Để góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của
Viện Khoa học năng lượng, chúng tôi đã tổ chức biên soạn tập Tài liệu
hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học.
Tập tài liệu này đề cập đến các vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, quy trình
tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp cho các cán bộ
khoa học của Viện có các thông tin cần thiếttrong qúa trình tham gia thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Những nội dung cơ bản
của tập tài liệu này được biên soạn dựa trên các tư liệu, bài viết của các nhà
khoa học, các nhà quản lý khoa học và công nghệ dùng để bồi dưỡng kiến
thức cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay.
Tập tài liệu được biên chế thành 3 phần:
Phần I: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
Phần II: Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Phần III: Quy trình tổ chức cáchoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.
76 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 3
Giới thiệu Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
Để góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của
Viện Khoa học năng lượng, chúng tôi đã tổ chức biên soạn tập Tài liệu
hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học.
Tập tài liệu này đề cập đến các vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, quy trình
tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp cho các cán bộ
khoa học của Viện có các thông tin cần thiết trong qúa trình tham gia thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Những nội dung cơ bản
của tập tài liệu này được biên soạn dựa trên các tư liệu, bài viết của các nhà
khoa học, các nhà quản lý khoa học và công nghệ dùng để bồi dưỡng kiến
thức cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay.
Tập tài liệu được biên chế thành 3 phần:
Phần I: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
Phần II: Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Phần III: Quy trình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Xin chân thành cảm ơn Trường Nghiệp vụ Quản lý – Bộ Khoa học và
Công nghệ đã cung cấp tư liệu giúp chúng tôi biên tập cuốn tài liệu này.
Do điều kiện kỹ thuật đường truyền qua mạng, chúng tôi chia nhỏ nội
dung tài liệu thành 8 bài, sẽ được đăng tải trên blog theo thứ tự từ đầu đến hết
tài liệu. Các bài đăng trên blog đều có chung tên gọi là: Tài liệu hướng dẫn
công tác NCKH, bài 1 (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Mong nhận được ý kiến phản hồi từ các độc giả.
Tác giả: Đoàn Văn Bình
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 4
PHẦN I
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I.1 Các hình thức tổ chức nghiên cứu
Khái niệm “tổ chức nghiên cứu” có nghĩa nhiều mặt: tổ chức công việc
thực hiện đề tài của cá nhân; điều hoà, phối hợp các hoạt động nghiên cứu với
các cộng tác viên; tiếp xúc, trao đổi với các chuyên gia hoặc đối tượng nghiên
cứu; triển khai thực hiện hợp đồng với các đối tác; làm việc với các cơ quan
quản lý đề tài hoặc cơ quan tài trợ.
I.1.1 Đề tài
Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc
trưng bới một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người
thực hiện.
Đề tài định hướng chủ yếu vào việc trả lời những câu hỏi mang ý nghĩa
học thuật là chủ yếu, nhằm làm hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống tri
thức khoa học, có thể chưa quan tâm nhiều đến ứng dụng thực tế.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 5
I.1.2 Dự án
Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng cụ thể vầ kinh tế và xã hội;
chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và nguồn lực. Như vậy, nội dung nghiên cứu của
dự án thường không định hướng nhiều vào ý nghĩa học thuật, mà chủ yếu
nhằm giải quyết một nhu cầu cụ thể trong hoạt động thực tế.
I.1.3 Chương trình
Chương trình là một tập hợp các đề tài và/hoặc dự án, được tập
hợp theo một mục đích xác định. Các đề tài và/hoặc dự án này có thể mang
tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài/dự án có thể không có
sự đồi hỏi quá cứng nhắc về trình tự và hạn định thời gian, nhưng những nội
dung đặt ra trong một chương trình thì đòi hỏi một cơ cấu đồng bộ, có sự hỗ
trợ nhau giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn.
I.2 Lựa chọn đề tài
Có hai hướng quyết định một đề tài nghiên cứu.
Thứ nhất: Đề tài do một cấp nào đó chỉ định xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Nhiệm vụ của một người nghiên cứu là phải chấp hành, trước hết tìm mọi luận
cứ chứng minh tính cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu này.
Thứ hai: Đề tài cũng có thể do bản thân tự chọn. Trong trường hợp được
tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần xem xét một số yếu tố, sắp xếp theo các
cấp độ quan trọng sau:
a) Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở
mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý luận và thực tiễn đã được xem
xét. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 6
hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Tính cấp thiết được giải trình cụ thể theo
một số nội dung sau:
Tại sao phải làm đề tài này? Không có đề tài này có được không?
