Năm 1986, khi Vòng đàm phán Uruguay của GATT được khởi xướng, Hoa Kỳ ước
tính rằng thiệt hại hằng năm do hàng nhái và hàng giảcủa nước này khoảng 60 tỉ đô-la. Năm 1998, OECD ước tính hàng giảchiếm 5 – 7% thương mại thếgiới. Tại hội
nghịthượng đỉnh Davos năm 2003, thương mại thường niên trong lĩnh vực hàng giả
được ước tính trịgiá 450 tỉ đô la Mỹ. Quy mô thực sựcủa hàng nhái và hàng giả
không thể ước tính chính xác được vì nó là hoạt động bí mật và mang tính hình sự.
Một sốnét vềquy mô của hiện tượng mới này có thể được tìm thấy trong thống kê
của Hải quan vềnhững vụtịch thu hàng giả. Ví dụ, trong thông báo tháng 10 năm
2005 của Ủy ban châu Âu (EC) sưu tập từnhững báo cáo mà các cơquan hải quan
của các quốc gia thành viên EU gửi tới vềviệc ngăn chặn hàng giảtại biên giới
Cộng đồng trong vòng 5 năm qua
1
30 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ: Thực thi sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY
Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London
Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)
Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp
Bài 9. Thực thi sở hữu trí tuệ
Hiện tượng mới về hàng nhái và hàng giả về sở hữu trí tuệ
Năm 1986, khi Vòng đàm phán Uruguay của GATT được khởi xướng, Hoa Kỳ ước
tính rằng thiệt hại hằng năm do hàng nhái và hàng giả của nước này khoảng 60 tỉ đô-
la. Năm 1998, OECD ước tính hàng giả chiếm 5 – 7% thương mại thế giới. Tại hội
nghị thượng đỉnh Davos năm 2003, thương mại thường niên trong lĩnh vực hàng giả
được ước tính trị giá 450 tỉ đô la Mỹ. Quy mô thực sự của hàng nhái và hàng giả
không thể ước tính chính xác được vì nó là hoạt động bí mật và mang tính hình sự.
Một số nét về quy mô của hiện tượng mới này có thể được tìm thấy trong thống kê
của Hải quan về những vụ tịch thu hàng giả. Ví dụ, trong thông báo tháng 10 năm
2005 của Ủy ban châu Âu (EC) sưu tập từ những báo cáo mà các cơ quan hải quan
của các quốc gia thành viên EU gửi tới về việc ngăn chặn hàng giả tại biên giới
Cộng đồng trong vòng 5 năm qua1. EC đã ghi lại những khuynh hướng sau:
Những thay đổi về số lượng:
• Các vụ tịch thu tăng 1000 % trong thời gian đó
• Hiện nay, Hải quan tịch thu hơn 100 triệu mặt hàng mỗi năm
• Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, là khu vực chính sản xuất hàng giả
• Từ năm 2003 đến 2004, số vụ hải quan liên quan đến hàng giả tăng hơn gấp
đôi chiếm 22 000 vụ hằng năm
• Vấn đề ngày càng gia tăng về nhu cầu thân thiện với môi trường trong việc
tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa bị tịch thu.
Những thay đổi về chất lượng:
• Hàng giả tăng nhiều gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn
1 Ủy ban châu Âu, Thông báo cho Ủy ban, Quốc hội châu Âu và Ủy ban Kinh tế và Xã hộichâu Âu về
phản hồi của Hải quan đối với những Khuynh hướng mới nhất về vấn đề Hàng giả và Hàng nhái tại Brussels,
11.10.2005, COM(2005) 479 phiên bản cuối cùng
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
3
• Hầu hết các sản phẩm bị tịch thu hiện nay là đồ gia dụng hơn là đồ xa xỉ
phẩm
• Số lượng sản phẩm công nghệ cao tinh xảo gia tăng
• Việc sản xuất được thực hiện ở quy mô công nghiệp hóa
• Hàng giả chất lượng cao rất khó có thể bị phát hiện mà không có giám định
kỹ thuật
EC cho rằng những lý do làm gia tăng mạnh việc buôn bán hàng giả là (i) lợi nhuận
cao và rủi ro tương đối thấp, đặc biệt khi thực hiện các hình phạt ở một số nước; (ii)
từ sự phát triển chung của toàn cầu về năng lực công nghiệp hóa để sản xuất các sản
phẩm có chất lượng cao; và (iii) quyền lợi ngày càng gia tăng của tội phạm có tổ
chức trong việc chia sẻ lợi nhuận cao này. Vì lý do sau cùng này, EC đã xác định
những nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh và sức khỏe công cộng, cụ thể liên quan
đến việc bắt giữ những hàng hóa nguy hiểm bao gồm dược phẩm giả, thực phẩm giả,
bột giặt giả và những đồ chơi không an toàn.
