Hệ thống sống cần năng lượng để chuyển động, lớn lên, tổnghợp các phân tử sinh học và vận chuyển ion, phân tử qua màng.
Các cơ thể lấy năng lượng từ môi trường sống và sử dụng nănglượng đó để thực hiện các quá trình sống có hiệu quả.
Để nghiên cứu năng lượng sinh học đòi hỏi phải có hiểu biết về nhiệt động học, một số định luật, nguyên lý mô tả nguồn, trao đổi nhiệt, năng lượng và vật chất trong hệ thống nghiên cứu.
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2545 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Năng lượng sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lượng sinh học
Hệ thống sống cần năng lượng để chuyển động, lớn
lên, tổng
hợp các phân tử sinh học và vận chuyển ion, phân tử
qua màng.
Các cơ thể lấy năng lượng từ môi trường sống và sử
dụng năng
lượng đó để thực hiện các quá trình sống có hiệu quả.
Để nghiên cứu năng lượng sinh học đòi hỏi phải có
hiểu biết về
nhiệt động học, một số định luật, nguyên lý mô tả
nguồn, trao đổi
nhiệt, năng lượng và vật chất trong hệ thống nghiên
cứu.
2
Nhiệt động học cho chúng ta xác định quá trình hoá
học và
phản ứng có thể tự xảy ra hay không.
Mặc dù nhiệt động học là khái niệm phức tạp, nhưng
nó dựa
trên ba định luật tương đối đơn giản và dễ hiểu.
Một vài nguyên lý của nhiệt động học cơ bản được
đưa ra trong
chương này bao gồm phân tích nguồn nhiệt, sản sinh
entropy, hàm
năng lượng tự do và mối liên quan giữa entropy và
thông tin.
Chương này cũng đề cập đến ATP và những hợp chất
cao năng
khác.
Khái niệm về nhiệt động học cơ bản
Bất kỳ sự quan tâm nào của nhiệt động học cũng phải
phân biệt
giữa hệ thống và môi trường.
Hệ thống là một phần của vũ trụ mà chúng ta quan
tâm, trong
khi đó môi trường là gồm tất cả những gì còn lại. Có
ba trạng thái cơ
bản: hệ thống cô lập, hệ thống đóng và hệ thống mở.
Hệ thống cô lập: Không có sự trao đổi chất và năng
lượng với
môi trường.
Hệ thống đóng: Có trao đổi năng lượng, nhưng không
có trao
đổi chất với môi trường.
Hệ thống mở: Có trao đổi chất và năng lượng với môi
trường.
Cơ thể sống là hệ thống mở điển hình có trao đổi chất
(dinh
dưỡng và sản phẩm thải ra) và năng lượng (nhiệt từ
trao đổi chất)
với môi trường.
Định luật 1: Nhiệt, công và các dạng năng lượng
khác
Trước đây trong sự phát triển của nhiệt động học
người ta cho
rằng nhiệt độ có thể biến đổi thành những dạng năng
lượng khác và
tất cả các dạng năng lượng một cách cơ bản có thể
biến đổi thành
một số dạng khác.
Định luật 1 nói rằng: tổng năng lượng của một hệ
thống cô lập
là không thay đổi.
Các nhà nhiệt động học đã mô phỏng thành một hàm
toán học
để nghiên cứu sự biến đổi nhiệt và sử dụng công
trong những hệ
thống nhiệt động học. Hàm này được gọi là năng
lượng nội năng,
thường ký hiệu là E hoặc U. Năng lượng này chỉ phụ
thuộc vào trạng
thái hiện tại của một hệ thống và vì vậy được coi là
hàm trạng thái.
Năng lượng nội năng không phụ thuộc vào hệ thống
xảy ra như thế
nào và vì vậy không phụ thuộc vào đường hướng.
Nói một cách
khác là chúng ta có thể thay đổi hệ thống bằng bất cứ
con đường nào
3
và cho đến khi nào hệ thống trở về trạng thái ban đầu,
năng lượng
nội năng sẽ không thay đổi.
