Tài liệu về Cây rừng

Thực Hành 1. Phương pháp lập một khóa tra thực vật. 2. Phương pháp thu hái và ép mẫu thực vật. 3. Định danh cây rừng.

ppt57 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu về Cây rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn HọcCây rừngGiới thiệu chương trình môn họcLý thuyếtBài mở đầu: (2 tiết) 1. Khái niệm về môn học và đối tượng chính của môn Thực vật rừng 2. Mục đích và nhiệm vụ của môn học Thực vật rừng 3. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Thực vật rừng Phần I: Khái niệm về sinh thái và khu phân bố thực vật (2 tiết)1. Khái niệm về sinh thái học 2. Khu vực phân bố của thực vật Phần II: Khái niệm đơn vị phân loại và tên khoa học (3 tiết)1. Khái niệm về đơn vị phân loại thực vật bậc cao 2. Sơ lược về tên khoa học của thực vật Giới thiệu chương trình môn họcPhần III: Cây rừng Việt Nam 1.Ngành hạt trần: PINOPHYTA (4 tiết) (GYMNOSPERMAE) a)Phân ngành Tuế: CYCADICAE b)Phân ngành Thông: PINICAE2.Ngành thực vật hạt kín: AGNOLIOPHYTA (ANGIOSPERMAE) a)Phân lớp Ngọc lan: Magnoliidae (3 tiết) b)Phân lớp Kim mai: Hamamelididae (3 tiết) c)Phân lớp Sổ: Dilleniidae (6 tiết) d)Phân lớp Hoa hồng: Rosidae (5 tiết) e)Phân lớp Cúc: Asteridae (3 tiết) Thực Hành 1. Phương pháp lập một khóa tra thực vật. 2. Phương pháp thu hái và ép mẫu thực vật.3. Định danh cây rừng. Giới thiệu chương trình môn họcTài liệu tham khảoLê Văn Ký, 1993, “Giáo trình thực vật rừng” tủ sách Trường Đại học Nông lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.Nguyễn Tiến Bân, 1997, “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam”, tập 1 và 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.Phạm Hoàng Hộ, 1972, “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam”, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Sài Gòn Phạm Hoàng Hộ, 2003, “Cây cỏ Việt Nam”, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 1993, “Cây gỗ kinh tế”, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.Võ Văn Chi, 1978, “Phân loại thực vật”, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.Võ Văn Chi,1982, “Thực tập phân loại học thực vật Thực vật bậc cao”, Nxb Đại học và THCN, Hà NộiVõ Văn Chi, 2004, “Từ điển thực vật thông dụng”, tập 1 và 2, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật.Vỏ Văn Chi và các cộng sự, 1982, “Từ điển thực vật học”, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. Bài mở đầuKhái niệm về môn thực vật rừngMục đích nhiệm vụ của môn học1. Khái niệm về môn thực vật rừngMôn học thực vật rừng là môn học không chỉ nhận biết những loài thực vật rừng, mà còn tìm hiểu về các đặc tính sinh vật học và giá trị kinh tế của chúng.Cho đến nay, loài người đã nhận biết được hàng ngàn loài thực vật. Tuy vậy, thực vật rừng vẫn còn là một bí mật đối với nhiều người. Vì thế, việc tìm hiểu và sử dụng nguồn tài nguyên phong phú đó như thế nào cho thật hợp lý vẫn còn là một vấn đề suy nghĩ của khoa học lâm nghiệp.1. Khái niệm về môn thực vật rừngThực vật rừng trên thế giới cũng như ở nước ta vô cùng phong phú và phức tạp. Tính phức tạp biểu hiện ở chỗ, thực vật có rất nhiều loài với muôn hình muôn vẻ về mặt hình thái, kích thướt, về dạng sống và tập tính sinh sống Để dễ dàng nhận biết các loài cây, đồng thời góp phần phục vụ cho nghiên cứu và kinh doanh rừng, các nhà thực vật đã phân chia thực vật thành nhiều đơn vị khác nhau dựa trên mối quan hệ và sự tiến hóa của chúng.