Tài liệu hướng dẫn về luật liên quan đến các tổ chức dân sự

Cơ cấu chính trị và nhà nước của một xã hội cởi mở có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức nhưng nguyên tắc căn bản nhất là nhà nước tồn tại để phục vụ nhân dân, không phải nhân dân phục vụ nhà nước hay đảng phái cầm quyền. Để có được một xã hội như vậy, cần có những bộ luật bảo vệ quyền cho các cá nhân tự do nói lên chính kiến của mình và tự do gặp gỡ để cùng hợp sức theo đuổi mục tiêu chung.

pdf93 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn về luật liên quan đến các tổ chức dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VỀ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ Soạn thảo cho Viện xã hội mở (Open Society Institute) với sự hợp tác của Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận (ICNL) Tác giả Leon E.Irish Robert Kushen Karla W.Simon với sự giúp đỡ của các cán bộ Trung tâm Quốc tế về Luật Phi lợi nhuận (ICNL) Viện Xã hội Mở New York Biên dịch: Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH). Email: vnah3@vnn.vn 1 Leon E. Irish, Luật sư, Trường đại học Michigan 1964, Tiến sỹ , trường Đại học Oxford 1973, là đồng sáng lập viên của Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận và là chủ bút của tờ International Journal of Civil Society Law. Robert Kushen, Luật sư, Trường Đại học Columbia 1989, đã từng là phó giám đốc của Viện Xã hội Mở. Hiện tại, ông là tư vấn cho Viện Xã hội Mở Karla W. Simon, Luật sư, Trường đại học Duke 1972, Bằng LL.M., Trường đại học New York 1976, hiện đang là giáo sư của trường đại học Catholic University of America và là đồng giám đốc của Trung Tâm phát triển xã hội quốc tế, trường đại học Catholic University of America. Bà cũng là người đồng sáng lập và là cựu chủ tịch của Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận và là tổng biên tập của tờ International Journal of Civil Society Law. Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận là một tổ chức phi lợi nhuận, hỗ trợ và giúp đỡ sự phát triẻn của xã hội dân sự và quyền tự do về hội. ICNL giúp đỡ quá trình hình thành và phát triển các hệ thống luật nhằm cho phép, phát triển và duy trì các tổ chức tự nguyện, độc lập, phi lợi nhuận trên toàn thế giới. Địa chỉ mạng www.icnl.org Viện xã hội Mở là một quĩ hoạt động tư và cấp dự án, nhằm giúp cho các chính sách công cộng phát triển xã hội dan chủ, quyền con gnười, cải tổ luật pháp và xã hội. Ở cấp độ trong nước, Viện đã tiến hành một số họat động nhằm hỗ trợ việc thi hành luật, giáo dục, y tế cộng đồng và truyền thông độc lập. OSI cũng tạo ra một mạng lưới các tổ chứuc khác trong và ngoài nước trong các vấn đề như chống tham nhũng và vi phạm các quyền của công dân. OSI được thành lập năm 1993 do một nhà đầu tư và cũng là nhà hảo tâm, ông George Soros, với mục đích hỗ trợ các quỹ của ông ở Đông và Trung Âu và khối Liên Xô cũ. Những quĩ này được bắt đầu thành lập năm 1984 để giúp các nước nói trên trong quá trình chuyển giao. OSI đã mở rộng các hoạt động của hệ thống các qũy Soros sang các khu vực khác trên thế giới, nơi có sự chuyển dịch sang thể chế dân chủ. Hệ thống của quỹ Soros hoạt động trên 60 nước trên thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ. Địa chỉ mạng: www.soros.org 2 Bản quyền ©2004 do Viện Xã hội Mở Ấn bản đầu tiên vào năm 1997. Các quyền về tác giả được áp dụng Xuất bản bởi Viện Xã Hội Mở 400 West 59th Street New York, NY 10019 USA www.soros.org Khi không có sự xin phép từ Viện Xã hội mở, không một phần nào của ấn phẩm này có thể được sử dụng, lưu giữ hay chuyển thành các dạng khác Phân phối bởi Xưởng in trường Đại học Trung Âu Nador utca 11, H-1051 Budapest, Hungary E-mail: ceupress@ceu.hu Website: www.ceupress.org 400 West 59th Street, New York, NY 10019 USA Tel: 212.547.6932 Fax: 212.548.4607 E-mail: mgreenwald@sorosny.org Các số liệu trong Cataloge của Thư viện quốc gia Guidelines for laws affecting civic organizations / prepared for the Open Society Institute in cooperation with the International Center for Not-for-Profit Law by Leon E. Irish, Robert Kushen, Karla W. Simon; with the assistance of the staff of the International Center for Notfor- Profit Law.—2nd ed., rev. and enl. p. cm. Includes bibliographical references. ISBN 1-891385-31-3 (pbk.) 1. Nonprofit organizations—Law and legislation. 2. Associations, institutions, etc.—Law and legislation. I. Irish, Leon E. II. Kushen, Robert. III. Simon, Karla W. IV. Open Society Institute. V. International Center for Not-for-Profit Law. K652.G85 2004 346'.064—dc22 2003070240 Thiết kế bìa: Jeanne Criscola | Criscola Design In ở Hoa Kỳ, do Công ty Herlin Press, Inc. Ảnh trang bìa do Robert Lisak 3 MỤC LỤC Lời nói đầu.......................................................................................................................6 Giới thiệu về Tài liệu Hướng Dẫn......................................................................................................... 6 Bản chất và Mục đích của Hướng dẫn .................................................................................................. 