào bí quyết đã được cấp li-xăng; (iii) Cải tiến chức năng để: (a) giảm chi phí sản xuất; (b) tăng doanh số bán sản phẩm; (c) tăng sản lượng. (iv) Cải tiến sản xuất ra các sản phẩm có các đặc điểm tương tự như sản phẩm hoặc quy trình đã được cấp li-xăng; và (v) Cải tiến liên quan đến tính cạnh tranh. Một lĩnh vực khó khăn mới liên quan đến cải
Tài liệu liên quan