Đối tượng kinh doanh của ngành lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là gỗ; trong đó những cây có giá trị kinh tế lớn về gỗ, về giấy sợi, về tính chất cải tạo đất, về dược liệu được đặc biệt chú ý Và đó cũng là đối tượng chính của môn “Cây rừng Việt Nam”.1. Khái niệm về môn thực vật rừngĐể nhận biết, cây thân gỗ được chia làm 2 loại: cây gỗ và cây bụi.a. Cây gỗ bao gồm những cây thân gỗ, có thân thẳng và chiều cao dưới cành lớn, chúng được chia làm 3 loại phụ:- Cây gỗ lớn: H >20m, D> 45cm.- Cây gỗ nhỡ: H từ 10-20m, D từ 20-45cm.- Cây gỗ nhỏ: H< 10m, D <20cm.1. Khái niệm về môn thực vật rừngb. Cây bụi bao gồm những cây thân gỗ thấp, tỉa cành thấp hay chiều cao dưới cành gần như không có. Chúng cũng được chia làm ba loại phụ:- Cây bụi cao: H từ 4 - 6 m, - Cây bụi nhỡ: H từ 2 - 4m- Cây bụi nhỏ: H dưới 2m.2.Mục đích nhiệm vụ của môn họcMục đích chính của môn Thực vật rừng là nhận biết được những loài cây rừng có giá trị cao về kinh tế và đặc sản. Nhiệm vụ của môn Thực vật rừng là nghiên cứu những đặc điểm hình thái, sinh thái, một số quy luật về sinh thái học cá thể và sự phân bố của thực vật theo những điều kiện sống khác nhau. Vì thế, môn Cây rừng có mối quan hệ rất chặt chẽ với các môn học như hình thái giải phẩu thực vật, khí hậu – thủy văn, đất rừng, phân loại thực vật và sinh thái học thực vật 2.Mục đích nhiệm vụ của môn họcNhiều nhà khoa học lâm nghiệp cho rằng, môn Cây rừng vừa mang tính chất là môn cơ sở vừa là môn chuyên ngành. Trước đây, nhiều nhà lâm nghiệp cho rằng môn Cây rừng cũng phục vụ cho việc nghiên cứu về lâm học, còn các môn học khác không cần thiết phải biết cây rừng. Đó là một quan điểm không chính xác, thật vậy, điều tra và quy hoạch rừng, trồng rừng, quản lý – bảo vệ rừng chỉ có thể được giải quyết tốt một khi nhà lâm nghiệp có được những kiến thức tốt về cây rừng. Ngày nay môn Cây rừng được coi trọng hơn, bởi vì nó không chỉ là một trong những môn cơ sở của lâm nghiệp, mà còn được xem như một chìa khóa giúp cho những ai muốn tìm hiểu về rừng. 3. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn thực vật rừng Các phương pháp nghiên cứu về phân loại thực vật học. Các phương pháp nghiên cứu về sinh thái học, lâm sinh học. Trong thiên nhiên cây rừng đãphong phúvề loỡi, hình thái của chúng cũng không cố định mỡ thường biến đổi theo hoỡn cảnh sống, nên khi nghiên cứu về chúng phải theo quan điểm động vỡ mối liên hệ với nhiều bên.Lúc học phải vận dụng phương pháp phân tích so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các loài thực vật và thực vật với hoàn cảnh cũng như về giá trị kinh tế của nóKhi quan sát thực vật cần vận dụng tổng hợp tất cả các giác quan, cần phân biệt những đặc điểm cở bản (đặc điểm ít thay đổi) và đặc điểm không cơ bản (đặc điểm hay thay đổi) để ghi nhậnPHẦN I. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH KHU PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI HỌC 1.2. KHU VỰC PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT1.1. KHÁI NiỆM VỀ SINH THÁI HỌCThuật ngữ sinh thái học “Ecology” bắt nguồn từ tiếng Hy – Lạp: Oikos, nghĩa là “nhà” hoặc là “nơi sinh sống”; Logos, nghĩa là môn học. Theo nghĩa của sinh thái học, sinh thái học là khoa học về cơ thể sống trong “ nhà của mình”. Theo nghĩa thông thường, sinh thái học là khoa học về quan hệ của các sinh vật với môi trường xung quanh chúng. Sinh thái học là môn học của khoa học sinh vật, nghiên cứu sự phân bố, độ phong phú, chức năng của các sinh vật, sự tương tác qua lại giữa các sinh vật với nhau giữa các sinh vật với môi trường vô cơ của chúng. Theo Odum (1971), sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tự