a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5158 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu về Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hỏi - Đáp về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có tính chất gợi ý giúp các trường phổ thông và các trường mầm non,..
..trong quá trình triển khai phong trào, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương.CÂU HỎI 1 . Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có mục tiêu, yêu cầu và nội dung gì? Trả lời 1. Hai mục tiêu a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2. Năm yêu cầu a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. 3. Nội dung a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương giúp các em tự tin trong học tập. c) Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. CÂU HỎI 2 . Trường học thân thiện đã được triển khai thí điểm ở Việt Nam như thế nào? Trả lời Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Quy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và triển khai thí điểm một số nội dung của mô hình trường học thân thiện ở các cấp học thông qua một số dự án, cụ thể như sau: 1. Giai đoạn 2000 - 2005 - Dự án “Phát triển trẻ thơ” do Vụ Giáo dục Mầm non chủ trì. - Dự án “Giáo dục Tiểu học bạn hữu trẻ em” do Vụ Giáo dục Tiểu học và Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc chủ trì. - Dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩ năng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài trường học” do Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì. 2. Giai đoạn từ 2006 đến này Các dự án trên vẫn được tiếp tục thực hiện. Riêng dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩ năng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài trường học” được phát triển thành dự án “Thúc đẩy sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên” do Vụ Công tác học sinh, sinh viên phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học chủ trì. Hiện nay, dự án đang triển khai thí điểm mô hình “Trường Trung học cơ sở thân thiện” tại 50 trường Trung học cơ sở thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai và Kon Tum. Trên thực tế, một số trường cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến tương tự với một số điểm trong năm nội dung của phong trào và đã thu được một số kết quả khả quan. CÂU HỎI 3 . Nhà trường cần làm gì để góp phần xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn? Trả lời Nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT đã nêu: “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sánh, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. - Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân”. Để góp phần thực hiện tốt nội dung trên, nhà trường cần lưu ý: 1. Quy hoạch việc trồng cây ở trường một cách hợp lý: vị trí trồng cây, loại cây để vừa tạo bóng mát, vẻ đẹp cho trường vừa dễ chăm sóc. Có biển ghi tên lớp ở khuôn viên được giao trồng, chăm sóc cây để tạo sự thi đua giữa các lớp. 2. Đo độ sáng ở từng phòng học vào lúc ít sáng nhất trong ngày, từ đó thiết kế, bố trí đèn để đủ sáng cho học sinh và giáo viên. Nên sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện. 3. Bố trí bàn ghế và phân bổ lớp học vào các phòng sao cho các học sinh có độ tuổi sát nhau mới sử dụng chung bàn ghế. 4. Đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện tượng làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. 5. Kinh phí để xây dựng nhà vệ sinh trong các trường học cũ có thể từ hai nguồn: ngân sách của tỉnh dành cho giáo dục hàng năm hoặc vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ. CÂU HỎI 4 . Làm thế nào để thực hiện tốt nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”? Trả lời Nội dung thứ hai trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao”. Để góp phần thực hiện tốt nội dung trên, nhà trường cần quan tâm: 1. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Dự án của Bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục giới thiệu tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tổ chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, nhân các điển hình giáo viên giỏi của trường và địa phương cho các thầy cô của mỗi trường. 2. Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ. 3. Xây dựng một số băng hình về tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện ở mỗi địa phương. 4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trên mạng Internet (ở nơi có điều kiện) để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học. 5. Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường. Nơi có điều kiện thì hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu bổ ích trên Internet, giới thiệu và hướng dẫn các em khai thác một số trang web như (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo); (bách khoa toàn thư có nội dung mở); (từ điển có nội dung mở); (tủ sách mở),… để hỗ trợ cho việc học tập trên lớp và làm cho học sinh hứng thú học tập hơn. CÂU HỎI 5. Làm thế nào “Rèn kĩ năng sống cho học sinh”? Trả lời Nội dung thứ ba trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”. Do việc rèn luyện kĩ năng sống cho tới nay chưa được quy định là mục tiêu giáo dục ở mức cần thiết, song đã được triển khai thí điểm qua hai dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, đang triển khai tại 50 trường Trung học cơ sở ở 8 tỉnh, thành phố và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống cho thanh thiếu niên. Việc triển khai nội dung “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh” cần được tiến hành qua ba bước 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung kĩ năng sống để giáo dục cho học sinh ở các cấp học, hướng dẫn về phương pháp rèn luyện kĩ năng sống và phương pháp đánh giá kĩ năng sống đã đạt được ở học sinh. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng giáo viên, cán bộ Đoàn ở các địa phương và tại các trường để thực hiện nội dung rèn luyện kĩ năng sống. 3. Căn cứ vào điều kiện thực tế và sự chuẩn bị sẵn sàng của giáo viên, cán bộ Đoàn ở các trường, Hiệu trưởng nhà trường thống nhất với các Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quyết định triển khai cụ thể trong từng năm học nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, bổ ích cho học sinh, không gây quá tải cho hoạt động giáo dục. Thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến kĩ năng sống như: thi dựng lều cắm trại nhanh và chắc chắn nhất, thi nấu cơm nhanh và ít tốn củi, thi xử lý tình huống cấp cứu khi có tai nạn giao thông, thi diễn thuyết về các đề tài thanh thiếu niên và xã hội quan tâm, … làm cho việc rèn luyện kĩ năng sống có tính tự nhiên và hiệu quả. CÂU HỎI 6. “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh” như thế nào?Trả lời Nội dung thứ tư trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. Hoạt động văn nghệ, thể thao đã trở thành nội dung truyền thống trong các nhà trường của Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoài giờ chưa thu hút rộng rãi học sinh tham gia và chưa phát huy tiềm năng văn hóa của các địa phương. Các em học sinh không chỉ là đối tượng được giáo dục để tự nâng cao thể chất, biết múa, hát, vẽ mà thông qua hoạt động tiếp cận của các học sinh khi chơi các trò chơi dân gian, hát dân ca, múa các điệu múa truyền thống của địa phương, chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc ở lứa tuổi quan trọng nhất hình thành ý thức dân tộc. Vì vậy, đưa âm nhạc dân tộc và các trò chơi dân gian vào nhà trường một cách phù hợp với lứa tuổi các em vừa là hoạt động làm cho các em vui khi đến trường, tăng cường sức khỏe, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, mà còn là hoạt động rất cần thiết để hình thành nhân cách con người Việt Nam ở các em và trong toàn xã hội. Để góp phần thực hiện tốt nội dung trên, nhà trường nên tiến hành các bước, công việc sau: 1. Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tình hình thực tế ở địa phương, lựa chọn danh mục các trò chơi dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh để đưa vào nhà trường. 2. Phân công giáo viên phụ trách (giáo viên Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục), bố trí thời gian để giáo viên được tập huấn hoặc tự nghiên cứu, tiếp thu nội dung cũng như cách tổ chức các hoạt động này ở nhà trường, đặc biệt đối với trò chơi dân gian. 3. Tùy theo đặc điểm cấp học và điều kiện của nhà trường mà tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian vốn có thuận lợi và ít tốn kém lại dễ thực hiện và đảm bảo an toàn, hiệu quả cao (ví dụ như nhảy dây, chơi “chuyền”, chơi “ô ăn quan”, nhảy “lò cò”, kéo co, ném còn, …), kết hợp với các hoạt động thể thao khác (ví dụ như đá cầu, bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, điền kinh, …). Có thể tổ chức thi các trò chơi dân gian và các loại hình thể thao khác giữa các lớp trong trường hoặc giữa các trường tại địa phương. 4. Đối với các hoạt động văn nghệ dân gian, nên mời các đoàn văn công ở địa phương tập huấn thêm cho giáo viên hoặc hỗ trợ dàn dựng một số tiết mục tiêu biểu, phổ biến ở nhiều trường, hỗ trợ tổ chức biểu diễn và thi văn nghệ giữa các trường. CÂU HỎI 7. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương như thế nào? Trả lời Nội dung thứ năm trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. - Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, ở địa phương với bạn bè. - Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. Đây chính là các hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc giáo dục và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thông qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương mà làm cho việc dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân trở nên sống động và hiệu quả hơn, học gắn với thực tiễn chứ không chỉ qua sách vở. Để góp phần thực hiện tốt nội dung này, nhà trường cần: 1. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở địa phương để: + Lựa chọn, nhận chăm sóc công trình di tích lịch sử, văn hóa phù hợp các cấp học. + Nắm được yêu cầu kĩ thuật về việc chăm sóc, bảo vệ di tích. + Thường xuyên đánh giá và biểu dương những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. 2. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội trong và ngoài nhà trường để: + Tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn nói chung và của di tích nhà trường nhận chăm sóc nói riêng với các hình thức phong phú như thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về di tích lịch sử, văn hóa, đăng ký làm hướng dẫn viên tình nguyện cho các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương (giới thiệu cho học sinh các trường khác, khách du lịch, tham quan, …), tổ chức lễ kếp nạp Đoàn, Đội…. + Lập kế hoạch phân công các lớp, nhóm học sinh chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thường xuyên. + Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trong di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương hoặc ở các đường dẫn tới khu di tích theo kế hoạch của ngành văn hóa và chính quyền địa phương. 3. Khuyến khích giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nhạc, Mĩ thuật đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương, có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho học sinh ngay tại khu di tích. Nơi không có di tích lịch sử, văn hóa ngay trên địa bàn phường, xã nơi trường đóng thì nên giao một công trình lịch sử, văn hóa ở xã, phường gần nhất hoặc nhận chăm sóc các cán bộ lão thành cách mạng, các nhà văn hóa, trí thức, sĩ quan quân đội tiêu biểu nghỉ hưu ở địa phương, mời họ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để giáo dục văn hóa và lịch sử một cách sinh động cho học sinh. Để tạo hào hứng cho học sinh trong việc chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, có thể tổ chức cho học sinh trường này đến giao lưu hoạt động ngoại khóa ở di tích do trường khác phụ trách, tổ chức chấm điểm chất lượng chăm sóc do học sinh chấm đối với công trình văn hóa khác mà mình đã được tham quan, đề xuất các ý kiến, việc cần làm để tôn tạo và phát huy giá trị công trình. CÂU HỎI 8. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có đóng góp gì trong việc hạn chế học sinh bỏ học và hoàn thành phổ cập giáo dục? Trả lời Mục tiêu của việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 20013 đã được nêu trong Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT: “a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”. Vì vậy làm tốt phong trào thi đua này sẽ làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường làm một ngày vui” và việc học tập của học sinh, việc dạy của thầy cô sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là những yếu tố quan trong để học sinh gắn bó với trường lớp, góp phần hạn chế học sinh bỏ học và hoàn thành phổ cập giáo dục. CÂU HỎI 9. Hiệu trưởng nhà trường nên chú ý những điểm gì để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Trả lời Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước mắt, Hiệu trưởng cần: 1. Nghiên cứu kĩ và quán triệt Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan đã được in trong “Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013”. Phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành các hoạt động cần thiết để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường cũng như cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, qua đó các thành viên xác định rõ hơn quyết tâm và trách nhiệm tham gia. 2. Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường: + Tổ chức để giáo viên và học sinh khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từ đó, xác định lộ trình 5 năm và của năm học đầu tiên triển khai phong trào. + Xác định các hoạt động cụ thể của phong trào hàng năm trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với kế hoạch năm học. Cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. + Phát huy sự tham gia tích cực của tổ chức Đoàn, Đội và các cơ quan Văn hóa, Thể thao, Du lịch ở địa phương. 3. Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn. 4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử văn hóa, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua. CÂU HỎI 10. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức công đoàn trong nhà trường cần làm gì để góp phần thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt Trả lời Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cự