Vách tế bào thực vật là bộ phận không sống của tế bào, được hình thành dosự hoạt động của chất nguyên sinh tạo nên, vách này quyết định hình dạng của tế bào thực vật và độ bền vững cơ học của chúng ở mức độ đáng kể. Vách tế bào có tác dụng bảo vệ các nội chất sống bên trong của cơ thể thực vật.
Vách tế bào là sản phẩm hoạt động của chất nguyên sinh. Vì vậy, trong các tế bào sống, vách tế bào luôn có sự tiếp xúc chặt chẽ với chất nguyên sinh,
12 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Vách tế bào thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vách tế bào thực vật
Vách tế bào thực vật là bộ phận không sống của tế
bào, được hình thành do
sự hoạt động của chất nguyên sinh tạo nên, vách này
quyết định hình dạng của tế
bào thực vật và độ bền vững cơ học của chúng ở mức
độ đáng kể. Vách tế bào có
tác dụng bảo vệ các nội chất sống bên trong của cơ
thể thực vật.
Vách tế bào là sản phẩm hoạt động của chất nguyên
sinh. Vì vậy, trong các tế
bào sống, vách tế bào luôn có sự tiếp xúc chặt chẽ với
chất nguyên sinh, ngay cả
trong trạng thái co nguyên sinh chất - tưởng như là tế
bào chất được tách rời khỏi
màng, nhưng sự tiếp xúc đó vẫn được giữ nhờ những
sợi sinh chất rất mỏng nối liền
chất nguyên sinh với vách tế bào.
Cấu tạo, hình dạng, thành phần hóa học và tính chất
của vách tế bào cũng rất
đa dạng để thích nghi với chức năng mà tế bào đó
đảm nhận.
a. Thành phần hóa học của vách tế bào
Thành phần hóa học của vách tế bào thực vật rất đa
dạng, nước chiếm tỷ lệ
tương đối cao (80 - 90 %), thành phần chất khô gồm
có: cellulose, hemicellulose và
pectin... Cả ba chất này đều là các glucid phức tạp
hay các dẫn xuất của chúng, tùy
theo mức độ trưởng thành của tế bào mà tỷ lệ giữa ba
chất đó thay đổi trong màng.
Trong đó, cellulose đóng vai trò chủ yếu, tạo nên bộ
khung chính trong cấu tạo nên
vách tế bào của thực vật. Hemicellulose, pectin và
nước lấp đầy các khoảng trống
giữa các phân tử cellulose, pectin được xem như chất
kết dính gắn liền các lớp
cellulose của các tế bào ở cạnh nhau, nếu chất pectin
bị phá hủy (khi đun nóng
trong nước, hay ngâm trong axit cromic, hoặc bị vi
khuẩn lên men thối phân hủy)
thì các tế bào bị rời nhau ra.
b. Cấu trúc của vách tế bào
Vách tế bào có cấu trúc nhiều lớp phức tạp, người ta
phân biệt vách sơ cấp và
vách thứ cấp
- Vách sơ cấp: vách sơ cấp thường mỏng và đàn hồi,
không cản trở sự sinh
trưởng của tế bào, ở những tế bào còn non hoặc ở các
tế bào ở mô phân sinh vách tế
bào có cấu tạo sơ cấp. Về thành phần hóa học của
vách sơ cấp: chứa ít cellulose (5 -
10%), chứa nhiều hemicellulose, pectin và nước.
Hình 1.6. Các loại tinh thể
1. Tinh thể canxi oxalat hình lăng trụ; 2. Tinh thể
canxi oxalat hình cầu gai;
3. Tinh thể canxi oxalat hình kim; 4. Tinh thể
canxicarbonat.
22
- Vách sơ cấp: thường liên tục (trừ
những lỗ nhỏ có các sợi liên bào) trong
quá trình phát triển của cây, hàm lượng
cellulose trong vách tăng lên, nghĩa là
mạng lưới cellulose ngày càng trở nên dày
thêm. Đối với đa số tế bào thực vật bậc cao
(trừ tế bào của mô phân sinh) trong giai
đọan phát triển về sau sẽ hình thành màng
thứ cấp.
- Vách thứ cấp: vách thứ cấp được
tạo nên trong các tế bào đã kết thức thời
kỳ sinh trưởng, nó xếp lên vách sơ cấp từ
phía trong của tế bào, tức là từ phía tế
bào chất. Vách thứ cấp bền vững hơn
vách sơ cấp, thường có nhiều lớp và
không có khả năng căng ra. Vách thứ cấp
gồm có ba lớp do các sợi cellulose tạo
nên và có độ dày khác nhau:
Cấu trúc của vách sơ cấp: các phân tử cellulose của
vách tế bào sơ cấp
thường có dạng hình sợi, tụ tập lại thành từng bó gọi
là các mixen cellulose (hay sợi
cơ sở); mỗi sợi cơ sở từ vài chục đến 100 phân tử,
nhiều mixen họp lại thành bó
mixen (hay sợi bé) gồm tới 2000 phân tử cellulose
Nhiều bó mixen lại kết hợp
thành sợi cellulose xếp thành mạng lưới mỏng, các
sợi này chủ yếu nằm theo hướng
ngang, giữa các đầu mút của mạng lưới còn lại nhiều
khoảng trống chứa đầy chất
pectin và nước, đôi khi chất pectin làm thành một lớp
mỏng ở bên ngoài vách
cellulose.