Thực thi theo Hiệp định TRIPS
Toàn cảnh
Động cơ chính để đưa các quyền sở hữu trí tuệ thành chủ đề của vòng đàm phán
Uruguay của GATT là việc nhận thức hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế hiện có đang
thiếu việc thực thi có hiệu quả. Tuyên bố cấp Bộ trưởng ngày 20 tháng 9 năm 1986
khởi xướng Vòng đàm phán Uruguay giải thích rằng
Để giảm đến mức tối thiểu những xuyên tạc và cản trở đối với nền thương
mại quốc tế, và có tính đến nhu cầu thúc đẩy việc bảo hộ thỏa đáng và có
hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ, và đảm bảo rằng các biện pháp và thủ tục
thực thi quyền sở hữu trí tuệ không tự trở thành các rào cản đối với thương
mại hợp pháp, mục đích của các vòng đàm phán là làm rõ các điều khoản của
GATT và soạn thảo kỹ lưỡng các quy định và nguyên tắc mới thích hợp.
Các vòng đàm phán sẽ hướng tới việc phát triển một khung đa phương về
những nguyên tắc, luật lệ và quy tắc nhằm giải quyết nạn buôn bán quốc tế về
hàng giả , có tính đến những công tác đã được thực hiện trong GATT.
Kết quả là, Phần II của Hiệp định TRIPS bắt buộc các quốc gia quốc gia thành viên
phải thiết lập một cơ chế thực thi toàn diện.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
4
Năm khoản trong Điều 41 xác định các nghĩa vụ thực thi chung có tính chất bắt
buộc đối với các quốc gai quốc gia thành viên. Các Điều từ 42 đến 50 quy định các
thủ tục và biện pháp đền bù dân sự và hành chính được quy định dành cho các chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ. Điều 61 quy định việc xác lập các thủ tục hình sự và biện
pháp đền bù trong trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền ở
quy mô thương mại. Một sáng kiến có ý nghĩa quan trọng là hệ thống kiểm soát biên
giới đối với hàng giả về sở hữu trí tuệ được thể hiện trong các Điều từ 51 đến 60
được bàn luận trong phần sau. Là kết quả tất yếu của các điều khoản về thực thi của
Hiệp định, các biện pháp được thông qua trong các Điều 63 và 64 về việc thiết lập
các cuộc tham vấn đa phương và các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Các nghĩa vụ thực thi chung
Điều 41.1 của Hiệp định TRIPS áp đặt cho các quốc gia thành viên WTO một nghĩa
vụ chung để thực hiện các thủ tục thực thi ghi trong Hiệp định ‘cho phép hành động
có hiệu quả chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ’. Những thủ tục
này cũng đòi hỏi phải bao gồm ‘các biện pháp tức thời nhằm ngăn chặn các hành vi
xâm phạm và các biện pháp cản trở các hành vi xâm phạm tiếp theo’. Kiên định với
các mục tiêu chung về tự do hóa thương mại của WTO, những thủ tục này đòi hỏi
phải được ‘áp dụng theo cách thức sao cho tránh được việc tạo ra các rào cản đối với
thương mại hợp pháp và quy định các biện pháp bảo vệ chống lại sự lạm dụng các
thủ tục này’.
Để mở rộng các điều kiện sau cùng, Điều 41.2 quy định ‘các thủ tục liên quan đến
thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải công bằng và bình đẳng’. Cụ thể hơn, có một
khoản quy định rằng các thủ tục này ‘không phức tạp và tốn kém một cách không
cần thiết, và cũng không được dẫn tới những hạn chế bất hợp lý về thời gian hoặc
những trì hoãn không thích đáng’. Ở hầu hết các nước, một phần sự chậm trễ là hậu
quả tất yếu của việc gia tăng khối lượng công việc mà hệ thống tòa án phải gánh
chịu.
