Châu Á sẽ đứng đầu thế giới sau 4 năm nữa?
Không hề ảo tưởng khi nói đến sự trỗi dậy của châu Á. Số liệu GDP nếu tính đến điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã không nói hết về sự bùng nổ của châu Á. Ảnh hưởng kinh tế của châu Á trên thế giới đã tăng lên, thế nhưng không hoành tráng như nhiều người tưởng.
Ý tưởng cho rằng trọng tâm kinh tế của thế giới chuyển sang phía Đông không mới. Nhiều chuyên gia cho rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giúp sức mạnh kinh tế từ Mỹ và Tây Âu sang châu Á. Nền kinh tế các nước mới nổi châu Á hồi phục từ suy thoái kinh tế nhanh hơn so với nền kinh tế các nước phát triển, hệ thống ngân hàng khỏe hơn, tỷ lệ nợ không cao bằng.
Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới. Trên phương diện khác, kinh tế Trung Quốc có thể đứng đầu thế giới trong 10 năm tới. Thế nhưng thực tế, sức mạnh đã nghiêng bao nhiêu phần về châu Á?
Báo cáo lợi nhuận từ nhiều ngân hàng cho thấy khu vực châu Á đã trở nên quan trọng hơn với các ngân hàng và doanh nghiệp. Một số giám đốc điều hành cao cấp đã chuyển sang làm việc tại khu vực châu Á, gần nhất, giám đốc điều hành ngân hàng HSBC, ông Michael Geoghegan đã chuyển từ London sang Hồng Kông.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tham khảo Kinh tế châu á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ CHÂU Á
Châu Á sẽ đứng đầu thế giới sau 4 năm nữa?
Không hề ảo tưởng khi nói đến sự trỗi dậy của châu Á. Số liệu GDP nếu tính đến điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã không nói hết về sự bùng nổ của châu Á. Ảnh hưởng kinh tế của châu Á trên thế giới đã tăng lên, thế nhưng không hoành tráng như nhiều người tưởng.
Ý tưởng cho rằng trọng tâm kinh tế của thế giới chuyển sang phía Đông không mới. Nhiều chuyên gia cho rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giúp sức mạnh kinh tế từ Mỹ và Tây Âu sang châu Á. Nền kinh tế các nước mới nổi châu Á hồi phục từ suy thoái kinh tế nhanh hơn so với nền kinh tế các nước phát triển, hệ thống ngân hàng khỏe hơn, tỷ lệ nợ không cao bằng.
Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới. Trên phương diện khác, kinh tế Trung Quốc có thể đứng đầu thế giới trong 10 năm tới. Thế nhưng thực tế, sức mạnh đã nghiêng bao nhiêu phần về châu Á?
Báo cáo lợi nhuận từ nhiều ngân hàng cho thấy khu vực châu Á đã trở nên quan trọng hơn với các ngân hàng và doanh nghiệp. Một số giám đốc điều hành cao cấp đã chuyển sang làm việc tại khu vực châu Á, gần nhất, giám đốc điều hành ngân hàng HSBC, ông Michael Geoghegan đã chuyển từ London sang Hồng Kông.
Từ năm 1995, GDP thực của châu Á (tính cả sự biến động GDP của Nhật) đã tăng với tốc độ gấp đôi so với Mỹ và nhóm nước Tây Âu. Morgan Stanley dự báo GDP thực của châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 7% trong năm nay và năm tới, trong khi đó con số này tại Mỹ là 3% và 1,2% tại Tây Âu. Thế nhưng, nếu xem xét kỹ những con số, có thể nói việc tuyên bố sức mạnh kinh tế chuyển từ Tây sang Đông là phóng đại. Đồng nội tệ hạ giá, đóng góp của GDP châu Á vào GDP toàn cầu thực tế còn đi xuống, từ mức 29% vào năm 1995 xuống mức 27% vào năm 2009.
Năm 2009, tổng GDP châu Á vượt qua Mỹ thế nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều Tây Âu (khả năng tổng GDP châu Á vượt qua Tây Âu vào năm 2010 là hoàn toàn có thể). Nói cách khác, sản lượng kinh tế của những nước giàu phương Tây gấp đôi so với phương Đông.