Lớp ngoài nằm sát vách sơ cấp; lớp giữa thường dày
hơn và lớp trong tiếp
giáp với khoang tế bào. Mỗi lớp được cấu tạo từ
những bản mỏng riêng biệt do
các sợi cellulose xếp theo một hướng tạo nên, xen
giữa có chất pectin; hướng của
các sợi cellulose trong các lớp khác nhau thì khác
nhau.
Nhờ cách sắp xếp khác hướng của các sợi cellulose
mà vách tế bào càng thêm
bền vững về mặt cơ học.
So với vách sơ cấp, vách thứ cấp chứa nhiều
cellulose hơn (80 - 90%) nhưng
lại ít pectin hơn vì các khoảng trống giữa các sợi
cellulose nhỏ hơn. Vách thứ cấp
không phải luôn luôn được tạo thành đồng đều trên
khắp bề mặt của vách sơ cấp
thành một lớp hoàn toàn. Ở một số tế bào chuyên hóa
của mô dẫn, vách thứ cấp chỉ
được tạo thành ở những chỗ nhất định.
c. Những biến đổi hóa học của vách tế bào
Hình 1.7. Cấu tạo hiển vi của vách tế bào
1. Các lớp cenllulose; 2.Sợi nhỏ; 3. Mixen;
4. Chuỗi xeluloz; 5.Phiến giữa; 6. Các lớp của
vách thứ cấp; 7. Vách sơ cấp; 8. Lớp trong
của vách thứ cấp; 9. Lớp ngoài của vách thứ
cấp; 10. Lớp giữa của vách thứ cấp.
23
- Sự hóa gỗ: là quá trình thấm lignin vào vách của tế
bào, làm cho vách tế bào
trở nên cứng rắn và bền hơn, tính đàn hồi của vách tế
bào kém đi, lúc này tế bào
không có khả năng lớn được nữa, vách tế bào hóa gỗ
thường gặp ở mô gỗ, sự hóa
gỗ không thực hiện trên toàn bộ bề mặt của vách tế
bào mà một số vùng màng vẫn
bằng cellulose và vẫn cho các chất hòa tan thấm qua
bảo đảm quá trình trao đổi chất
của tế bào.
Lignin là một hợp chất phenol thơm, màu vàng nâu,
cứng và giòn, chứa nhiều
cacbon hơn cellulose, thường bị nhuộm xanh bởi lục
iod hoặc bằng xanh metylen.
- Sự hóa bần: là quá trình thấm chất suberin vào vách
tế bào, suberin là một
este của axit béo cao phân tử, đó là hợp chất vô định
hình và có tính kỵ nước, sự
hóa bần thường gặp ở các tế bào mô bì thứ cấp. Khi
vách tế bào bị hóa bần, mọi sự
trao đổi chất giữa các tế bào ở cạnh nhau cũng như
với môi trường bị đình chỉ và tế
bào sẽ chết vì sự hóa bần xảy ra trên toàn bộ bề mặt
của tế bào, lớp bần có nhiệm vụ
che chở cho các mô sống ở bên trong. Các tế bào hóa
bần sẽ bị nhuộm màu xanh
bởi lục iod và màu đỏ da cam bởi Sudan III.
- Sự hóa cutin: cutin là chất gần giống với suberin
nhưng khác với suberin ở
chỗ lượng axit béo không no thấp hơn và cấu tạo
phân tử cao hơn. Sự hóa cutin
thường gặp ở các tế bào biểu bì, màng ngoài của các
tế bào biểu bì biến đổi thành
chất cutin không thấm nước và khí, các tế bào thấm
cutin thường bị nhuộm xanh
bởi lục iod tạo thành một lớp bảo vệ gọi là tầng
cuticun, tầng này dày hay mỏng tùy
thuộc và điều kiện sống của từng loài cây, các cây ở
vùng khô nóng có tầng cuticun
thường rất dày.
- Sự hóa nhầy: sự hóa nhầy của vách tế bào thường
gặp ở một số hạt lúc nảy
mầm (hạt Lanh, hạt É....) trên bề mặt của tế bào sẽ
phủ một lớp chất nhầy, chất
này sẽ phồng lên khi thấm nước và trở nên nhớt, lớp
chất nhầy xung quanh hạt giữ
được độ ẩm cần thiết là cho sự nảy mầm được dễ
dàng.
- Sự hóa khoáng: sự hóa khoáng là quá trình tích tụ
lại trong vách tế bào các
chất khoáng, các chất khoáng thường gặp là Si,
CaCO3, CaC2 04... sự hóa khoáng
thường xảy ra ở tế bào biểu bì của lá và thân; sự tích
lũy Si thường xảy ra ở tế bào
biểu bì của các cây họ Cói, họ Lúa... sự hóa khoáng
làm cho vách tế bào trở nên
cứng rắn; sự tích tụ CaC03 thường xảy ra chủ yếu ở
các tế bào lông (lông của họ
Vòi voi, họ Bầu bí) ngoàì ra CaCO3 còn đươc tích tụ
dưới dạng nang thạch ở các
cây thuộc chi Ficus.
- Sự thấm sáp: sự thấm sáp thường gặp ở các tế bào
biểu bì, mặt ngoài của các
tế bào biểu bì thường được phủ bởi một lớp sáp, có
khả năng không thấm nước. (vỏ
quả Bí, lá Chuối, vỏ của thân cây Mía...).