Điều 41.3 quy định rằng ‘các quyết định phán xử vụ việc nên được thể hiện bằng
văn bản và nêu rõ lý do’ và rằng chúng ‘ít nhất phải được trao cho các bên mà không
được chậm trễ quá mức’. Quy trình đúng cũng được quy định trong đoạn khẳng định
rằng ‘các quyết định về vụ việc sẽ chỉ dựa trên các chứng cứ mà các bên đưa ra khi
xét xử’.
Cơ hội xem xét lại những quyết định hành chính cuối cùng và ‘các khía cạnh pháp lý
của những quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm’ được quy định trong Điều 41.4.
Tuy nhiên, đoạn 4 quy định rằng ‘không bắt buộc tạo cơ hội xét lại việc tuyên bố tha
bổng trong các vụ án hình sự’.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
5
Điều 41.5 gồm một tuyên bố chung ghi nhớ rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở
một nước Thành viên không được đặt ở vị trí cao hơn so với việc thực thi các quyền
khác. Vì vậy không chỉ không có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống tòa án riêng biệt về
thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Điều 41.5 còn quy định rằng không có ‘nghĩa vụ trong
việc phân chia các nguồn lực giữa thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thực thi pháp luật
nói chung’. Tuy vậy, điều khoản này không tránh khỏi những nghĩa vụ quy định các
thủ tục thực thi khẩn trương và tạo cơ hội cho các bên quan tâm được lắng nghe và
có cơ hội khiếu nại vụ việc. Những nghĩa vụ này tất yếu sẽ kéo theo việc triển khai
các nguồn lực, phụ thuộc vào mức tài trợ hiện có mà bộ phận tòa án của nước đó
nhận được, và có thể đòi hỏi việc phân bổ ưu đãi các nguồn lực đối với việc thực thi
quyền sở hữu trí tuệ của tòa án.
Các thủ tục dân sự
Trong mối quan hệ với các quyền sở hữu trí tuệ được đề cập đến trong Hiệp định
TRIPS, Điều 42 quy định các quốc gia thành viên phải đáp ứng các thủ tục tố tụng
dân sự về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các chủ thể quyền, kể cả các liên
đoàn và các hiệp hội có tư cách pháp lý hưởng các quyền đó. Điều 42 yêu cầu các
thủ tục này phải công bằng và bình đẳng trong đó bị đơn có quyền ‘được thông báo
bằng văn bản một cách kịp thời và đầy đủ, kể cả căn cứ khiếu kiện’.
Sự có mặt của luật sư độc lập cũng được quy định trong Điều 42. Tất cả các bên
tham gia các thủ tục này ‘sẽ có quyền chính đáng chứng minh cho yêu sách của
mình và trình bày tất cả các bằng chứng có liên quan’ mà không cần các thủ tục áp
đặt ‘các quy định phiền toái quá mức liên quan đến việc đương sự buộc phải có
mặt’.
Tóm lại, Điều 42 quy định các thủ tục ‘sẽ cung cấp phương tiện xác định và bảo vệ
các thông tin bí mật, trừ khi điều này trái với các quy định của hiến pháp hiện hành’.
Bằng chứng
(a) Phát hiện và thẩm vấn
Như thông lệ trong tố tụng dân sự ở phần lớn các nền tài phán, Điều 43.1 quy định
các thủ tục về bản chất của việc phát hiện và quản lý những lời thẩm vấn, khi một
bên có liên quan ‘đưa ra các chứng cứ có sẵn một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho lời
khai và xác định các chứng cứ có liên quan đến việc chứng minh lời khai trong sự
kiểm soát của bên phản đối’. Mối quan ngại đặc biệt sâu sắc trong việc tố tụng liên
quan đến sáng chế là những thủ tục tiền xét xử có thể dẫn đến việc các bí mật
thương mại bị bộc lộ. Điều 43.1 quy định rằng việc tạo ra các chứng cứ có thể bị bắt
buộc, ‘tùy thuộc vào các điều kiện đảm bảo bảo vệ thông tin mật trong các trường
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
6
hợp thích hợp”. Ở Vương quốc Anh, trong những trường hợp này, nguyên đơn được
yêu cầu đưa ra những “căn cứ khó chối cãi’ nghi ngờ bị đơn đang xâm phạm quyền
của nguyên đơn. Khi có những quan ngại về việc bộc lộ các bí mật thương mại đối
với cạnh tranh thương mại, tòa án có thể yêu cầu một chuyên gia độc lập tiến hành
việc điều tra các chứng cứ đã được phát hiện.