Địa phương khác, ngành khác, nước khác đã giải quyết vấn đề này như
thế nào?
b) Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Điều kiện
nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị; quỹ thời
gian và năng lực, sở trường của những người tham gia.
I.3 Phân loại phương pháp nghiên cứu
Có thể phân loại theo chức năng nghiên cứu; phân loại theo phương
thức thu thập thông tin; và phân loại theo đặc điểm của tri thức khoa học thu
được nhờ kết quả nghiên cứu.
I.3.1 Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng
Triển khai
Nếu dự kiến nghiên cứu theo hệ thống quản lý khoa học và công nghệ
của Nhà nước, thì phải lập kế hoạch nghiên cứu theo mẫu lập kế hoạch đề tài
dựa trên phân loại này.
I.3.2 Phân loại theo phương pháp thu nhập thông tin
Nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu đề tài loại nào cũng cần phải nghiên cứu
tài liệu, chỉ trừ trường hợp người nghiên cứu không có cách nào tìm kiếm
được tài liệu.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 7
Nghiên cứu hiện trường, bao gồm khảo sát các hoạt động thực tiễn,
phỏng vấn hoặc điều tra (thường gọi là “điều tra xã hội học”)
Tổ chức thí điểm (Nghiên cứu thực nghiệm).
Phân loại này được sử dụng cho bản thân người nghiên cứu để lựa chọn
cách thức tiến hành công viêcj nghiên cứu cụ thể của mình.
I.3.3 Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu dừng lại ở mức độ mô tả sự vật:
hình thái và cấu trúc của sự vật; quy luật vận động của sự vật.
Nghiên cứu giải thích, là những mô tả nhằm cắt nghĩa căn nguyên của sự
vật: căn nguyên về sự hình thành, hình thái và cấu trúc của sự vật; sự vận
động của sự vật.
Nghiên cứu dự báo, là nghiên cứu nhằm nhìn trước sự vận động, diễn
biến và trạng thái của sự vật tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Nghiên cứu sáng tạo, là những nghiên cứu nhằm tạo ra các sự vật mới.
II. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
II.1 Kỹ năng nghiên cứu
II.1.1 Kỹ năng nghiên cứu tài liệu
Bất kỳ một tài liệu nghiên cứ khoa học, phân tích nào, xét về mặt cấu trúc,
cũng có 3 bộ phận hợp thành: luận đề, luận cứ và luận chứng.
a) Luận đề: là điều cần chứng minh trong tài liệu. Luận đề trả lời câu
hỏi: Cần chứng minh điều gì?
b) Luận cứ: là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề. Có hai
loại luận cứ:
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 8
Luận cứ lý thuyết, bao gồm các cơ sở lý luận khoa học, các định luật,
quy luật đã được khoa học chứng minh.
Luận cứ thực tiễn, bao gồm sự kiện (định tính) và số liệu (định lượng)
thu thập được từ quan sát, thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh
bằng cái gì?”.
c) Luận chứng: là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép
chứng minh nhằm vạch rỗ mối liên hệ logic tất yếu giữa các luận cứ
và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi:
“Chứng minh bằng cách nào?”.
II.2 Trình tự logic của nghiên cứu khoa học
Trình tự logic của nghiên cứu khoa học được chỉ ra như sau:
1 Phát hiện vấn đề
2 Đặt giả thuyết nghiên cứu
3 Xây dựng luận chứng
4 Tìm luận cứ lý thuyết
5 Tìm luận cứ thực tiễn
6 Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin
7 Tổng hợp kết quả / Kết luận / Khuyến nghị
Hình 1. Sơ đồ trình tự logic của nghiên cứu khoa học
Có thể tóm tắt các bước trên hình vẽ như sau:
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 9
Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu. Đây là giai đoạn khởi đầu hết sức
quan trọng. Trong giai đoạn này người nghiên cứu đặt ra những câu hỏi cần
được giải đáp trong quá trình nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Đây là những nhậ định sơ bộ
về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là một hướng, theo đó người
nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc thực nghiệm. Quá trình nghiên cứu
chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.