Người ta thường cho rằng các công ty châu Á sản xuất được nhiều hàng hóa hơn trong thời gian qua, năm 2009, xuất khẩu châu Á chiếm 31% xuất khẩu thế giới, không cao hơn mấy so với con số 28% của năm 1995. Trên thực tế, sự chuyển dời sức mạnh kinh tế sang châu Á đã chậm lại chứ không phải nhanh hơn. Thị phần sản lượng và xuất khẩu tăng vọt trong thập niên 1980 và 1990. Dù thị phần của Trung Quốc từ đó đến nay đã tăng trưởng, thị phần của Nhật cùng thời gian đó lại giảm chỉ còn một nửa.
Vậy tiềm lực tài chính của châu Á ra sao? Thị trường chứng khoán nhóm nước châu Á chiếm 34% giá trị vốn hóa trên toàn cầu, cao hơn Mỹ (33%) và châu Âu (27%). Ngân hàng Trung ương các nước châu Á nắm giữ khoảng 2/3 tổng dự trữ ngoại hối của toàn thế giới. Con số này nhìn qua có vẻ ấn tượng, thế nhưng ảnh hưởng của châu Á lên thị trường tài chính khiêm tốn hơn rất nhiều bởi dự trữ chính thức chỉ chiếm 5% tổng tài sản tài chính toàn cầu. Phần lớn tài sản cá nhân vẫn ở phương Tây. Việc các đồng nội tệ châu Á chỉ chiếm 3% tổng dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu cho thấy châu Á vẫn đi sau về các vấn đề tài chính.
Không hề ảo tưởng khi nói đến sự trỗi dậy của châu Á. Số liệu GDP nếu tính đến điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã không nói hết về sự bùng nổ của châu Á. Nhiều đồng tiền châu Á xuống giá sâu ở thời kỳ thập niên 1990, giá trị tính theo đồng USD của các nền kinh tế đó đi xuống.
GDP danh nghĩa của Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề bởi giảm phát. Quan trọng hơn, giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nội địa tại các nước thu nhập thấp thường rẻ hơn, như vậy sức chi tiêu thực tế của các hộ gia đình lớn hơn nữa. Nếu GDP được tính toán dựa trên cơ sở ngang giá sức mua để xét đến cả những khác biệt về giá cả, phần trăm đóng góp của châu Á vào kinh tế toàn cầu còn lớn hơn, từ mức 18% năm 1980 lên mức 27% năm 1995 và 34% năm 2009.
Nếu tính toán theo cách này, kinh tế châu Á sẽ vượt qua cả kinh tế Mỹ và châu Âu cộng lại trong vòng 4 năm tới. Xét theo quan điểm ngang giá sức mua, ¾ nền kinh tế lớn nhất của thế giới là Trung Quốc, Nhật và Ấn Độ đã thuộc về châu Á. Ngoài ra châu Á cón đóng góp một nửa tăng trưởng GDP của thế giới trong 1 thập kỷ qua.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc tính toán theo ngang giá sức mua đã phóng đại về kinh tế châu Á. Điều quan trọng đối với các công ty phương Tây là sức mua người tiêu dùng tính theo giá trị USD. 3/5 dân số thế giới sống tại châu Á trong khi châu Á chỉ chiếm 1/5 tiêu dùng toàn cầu trong khi con số này tại Mỹ là tới 1/3. Thế nhưng số liệu chính thức không nói hết được sức mạnh của tiêu dùng châu Á bởi không bao quát hết được chi tiêu và dịch vụ.
Châu Á hiện là thị trường lớn nhất cho nhiều loại sản phẩm, 35% số xe bán ra trong năm ngoái tiêu thụ tại thị trường châu Á, con số này đối với điện thoại di động là 43%. Châu Á tiêu thụ 35% năng lượng của thế giới, tăng nhiều so với con số 26% vào năm 1995. Châu Á đóng góp 2/3 mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng từ năm 2000. Nhiều công ty phương Tây quan tâm đến tiêu dùng vốn tại châu Á nhiều hơn tiêu thụ, trên phương diện này, châu Á đứng đầu. Năm 2009, 40% tổng đầu tư toàn cầu (tính theo tỷ giá hối đoái trên thị trường) diễn ra tại châu Á, con số này bằng cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Trong lĩnh vực tài chính, các công ty châu Á tiến hành 8/10 vụ IPO lớn nhất nưm 2009, lượng vốn huy động được tại Trung Quốc và Hồng Kông cao gấp đôi tại Mỹ. Ông Winston Churchill từng nói: “ Càng nhìn lại quá khứ, càng biết nhìn nhận tương lai.” Trật tự kinh tế mới thực tế là kết quả của một mô hình rất cũ. Châu Á đóng góp hơn một nửa sản lượng của thế giới trong 18/20 thế kỷ qua.