Trong trường hợp một bên tham gia vụ kiện ‘một cách tự ý và không có lý do chính
đáng từ chối truy cập hay không cung cấp thông tin cần thiết trong thời hạn hợp lý,
hoặc cản trở thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền,’ Điều 43.2 cho phép các quốc
gia thành viên có thể cho các cơ quan xét xử đưa ra các quyết định tạm thời và quyết
định cuối cùng, khẳng định hoặc phủ định dựa trên cơ sở thông tin được đệ trình’.
Điều này bao gồm cả ‘đơn tố cáo hoặc đơn kiện của bên chịu bất lợi vì bị từ chối
truy cập thông tin’. Tuy thế, Điều 43.2 có lợi cho các bên trình bày ý kiến, lý lẽ hoặc
chứng cứ đã được đưa ra.
(b) Bảo vệ và Lưu giữ Chứng cứ
Trong trường hợp xâm phạm bản quyền và làm giả nhãn hiệu, bị đơn sẽ không
thường xuyên sẵn sàng để trả lời các câu hỏi thẩm vấn hoặc để tìm hiểu tài liệu.
Thực tế trong quá trình điều tra các chứng cứ có liên quan sẽ lập tức bị xóa bỏ hoặc
tiêu hủy. Nhằm giải quyết vấn đề này, Tòa án phúc thẩm của Anh trong vụ Anton
Piller kiện Manufacturing Processes2 đã chấp nhận một thủ tục xử kín đối với đơn
kiện của một bên, một thủ tục được cấp cho nguyên đơn mà bị đơn, được tư vấn bởi
đại diện pháp lí của mình, cho phép người nộp đơn kiểm tra địa điểm của bị đơn để
thu giữ, sao chép hoặc chụp ảnh tài liệu có thể được sử dụng làm vật chứng đối với
hành vi xâm phạm quyền đã bị tố cáo. Bị đơn có thể bị bắt buộc giao nộp hàng hóa
vi phạm và công cụ, và có thể phải cung cấp thông tin về nguồn cung cấp và điểm
đến của hàng hóa vi phạm.
Một thủ tục tương tự, gọi là saisie-contrefaçon, đã được phát triển bởi hệ thống tòa
án của Pháp. Vì bản chất ngoại lệ của những thủ tục này, trong sự ảnh hưởng của
chúng đến quyền dân sự của mỗi cá nhân, sau khi chứng minh có một vụ xâm phạm
quyền hiển nhiên, tòa án yêu cầu phải có chứng cứ rằng có khả năng chứng cứ về tài
sản của bị đơn sẽ bị tiêu hủy trước khi hai bên soạn thảo đơn kiện. Bên cạnh đó, tòa
án của Anh yêu cầu bảo vệ người có mặt lúc kiểm tra, công việc này được thực hiện
trong giờ làm việc, có đại diện pháp lý của cả hai bên, đôi khi có cả luật sư giám sát
trung gian là người có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục này. Việc từ
chối tuân theo thủ tục bắt giữ sẽ dẫn đến việc coi thường tòa án. Ngoài ra, việc sử
dụng thủ tục này với mục đích lạm dụng sẽ gây ra sự bồi thường đáng kể cho bị đơn.
2 [1976] RPC 719
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
7
Thủ tục sie-contrefaçon và thủ tục Anton Piller được thông qua trong hệ thống được
quy định trong Điều 50 của Hiệp định TRIPS đối với việc thực hiện ‘các biện pháp
tạm thời’ bởi các cơ quan xét xử. Điều 50.1 quy định rằng các cơ quan xét xử sẽ có
thẩm quyền ‘đưa ra các biện pháp tạm thời khẩn cấp và hiệu quả: ‘(b) nhằm bảo tồn
các chứng cứ có liên quan đối với vi phạm đã bị tố cáo’.
