ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HỌC PHẦN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1
1. Thông tin chung về học phần:
Tên học phần: Luật Hôn nhân và gia đình 1
Mã học phần: KL317
Số tín chỉ: 2
Loại học phần:
+ Bắt buộc
+ Học phần tiên quyết
2. Mục tiêu chung của môn học:
Về kiến thức
Môn học cung cấp cho sinh viên:
- Những quy định pháp luật về:
+Xác lập quan hệ vợ chồng
+Xác lập quan hệ cha mẹ-con
+Cuộc sống gia đình
+Chấm dứt hôn nhân
+Cấp dưỡng
- Đường lối giải quyết một số vụ việc cụ thể như:
+ Kết hôn trái pháp luật (có kết hôn nhưng vi phạm pháp luật về điều
kiện kết hôn).
+ Chung sống như vợ chồng (nhưng không đăng ký kết hôn)
+ Trách nhiệm liên đới về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Trình tự, thủ tục để:
+ Khai nhận quan hệ cha mẹ con bằng con đường hành chính
+ Khai nhận quan hệ cha mẹ con bằng con đường tư pháp
+ Nhận con nuôi
+ Ly hôn
44 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn học tập Luật hôn nhân và gia đình 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1
Biên soạn: Huỳnh Thị Trúc Giang
Lưu hành nội bộ
Năm 2009
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HỌC PHẦN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1
1. Thông tin chung về học phần:
Tên học phần: Luật Hôn nhân và gia đình 1
Mã học phần: KL317
Số tín chỉ: 2
Loại học phần:
+ Bắt buộc
+ Học phần tiên quyết
2. Mục tiêu chung của môn học:
Về kiến thức
Môn học cung cấp cho sinh viên:
- Những quy định pháp luật về:
+Xác lập quan hệ vợ chồng
+Xác lập quan hệ cha mẹ-con
+Cuộc sống gia đình
+Chấm dứt hôn nhân
+Cấp dưỡng
- Đường lối giải quyết một số vụ việc cụ thể như:
+ Kết hôn trái pháp luật (có kết hôn nhưng vi phạm pháp luật về điều
kiện kết hôn).
+ Chung sống như vợ chồng (nhưng không đăng ký kết hôn)
+ Trách nhiệm liên đới về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Trình tự, thủ tục để:
+ Khai nhận quan hệ cha mẹ con bằng con đường hành chính
+ Khai nhận quan hệ cha mẹ con bằng con đường tư pháp
+ Nhận con nuôi
+ Ly hôn
Về kỹ năng
Học phần này sẽ giúp cho sinh viên hình thành một số kỹ năng như:
- Đánh giá đúng tính chất từng mối quan hệ pháp luật để từ đó lựa chọn chính
xác và đầy đủ các văn bản, cũng như các quy định có liên quan trực tiếp đến vấn đề
cần điều chỉnh.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những quy định của pháp luật vào việc giải
quyết các tình huống trên thực tế, có liên quan đến nội dung của môn học.
- Qua quá trình thảo luận nhóm, và giải quyết tình huống pháp lý giả định, sẽ
giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng giải quyết công
việc một cách độc lập.
Về thái độ
Qua học phần này sinh viên sẽ được bồi dưỡng các thái độ:
* Đối với bản thân :
- Tự tin khi thuyết trình trước công chúng.
- Tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân và dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình.
* Đối với xã hội:
- Tuân thủ pháp luật khi tham gia vào các hoạt động được pháp luật điều chỉnh.
- Tích cực tìm hiểu pháp luật để áp dụng trong công việc.
3. Tóm tắt nội dung môn học:
Học phần Luật Hôn nhân và gia đình 1 cung cấp cho người học những kiến
thức pháp luật cơ bản nhất về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ gia đình (Kết
hôn, quan hệ gia đình, ly hôn, cấp dưỡng khi ly hôn, cấp dưỡng khi thành viên gia
đình gặp khó khăn). Bên cạnh đó, còn hướng dẫn cho người học một số kỹ
năng để giải quyết tình huống pháp lý trên thực tế có liên quan đến nội dung môn
học (nội dung này được lồng ghép vào trong từng nội dung cụ thể của môn học).