Và tầm quan trọng của châu Á sẽ chỉ tăng lên trong những năm tới. Tốc độ tăng trưởng của nhóm nước giàu sẽ đi xuống trong thập kỷ tới bởi nợ chính phủ tăng cao, thuế cao hơn, động lực làm việc và đầu tư giảm xuống.
Ngược lại, tăng trưởng tại nhóm nền kinh tế châu Á (đóng góp 4/5 vào sản lượng của thế giới) sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao. Tăng trưởng kinh tế cao cho phép chính phủ các nước châu Á sự tự tin để đồng nội tệ tăng giá, quy mô của nhóm nền kinh tế này tính theo USD sẽ cao hơn. Đến năm 2010, châu Á có thể mang lại khoảng một nửa doanh thu và lợi nhuận toàn cầu cho các tập đoàn đa quốc gia tại phương Tây, cao hơn nhiều so với mức 20% đến 25% ở thời điểm hiện nay.
Những nhân viên người châu Á đang hy vọng đến một ngày họ có thể chủ động đặt lịch cho các cuộc gọi hội nghị, đối tác người châu Âu và Mỹ sẽ phải làm quen với việc thức đêm để bàn công việc với đối tác tại văn phòng Bắc Kinh. Đây sẽ là phép thử tốt nhất cho việc liệu sức mạnh kinh tế đã thật sự chuyển sang phương Đông hay chưa.
Theo Dân Trí/Economist
Sức mạnh kinh tế châu Á: Huyền thoại và thực tế
Sức mạnh kinh tế của châu Á đã tăng lên, nhưng không nhiều như vẫn tưởng.
Ý tưởng cho rằng trung tâm của kinh tế thế giới đang chuyển về phương Đông không phải là mới. Nhưng theo nhiều người, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tiếp thêm sức đẩy cho sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Mỹ và Tây Âu sang châu Á.
Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á đã từ suy thoái bật dậy nhanh hơn thế giới đã phát triển; hệ thống ngân hàng và tình trạng nợ nần của châu Á cũng lành mạnh hơn.
Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Theo một dự báo, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm nữa. Nhưng vấn đề là sức mạnh kinh tế thực sự đã nghiêng về châu Á đến mức độ nào?
Huyền thoại?
Chắc chắn rằng khu vực châu Á đã trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nhân, các nhà ngân hàng, đóng góp một tỷ lệ kỷ lục vào lợi nhuận của nhiều công ty trong năm ngoái. Một số nhà quản trị cấp cao đã chuyển công tác tới châu Á, mới nhất là Giám đốc điều hành của Ngân hàng HSBC, ông Michael Geoghehan, chính thức được điều động từ London đến Hồng Kông ngày 1-2 vừa qua.
Từ năm 1995, tổng sản lượng GDP thực của châu Á (kể cả Nhật Bản) đã tăng trưởng nhanh gấp hai lần so với GDP của Mỹ hoặc Tây Âu. Ngân hàng Morgan Stanley dự báo châu Á sẽ tăng trưởng bình quân 7% trong năm nay và năm tới, so với chỉ 3% của Mỹ và 1,2% của châu Âu.
Nhưng nếu xem xét cẩn thận, các số liệu này cho thấy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông có thể đã bị cường điệu. Một phần do các đồng tiền đang giảm giá, phần đóng góp của châu Á vào GDP thế giới (tính theo giá trị danh nghĩa căn cứ vào tỷ giá hối đoái của thị trường) đã thực sự giảm xuống, từ mức 29% năm 1995 xuống còn 27% năm ngoái (xem bảng).
Năm 2009, tổng sản lượng của châu Á vượt qua Mỹ nhưng vẫn còn ít hơn một chút so với Tây Âu dù năm nay họ có thể vượt qua Tây Âu. Nói cách khác, sản lượng của phương Tây giàu có vẫn còn lớn gấp đôi so với phương Đông
So với niềm tin phổ biến rằng các nhà sản xuất châu Á đang giành được phần ngày càng lớn trong thị trường xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp 31% vào xuất khẩu thế giới của khu vực này năm ngoái thực tế không cao hơn nhiều so với tỷ lệ 28% của năm 1995 và vẫn còn thấp so với tỷ lệ xuất khẩu của Tây Âu.