nhiên. Krebs (1978) định nghĩa sinh thái học là khoa học về những sự tương tác ấn định sự phân bố và mật độ của các sinh vật. Mặc dù có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh thái học, nhưng chúng ta cần nhớ rằng: “Mục tiêu cơ bản của sinh thái học là nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa các sinh vật và giữa chúng với môi trường vô cơ”.1.1. KHÁI NiỆM VỀ SINH THÁI HỌCMôi trường sống của thực vật chính là tổng hợp tất cả những gì bao quanh chúng mà có ảnh hưởng trực tiếp hoạc gián tiếp tới đời sống của thực vật. Những gì bao xung quanh thực vật mà có ảnh hưởng trức tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của thực vật được gọi là nhân tố sinh thái. Có rất nhiều nhân tố sinh thái. Nhưng để dễ dàng nghiên cứu, người ta đã phân chia các nhân tố sinh thái thành 5 loại chính:Nhân tố khí hậu bao gồm ánh sang, nhiệt độ, không khí (gió), mưa (ẩm độ, lượng nước).Nhân tố đất đai bao gồm địa hình (độ cao, độ dốc, hướng dốc, độ dài sườn dốc), đất (kết cấu lý hóa tính, các dinh dưỡng trong đất, nhiệt độ, không khí, sinh vật sống trong đất).Nhân tố sinh vật bao gồm thực vật, thực vật và vi sinh vật.Nhân tố con người bao gồm những hoạt động sống của con người như trồng trọt, khai thác rừng, làm nương rẫy, đốt rừngNhân tố lịch sử bao gồm lịch sử tự nhiên (động đất, cháy rừng) và lịch sử loài người (hoạt động của con người trong quá khứ).1.1. KHÁI NiỆM VỀ SINH THÁI HỌCMỗi loài cây sống trên mặt đất điều trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài, trãi qua một quá trình đấu tranh chịu đựng biến đổi và thích nghi với mọi điều kiện ở nơi chúng sinh sống. Chính vì vậy, ở những hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật hình thành những đặc tính sống khác nhau. Một số loài quen sống ở dưới nước lâu đời, nếu lên cạn thì không thể sống được (Sen, Súng). Một số loài khác quen sống trong điều kiện ngập mặn, nếu đưa lên núi không thể sống được (Đước, Vẹt). Một số loài khác khi đưa từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác cũng có thể sống được nhưng sinh trưởng, phát triển không bình thường (Vú sữa đưa từ Nam ra Bắc cho hoa quả kém). Có một số loài khác chỉ sống được dưới tán cây khác và ngược lại có những loài khi sống không thể thiếu ánh sáng mạnh (Phi lao, Tràm bông vàng, các loài cây họ Dầu khi tuổi trưởng thành thì ưa sáng).1.1. KHÁI NiỆM VỀ SINH THÁI HỌC -Tất cả những nhân tố sinh thái tác động vào thực vật theo những quy luật nhất định và không tác dụng một cách riêng rẽ mà có tính chất tổng hợp. Mỗi nhân tố thay đổi đều có ảnh hưởng tới những nhân tố khác như hoặc hạn chế hoặc xúc tiến các nhân tố khác phát triển. Do đó, trong thực tế chúng ta rất khó phân biệt mức độ tác động của các nhân tố. Ví dụ: Cây sống trên núi cao có thân hình thấp và sinh trưởng kém hơn so với cây mọc ở độ cao thấp chính là do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và tỷ lệ tia cực tiếm nhiều. Như vậy ở đây chế độ nhiệt không thuận lợi có ảnh hưởng tới chế độ nước và chế độ dinh dưỡng trong đất. -Địa hình được xem là nhân tố hình thành nên các tiểu khí hậu và làm ảnh hưởng trực tiếp tới các nhân tố khí hậu và do đó ảnh hưởn tới thực vật. -Tùy từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của thực vật mà có lúc nhân tố này hay nhân tố kia đóng vai trò chủ đạo hoặc ngược lại.1.2. KHU VỰC PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT1.2.1 Khái niệm về khu phân bốMỗi đơn vị phân loại thực vật đều chiếm cứ một khu vực nhất định trên mặt