2 Nguồn tham khảo và phương pháp luận ............................................................................................... 2 CHƯƠNG 1.......................................................................................................................4 Liên hệ giữa các tổ chức dân sự với xã hội .................................................................4 CHƯƠNG 2- Liên hệ giữa luật về Tổ chức Dân sự với các bộ luật khác...................6 PHẦN 2.1. Liên hệ giữa Luật về Tổ chức Dân sự với Luật Quốc tế đảm bảo các quyền tự do cơ bản6 Phần 2.2. Các nguyên tắc chung...................................................................................................... 8 CHƯƠNG 3- Sự tồn tại với tư cách pháp nhân của các tổ chức dân sự .................11 PHẦN 3 . 1 Thành lập........................................................................................................................ 11 PHẦN 3 . 2 Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ......................................................................... 16 PHẦN 3. 3 Thay đổi các văn bản về quản lý nội bộ của tổ chức dân sự ............................................ 18 PHẦN 3 . 4 Sửa đổi trong trường hợp bất khả kháng hoặc bế tắc. .................................................... 18 PHẦN 3 . 5 Danh bạ đăng ký chung.................................................................................................. 19 PHẦN 3 . 6 Hợp thành và phân tách.................................................................................................. 19 PHẦN 3 . 7 Ngừng hoạt động, giải tán và thanh lý ............................................................................ 20 CHƯƠNG 4- Cơ cấu và quản lý nội bộ ........................................................................21 PHẦN 4 . 1 Các qui định bắt buộc về văn bản quản lý nội bộ............................................................ 21 PHẦN 4 . 2 Các yêu cầu về văn bản quản lý nội bộ ........................................................................... 22 PHẦN 4 . 3 Trách nhiệm của người sáng lập, các cán bộ, các thành viên của hội đồng quản trị và nhân viên ............................................................................................................................................. 22 PHẦN 4 . 4 Trách nhiệm phải trung thành, chăm chỉ và giữ bí mật................................................... 23 PHẦN 4 . 5 Các nghiêm cấm về mâu thuẫn quyền lợi ....................................................................... 24 CHƯƠNG 5- Nghiêm cấm Tư lợi Trực tiếp hay Gián tiếp..........................................26 PHẦN 5. 1 Nghiên cấm Phân chia Lợi nhuận .................................................................................... 26 PHẦN 5.2 Nghiêm cấm đầu tư cá nhân .............................................................................................. 26 PHẦN 5.3 Nghiêm cấm Tự mua bán .................................................................................................. 27 PHẦN 5.4 Nghiêm cấm Chuyển dịch Tài sản .................................................................................... 28 Chương 6- Hoạt động của Các tổ chức Dân sự.........................................................30 PHẦN 6.1 Các hoạt động vì lợi ích công cộng................................................................................... 30 PHẦN 6.2 Chính sách công và các hoạt động Chính trị ..................................................................... 31 PHẦN 6.3 Các hoạt động Kinh tế ....................................................................................................... 32 PHẦN 6.4 Các tổ chức Phát triển Kinh tế........................................................................................... 34 PHẦN 6.5 Giấy đăng ký và giấy phép................................................................................................ 34 Chương 7- Gây quỹ......................................................................................................36 PHẦN 7.1 Các hoạt động Gây quỹ được phép tiến hành.................................................................... 36 PHẦN 7.2 Các hoạt động gây quỹ - Một số hạn chế- Tiêu chuẩn và các giải quyết .......................... 36 Chương 8- Báo cáo, giám sát và thực thi...................................................................38 Phần 8.1 Báo cáo và Kiểm soát nội bộ................................................................................................ 39 Phần 8.2 Báo cáo và kiểm toán của cơ quan nhà nước ....................................................................... 40 PHẦN 8.3 Báo cáo cho các cơ quan thuế và kiểm toán của các cơ quan này .................................... 42 PHẦN 8.4 Báo cáo và kiểm toán bằng cơ quan cấp phép................................................................... 43 PHẦN 8.5. Báo cáo cho các nhà tài trợ .............................................................................................. 43 Phần 8.6 Cung cấp và duy trì thông tin tới công chúng ...................................................................... 