Thực vậy, sự chuyển dịch sang châu Á có vẻ như chậm lại chứ không phải nhanh thêm. Tỷ lệ của châu Á trong sản lượng và xuất khẩu của thế giới chỉ tăng vọt trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Mặc dù từ đó đến nay thị phần của Trung Quốc đã tăng lên, nhưng cũng chỉ đủ bù lại sự sút giảm do suy thoái của Nhật Bản - tỷ lệ đóng góp của Nhật Bản cả về sản lượng lẫn xuất khẩu đã giảm còn một nửa.
Sức mạnh tài chính của châu Á như thế nào? Các thị trường chứng khoán châu Á chiếm khoảng 34% mức vốn hóa thị trường toàn cầu, nhiều hơn Mỹ (33%) và châu Âu (27%). Các ngân hàng trung ương châu Á cũng nắm giữ hai phần ba quỹ dự trữ ngoại tệ toàn thế giới.
Những con số này nghe thật ấn tượng, nhưng ảnh hưởng của chúng lên thị trường tài chính toàn cầu lại hết sức khiêm tốn bởi vì các quỹ dự trữ chính thức chỉ chiếm khoảng 5% tổng dự trữ các tài sản tài chính toàn cầu. Khối tài sản tư nhân chủ yếu vẫn nằm ở phương Tây. Sự kiện các đồng tiền châu Á chỉ góp khoảng 3% tổng số dự trữ ngoại tệ cho thấy châu Á vẫn tụt hậu rất xa trong các vấn đề tài chính.
Thực tế
Tuy nhiên, “sự trỗi dậy của châu Á” không phải là một huyền thoại. Số liệu GDP, nếu quy đổi theo tỷ giá thị trường, sẽ không nói hết được sự tăng trưởng thực sự của châu Á. hiều đồng tiền châu lục này bị sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990, làm giảm giá trị tính bằng Đô la Mỹ của các nền kinh tế khu vực. GDP danh nghĩa của Nhật Bản bị co lại vì thiểu phát. Quan trọng hơn, giá của nhiều mặt hàng nội địa, từ nhà cửa đến cắt tóc, ở các nước có mức thu nhập thấp luôn luôn rẻ hơn nhiều, nghĩa là sức mua thực sự của các hộ gia đình cao hơn.
Nếu đo lường GDP theo sức mua tương đối (purchasing-power parity, PPP) để tính tới các mặt hàng giá thấp thì phần đóng góp của châu Á trong kinh tế thế giới đã tăng trưởng đều đặn, từ 18% năm 1980 đến 27% năm 1995 và 34% năm 2009. Theo cách đo này, kinh tế châu Á có thể sẽ vượt qua cả Mỹ và châu Âu cộng lại trong vòng bốn năm tới. Tính theo sức mua tương đối PPP, ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nằm ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ) và châu Á đã chiếm một nửa mức tăng trưởng GDP của thế giới trong suốt thập niên qua.
Một số nhà kinh tế học cho rằng cách đo lường theo PPP cường điệu ảnh hưởng kinh tế của châu Á. Điều làm các doanh nghiệp phương Tây quan tâm thật sự là tiêu dùng của người dân tính theo Đô la Mỹ. Mặc dù ba phần năm dân số thế giới sống ở châu Á, họ chỉ chiếm khoảng một phần năm giá trị tiêu thụ của tư nhân toàn cầu, ít hơn tỷ lệ 30% của người Mỹ. Nhưng các con số thống kê chính thức chắc chắn đã không nói hết mức chi tiêu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á bởi vì công tác thống kê không bao quát hết việc chi tiêu cho các dịch vụ.
Số liệu của Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc tuần báo The Economist cho thấy rằng châu Á chiếm khoảng một phần ba doanh số bán lẻ toàn cầu. Giờ đây châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất nhiều sản phẩm tiêu dùng, năm ngoái châu Á tiêu thụ khoảng 35% tổng số xe hơi, 43% điện thoại di động, 35% năng lượng của thế giới, tăng từ mức 26% năm 1995. Từ năm 2000 đến nay châu Á chiếm hơn hai phần ba mức tăng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Nhiều doanh nghiệp phương Tây quan tâm nhiều hơn tới chi tiêu đồng vốn của châu Á hơn là sức tiêu thụ hàng hóa, và trong lĩnh vực này chắc chắn châu Á là một người khổng lồ. Năm 2009, 40% tổng vốn đầu tư toàn cầu (tính theo tỷ giá thị trường) được thực hiện ở châu Á, bằng cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Trong lĩnh vực tài chính, năm ngoái các doanh nghiệp châu Á tiến hành tám trong mười cuộc IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng) lớn nhất thế giới và các cuộc IPO ở Hồng Kông và Trung Quốc năm 2009 đã huy động được khoản vốn lớn gấp đôi so với ở Mỹ.