đất. Khu vực ấy được gọi là khu phân bố của loài thực vật. Một cách tổng quát, khu phân bố của một loài thực vật nào đó là diện tích khu vực hay không gian mà các cá thể trong loài đó chiếm cứ.1.2.2 Sự hình thành khu phân bố và nguyên nhân hình thànhKhu phân bố của loài phản ánh khả năng phát triển và thích ứng với các nhân tố sinh thái (môi trường) của một loài nào đó ở nơi cư trú. Như vậy, nguyên nhân thứ nhất hình thành khu phân bố là do tính thích ứng của một loài nào đó với ngoại cảnh (các nhân tố sinh thái) ở nơi sống. Nguyên nhân thứ hai là do khả năng phát tán của thực vật, nguyên nhân này quyết định phạm vi phân bố của chúng. Nguyên nhân thứ ba là do sự tác động của con người. Hoạt động của con người bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực biểu hiện ở chỗ con người có khả năng thu hẹp phạm vi phân bố của thực vật.1.2. KHU VỰC PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT1.2.3. Trung tâm khu phân bốTrung tâm khu phân bố của một loài là nơi (địa điểm) phát sinh ra loài đó. Tại đây loài sinh trưởng và phát triển tốt nhất, số lượng cá thể đông đúc nhất.1.2.4. Các loại hình khu phân bố thực vật + Nếu căn cứ vào nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh và phân bố của một loài nào đó có thể chia ra phân bố tự nhiên và phân bố trồng trọt. Phân bố tự nhiên bao gồm những cây hoan dại sống nhờ vào khả năng phát tán và sự thích ứng của chúng với hoàn cảnh mà hình thành khu phân bố. Khu phân bố tự nhiên còn gọi là đất nguyên sản của chúng. Ví dụ: Erythorophloeum fordii có khu phân bố ở miền Bắc Việt Nam; Eucalyptus có khu phân bố ở Úc. PHẦN П.HỆ THỐNG LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI THỰC VẬT BẬC CAO –PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN KHOA HỌC, Ý NGHĨA VÀ CÁCH ĐỌC2.1. HỆ THỐNG LẠI CÁC KHÁI NIỆM Về ĐƠN VỊ PHÂN LỌAI THỰC VẬT BẬC CAO2.2.TÊN KHOA HỌC ĐỂ CHỈ CÁC NGÀNH, PHÂN NGÀNH, LỚP, PHÂN LỚP, BỘ, HỌ CỤ THỂ GỌI LÀ “TAXON”2.3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA “TAXON” VÀ “ ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI” ; GIỮA “BẬC PHÂN LOẠI” VÀ BẬC “TAXON”.2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬTHỆ THỐNG LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI THỰC VẬT BẬC CAO –PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN KHOA HỌC ,Ý NGHĨA VÀ CÁCH ĐỌC Các nhà phân loại thực vật học đã chia giới (regnum) thực vật ra thành những bậc phân loại như sau : Theo thứ tự từ lớn xuống bé : Ngành và phân ngành Lớp và phân lớp Bộ và phân bộ Họ và phân họ Tông và phân tổng Chi và phân chi Tổ và phân tổ Loài và phân loài Thứ phân thứ hay giống trồng Dạng và phân dạng 2.1. HỆ THỐNG LẠI CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI THỰC VẬT BẬC CAO -Đơn vị phân loại cơ bản nhất là loài : Specie -Đơn vị phân loại lớn nhất là giới : Regnum -Giữa giới và loài còn có các đơn vị sau: Dưới giới có ngành (do nhiều lớp hợp lại thành ): Divisio Và ngành phụ sub-divisioDưới ngành và ngành phụ có lớp classis Và lớp phụ: sup-classisDưới lóp và lớp phụ là bộ: ordoDưới bộ có họ: familia Và họ phụ hay phân họ: sub- familiaDưới họ và họ phụ có chi hoặc gi genus Và chi phụ : sub-genus 2.1. HỆ THỐNG LẠI CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI THỰC VẬT BẬC CAOTrung gian giữa họ, chi và giữa chi, loài còn có các đơn vị phụ khác :Tông : tribus Phân tông subtribusDưới chi Tổ sectio Phân tổ subsectio Phân chi subgenusLoạt (phái ) series Dưới loài có loài phụ sub spThứ: varierasDạng: formaChú ý (nhiều