Nội dung chính của môn học này gồm:
- Học phần Luật Hôn nhân và gia đình 1 gồm 4 Chương:
Chương I: THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
Chương II: CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
Chương III: CHẤM DỨT MỐI LIÊN HỆ GIA ĐÌNH
Chương IV: NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
- Được chia thành 7 nội dung cụ thể như sau:
Nội dung 1: KẾT HÔN
Nội dung 2: QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Nội dung 3: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT
Nội dung 4: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ CON NUÔI
Nội dung 5: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
Nội dung 6: LY HÔN
Nội dung 7: CẤP DƯỠNG
4. Nội dung chi tiết môn học:
NỘI DUNG 1:KẾT HÔN
I. Điều kiện kết hôn
A. Điều kiện về nội dung
1. Tuổi
2. Sự ưng thuận
3. Những trường hợp bị cấm kết hôn
B. Điều kiện hình thức
II. Vi phạm các điều kiện kết hôn
A. Các khái niệm
1. Kết hôn trái pháp luật
2. Hôn nhân không có giá trị pháp lý
B. Chế tài trong các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn
1. Chế tài đối với việc kết hôn trái pháp luật
a. Thủ tục
b. Đường lối xử lý
c. Hậu quả của vệc hủy vệc kết hôn trái pháp luật
2. Chế tài đối với trường hợp ‘’hôn nhân không có
giá trị pháp lý’’
a. Thủ tục
b. Hậu quả
NỘI DUNG 2: CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
I. Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm điều kiện kết hôn
II. Quan hệ chung sống như vợ chồng không vi phạm điều kiện nội
dung về kết hôn
1. Quy định của pháp luật về quan hệ chung sống như vợ chồng
2. Thời kỳ chung sống như vợ chồng
a. Quan hệ giữa 2 người chung sống như vợ chồng.
b. Quan hệ giữa 2 người chung sống như vợ chồng và người thứ ba.
c. Quan hệ giữa 2 chung sống như vợ chồng và con cái.
1. Chấm dứt quan hệ chung sống.
NỘI DUNG 3: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ - CON RUỘT
I. Xác lập quan hệ cha mẹ con bằng con đường hành chính
1. Xác lập quan hệ cha mẹ con trong giá thú
a. Điều kiện
b. Trình tự, thủ tục khai nhận quan hệ cha mẹ -con
2. Xác lập quan hệ cha mẹ con ngoài giá thú
a. Khái niệm
b. Trình tự, thủ tục nhận con ngoài giá thú
II. Xác lập quan hệ cha mẹ con bằng con đường tư pháp
NỘI DUNG 4: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ - CON NUÔI
I. Khái niệm
1. Khái niêm
2. Nguyên tắc nhận con nuôi
I. Điều kiện xác lập quan hệ cha mẹ con nuôi
1. Điều kiện đối với việc nuôi con nuôi
2. Điều kiện liên quan đối với người được nuôi
3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi
II. Thủ tục nhận con nuôi
III. Hệ quả pháp lý của việc nhận con nuôi
1. Quan hệ với gia đình người nuôi
2. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột
IV. Chấm dứt việc nuôi con nuôi
2. Điều kiện
3. Người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi.
NỘI DUNG 5: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
I. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
II. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:
NỘI DUNG 6: LY HÔN
I. Khái niệm ly hôn
II. Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn
III. Căn cứ ly hôn
IV. Thủ tục ly hôn
A. Nộp đơn
B. Hòa giải
1. Hòa giải tại cơ sở.
2. Hòa giải tại Tòa án.
C. Quyết định đối với yêu cầu ly hôn:
1. Trong trường hợp mất tích
2. Trong trường hợp thụân tình ly hôn
3. Trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên
V. Hậu quả pháp lý khi ly hôn
D. Đối với vợ chồng
1. Quan hệ nhân thân
2. Quan hệ tài sản
E. Đối với con
1. Trực tiếp nuôi con
2. Quyền thăm nom
NỘI DUNG 7: CẤP DƯỠNG
I. Những vấn đề chung về quan hệ cấp dưỡng
1. Khái niệm của quan hệ cấp dưỡng
2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
a. Điều kiện chung
b. Điều kiện cụ thể
II. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng
2. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
3. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
4. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
5. Thực hiện quyền yêu cầu cấp dưỡng trong các trường hợp đặc biệt
III. Xác định thể thức thực hiện quyền yêu cầu cấp dưỡng
IV. Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể
V. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
NỘI DUNG 1
KẾT HÔN
I.Điều kiện kết hôn
A.Điều kiện về nội dung:
1. Tuổi kết hôn:
- Quy định tại K1, Điều 9/ Luật Hôn nhân và gia đình:
“ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”
- Cách xác định tuổi kết hôn:
+ “Nam đang ở tuổi 20, nữ đang ở tuổi 18 thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn
theo quy định tại K1 Đ9/Luật Hôn nhân & Gia đình”
( Điều 3, NĐ 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001)
+ “Nam bước sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 19, nữ bước
sang ngày hôm sau của ngày sinh nhật lần thứ 17”
(Theo Công văn 268/TP-HT ngày 19/4/2001 của Bộ Tư Pháp)
- Ví dụ:
Anh A sinh ngày 25/12/1980
=> Ngày anh A đủ tuổi kết hôn là ngày 26/12/1999
2. Sự ưng thuận:
2.1. Sự ưng thuận hoàn hảo:
Tại K2, Điều 9/Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:
“Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”
2.2. Sự ưng thuận không hoàn hảo:
- Ép buộc:
“Ép buộc kết hôn là việc một bên dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc
dùng vật chất để làm cho bên bị ép buộc phải đồng ý kết hôn”
(Điểm b1.K1 NQ 02/2000-HĐTP)
- Lừa dối:
“Để được coi như là lừa dối kết hôn một bên hứa sẽ xin việc làm, bảo
lãnh ra nước ngoài sau khi kết hôn nhưng không thực hiện; hoặc không có khả
năng sinh lý, biết mình bị nhiễm HIV.. nhưng cố tình giấu.”
(Điểm b2.K1 NQ 02/2000-HĐTP)
- Cưỡng ép:
“Một bên hoặc cả 2 bên nam nữ bị người khác cưỡng ép buộc phải kết
hôn trái với nguyện vọng của họ.”
(Điểm b3.K1 NQ 02/2000-HĐTP)
3. Những trường hợp bị cấm kết hôn:
3.1. Người đang có vợ hoặc có chồng:
Điều kiện để xem là người đang có vợ hoặc có chồng:
- Người đã kết hôn hợp pháp với người khác và chưa ly hôn
- Người chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 và đang chung sống
mà không đăng ký kết hôn.
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến
trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống (áp dụng đến trước ngày 01/01/2003)
(K1, điểm C1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)
3.2. Người mất năng lực hành vi dân sự:
“Nguời mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự” (K1.Đ22/ Bộ luật Dân sự 2005)
3.3. Giữa người cùng dòng máu trực hệ; giữa người có họ trong phạm vi ba
đời:
- Người có cùng dòng máu về trực hệ: là cha, mẹ đối với con, ông bà đối
với cháu (K12. Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình 2000)
- Người có họ trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra,
cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ
ba” (K13. Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình 2000)
3.4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với
con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng
3.5. Giữa những người cùng giới tính
B.Điều kiện hình thức:
- Quy định tại Điều 12 và điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình
- Nghị định 158/2005/NĐ-CP:
Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiên
việc đãng ký kết hôn.
2. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong
thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt
hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam,
nữ.
Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy
định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng
ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài
về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự
Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ
trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ
khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định
tại Chương V của Nghị định này.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai
bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình,
thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân
dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý
kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng
nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết
hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản
chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của
vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng
nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
BÀI TẬP
A. TRẮC NGHIỆM:
1. Anh Hải sinh năm 1980. Hãy xác định ngày anh Hải đủ tuổi kết hôn?
A. Năm 1999
B. Ngày 01/01/1999
C. Ngày 02/01/1999
D. Ngày 01/02/1999
2. Người mắc các bệnh nào sau đây sẽ không được kết hôn theo Luật hôn nhân và gia
đình 2000 ?
A. Bệnh AIDS.
B. Bệnh hoa liễu.
C. Bệnh tâm thần
D. Tất cả đều sai
Trả lời :
1. C 2.D
B. TÌNH HUỐNG
1. Vào một ngày cuối năm ông Tân 60 tuổi và bà Hằng 54 tuổi cùng quyết định
ra phường đăng ký kết hôn. Nhưng cán bộ tư pháp lại từ chối vì cho rằng hai
người tuổi đã cao nên không thể kết hôn được. Theo các anh chị cán bộ tư pháp
nói đúng hay sai? Tại sao?