Dự báo cho những năm sắp tới
Nguyên Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Nhìn lại quá khứ càng xa xưa, càng có thể nhìn xa hơn vào tương lai”. Trật tự kinh tế thế giới mới thực ra là sự trỗi dậy trở lại của những trật tự xưa cũ. Trong 20 thế kỷ qua, có tới 18 thế kỷ mà châu Á đóng góp hơn một nửa sản lượng của thế giới. Và tầm quan trọng của châu lục này sẽ gia tăng trong những năm tháng sắp tới.
Mức tăng trưởng của các nước giàu có thể sẽ bị co lại trong thập niên kế tiếp vì khoản nợ nần to lớn của các hộ gia đình làm giảm sút sức chi tiêu, nợ công của các chính phủ tăng tới mức nguy hiểm, sự gia tăng thuế khóa làm cùn nhụt động lực làm việc và đầu tư.
Trái lại, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á có thể tiếp tục vững mạnh. Tăng trưởng mạnh cũng sẽ khiến cho các chính phủ các nước châu Á đang phát triển thêm tự tin để cho phép đồng tiền của họ tăng giá trị, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quy mô tương đối của nền kinh tế của họ, tính theo Đô la Mỹ.
Vào năm 2020, châu Á có thể sản xuất ra một nửa doanh số và lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây cỡ lớn, gấp đôi mức bình quân 20-25% hiện nay. Các nhân viên châu Á của các tập đoàn này đang nóng lòng chờ tới ngày họ có thể quyết định thời gian tổ chức các cuộc hội họp quốc tế qua truyền hình; khi ấy các nhà quản lý châu Âu và Mỹ phải chờ tới nửa đêm để thảo luận công việc với văn phòng ở Bắc Kinh chẳng hạn. Và đó mới là phép thử tốt nhất ý niệm cho rằng sức mạnh kinh tế có thực sự chuyển về phương Đông hay không.
Huỳnh Hoa - TBKTSG/The Economist
Có thể xuất hiện một Hy Lạp thứ hai tại châu Á
Gói kích thích khổng lồ 4.000 tỷ nhân dân tệ đưa ra năm 2008 có thể là con dao 2 lưỡi đẩy Trung Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng lần thứ hai, thậm chí trở thành một Hy Lạp thứ hai.
Hàng loạt phát biểu gần đây của các quan chức Chính phủ Trung Quốc ẩn chứa thông điệp họ có thể sớm xiết chặt trở lại hoạt động cho vay đảm bảo của chính quyền địa phương, vốn đã kéo dài trong gần hai năm qua kể từ khi kinh tế toàn cầu sa vào vũng lầy suy thoái sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở phố Wall.
Sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản vào tháng 9/2008, kinh tế thế giới xảy ra hàng loạt biến cố mà trước tiên là cuộc khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ Mỹ lan rộng toàn cầu, làm ngưng trệ mọi hoạt động mậu dịch giữa các khu vực. Sự kiện này đặt kinh tế châu Á vào thế hiểm bởi tăng trưởng nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Hành động cấp thiết lúc bấy giờ của các quốc gia không riêng châu Á là giải pháp hỗ trợ tăng trưởng thông qua mở rộng chính sách kinh tế, giảm lãi suất và tăng cung tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm kích thích tiêu dùng và đảm bảo thanh khoản. Ngoài Mỹ, Trung Quốc từng gây tiếng vang trên thị trường tài chính thế giới với gói kích thích 4.000 tỷ nhân dân tệ (586 tỷ USD).
Nhờ vào gói kích thích khổng lồ mà Trung Quốc được ca ngợi là quốc gia thần kỳ vượt qua suy thoái, dẫn đầu phục hồi kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau thời gian tăng trưởng vượt mục tiêu với GDP 2009 tăng tới 9%, các quan chức Trung Quốc bắt đầu tỏ ra quan ngại. Những tháng đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc và hầu hết các nước châu Á liên tục leo thang.
Một số chuyên gia nhận định gói kích thích kinh tế năm 2008 có thể là con dao 2 lưỡi đẩy Trung Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng lần thứ hai và biến quốc gia đông dân nhất thế giới này thành một Hy Lạp thứ hai của châu Á. The Economist và Forbes cùng nghiên cứu của Giáo sư Victor Shih từ trường Đại học Northwestern của Mỹ lý giải nguyên do mà Trung Quốc tăng trưởng thần tốc và huy động nguồn vốn khổng lồ hỗ trợ tăng trưởng.