lớp,bộ, chi, loài gần nhau hợp thành ngành, lớp bộ, họ và chi và ngược lại). Các đơn vị phân loại thực vật kể trên theo thứ tự từ cao xuống thấp, từ lớn đến bé được gọi là các bậc phân loại.Ví dụ: Ngành Thông: Pinophyta ở bậc phân loại ngành.Loài Dầu rái: Dipterocarpus alatus Roxb ở bậc phân loại loài.2.2.TÊN KHOA HỌC ĐỂ CHỈ CÁC NGÀNH, PHÂN NGÀNH, LỚP, PHÂN LỚP, BỘ, HỌ CỤ THỂ GỌI LÀ “TAXON” Tiếp vĩ ngữ hay còn gọi là đuôi (Suffix) để chỉ các bậc phân loại cụ thể ở bậc họ phụ trở lên như sau:- Ngành: - Ophyta - Pinophyta : Ngành thông- Phân ngành: - icae - Pinicae: Phân ngành Thông- Lớp: - opsida - Pinopsida: Lớp Thông- Phân lớp: - idea - Pinidae: Phân lớp Thông- Liên bộ: - anae - Pinanae: Liên bộ Thông- Bộ: - ales - Pinales: Bộ Thông- Họ: - aceae - Pinaceae: Họ Thông- Họ phụ: - oideae - Pinoideae: Họ phụ Thông2.3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA “TAXON” VÀ “ ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI” ; GIỮA “BẬC PHÂN LOẠI” VÀ BẬC “TAXON”.- Đơn vị phân loại là một khái niệm có tính chất chung, trừu tượng không cụ thể:Ví dụ: Lớp, họ, bộTa xông “Taxon” cũng là một đơn vị phân loại nhưng cụ thể:Ví dụ: Pinophyta, Pinopsida: là Ngành Thông và lớp Thông.Rosaceae: Họ hoa hồngPinus kesiya Royle et Gordon: loài Thông ba lá- Tương tự: Ngành, lớp, phân lớp, bộ, họ, loài là các bậc phân loài ở: Bậc ngành, bậc lớp nó cũng không cụ thể. Còn nói: Ngành thông, lớp Thông đó là các bậc Taxon ở bậc ngành, lớp... nó cụ thể.2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT4.1. Ý nghĩa của việc dùng tên Latinh để đặt tên của thực vật Những bất lợi trong việc dùng tên địa phương:-Cùng một loài cây nhưng mỗi địa phương, mỗi quốc gia gọi một khác:Cây (Annona squamosa L) thuộc họ Na (Annonaceae), miền Bắc và miền Trung gọi là “Na” nhưng miền Nam gọi là “Mãng cầu”.-Cây (Xylopia vielana Piere) cũng thuộc họ Na, nhưng ngay trong nước có tới 4 tên:Dền đỏ, Sai, Thối ruột và Yến đỏ-Ngược lại cùng một tên địa phương nhưng có nhiều tên khoa học khác nhau: Ví dụ:Có 3 loài khác nhau sau đây đều mang tên “Lim sẹt”: - Peltophorum tonkinensis Piere - Peltophorum ferrugineum Benth - Peltophorum dasyrachis Kurz2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT2.4.1. Ý nghĩa của việc dùng tên Latinh để đặt tên của thực vật Trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà đã phức tạp như vậy, nói chi đến toàn thế giới, do đó đòi hỏi nhân loại phải có một số quy định thống nhất về việc đặt tên cho các loài thực vật để khắc phục sự nhầm lẫn đáng tiếc.Để khắc phục nhược điểm trên; vào năm 1753 Cacvon Line lần đầu tiên đã đề nghị dùng chữ Latin để đặt tên cây.Phương pháp dùng tên kép Latin (Binomial momem clature) còn gọi là “Danh pháp lưỡng nôm” đến nay đã được toàn thế giới công nhận và ngày càng bổ sung hoàn chỉnh hơn.2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT2.4.2. Quy ước chungMỗi tên kép Latin gồm 3 phần: a) Chữ đầu tiên chỉ tên chi (giống). Tên chi thường là một danh từ Latin và chữ đầu tiên phải viết hoa. Ví dụ: (Pinus) chi Thông. b) Chữ thứ hai đứng sau tên chi chỉ loài, tên loài thường là một tĩnh từ cùng cách với chi hoặc một danh từ sỡ hữu cách. Các tên chi và loài thường bao hàm ý nghĩa chỉ đặc tính sinh thái, hình thái, nơi sinh sống, công dụng của chi hoặc loài, đôi khi là tên người. 