Hướng dẫn:
Cán bộ tư pháp từ chối đăng ký kết hôn cho ông Tân và bà Hằng là sai. Vì theo
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có giới hạn độ tuổi tối
đa để được đăng ký kết hôn.
2. Vào tháng 4 năm 2002 bố mẹ Chị Hương có vay của anh Tín 400 triệu để làm
ăn và có hứa đến tháng 12/2003 sẽ trả dứt số nợ. Nhưng do làm ăn thất bại, gia
đình chị Hương không còn tài sản để trả nợ. Vì biết chị Hương là giáo viên tại
một trường trung học gần nhà mình nên anh Tín thường xuyên đến trường để
tìm chị Hương đòi nợ. Anh Tín đặt vấn đề với chị Hương đến 4/2004 chị Hương
phải đồng ý làm vợ anh, nếu không anh Tín sẽ nộp đơn đến trường chị Hương
thưa kiện. Trước sự uy hiếp của anh Tín, chị Hương đã đồng ý. Theo các anh
chị, đây là trường hợp kết hôn do cưỡng ép hay ép buộc?
Hướng dẫn:
Đây là ép buộc kết hôn. Vì một trong hai bên kết hôn đã có hành vi uy hiếp tinh
thần để đối phương đồng ý kết hôn.
II.Vi phạm các điều kiện kết hôn:
A. Các khái niệm
1. Kết hôn trái pháp luật :
K3.Điều 8/Luật Hôn nhân và gia đình
« Hôn nhân trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng không theo quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn. »
2. Hôn nhân không có giá trị pháp lý :
Hôn nhân không có giá trị pháp lý là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng
ký kết hôn nhưng vi phạm các điều 12 và điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình.
B.Chế tài trong các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn
1. Chế tài đối với việc kết hôn trái pháp luật:
a.Thủ tục
Vi phạm
điều kiện kết hôn
Người có quyền yêu cầu
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết
TUỔI
* Tự mình yêu cầu:
- Viện kiểm sát
* Tự mình yêu cầu, hoặc đề
nghị Viện kiểm sát yêu cầu:
- Vợ, chồng, cha, mẹ con của
các bên kết hôn
- Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc
trả em
- Hội liên hiệp phụ nữ
* Đề nghị Viện kiểm sát yêu
cầu:
Cá nhân, cơ quan tổ chức
khác
TOÀ ÁN
SỰ ƯNG
THUẬN
* Tự mình yêu cầu, hoặc đề
nghị Viện kiểm sát yêu cầu:
Bên bị cưỡng ép, lừa dối
* Đề nghị Viện kiểm sát yêu
cầu:
Cá nhân, cơ quan tổ chức khác
TOÀ ÁN
ĐIỀU KIỆN
CẤM KẾT HÔN
Giống trường hợp vi phạm
điều kiện TUỔI KẾT HÔN
TOÀ ÁN
b. Đường lối xử lý
CĂN CỨ HUỶ
HÔN
ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ
(Quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP)
Vi phạm điều kiện
về Tuổi kết hôn
Nếu đến thời điểm có yêu cầu HUỶ HÔN:
- Một trong hai kết hôn vẫn chưa đủ tuổi kết hôn
=> HUỶ HÔN
- Nếu cả hai đã đủ tuổi, nhưng cuộc sống chung
không hạnh phúc => HỦY HÔN
- Nếu cả hai đã đủ tuổi, có cuộc sống bình
thường, có con, có tài sản chung => KHÔNG
HUỶ
=> Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu
ly hôn thì Toà án sẽ thụ lý và giải quyết cho LY
HÔN
Vi phạm điều kiện
về Sự tự nguyện
kết hôn
Nếu sau khi bị cưỡng ép, lừa dối, ép buộc kết hôn và có
yêu cầu HUỶ HÔN:
- Cuộc sống không hạnh phúc, không có tình cảm
vợ chồng => HUỶ
- Bên bị ép buộc, lừa dối, cưỡng ép đã biêế nhưng
thông cảm và chung sómg hoà thuận =>
KHÔNG HUỶ
=> Nếu mới phát sinh mâu thuẫn, có yêu cầu
giải quyết việc ly hôn => Toà án sẽ thụ lý và
giải quyết cho ly hôn.
