Tài liệu tâm lý học - Xung đột tâm lý

Tổ chức cơ quan đã có trình độ phát triển cao. Ý thức trách nhiệm trong từng thành viên đã được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều nhận thức rõ nhiệm vụ của tổ chức. Kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tâp thể trở nên bền vững hơn. Trong giai đoạn này người lãnh đạo chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ.

doc49 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 9261 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tâm lý học - Xung đột tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----š›&š›----- TÀI LIỆU TÂM LÝ HỌC - XUNG ĐỘT TÂM LÝ Tổ chức cơ quan đã có trình độ phát triển cao. Ý thức trách nhiệm trong từng thành viên đã được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều nhận thức rõ nhiệm vụ của tổ chức. Kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tâp thể trở nên bền vững hơn. Trong giai đoạn này người lãnh đạo chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ. Câu 11: Xung đột tâm lý là gì? Có những loại xung đột nào xảy ra trong tổ chức cơ quan nhà nước? Nguyên nhân? 1.Xung đột tâm lý Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thề các tổ chức, cơ quan. Đó là hiện tượng tâm lý vốn có giữa con người với con người trong tập thể. Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể. Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người. Các loại xung đột Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể Xung đột giữa các cá nhân Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về tâm lý, hiểu nhầm nhau, bất đồng quan điểm, thiếu sự hiểu biết thiếu tin cậy lẫn nhau.Hoặc giữa các thành viên tích cực với thành viên tiêu cực, giữa người bảo thủ với người người đổi mới, giữa người tiên tiến và người lạc hậu Diễn biến của các cuộc xung đột: có thể diễn ra theo những cách chủ yếu sau đây: +Tiến triển một cách lô gích theo chiếu hướng đi lên. Hai bên không chịu chấp nhận đề nghị của nhau, làm cho xung đột ngày càng tiến triển. + Tiến triển một cách mạnh mẽ, hết sức dữ dội. Hành động của hai bên đều quyết liệt, hết sức dữ dội, không thể điều khiển được + Tiến triển bùng nổ. Cuộc xung đột kiểu này cò sức mạnh rất lớn và kết thúc nhanh. Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau: +Giải quyết triệt để dập tắt xung đột. Người này thắng lợi, người kia thất bại, hoặc bằng sự thoả hiệp nhượng bộ lẫn nhau. +Thoái trào, chuyển qua trạng thái âm ỷ. Hai bên đều trở nên mệt mỏi, và có nguy cơ trở lại bất cứ luc nào +Kết thúc giả. người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của xung đột do một lý do nào đó . Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể. Là xung đôt giữa thành viên trong nhóm với tập thể cũng có thể là xung đột liên cá nhân lãnh đạo với nhóm tập thể. Nguyên nhân: Có thể là nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm cá nhân, cũng cò thể là những nguyên nhân từ phía tập thể Trong loại xung đột này có loại xung đột giữa người lãnh đạo với tập thể. Nguyên nhân người lãnh đạo không đủ phẩm chất và năng lực, không đủ uy tín, cũng có thể bị suy thoái nhân cách. Câu 12: Nêu một hiện tượng xung đột tập thể và nêu đề xuất biện pháp giải quyết? 1.Định nghĩa. Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thề các tổ chức, cơ quan. Đó là hiện tượng tâm lý vốn có giữa con người với con người trong tập thể. Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể. Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người. 2.Các loại xung đột Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể Xung đột giữa các cá nhân Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về tâm lý, hiểu nhầm nhau, bất đồng quan điểm, thiếu sự hiểu biết thiếu tin cậy lẫn nhau.Hoặc giữa các thành viên tích cực với thành viên tiêu cực, giữa người bảo thủ với người người đổi mới, giữa người tiên tiến và người lạc hậu Diễn biến của các cuộc xung đột: có thể diễn ra theo những cách chủ yếu sau đây: +Tiến triển một cách lô gích theo chiếu hướng đi lên. Hai bên không chịu chấp nhận đề nghị của nhau, làm cho xung đột ngày càng tiến triển. + Tiến triển một cách mạnh mẽ, hết sức dữ dội. Hành động của hai bên đều quyết liệt, hết sức dữ dội, không thể điều khiển được + Tiến triển bùng nổ. Cuộc xung đột kiểu này cò sức mạnh rất lớn và kết thúc nhanh. Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau: +Giải quyết triệt để dập tắt xung đột. Người này thắng lợi, người kia thất bại, hoặc bằng sự thoả hiệp nhượng bộ lẫn nhau. +Thoái trào, chuyển qua trạng thái âm ỷ. Hai bên đều trở nên mệt mỏi, và có nguy cơ trở lại bất cứ luc nào +Kết thúc giả. người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của xung đột do một lý do nào đó . Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể. Là xung đôt giữa thành viên trong nhóm với tập thể cũng có thể là xung đột liên cá nhân lãnh đạo với nhóm tập thể. Nguyên nhân: Có thể là nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm cá nhân, cũng cò thể là những nguyên nhân từ phía tập thể Trong loại xung đột này có loại xung đột giữa người lãnh đạo với tập thể. Nguyên nhân người lãnh đạo không đủ phẩm chất và năng lực, không đủ uy tín, cũng có thể bị suy thoái nhân cách. 3. Những nguyên tắc và biện pháp khắc phục xung đột: Nguyên tắc giải quyết xung đột + Tính khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi người trong cuộc cũng như người đứng ra giải quyết phải bình tĩnh trước vấn đề xẩy ra.người đóng vai trò trung gian hoà giải phải nghe cả hai phía lhông đứng về phía nào, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân làm nẩy sinh xung đột qua việc phân tích lý lẽ của cả hai bên đưa ra.đứng trên lập trường quan điểm của người kia để giải quyết. + Tính phân minh và thái độ thiện chí. Xung đột chỉ có thể được giải quyết mốt cách triệt để nếu như người tham gia giải quyết phải có thái độ phân minh ,làm sáng rõ sự việc để giúp cho hai bên thấy rõ,. + Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ. Khi con người đã rơi vào xung đột, bất kỳ ai cũng bị tình cảm lấn át ở vào tình trạng xúc động mạnh, tình cảm thường nghiêng về một phía, Do đó cần phải giữ được sự tự chủ, giữ khoảng cách nhất định đối với đối phương, giúp cho việc giảm bới căng thẳng giữa hai bên + Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo. Việc giải quyết xung đột phải tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ từng nguyên nhân làm nẩy sinh ra xung đột, đặc điểm trạng thái tâm lý của hai bên để đưa ra các biện pháp thích hợp Để giải quyết xung đột người lãnh đạo cần chú ý: + Đánh giá đúng nguồn gốc, nguyên nhân, tính chât xung đột + Tổ chức lao động hợp lý. + Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục cho các thành viên trong tập thể + Thận trọng khách quan khi đánh giá con người, khen chê đúng mức. + Phân công trong lãnh đạo hợp lý phù hợp với năng lực Biện pháp giải quyết xung đột: + Biện pháp thuyết phục; Dùng người thứ ba làm trung gian hoà giải sự xung đột. Biện pháp này được sử dụng khi xung đột phức tạp, người tham gia hoà giải phải là người có uy tín trong tổ chức . Người thứ ba cũng có thể là người ở đơn vị khác ( nếu xung đột quá căng thẳng ) + Biện pháp hành chính - Chia tách những người tham gia xung đột. Ví dụ : chuyển một bên xung đột sang đơn vị cơ sở khác hoặc đưa một bên xung đột ra khỏi tập thể Chặn đứng cuộc xung đột từ mệnh lện, bằng lời nói, áp lực của quần chúng , lực lượng của chính quyền và cơ quan an ninh. Câu 13: Dư luận xã hội là gì? Vai trò của nó trong tổ chức? Người lãnh đạo quản lý như thế nào để quản lý được dư luận? 1 Khái niệm Dư luận tập thể là một hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh sự thống nhất ý kiến của nhiều người sau khi đã bàn bạc, trao đổi, là hình thức biểu hiện trạng thái tâm lý chung trước những sự kiện, hiện tượng, hành vi xảy ra trong tập thể, biểu hiện trí tuệ tập thể và tâm tư nguyện vọng của họ. Dư luận xã hội là một trạng thái tinh thần thống nhất của một nhóm hoặc một công đồng xã hội bao gồm cả nhận thức, tình cảm và ý chí . Về bản chất dư luận xã hội không dừng lại ở ngôn từ, lời nói của công chúng mà luôn gắn liền với ý kiến của một số đông và xu thế sẵn sàng hành động. Nó tạo ra sức mạnh và áp lực