Đối với thủ tục Anton Piller, Điều 50.2 cho phép các cơ quan xét xử có thẩm quyền
‘thông qua các biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn trình bày nếu thích hợp,…
khi có nguy cơ hiện hữu cho thấy chứng cứ sắp bị tiêu hủy.’ Các cơ quan xét xử
cũng có thể căn cứ vào Điều 50.3 ‘yêu cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ bất kỳ
mà có thể được một cách hợp lý đủ sức thuyết phục rằng nguyên đơn là chủ sở hữu
quyền’ và rằng một vụ xâm phạm quyền đã xảy ra hoặc sắp xảy ra. Mặt khác, Điều
50.5 quy định rằng để giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền thực thi biện pháp tạm thời,
‘người nộp đơn có thể bị yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để xác định hàng
hóa có liên quan’.
Đối với những biện pháp ngăn chặn việc lạm dụng và bảo vệ quyền của bị đơn, Điều
50.3 quy định người nộp đơn tuân thủ việc ‘bảo vệ hoặc bảo đảm tương đương’ và
Điều 50.4 quy định rằng khi các biện pháp tạm thời được thông qua trước khi nghe
bị đơn trình bày ý kiến, phải thông báo cho các bên bị áp dụng biện pháp đó ‘mà
không được trì hoãn chậm nhất là sau khi thực hiện các biện pháp đó’. Khoản 4 cũng
quy định đối với việc ‘xem xét lại, kể cả quyền được lắng nghe yêu cầu của bị đơn
‘nhằm quyết định, trong khoảng thời gian hợp lý thông báo các biện pháp đó’ liệu
chúng có được ‘sửa đổi, thu hồi hoặc chứng thực’ hay không. Bên cạnh đó, nếu các
thủ tục tố tụng dẫn đến xét xử vụ việc không được tiến hành trong một thời gian hợp
lý, Điều 50.6 cho phép bị đơn yêu cầu việc thu hồi các biện pháp tạm thời hoặc
quyết định rằng chúng hết hiệu lực.
Tương tự với các biện pháp bảo đảm đã được phát triển trong mối quan hệ với thủ
thục saisie-contrefaçon và Anton Piller, Điều 50.7 quy định việc bồi thường cho bị
đơn khi ‘các biện pháp tạm thời bị thu hồi hoặc khi chúng có sai sót do hành vi bất
kỳ hay do nguyên đơn bỏ sót, hoặc khi được biết rằng không có hành vi xâm phạm
quyền hoặc nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ’.
Lệnh của tòa án
(a) Giới thiệu
Một biện pháp dân sự quan trọng đối với việc bảo lưu quyền sở hữu trí tuệ là sự
giảm nhẹ về mặt mệnh lệnh. Đặc biệt, khi hành vi xâm phạm quyền có thể gây thiệt
hại hoặc phá hoại việc tạo lập uy tín thương mại khi đưa ra ra một sản phẩm mới.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
8
Tương tự, việc làm giả rộng rãi một sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu có thể có
tác động hủy hoại tính phân biệt của nhãn hiệu của người chủ sở hữu, do đó có thể
làm cho việc đăng ký nhãn hiệu mất hiệu lực. Điều 44 cho phép các cơ quan luật
pháp có quyền ‘ra lệnh cho một bên chấm dứt hành vi xâm phạm quyền, ngoài các
mục đích khác, nhằm ngăn chặn việc xâm nhập các kênh thương mại trong quyền
hạn xét xử của mình đối với hàng nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ’.
Lệnh của tòa án có thể được đưa ra theo Điều 44 căn cứ vào hành vi xâm phạm
quyền. Khi bằng chứng về việc lừa dối người tiêu dùng là đặc điểm cốt lõi của một
vụ xâm phạm quyền, biện pháp được đề cập nêu trong Điều 44 có thể vô giá trị khi
thời gian cần thiết được yêu cầu để tạo cơ hội cho người tiêu dùng bị lừa dối. Sau
khi điều này xảy ra, sẽ là vô ích khi hi vọng rằng sự việc lừa dối này không được
thực hiện. Trong trường hợp đó, điều khoản về giảm nhẹ tạm thời là rất cần thiết.