Bước 3: Lập phương án luận chứng, tức cách thức thu nhập và sắp xếp
các thông tin thu thập được. Nội dung cơ bản của thiết kế nghiên cứu là dự
kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát,
dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát và/hoặc thực nghiệm.
Bước 4: Tìm luận cứ lý thuyết, tức xây dựng cơ sở lý luận của nghiên
cứu. Khi xác định được luận cứ lý thuyết, người nghiên cứu biết được những
bộ môn khoa học nào cần vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên
cứu.
Bước 5: Thu thập dữ liệu để hình thành các luận cứ thực tiễn. Dữ liệu
cần thu thập bao gồm những sự kiện và số liệu cần thiết cho việc hoàn thiện
luận cứ để chứng minh giả thuyết. Nếu các sự kiện và số liệu không đủ thoả
mãn nhu cầu chứng minh giả thuyết, thì phải có kế hoạch thu thập bổ sung dữ
liệu.
Bước 6: Xử lý thông tin/Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin,
đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những sai lệch đã phạm phải trong quan
sát, thực nghiệm, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức
độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu.
Bước 7: Tổng hợp kết quả/kết luận/Khuyến nghị: i) Tổng hợp để đưa
ra bức tranh khái quát về kết quả; ii) Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu; iii)
Khuyến nghị khả năng áp dụng kết quả, và iiii) Khuyến nghị việc tiếp tục
nghiên cứu hoặc chấm dứt sự quan tâm tới nội dung nghiên cứu.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 10
II.2 Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu bị đứng
trước những mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với các yêu cầu
phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. “Vấn đề nghiên cứu” chính là điểm
khởi đầu cho một công cuộc nghiên cứu.
II.2.1 Phân lớp vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lớp vấn đề:
Thứ nhất: đó là lớp vấn đề về bản thân sự vật mà người nghiên cứu cần
tìm kiếm. Ví dụ, “những nguyên nhân nào dẫn tới giá điện cao hơn giá trần
quy định?”.
Thứ hai: đó là lớp vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ, về
lý thuyết và về thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. Ví dụ, “làm cách
nào để nhận biết được nguyên nhân dẫn tới giá điện cao? Phân tích hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp phân phối điện? Kiểm tra cấu trúc lưới điện có
hợp lý? Tính toán tổn thất kỹ thuật? Tính toán tổn thất kinh doanh?”
II.2.2 Các tình huống của vấn đề nghiên cứu
Có thể có ba tình huống được chỉ trên hình 2.
Tình huống thứ nhất, người nghiên cứu phát hiện “có vấn đề” để nghiên
cứu. Đây là trường hợp có nhu cầu nghiên cứu.
Tình huống thứ hai, người nghiên cứu khảng định “không có vấn đề”.
Trong trường hợp này, không có nhu cầu nghiên cứu.
Tình huống thứ ba, là tình huống có “giả - vấn đề” (pseudo – problem).
Tình huống này xảy ra khi người ta tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi phân
tích kỹ thì lại nhận ra, hoặc là không có vấn đề, hoặc là xuất hiện một vấn đề
khác, từ đó dẫn đến những nghiên cứu khác.
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 11
Hình 2. Ba tình huống của vấn đề nghiên cứu
Phân tích để nhận dạng “có vấn đề”, “không có vấn đề”, hoặc “giả vấn
đề” là một bước quan trọng trong nghiên cứu. Nó không chỉ dẫn đến tiết kiệm
những khoản chi phí lớn, mà trong một số trường hợp còn tránh được những
hậu quả nặng nề trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong nghiên cứu các vấn
đề xã hội.
II.2.3 Phương pháp phát hiện vấn đề
a) Phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được.
Phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu trong các nghiên cứu của đồng nghiệp. Công
việc này được thực hiện bằng cách phân tích tài liệu theo cấu trúc logic. Nội
dung phân tích được tóm tắt trong hình 3.
b) Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận tại các hội nghị, hội
thảo.
Cã vÊn ®Ò Cã nghiªn cøu
Kh«ng cã vÊn ®Ò Kh«ng cã nghiªn cøu
Gi¶ vÊn ®Ò
Kh«ng cã vÊn ®Ò Kh«ng cã nghiªn
cøu
Cã vÊn ®Ò kh¸c Nghiªn cøu theo méthíng kh¸c
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 12
Khi hai đồng nghiệp có chỗ bất đồng ý kiến, tức là họ đã nhận ra chỗ yếu
của nhau. Đây là cơ hội để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các
đồng nghiệp đã phát hiện.