44 Phần 8.7 Trừng phạt đặc biệt .............................................................................................................. 44 Chương 9- Ưu đãi thuế .................................................................................................46 PHẦN 9.1 Miễn thuế lợi tức và thu nhập cho các tổ chức dân sự. ..................................................... 47 4 PHẦN 9.4 VAT và thuế hải quan ....................................................................................................... 51 PHẦN 9.5. Các loại thuế khác ............................................................................................................ 52 Chương 10- Các tổ chức dân sự nước ngoài và nguồn vốn nước ngoài ...............53 PHẦN 10.1 Thành lập và kiểm soát các tổ chức dân sự nước ngoài. ................................................. 53 PHẦN 10.2 Tài chính nước ngoài....................................................................................................... 54 Chương 11- Các quan hệ khác của chính phủ ...........................................................55 PHẦN 11.1.......................................................................................................................................... 55 PHẦN 11.2 Tài trợ của nhà nước và hợp đồng................................................................................... 56 PHẦN 11.3 Chuyển nhượng tài sản và họat động nhà nước cho các tổ chức dân sự. ........................ 57 Chương 12- Phương pháp điều chỉnh tự nguyện......................................................58 PHẦN 12.1 Phương pháp và đối tượng của điều chỉnh tự nguyện. .................................................... 58 PHẦN 12.2. Các tổ chức mẹ ............................................................................................................... 59 PHỤ LỤC- Giải thích Thuật ngữ ...................................................................................60 1. Phụ trợ ............................................................................................................................................. 60 2. Hội đồng thành viên........................................................................................................................ 60 3. Ủy ban giám sát............................................................................................................................... 60 4. Chi nhánh ........................................................................................................................................ 60 5. Tổ chức Dân sự ............................................................................................................................... 60 6. Thành lập......................................................................................................................................... 61 7. Quyết định, Nghị định, và Lệnh...................................................................................................... 61 8. Giải tán............................................................................................................................................ 61 9. Nhà tài trợ ....................................................................................................................................... 61 10. Tiền vốn ban đầu........................................................................................................................... 61 11. Thiết lập ........................................................................................................................................ 61 12. Ban quản trị ................................................................................................................................... 62 13. Các văn bản điều chỉnh ................................................................................................................. 62 14. Luật ............................................................................................................................................... 62 15. Pháp nhân...................................................................................................................................... 62 16. Phân chia tài sản............................................................................................................................ 62 17. Quản lý hoặc Ban quản lý ............................................................................................................. 62 18. Các tổ chức có quy chế thành viên và các tổ chức không có quy chế thành viên......................... 62 19. Lợi ích chung và Lợi ích công cộng.............................................................................................. 63 20. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm.............................................................................................. 64 21. Luật lệ, Quy định hay Hướng dẫn................................................................................................. 64 22. Người đỡ đầu ................................................................................................................................ 