Luật Ngân sách Trung Quốc nghiêm cấm chính quyền địa phương và trung ương vay mượn từ các nguồn tài chính bất hợp pháp và với mục đích vay không chính đáng. Tuy nhiên áp lực về các chính sách cải tạo cơ sở hạ tầng từ cấp quản lý, cùng với yêu cầu tận dụng triệt để vốn vay ngân hàng, nhưng thu vẫn không đủ chi đã buộc các quan chức chính quyền địa phương tự ý mở thêm 8.000 công ty đầu tư địa phương chuyên phát hành cổ phiếu, trái phiếu và vay mượn các khoản vay có cam kết hỗ trợ của chính phủ. Điều này đã đẩy mức tín dụng của Trung Quốc tăng hơn 95% trong năm 2009.
Giáo sư Shih ước tính các công ty đầu tư của chính quyền địa phương đã vay mượn tổng cộng 11 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,68 nghìn tỷ USD Mỹ) từ năm 2004 cho tới cuối năm ngoái. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ, chiếm hơn 10% GDP trong năm nay.
Kinh tế khu vực châu Á được Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF đánh giá sẽ bật dậy sau suy thoái nhanh nhất so với các khu vực khác. Nhưng khủng hoảng nợ công Hy Lạp được phanh phui trong tháng đầu năm 2010 đã khiến nhiều quốc gia nhìn nhận thực trạng nền kinh tế một cách sâu sát hơn đằng sau những con số tăng trưởng đẹp mắt. IMF dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đạt lần lượt 9% và 6,4% trong năm nay.
Các quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc chưa kịp vui mừng sau nỗ lực vực dậy tăng trưởng kinh tế, nay phải tiếp tục giải quyết những vấn đề phát sinh từ các chương trình kích thích kinh tế trước đây. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại cùng với rủi ro lạm phát bùng phát đã buộc họ sớm điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng thành thắt chặt, ngay cả khi nền kinh tế mới phục hồi. Áp lực tăng lãi suất tại một số quốc gia trong khu vực và lạm phát đã khiến Ngân hàng Trung ương Malaysia thực hiện nâng lãi suất cơ bản lên mức 2,25% vào ngày 5/3.
Thông báo của Ủy ban Điều hành Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) về việc giảm hạn mức tín dụng xuống còn 7,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,1 nghìn tỷ USD) trong năm 2010, cùng với dấu hiệu ngừng các chương trình cho vay đảm bảo trong thời gian ngắn sắp tới có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lao động và hoạt động của hơn 8.000 công ty đầu tư thuộc chính quyền địa phương. Mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách của Trung Quốc vì thế cũng có thể gian nan hơn.Việt Báo
Ngọc Ngân - Theo VnExpress.net
Nhật tăng cường kích thích kinh tế
Trong khi nhiều nước bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích kinh tế thì Ngân hàng Trung ương Nhật tuyên bố tăng gấp đôi nguồn vốn giá rẻ để hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo kế hoạch mới, tổng lượng vốn kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,1% cấp cho các ngân hàng thương mại sẽ tăng gấp đôi lên 20.000 tỷ yen, tương đương 220 tỷ USD. Chương trình này khởi động từ tháng 12 năm ngoái nhằm chống lại tình trạng thiểu phát đang đe dọa đà phục hồi kinh tế Nhật Bản. Thông tin được phát đi hôm qua, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thống nhất giữ nguyên lãi suất 0,1% đã được ấn định từ tháng 12/2008.
Số liệu công bố tuần trước cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm 2009 của Nhật Bản chỉ đạt 0,9%, thấp hơn so với dự báo 1,1% trước đó. Trong tháng một, giá tiêu dùng tại đây tiếp tục đà giảm suốt 11 tháng qua. Thiểu phát kéo dài sẽ gây hại cho nền kinh tế khi mà cả người dân và doanh nghiệp đều trì hoãn các kế hoạch mua bán với kỳ vọng giá tiếp tục giảm thêm. Giá giảm cũng đe dọa lợi nhuận của các tập đoàn và khiến các khoản nợ ngày càng trở thành gánh nặng khó trả. Trong khi đó, tín dụng trong hệ thống ngân hàng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp.
Tình hình này đương nhiên khiến BOJ tính toán nới lỏng chính sách tiền tệ, cho dù dư địa không còn nhiều bởi lãi suất cơ bản hiện đã ở mức qu