2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT2.4.2. Quy ước chung c) Sau tên loài là tên tác giả mô tả tìm ra đầu tiên. Đối với bậc phân loại nhỏ hơn loài như: Phân loài, Thứ và Dạng người ta viết tắt chữ đầu: ssp. (Subspecies-phân loài), var . (Varietas-thứ) và f. (Forma-dạng)sau tên loài, tiếp theo là một tính từ như từ chỉ tên loài và tên người xác định ra thứ, dạngđó.Ví dụ: -Pinus caribaea Morelet var. hondurensis Barrett et Golfari. (Thông caribê thứ hondurát) - Pinus dalatensis D.Fierre Cây Thông 5 lá 2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT2.4.2. Quy ước chungd) Cách viết tên khoa học.Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của từ chỉ tên chi và từ chỉ tên tác giả.Các từ tên chi, tên loài, tên tác giả phải viết rời nhau, các chữ trong 1 từ phải viết liền nhau.Từ chỉ tên chi và tên loài viết nghiêng, tên tác giả viết đứng.Ví dụ: Lim xanh: Erythrophloeum fordii Oliv. Trong những bài báo cáo khoa học hoặc bài viết trên các tạp chí khoa học, tên loài phải viết đầy đủ 3 phần. Đôi khi ở một số tài liệu không đòi hỏi chính xác cao, mang tính chất thống kê nhanh có thể không cần viết tên tác giả.2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT4.3. Cách đọc chữ Latin2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT2.4.3.Cách đọc chữ Latin Có tất cả 26 chữ cái, trong đó có 6 nguyên âm đơn và 20 phụ âm. - Nguyên âm đơn a , o , u :Là nguyên âm cứng e , i , y :Là nguyên âm mềmCách đọc:Hình thái chữ: A , aTên gọi: aPhát âm: aVí dụ: aqua, camphora, tabella 2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các nguyên âm kép 1. Nguyên âm kép ae: phát âm như âm [e] trong tiếng Việt . Ví dụ:aeger (ốm đau), aether (ete) 2. Nguyên âm kép oe: phát âm như âm [ơ] trong tiếng Việt. Ví dụ:foetus (thai), oedema (bệnh phù) 2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các nguyên âm kép 3. Nguyên âm kép au: phát âm như âm [au] trong tiếng Việt. Ví dụ:aurum (vàng kim), auris (tai)4. Nguyên âm kép eu: được phát âm như âm [êu] trong tiếng Việt. Ví dụ: eucalyptus (cây Bạch đàn), leucaena (cây Keo dậu)2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các phụ âm Gồm 20 chữ: b ,c ,d ,f ,g ,h ,j ,k ,l ,m ,n ,p ,q ,r ,s. t ,v ,w ,x ,và z. Cách đọc: Hình thái chữ: B , b Tên gọi: b Phát âm:Bê , bờ Ví dụ: bonus, borax, botanica,2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các phụ âm kép1. Những phụ âm kép phát ra một âm 2. Phụ âm kép vừa phát ra 1 âm vừa phát ra 2 âm 3. Những phụ âm kép phát ra 2 âm, nhưng phụ âm sau mạnh và dài hơn 4. Phụ âm kép đặc biệt2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các phụ âm kép1. Những phụ âm kép phát ra một âm a) Phụ âm kép ch: phát âm như âm [kh] trong tiếng Việt. Ví dụ: cholera (bệnh tả), chromosoma (nhiễm sắc thể)b) Phụ âm kép ph: phát âm như âm [ph] trong tiếng Việt. Ví dụ: phoenix (cây chà là), calophyllum (cây mù u)... 2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các phụ âm kép1. Những phụ âm kép phát ra một âm c). Phụ âm kép rh: phát âm như âm [r] có rung lưỡi. Ví dụ:rheum (cây đại hoàng), rhizoma (thân rễ) d). Phụ âm kép th: phát âm như âm [th] của tiếng Việt. Ví dụ:thea (cây Chè), anthera (bao phấn)2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các phụ âm kép2. Phụ âm kép vừa phát ra 1 âm vừa phát ra 2 âm Đó là phụ âm kép “sc”- Khi đứng trước các nguyên âm e, i, y, ae, eu, oe phát âm như âm [s] trong tiếng Việt. Ví dụ: scelus (tội ác)- Khi đứng trước các nguyên âm o, u, au, aị, oị phát âm như âm [xk] . Ví dụ: scrotum (bìu)2.4. SƠ LƯỢC VỀ TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT 2.4.3.Cách đọc chữ Latin Các phụ âm kép 3. Những phụ âm kép phát ra 2 âm, nhưng phụ âm sau mạnh và dài hơn“ps” là phụ âm ke
Tài liệu liên quan