Năng lượng nội năng, E của hệ thống có thể thay đổi
nếu
nguồn năng lượng vào hoặc ra khỏi hệ thống ở dạng
nhiệt hoặc công
cho quá trình nào biến đổi một trạng thái này (1) sang
một trạng thái
khác (2) thay đổi năng lượng nội năng là:
E = E2 - E1 = q + w (1.1)
q là lượng nhiệt được hệ thống hấp thụ từ môi trường
w là công thực hiện trên hệ thống do môi trường
Công cơ học được định nghĩa là sự chuyển động từ
chỗ này
đến chỗ khác, gây ra do sử dụng lực. Cả hai phải xảy
ra công mới
được thực hiện.
Ví dụ: Một tàu chở khách đã chứa đầy khách nhưng
không di
chuyển, theo định nghĩa nhiệt động học công không
được thực hiện.
Trong hệ thống hoá sinh học và hoá học công thường
liên quan
với áp suất và thể tích của hệ thống. Công cơ học
được xác định w =
-P V
Nếu định nghĩa công được giới hạn bởi công cơ học,
trong
trường hợp này E chỉ là thay đổi nhiệt ở thể tích
không đổi. Vì vậy
nếu V không đổi, công không được thực hiện. E =
q. Vì vậy E là
một định lượng rất tiện lợi trong quá trình thể tích
không thay đổi.
E không cần thiết bằng biến đổi nhiệt. Vì lý do này
các nhà hoá
sinh học, hoá học đã xác định một hàm đặc biệt phù
hợp cho quá
trình áp suất không đổi. Nó được gọi là enthalpy, H
được định nghĩa:
H = E + PV (1.2)
Nếu áp suất không thay đổi chúng ta có:
H = E + P V = q + w + P V = q - P V + P V
= q (1.3)
Rõ ràng H tương đương với biến đổi nhiệt trong
quá trình áp
suất không đổi.
Vì các phản ứng hoá sinh thường xảy ra trong thể
lỏng hoặc
rắn hơn là thể khí nên thay đổi thể tích là nhỏ và
enthalpy và năng
lượng nội năng thường là như nhau.
4
Để thuận lợi khi so sánh các chỉ số nhiệt động học
của các
phản ứng khác nhau thì người ta xác định ở điều kiện
tiêu chuẩn.
Một dung dịch hoà tan ở trạng thái tiêu chuẩn,
thường sử dụng đơn
vị đơn giản là nồng độ 1M. Enthalpy, năng lượng nội
năng và những
định lượng nhiệt động học khác thường đưa ra hoặc
xác định cho
những điều kiện tiêu chuẩn và được ký hiệu là H0,
E0...
Enthalpy thay đổi ở các quá trình hoá sinh có thể
được xác
định bằng việc đo nhiệt độ hấp thụ (hoặc toả ra) bằng
một
calorimeter.
Mặt khác cho bất kỳ quá trình nào A B ở trạng thái
cân
bằng, sự thay đổi enthalpy ở trạng thái tiêu chuẩn
được xác định từ
sự phụ thuộc vào nhiệt độ và hệ số cân bằng:
d (ln Keq)
H0 = ---------------- (1.4)
Ở đây R là hằng số khí = 8.314 J/mol K
Ví dụ: trong sự biến tính nhiệt của protein
chymotripsinogen
(quá trình thuận nghịch).
Trạng thái nguyên thuỷ (N) Trạng thái biến tính
(D)
Keq = D / N
John F. Brandts đo hằng số cân bằng cho sự biến tính
của một
số protein ở một số giá trị pH và nhiệt độ khác nhau
(bảng 1.1).
Giá trị H0 có ý nghĩa gì đối với biến tính của
protein? Giá trị
dương của H0 biểu diễn sự bẻ gãy liên kết hydro
cũng như giải
phóng những nhóm ưa nước từ bên trong phân tử
protein ban đầu
trong qúa trình biến tính, như vậy sẽ nâng năng lượng
của dung dịch
protein.
Bảng 1.1 Các chỉ số nhiệt động học cho sự biến tính
protein
Protein
(và điều kiện)
H0
kJ/mol
S0
kJ/mol.K
G0
kJ/mol
Gp
kJ/mol.K
Chymotrypsinogen
(pH 3; 250C)
164 0,440 31 10,9
b- Lactoglobulin
(5 M urea; pH 3;
250C)
-88 -0,300 2,5 9,0
Myoglobin (pH 9;
250C)
180 0,400 57 5,9
Ribonuclease (pH
2,5; 300C)
240 0,780 3,8 8,4