nhất định có khả năng làm thay đổi những vấn đề của xã hội. Về tính chất dư luận xã hội phản ánh tính công khai, lan truyền, tính thời sự và tính quần chúng Về nội dung dư luận, không phải những vấn đề xẩy ra trong cuộc sống cũng đều là đối tượng của dư luận mà chỉ những những sự kiện mang tính chất thời sự, phổ biến tác động đến đời sống, đến nhu cầu và lợi ích trực tiếp hoặc lâu dài của công chúng thì mới là đối tượng gây ra dư luận xã hội Dư luận xã hội khác tin đồn. Tin đồn chỉ là những phát ngôn, loan tin bình thường, không phải sự phán xét của công chúng. Tin đồn thường chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc, thậm chí mang nặng tính chất chủ quan thể hiện động cơ cá nhân của người đưa tin . Nên những tin đồn thường thiếu căn cứ xác đáng . 2. Vai trò của dư luận xã hội + Điều chỉnh hành vi cá nhân và của tập thể + Dư luận xã hội đóng vai trò người động viên, khích lệ, hoặc người phê phán, công kích đối với những hành động xã hội, những biểu hiện đạo đức, tinh thần của những cá nhân hay nhóm người trong xã hội. +Dư luận xã hội không chỉ tác động đến con người mà còn là một công cụ kiểm tra chính xác nhanh nhạy và tuyết đối ở mọi lúc mọi nơi hành vi con người. + Dư luận xã hội còn làm cố vấn cho các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề xẩy ra trong công đồng, nó mở rộng quyền dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữ Đảng- Nhà nước và nhân dân Vì vậy người quản lý cần sử dụng nó trong quá trình điều khiển con người 3. Các loại dư luận xã hội Dư luận xã hội bao gồm hai loại: dư luận chính thức và dư luận không chính thức . Dư luận chính thức là dư luận được người lãnh đạo ủng hộ. Dư luận không chính thức là dư luận được hình thành một cách tự phát, không được người lãnh đạo ủng hộ. Dư luận không chính thức thường là những tin đồn, vì vậy cần ngăn chặn và dập tắc các tin đồn 4. Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội. + Giai đoạn 1: Xuất hiện một vấn đề, sự kiện trong xã hội, được mọi người chứng kiến, làm nẩy sinh những suy nghĩ, cảm xúc phán đoán của người khác. + Giai đoạn 2: Trao đổi giữa mọi người về suy ghĩ, phán đoán, quan điểm đánh giá của mình về sự kiện xẩy ra đó. Giai đoạn này chuyển ý thức cá nhân sang ý thức xã hội + Giai đoạn 3: Thống nhất những ý kiến, những những quan điểm khác nhau lại xung quanh những vấn đề cơ bản,.Trên cơ sở này hình thành những phán đoán, đánh giá chung theo sự thoã mãn của đại đa số người trong cộng đồng.Lúc này dư luận xã hội đã được hình thành. + Giai đoạn 4. Quan điểm nhận thức và hành động thống nhất của tập thể tạo nên dư luận và có sự lan truyền dư luận xã hội mạnh mẽ. Trong công tác lãnh đạo quản lý việc phát hiện phân tích hình thành và sử dụng dư luận xã hội là vấn đề hết sức quan trọng. Người lãnh đạo có thể thông qua dư luận xã hội mà hiểu được những đặc điểm tâm lý xã hội nhất là nhu cầu lợi ích, trình độ tư duy, nhận thức, tâm thế xã hội của các nhóm xã hội 5.Người lãnh đạo quản lý để quán lý được dư luận xã hội. Quan tâm đến dư luận xã hội trong tập thề, xem dư luận như là một phương tiện quản lý, giáo dục cá nhân và tập thể. Kịp thời nắm bắt dư luận trong tập thể cơ quan, tổ chức, điều chính theo hướng có lợi cho sự phát triển của tổ chức. Ngăn chặn kịp thời những dư luận không chính xác, tạo điều kiện để những dư luận đúng đắn tồn tại, lan tỏa. Xây dựng phát triển, tạo các dư luận lành mạnh trong tập thể. Khi xây dựng dư luận xã hội trong tổ chức, cần đảm bảo tính chính xác, chân thực và nhân đạo. Câu 14: Hiện tượng lây lan tâm lý? Ảnh hưởng của hoạt động lây lan tâm lý trong tổ chức? 1. Hiện tượng lây lan tâm lý Sự lây truyền tâm lý là hiện tượng phổ biến nhất và cũng thể hiện rõ nét nhất trong số các hiện tượng tâm lý xã hội thường xẩy ra trong tập thể cơ quan, tổ chức. Biểu hiện của nó rất phong phú. Lây lan tâm lý xẩy ra là do một người ( một nhóm) dễ dàng chịu tác động cảm xúc của một người (một nhóm) khác trong quá trình tiếp xúc trực tiếp. Kết quả lây truyền tâm lý tạo ra một trạng thái xúc cảm chung của một nhóm, một tập thể lao động Nguyên nhân gây ra sự lây truyền tâm lý