Vi phạm điều kiện
về
Các trường hợp bị
cấm kết hôn
- Nói chung là HỦY
- Tuy nhiên, lưu ý hai trường hợp được quy định
tại Điểm d3.K2 NQ 02/2000-HĐTP
c. Hậu quả của vệc hủy vệc kết hôn trái pháp luật:
- Quan hệ nhân thân: K1.Điều 17/Luật Hôn nhân và gia đình 2000
“Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt
quan hệ vợ chồng”
- Quan hệ tài sản: K3.Điều 17/Luật Hôn nhân và gia đình 2000
“Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc
quyền sở hữu của người đó;tài sản chung được chia theo thoả thuận của các
bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến
công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của
phụ nữ và con.
- Con cái: K2.Điều 17/Luật Hôn nhân và gia đình 2000
“Quyền lợi của con được giải quyế như trường hợp cha mẹ xin ly hôn”
2. Chế tài đối với trường hợp ''hôn nhân không có giá trị pháp lý'' :
Không công nhận quan hệ vợ chồng.
BÀI TẬP
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cơ quan tổ chức nào sau đây không có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc
kết hôn?
A. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
B. Hội liên hiệp phụ nữ
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
D. Viện kiểm sát
Câu 2: Kết hôn trái pháp luật là?
A. Có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện hình thức
B. Có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện nội dung
C. Không đăng ký kết hôn và vi phạm điều kiện nội dung
D. Tất cả đều sai
Đáp án:
1. C 2. B
B. TÌNH HUỐNG:
Anh A và chị B đăng ký kết hôn vào năm 2000 .
Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung
sinh năm 2005.
Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt
quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm.
Để bảo vệ quyền lợi cho mình, Chi B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy
việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của
chị B. Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật
giữa anh A và chị C. Theo anh (chị), Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay
sai? Tại sao?
Hướng dẫn:
Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C là sai. Vì để
quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C thì giữa 2 anh chị
phải có đăng ký kết hôn (tức là có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn). Nhưng trong
tình huống, anh A và chị C chỉ chung sống như vợ chồng chứ không có đăng ký kết
hôn. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình chị B chỉ có thể yêu cầu xử lý hành
chính hoặc hình sự (nếu cấu thành) đối với hành vi của anh A và chị C.
NỘI DUNG 2
QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
* Khái niệm:
Là việc xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ có đầy đủ các điều kiện để
đăng ký kết hôn nhưng không có đăng ký kết hôn.
Thời gian
chung sống
Giải pháp
của luật
Quan hệ nhân thân
Trước ngày
03/01/1987
- Khuyến khích đkkh.
- Có yêu cầu ly hôn => TA thụ lý
và giải quyết cho ly hôn
Được công nhận là vợ chồng
Từ ngày
03/01/1987 =>
01/01/2001
- Bắt buộc đkkh. Thời hạn cuối
cùng để đkkh là 01/01/2003
- Có yêu cầu ly hôn
+ Trong thời hạn đkkh => Giải
quyết ly hôn
+ Hết thời hạn để đkkh => Không
công nhận quan hệ vợ chồng
- Nếu còn trong thời hạn để đăng ký
kết hôn mà chưa đăng ký kết hôn thì
được công nhận là vợ chồng.
- Nếu hết thời hạn để đăng ký kết
hôn mà vẫn chưa đăng ký kết hôn thì
không được pháp luật công nhân là
vợ chồng.
Từ ngày
01/01/2001
trở về sau
Không được PL công nhận là vợ
chồng
BÀI TẬP
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trường hợp nam và chung sống như vợ chồng vào khoảng thời gian nào thì sẽ
được pháp luật công nhận là vợ chồng mặc dù sau đến năm 2005 vẫn chưa đăng ký
kết hôn?
a. Từ ngày 01/01/2001 đến nay
b. Từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001
c. Trước ngày 03/01/1987
d. Tất cả đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Nhận định Đúng/Sai. Giải thích:
“Lễ cưới theo phong tục tập quán trong mọi trường hợp không được xem là căn cứ để