Hình 3. Phân tích mặt mạnh yếu trong các nghiên cứu của đồng nghiệp
c) Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường
Về mặt logic học, đây chính là sự tìm kiếm một khái niệm đối lập với khái
niệm đang tồn tại.
d) Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế
Nhiều khó khăn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn đặt trước người nghiên
cứu nhiều câu hỏi (vấn đề), đòi hỏi phải đề xuất giải pháp mới.
e) Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu
§iÓm m¹nh
§iÓm yÕu
§iÓm m¹nh
§iÓm yÕu
§iÓm m¹nh
§iÓm yÕu
LuËn ®Ò
LuËn cø
LuËn chøng
Sö dông lµm:
LuËn cø
LuËn chøng
Sö dông ®Ò:
NhËn d¹ng vÊn
®Ò
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 13
Khi người nghiên cứu bắt gặp nguồn này đôi khi đưa đến những ý tưởng
nghiên cứu có giá trị.
f) Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào
Đây là những câu hổi xuất hiện trong đầu người nghiên cứu một cách rất
ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào.
II.3 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu (tức giả thuyết khoa học) là một nhận định sơ bộ,
một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để
chứng minh hoặc bác bỏ.
II.3.1 Tiêu chí xem xét một giả thuyết
a) Giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát
b) Giả thuyết không được trái với lý thuyết.
Tiêu chí này đòi hỏi giả thuyết không được trái với những lý thuyết. Tuy
nhiên, cần có mấy điểm lưu ý khi xem xét tiêu chí này:
Thứ nhất, cần phân biệt lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn khoa
học với những lập luận bị ngộ nhận là lý thuyết khoa học.
Thứ hai, có những lý thuyết đã được xác nhận, nhưng với sự phát triển
nhận thức, nó dần thể hiện tính phiến diện. Khi đó, giả thuyết mới sẽ bổ
sung vào chỗ trống.
Thứ ba, giả thuyết mới có thể mang tính khái quát, còn lý thuyết đang
tồn tại sẽ trở nên một trường hợp riêng.
c) Giả thuyết phải có thể kiểm chứng.
II.3.2 Bản chất logic của giả thuyết
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 14
a) Giả thuyết là một phán đoán.
b) Giả thuyết nằm ở vị trí luận đề trong cấu trúc logic của chuyên khảo
khoa học, chính là điều mà người nghiên cứu cần phải chứng minh.
II.3.3 Phương pháp xây dựng giả thuyết
Một số các nguyên tắc cần nắm vững khi xây dựng giả thuyết:
Tìm mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề.
Phương pháp đưa ra một phán đoán.
Vấn đề rất quan trọng mà người nghiên cứu cần quan tâm gồm hai nội
dung: Xác định mói liên hệ logic giữa giả thuyết với vấn đề nghiên cứu và,
phương pháp để đưa ra một giả thuyết.
a) Mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề.
Sau khi đã phát hiện được vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu, thì người nghiên
cứu có được ý định về các phương án trả lời câu hỏi. Trong khoa học, ý định
ấy được gọi là ý tưởng nghiên cứu. Giả thuyết là sự trả lời sơ bộ vào câu hỏi
đã đặt ra. Một câu hỏi nghiên cứu luôn là gợi ý cho hàng loạt câu trả lời,
nghĩa là có thể dẫn đến nhiều giả thuyết. Sơ đồ mối liên hệ giữa vấn đề với ý
tưởng và giả thuyết được trình bày trên hình 4.
ý tëng
Khoa häc 1
ý tëng
Khoa häc 2
ý tëng
Khoa häc 3
Gi¶ thuyÕt
Thø nhÊt
Gi¶ thuyÕt
Thø hai
Gi¶ thuyÕt
Thø ba
VÊn ®Ò
Khoa häc
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 15
(Câu hỏi) (Câu trả lời dự kiến- (Câu trả lời-
đa phương án) đa phương án)
Hình 4. Liên hệ logic từ vấn đề nghiên cứu đến sự nảy sinh các ý tưởng
nghiên cứu (đa phương án 1, 2, 3) tới sự hình thành các giả thuyết nghiên cứu
(đa phương án).
b) Phương pháp đưa ra một giả thuyết khoa học
Để đưa ra được giả thuyết, người nghiên cứu cần phải quan sát, phải phát
hiện được vấn đề, và đặt giả thuyết chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi
đã đặt ra.