(b) Mệnh lệnh tạm thời
Điều 50.1 quy định rằng các cơ quan xét xử ‘có quyền ra lệnh áp dụng những biện
pháp khẩn cấp tạm thời và hữu hiệu… (a) để ngăn chặn việc xảy ra hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ’. Ngữ cảnh liên quan đến thương mại của chế tài này
được nhấn mạnh bởi tính đặc thù bổ sung trong đoạn phụ (a) rằng các biện pháp tạm
thời có thể được áp dụng ‘để ngăn chặn việc xâm nhập vào các kênh thương mại
trong quyền hạn xét xử của mình đối với hàng hóa, kể cả hàng nhập khẩu ngay sau
khi thông quan.
Về vấn đề thực hiện mệnh lệnh tạm thời, mặc dù chỉ dự định có hiệu quả về mặt bảo
quản, nhưng thực tế nó sẽ là cơ sở cho quyết định cuối cùng về quyền của các bên,
vì hiếm khi bên thua sẽ tiến hành quyết định giảm nhẹ cuối cùng sau phiên tòa tạm
thời. Nếu xảy ra khiếu nại, thường sẽ có vấn đề giảm nhẹ tạm thời. Điều 50.6 quy
định bị đơn có thể yêu cầu thu hồi các biện pháp tạm thời ‘nếu thủ tục tố tụng dẫn
đến việc xét xử vụ kiện không được tiến hành trong một thời hạn hợp lý, sẽ do cơ
quan xét xử quyết định’. Khi thời hạn đó chưa được quyết định, Điều 50.6 quy định
thời hạn đó là 20 ngày làm việc hoặc 31 ngày theo lịch, tính theo thời hạn nào dài
hơn.
Trong các vụ kiện về sở hữu trí tuệ, thiệt hại sẽ có khả năng bồi thường một cách dễ
dàng bằng tiền bồi thường thiệt hại, tòa án có thể dựa vào việc đảm bảo giảm nhẹ về
mặt mệnh lệnh, điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp việc ra lệnh tạm thời có
ảnh hưởng đáng kể đến việc kinh doanh của bị đơn. Mặt khác, khi một vụ vi phạm
bị tố cáo sẽ có một tác động bất lợi đến công việc kinh doanh của nguyên đơn, tòa
án có thể xem xét vấn đề bất lợi này để bị đơn được giúp đỡ bằng công việc kinh
doanh của người nộp đơn hay bằng khoản thanh toán từ nó bằng tiền gửi đến tòa án
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
9
trong việc dự đoán bồi thường hoặc chi phí được cấp cho bị đơn. Những quy tắc này
được thông qua tại Điều 50.7, quy định rằng
Nếu các biện pháp tạm thời bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ hiệu lực do hành vi
hay thiếu sót bất kỳ của nguyên đơn, hoặc sau khi nhận ra rằng quyền sở hữu
trí tuệ không bị xâm phạm hoặc nguy cơ bị xâm phạm, các cơ quan xét xử sẽ
có quyền ra lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn một khoản bồi thường
thỏa đáng đối với bất kỳ thiệt hại nào do những biện pháp này gây nên.
(c) Mệnh lệnh cuối cùng
Điều 44 cho phép các cơ quan xét xử ‘ra lệnh cho một bên chấm dứt hành vi xâm
phạm quyền, ngoài các mục đích khác, nhằm ngăn không cho hàng hóa nhập khẩu
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xâm nhập các kênh thương mại trong phạm vi quyền
hạn của họ”.
Lệnh này thường được đưa ra dựa trên cơ sở chuyên quyết. Trong số các yếu tố
được cân nhắc gồm: (a) tiền bồi thường thiệt hại có là một sự đền bù thỏa đáng hay
không; (b) mệnh lệnh sẽ đòi hỏi sự giám sát thường xuyên của tòa án không; (c)
người nộp đơn có tham dự vào hành vi tước bỏ quyền lợi, ví dụ, tự xâm phạm quyền
không; và (d) nguyên đơn trì hoãn việc tìm kiếm sự đền bù hay chấp thuận cách
hành xử của bị đơn.
Một cơ sở chuyên quyết khác được thể hiện trong Điều 44 là các quốc gia thành viên
không bị bắt buộc phải quy định chế tài mệnh lệnh ‘đối với các đối tượng được bảo
hộ do một người tiếp nhận hoặc đặt hàng trước khi biết hoặc có căn cứ hợp lý để
biết rằng việ