Quá trình nhận thức của con người gồm 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn nhận thức cảm tính : gồm các hình thức :
- Cảm giác : phản ánh về thuộc tính , tính chất riêng lẻ nào đố của đối tượng được tạo ra khi đối tượng cùng thuộc tính tác động lên các giác quan cảm giác của con người
- Tri giác : là ánh phản tương đối hoàn chỉnh về đối tượng như 1 chỉnh thể , được tạo ra khi đối tượng tác động lên các giác quan
- Biểu tượng : là ánh phản về các thuộc tính , tính chất riêng lẻ của đối tượng hoặc về bản thân đối tượng như 1 chỉnh thể, nhưng những hình ảnh ấy được tạo lập trong não ta khi vắng đối tượng , khi đối tượng không trực tiếp tác động lên giác quan của chúng ta
+ Giai đoạn nhận thức lý tính hay tư duy :
- Là nhận thức thông qua những tri thức đã biết , thông qua quá trình tư duy , không nhất thiết phải thông qua những đối tượng cụ thể
9 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu triết Logic học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Logic học Câu 1:Từ logic có ý nghĩa như thế nào ? Logic là 1 từ gốc Hi Lạp, ấy là logos, do nhà triết học duy vật và biện chứng xuất sắc nhất của Hi Lạp cổ đại là Herakleitos(khoang 540-480TCN) đặt ra .Ngay buổi đầu logos dùng để chỉ “sự biến hoá không ngừng của mọi vật theo quy luật khách quan, tất cả đều sinh ra trong đấu tranh và tất yếu phải sinh ra.Tính tất yếu nội tại ấy được gọi là logos”.Theo nghĩa đó logic được gọi là logic khách quan như ta thường gọi.Những cách nói như “logic các sự kiện”,”logic của sự vật”,… được hiểu theo nghĩa đó. Từ logós còn được hiểu là “từ”,”tư tưởng”,”trí tuệ”.Theo nghĩa này logic được hiểu là logic chủ quan phản ánh hiểu biết chủ quan của con người đối với sự vật, tức logic khách quan.Dĩ nhiên sự phản ánh đó có thể trung thực hoặc xuyên tạc.Những cách nói như “logic của kẻ mạnh”,”logic của cuộc sống” hay “logic của bọn tham nhũng”… được hiểu theo nghĩa này. Logic còn có nghĩa là một khoa học triết học, nghiên cứu lĩnh vực tư duy Câu 2:Logic học hình thức.Phương pháp nghiên cứu biện chứng và siêu hình là gì?Khác nhau như thế nào? Logic hình thức nghiên cứu các quy luật hình thức của tư duy trừu tượng. Nếu như quá trình nhận thức (khoa học) là "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi lại từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn" thì logic hình thức cho ta các quy luật để suy luận trong giai đoạn tư duy trừu tượng của toàn bộ quá trình nhận thức đó. Đặc trưng của nhặn thức khoa học là khái quát hóa các tri thức kinh nghiệm để tìm kiếm các quy luật phổ biến, rồi bằng cách tổng hợp các quy luật phổ biến từ nhiều khía cạnh khác nhau trở lại nhận thức các hiện tượng và sự vật cụ thể. - Phương pháp biến chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động biến đổi không ngừng. - Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật một cách cô lập tách rời. Phương pháp biện chứng: -Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu vong. Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. - Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể. - Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy có mối liên hệ qua lại. Phương pháp siêu hình: - Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu vong. - Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động. - Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể. Chỉ thấy sự riêng biệt không có mối quan hệ qua lại. Như vậy qua sự so sánh trên ta thấy phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là hai phương pháp triết học đối lập nhau trong cách nhìn nhận và cách nghiên cứu thế giới. Chỉ có phương pháp biện chứng mới là phương pháp thực sự khoa học. Câu 3. Đối tượng của logic học là gì ? Đối tượng nghiên cứu của logic học là các quy luật và hình thức của tư duy Câu 4. Khoa học logic có ý nghĩa như thế nào ? Khoa học logic giúp con người phản ánh đúng đắn hiên thực với một hệ thống có quá trình sinh thành , biến đổi và phát triển , hoặc sự vật ở những thời điểm xác định Câu 5.Trình bày quá trình nhận thức của con người Quá trình nhận thức của con người gồm 2 giai đoạn : + Giai đoạn nhận thức cảm tính : gồm các hình thức : - Cảm giác : phản ánh về thuộc tính , tính chất riêng lẻ nào đố của đối tượng được tạo ra khi đối tượng cùng thuộc tính tác động lên các giác quan cảm giác của con người - Tri giác : là ánh phản tương đối hoàn chỉnh về đối tượng như 1 chỉnh thể , được tạo ra khi đối tượng tác động lên các giác quan - Biểu tượng : là ánh phản về các thuộc tính , tính chất riêng lẻ của đối tượng hoặc về bản thân đối tượng như 1 chỉnh thể, nhưng những hình ảnh ấy được tạo lập trong não ta khi vắng đối tượng , khi đối tượng không trực tiếp tác động lên giác quan của chúng ta + Giai đoạn nhận thức lý tính hay tư duy : - Là nhận thức thông qua những tri thức đã biết , thông qua quá trình tư duy , không nhất thiết phải thông qua những đối tượng cụ thể Câu 6+7. Ngôn ngữ , ngôn ngữ nhân tạo là gì ? Liệt kê những kí hiệu trong ngôn ngữ logic vị từ Ngôn ngữ là hệ thống thông tin tín hiệu đảm bảo chức năng hình thành , gìn giữ , chuyển giao thông tin và phương tiện giao tiếp của con người Ngôn ngữ nhân tạo là hệ thống ký hiệu bổ trợ được tạo ra từ ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác và kinh tế các thông tin khoa học và các thông tin khác trong đời sống xã hội Các kí hiệu trong ngôn ngữ vị từ và các hằng logic : Câu 8.Trình bày những hiểu biết về ý niệm , khái niệm?Những đặc điểm của khái niệm. Ý niệm : có chức năng là một trong những đơn vị cấu thành của tư duy trừu tượng . Ý niệm là một hình ảnh , một ấn tượng đã được ngôn ngữ hoá , để phản ánh đối tượng về đối tượng , đó là ánh phản tồn tại dưới dạng một từ hay cụm từ. Khái niệm:Là sản phẩm cao nhất của não ( Lenin ) , là kết quả tối cao , cuối cùng của nhận thức con người ở giai đoạn tư duy trừu tượng trước khi chuyển sang hoạt động thực tiễn. Đặc điểm chung của khái niệm: Là một hiểu biết tương đối toàn diện về đối tượng , phản ánh được nhiều chiều , nhiều khía cạnh khác nhau, có khi là đối lập nhau của đối tượng Là sự hiểu biết có hệ thống Những hiểu biết về cái chung, cái tất yếu, bản chất của đối tượng Được cấu thành từ những hiểu biết chắc chắn đã được sàng lọc của ta về đối tượng, những hiểu biết này chúng ta có thể lý giải được tính chân thực hay giả dối của chúng Những hiểu biết ở mức khái niệm phải chỉ đạo được thực tiễn của con người đạt kết quả trong quan hệ đối với đối tượng mà khái niệm ấy phản ánh.