65 23. Tổ chức phụ trợ ............................................................................................................................. 65 24. Ưu đãi thuế.................................................................................................................................... 65 25. Giải tán.......................................................................................................................................... 65 CHÚ THÍCH ....................................................................................................................66 5 Lời nói đầu Giới thiệu về Tài liệu Hướng Dẫn Cơ cấu chính trị và nhà nước của một xã hội cởi mở có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức nhưng nguyên tắc căn bản nhất là nhà nước tồn tại để phục vụ nhân dân, không phải nhân dân phục vụ nhà nước hay đảng phái cầm quyền. Để có được một xã hội như vậy, cần có những bộ luật bảo vệ quyền cho các cá nhân tự do nói lên chính kiến của mình và tự do gặp gỡ để cùng hợp sức theo đuổi mục tiêu chung. Những quyền tự do về ngôn luận, lập hội và họp mặt hoà bình là những tiêu chí của một xã hội cởi mở. Chỉ riêng luật pháp không thể tạo nên được một xã hội cởi mở, nhưng cũng sẽ không có xã hội cởi mở nếu không có sự bảo vệ thích đáng của luật pháp cho những quyền này cũng như những quyền tự do cơ bản khác. Luật pháp phải công nhận quyền của cá nhân cùng chung sức theo đuổi những nguyện vọng chung hoặc theo đuổi những ý niệm về điều tốt lành mà không có sự can thiệp của nhà nước. Cá nhân phải được phép lập nhóm theo nhiều hình thức, từ tổ chức của những người hàng xóm lân cận để giải quyết những vấn đề vệ sinh đường phố cho đến một tập hợp đông người cùng lên tiếng phản đối sự xuống cấp của môi trường. Những tổ chức không chính thống, không có địa vị pháp lý riêng chính là những bộ phận hợp thành của cái gọi là thành phần “độc lập”, thành phần “thứ ba”, hay thành phần “phi lợi nhuận” (để phân biệt với thành phần nhà nước và thành phần vì lợi nhuận). Cuốn hướng dẫn này gọi đó là thành phần “dân sự” (civic sector). Để đáp ứng được việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, lập hội và tụ tập hoà bình, luật pháp của bất kỳ một xã hội cởi mở nào phải bảo vệ được quyền tự do trong việc thành lập và vận hành những nhóm người đó. Tuy nhiên, luật pháp không chỉ dừng lại ở đó. Bảo vệ quyền cơ bản đòi hỏi một khung pháp lý cho phép thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân khác với tư cách pháp nhân của sáng lập viên, của các hội viên, hoặc của nhân viên của tổ chức và sự bảo hộ pháp luật đối với cả loạt hoạt động của những hội, đoàn thể, câu lạc bộ, và những thể chế riêng biệt này1. Những tổ chức dân sự kiểu như vậy có tầm quan trọng lớn trong việc ra đời và và tồn tại của một xã hội cởi mở.2 Mục đích của cuốn hướng dẫn này là nêu lên những chuẩn mực luật trong việc cho phép, bảo vệ và điều chỉnh các tổ chức dân sự muốn tạo cho mình tư cách pháp nhân. Nội dung của Hướng dẫn này dựa trên các phân tích lý thuyết sâu rộng cũng như các kinh nghiệm thực tế phong phú của nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu thực hành của Hướng dẫn là nhằm tạo điều kiện cho bất kỳ cá nhân liên quan nào cũng có thể đánh giá bộ luật hiện hành điều chỉnh các tổ chức dân sự hoặc soạn thảo một bộ luật hoàn hảo hơn. Giả định quan trọng nhất của Hướng dẫn này là trong mọi xã hội cởi mở phải có các bộ luật để khẳng định và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, hội họp và tụ tập hoà bình cho mọi công dân. Đồng thời, cũng cần có các văn bản luật bảo vệ công chúng khỏi bị các tổ chức dân sự lợi dụng. Cái khó đối với các tổ chức dân sự là làm sao cân bằng được giữa quyền của cá nhân của tổ chức với nhu cầu bảo vệ của công chúng. Quy định tự nguyện là phương thức mà thành phần này tự giám sát hoạt động của mình và nó đóng một vai trò hết sức quan trong. Như vậy, một mặt Hướng dẫn này công nhận tính 6 hợp pháp của các cơ chế làm luật chính thống nhằm bảo vệ công chúng, mặt khác, nó cũng khẳng định nhu cầu tạo lập cơ chế xây dựng các quy định không bắt buộc do chính các tổ chức dân sự này thành lập. Cuối cùng, bất kỳ gánh nặng nào đè lên vai các tổ chức dân sự cũng phải tương xứng với lợi ích mà các tổ chức này mong muốn nhận được từ chính phủ. Bản chất và Mục đích của Hướng dẫn Hướng dẫn không đưa ra một mô hình luật mẫu cho khu vực dân sự. Hệ thống luật pháp trên thế giới rất đa dạng và mỗi địa phương có các đặc thù khác nhau trong việc thảo luật nên không thể tạo nên một khuôn mẫu3. Hướng dẫn này cũng không dự định mô tả tính đa dạng của các luật dân sự hiện có và cũng không mong muốn dự tính “đa số” hay “thiểu số”. Thay vào đó, Hướng dẫn muốn phản ánh những hiểu biết mà các nhà chuyên môn đã thu lượm được về các loại hình luật và hệ thống hành chính thúc đẩy việc ra đời và các quy định hợp lý của khu vực dân sự. Một số nguyên tắc chỉ mang tính thủ tục, không thực sự có nội dung. Hướng dẫn và phần thảo luận đi kèm cùng những ví dụ nhằm giải thích bản chất của nhiều vấn đề và các
Tài liệu liên quan