Quá trình liên kết, chắp nối các sự kiện, các số liệu thu thập được từ trong
quan sát, thực nghiệm để đưa một giả thuyết chính là quá trìng suy luận, là
một phạm trù của logic học hình thức. Có ba hình thức suy luận: suy luận
diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy.
II.3.4 Kiểm chứng giả thuyết
Kiểm chứng giả thuyết là sự khảng định hoặc phủ định giả thuyết và
được thực hiện nhờ các thao tacs logic chứng minh hoặc bác bỏ.
Chứng minh. Chứng minh một giả thuyết là sự vận dụng các quy tắc logic
và các phương pháp thu thập và xử lý thông tin (luận chứng), tìm kiếm cơ
sở lý thuyết hoặc thực nghiệm khoa học (luận cứ) để khảng định tính đúng
đắn của giả thuyết.
Bác bỏ. Bác bỏ một giả thuyết là sự vận dụng các quy tắc logic và các
phương pháp thu thập và xử lý thông tin (luận chứng), tìm kiếm cơ sở lý
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 16
thuyết hoặc thực nghiệm khoa học (luận cứ) để khảng định tính sai lầm
của giả thuyết.
a) Phép chứng minh.
Chứng minh trực tiếp, là phép chứng minh, trong đó tính đúng đắn của giả
thuyết được rút ra một cách trực tiếp từ tính chân xác của các luận cứ.
Chứng minh trực tiếp là loại chứng minh phổ biến, thường gặp nhất trong
khoa học. Trong phép chứng minh trực tiếp, để chứng minh một giả thuyết
là đúng, người ta cần chứng minh luận đề đúng, luận cứ đúng và luận
chứng đúng.
Chứng minh gián tiếp, là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận
đề được xác nhận bằng cách chứng minh tính phi chân xác của phản luận
đề.
Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có, hoặc không đủ luận cứ
để chứng minh trực tiếp, hoặc trong nhiều trường hợp, người ta muốn bác
bỏ trực tiếp giả thuyết của đồng nghiệp ngay từ trong lúc đối tác chưa kịp
đưa ra luận cứ, hoặc thậm trí không cần biết đối tác có đưa luận cứ hay
không.
Chứng minh gián tiếp được chia thành hai loại: chứng minh phản chứng và
chứng minh phân liệt.
Chứng minh phản chứng, là phép chứng minh, trong đó, tính đúng đắn của
giả thuyết, tức luận đề được chứng minh bằng tính phi chân xác của luận
đề, tức là một giả thuyết đặt ngược lại với giả thuyết ban đầu.
Chứng minh phân liệt, là phép chứng minh dựa trên cơ sở loại bỏ một số
khả năng này để khảng định những khả năng khác. Phép chứng minh phân
liệt, do vậy, còn được gọi là chứng minh bằng phương pháp loại trừ.
b) Phép bác bỏ.
Bác bỏ là một hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của
một phán đoán. Trong trường hợp nghiên cứu khoa học, thì đây chính là
việc dựa vào những kết luận khoa học đã được công nhận để chứng minh
Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học
a
Viện Khoa học năng lượng 17
tính sai lầm của một giả thuyết. Bác bỏ là một thao tác logic hoàn toàn
ngược với phép chứng minh, nhưng vì là một phép chứng minh, cho nên
thao tác logic bác bỏ được thực hiện hoàn toàn giống như phép chứng
minh, bao gồm bác bỏ trực tiếp và bác bỏ giản tiếp. Chỉ riêng trường hợp
bác bỏ trực tiếp, phép bác bỏ chỉ yêu cầu bác bỏ một trong ba yếu tố cấu
thành cấu trúc logic: bác bỏ luận đề, hoặc luận cứ, hoặc luận chứng.
II.4 Phương pháp thu thập thông tin
Trong khoa học, người nghiên cứu cần nhiều loại thông tin rất khác nhau
Các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp trong và ngoài ngành
Sự kiện/số liệu
Tài liệu thống kê.
Những loại thông tin trên đây được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau,
như tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo
nghiệp vụ và các phương tiện truyền thông khác. Trong nhiều nghiên cứu,
người nghiên cứu có thể thu thập thông tin dưới dạng các hiện vật, qua các
chuyên gia trong và ngoài ngành, hoặc thu thập thông tin qu