rất khác nhau và rất đa dạng Cơ chế của sự lây truyền tâm lý là sự bắt chước: Sự bắt chước gây nên lây truyền tâm lý có thể chia thành hai loại: bắt chuớc có ý thức và bắt chước vô thức. Sư lây truyền tâm lý có thể diễn ra dưới hai hình thức: - Dao động từ từ: Một hiện tượng nào đó lúc đầu có thể gây ra phản ứng bất bình, phẫn nộ, nhưng sau đó mọi người làm theo - Bùng nổ xẩy ra khi con người ở trạng thái căng thẳng thần kinh và tâm lý. Họ làm theo mọi việc nào đó mà không hiểu tại sao lại hành động như vậy Hiện tượng lây truyền tâm lý có thể có ảnh hưởng tốt, cũng có thể có ảnh hưởng xấu tới cá nhân và hoạt động chung của tập thể. Cùng với ám thị, bắt chước, lây truyền tâm lý trong một số trường hợp có thể gây nên sự hoảng loạn, người lãnh đạo cần quan tâm đến hiện tượng lây truyền tâm lý kịp thời ngăn chăn hạn chế những lây truyền tâm lý tiêu cực xử lý những hiện tượng hoảng loạn đồng thời tạo điều kiện chi những nhân tố tích cực có thể gây nên những lây truyền tâm lý tốt tong tập thể cơ quan tổ chức của mình. 2.Ảnh hưởng của hoạt động lây lan tâm lý trong tổ chức. Ảnh hưởng tích cực; giúp người cán bộ học tập những kinh nghiệm, hành vi và cảm xúc tốt, hoàn thành tốt công việc của tổ chức. Ảnh hưởng tiêu cực; cùng với ám thị giảm bắt chước lây lan tâm lý trong một số tổ hợp có thể gây ra sự hoảng loạn, ở một số người trong tập thể. Người lãnh đạo, quản lý cần quan tâm, ngăn chặn, hạn chế kịp thời những lây lan tiêu cực, Xử lý những hiện tượng hoảng loạn có thể nảy sinh trong tập thể, tạo điều kiện cho những nhân tố tích cực có thể gây nên những lây lan tâm lý tốt trong tập thể cơ quan, tổ chức mình. Câu 15: Bầu không khí tâm lý là gì? Vai trò của bầu không khí tâm lý trong tổ chức? 1.Khái niệm Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của một số đông người đối với một sự việc hay một hiện tượng khách quan nào đó liên quan đến nhu cầu của họ. Bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể cơ quan là là trạng thái tâm lý tập thể là nét đặc trưng phản ánh thực trạng các mối quan hệ nẩy sinh trong hoạt động của tập thể, bao gồm các mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân, các bộ phận của tập thể trên cơ sở các mối quan hệ chính thức cũng như không chính thức trong tổ chức và cơ quan đó. Bầu không khí tâm lý tập thể không đơn thuần là tổng số đặc điểm tâm lý cá nhân của thành viên trong tập thể. Nó biểu hiện mức độ hoà hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ và được hình thành từ thái độ của mọi người trong tổ chức, cơ quan đối với công việc, bạn bè và đồng nghiệp và người lãnh đạo của họ. 2. Những biểu hiện của bầu không khí tâm lý tập thể + Thể hiện ở ý thức, thái độ, trách nhiệm của mọi người đối với công việc chung. + Thể hiện ở số lượng người nhiều hay ít đồng tình với lãnh đạo , với sự tham gia công tác tập thể. + Thể hiện bằng sự chấp hành kỷ luật lao động tốt hay xấu. + Thể hiện bằng số lần xung đột trong tập thể nhiều hay ít. + Thể hiện ở hiệu quả lao động của tập thể cao hay thấp Bầu không khí tâm lý được hình thành từ thái độ của mọi người đối với lao động, với bạn bè và những người lãnh đạo của họ. Những quan hệ này được củng cố trong quá trình cùng lao động và phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và phong cách làm việc của lãnh đạo cơ quan.. Bầu không khí tâm lý trong tập thể đóng vai trò to lớn đối với mỗi cá nhân và hoạt động chung của tập thể Bầu không khí tâm lý trong tập thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau có thể nêu lên các yếu tố đó là: Phong cách làm việc của người lãnh đạo sự tương hợp về mặt tâm lý của các thành viên Điều kiện làm việc Chế độ đãi ngộ, chính sách. Bản thân công việc và các yếu tố khác Xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo. Để làm được điều đó cần làm cho mỗi cá nhân cảm thấy được thoã mãn trong cuộc sống, hoạt động ttrong tổ chức cơ quan của mình. Để xây dựng một bầu không khí lành mạnh trong tập thể đòi hỏi nhà quản lý không chỉ chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công chức mà còn phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác như xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo hợp lý, có hiệu quả quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ công chức, tạo nên sự tương hợp tâm lý trong tập thể. 3.Vai trò của bầu không khí tâm lý trong tổ chức Được xem là phông (nền) diễn ra các hoạt động, giao tiếp của các thành viên trong tập thể. Thấm vào ý thức của những cá nhân riêng lẻ trong tổ chức và tạo ra ảnh hưởng rõ rệt đối với tâm lý, hoạt động của họ. Tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ, làm tăng tích tích cực, sang tạo của con người trong tổ chức. Nâng cao tinh thần đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau, hiệu quả của hoạt động cá nhân và tập thể được nâng lên rõ rệt. Bầu không khí buồn tẻ, căng thẳng, gây nên những cảm xúc tiêu cực ở các cá nhân, thành viên sẽ tác động xấu tới người lao động, hiệu quà lao động của họ trong tổ chức. Những tổ chức có bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt, thường xuất hiện những xung đột mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ chức, với các nhóm tập thể, với lãnh đạo, lãnh đạo – tập thể sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động, sự phát triển của tổ chức. 4.Để xây dựng bầu không khí tập thể, người lãnh đạo cần phải; Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thề, làm cho mỗi cá nhân, thành viên trong tổ chức cảm thấy thỏa mãn trong cuộc sống, với hoạt động của tổ chưc, cơ quan mình. Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ. Chăm lo tới lợi ích vật chất, tinh thần cho nhân viên trong cơ quan, tổ chức. Xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo hợp lý, có hiệu quả, làm gương cho nhân viên, giảm hẳn mâu thuẫn lãnh đạo – nhân viên, lãnh đạo – tập thể, để xây dựng bầu không khí lành mạnh trong tập thể. Tạo nên sự tương quan tâm lý giữa các cá nhân trong tập thể, giảm mâu thuẫn cá nhân – cá nhân, cá nhân – tập thể, cá nhân với lãnh đạo. Câu 17: Phân tích những khía cạnh tâm lý trong công tác cán bộ? Các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đó? Công tác cán bộ bao gồm nhiều nội dung , bao gồm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới quan niệm đánh giá, bố trí cán bộ. Xây dựng quy chế tuyển chọn nhân tài. Để thực hiên những yêu cầu nhiệm vụ đó những tri thức khoa học tâm lý là hết sức quan trọng . 1.Những khía cạnh tâm lý trong công tác cán bộ. 1.1.Những khía cạnh tâm lý trong công tác đánh gía cán bộ. Đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng. Nội dung đánh giá cán bộ Nội dung đánh giá cán bộ gồm đánh giá kết quả hoạt động của người đó, đánh giá tính chất công việc và đánh gía phẩm chất nhân cách của cách cán bộ Khi đánh giá kết quả hoạt động của một cán bộ, công chức thì cần phải xem xét sát với từng loại cán bộ. Chẳng hạn với cán bộ công chức làm công tác phục vụ, văn thư lưu trữ thì căn cứ vào khối lượng công việc mà họ hoàn thành để đánh giá. Những người sản xuất kinh doanh thì đánh giá kết quả lao động theo số lượng sản phẩm làm ra hoặc số tiền thu về Còn đối với cán bộ quản lý lãnh đạo thì đánh giá kết quả hoạt động của họ cần phải tính tới chất lượng và hiệu quả do quyết định và thực hiện các quyết định đem lại. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả quyết định quản lý không phải chỉ do riêng một người lãnh đạo đưa lại. Nó là hiệu quả tổng hợp của nhiều nhân tố, do đó đánh giá hiệu quả của một quyết định quản lý cần phải tách bạch các hiệu quả riêng lẻ do từng nhân tố đem lại, có thế thì đánh giá mới chính xác. Khi đánh giá cán bộ cần căn cứ vào thời gian và tính chất phức tạp của lao động. Khi đánh giá quỹ thời gian lao động ta mới chỉ xem xét bề nổi của lao động cho nên cần phải xem xét mức độ phức tạp của lao động. Có nhiều quan niệm xem xét tính chất phức tạp của lao động. + Mác phân ra lao đông giản đơn và lao động phức tạp, lao động phức tạp là cấp số nhân của lao động giản đơn + Có người cho rằng căn cứ vào trình độ học vấn và mức độ căng thẳng của thần kinh + Có người cho rằng mức độ phức tạp đánh giá theo những căn cứ sau: Nội dung công việc Tính đa dạng và yêu cầu phối h
Tài liệu liên quan