Tại sao Phương Đông đi trước về sau

Cuốn sách “Một góc nhìn của trí thức”, do tạp chí Tia Sáng và NXB Trẻ ấn hành, là tập hợp các bài báo của hàng trăm nhà khoa học và văn nghệ sĩ. Ðọc những cái tên như Hoàng Tụy, Phan Ðình Diệu, Vũ Ðình Cự, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Lê Ðạt, Nguyên Ngọc. không thể không mua và bày ngay vào vị trí trang trọng nhất! Và quả thật hy vọng đã được đền đáp: nhiều bài viết rất trí tuệ, thú vị và kích thích tư duy, điều khó gặp trong cùng một tác phẩm. Tuy nhiên như lẽ thường tình, ngọc thường có vết. Lời dẫn viết: “Ðọc ‘Tia sáng – Một góc nhìn của trí thức’, bạn sẽ tìm thấy cái mình chờ đợi. Trước hết ở những tri thức mới của nhiều ngành khoa học như: Bohr chưa hẳn đã sai; Sự thức tỉnh vĩ đại; Mạng và cách mạng; Ði tắt, đón đầu như thế nào? Nghịch lý công nghệ; Ðạo lý và kinh tế: Kinh tế trí thức; Nỗi niềm nông dân.”. Thế là tôi đọc ngay hai bài mà tiêu đề mang đầy vẻ thách thức: “Bohr chưa hẳn đã sai” và “Sự thức tỉnh vĩ đại”. Ðáng ngạc nhiên thay, đó lại là hai bài viết bácbỏ những nghiên cứu của nhân loại trong các lĩnh vực vật lý và sự hình thành văn minh. Trong “Bohr chưa hẳn đã sai”, Chu Hảo cho rằng nguyên lý bất định Heisenberg, một trong những nguyên lý cơ bản nhất của vũ trụ, đã đến hồi cáo chung; còn trong

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao Phương Đông đi trước về sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao Phương Đông đi trước về sau? Cuốn sách “Một góc nhìn của trí thức”, do tạp chí Tia Sáng và NXB Trẻ ấn hành, là tập hợp các bài báo của hàng trăm nhà khoa học và văn nghệ sĩ. Ðọc những cái tên như Hoàng Tụy, Phan Ðình Diệu, Vũ Ðình Cự, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Lê Ðạt, Nguyên Ngọc... không thể không mua và bày ngay vào vị trí trang trọng nhất! Và quả thật hy vọng đã được đền đáp: nhiều bài viết rất trí tuệ, thú vị và kích thích tư duy, điều khó gặp trong cùng một tác phẩm. Tuy nhiên như lẽ thường tình, ngọc thường có vết. Lời dẫn viết: “Ðọc ‘Tia sáng – Một góc nhìn của trí thức’, bạn sẽ tìm thấy cái mình chờ đợi. Trước hết ở những tri thức mới của nhiều ngành khoa học như: Bohr chưa hẳn đã sai; Sự thức tỉnh vĩ đại; Mạng và cách mạng; Ði tắt, đón đầu như thế nào? Nghịch lý công nghệ; Ðạo lý và kinh tế: Kinh tế trí thức; Nỗi niềm nông dân...”. Thế là tôi đọc ngay hai bài mà tiêu đề mang đầy vẻ thách thức: “Bohr chưa hẳn đã sai” và “Sự thức tỉnh vĩ đại”. Ðáng ngạc nhiên thay, đó lại là hai bài viết bác bỏ những nghiên cứu của nhân loại trong các lĩnh vực vật lý và sự hình thành văn minh. Trong “Bohr chưa hẳn đã sai”, Chu Hảo cho rằng nguyên lý bất định Heisenberg, một trong những nguyên lý cơ bản nhất của vũ trụ, đã đến hồi cáo chung; còn trong “Sự thức tỉnh vĩ đại”, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Ðông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Ðông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Ðông. Ðến cuối thế kỷ XX, phương Ðông đã thấy thiếu sót và lần thức tỉnh thứ hai này (tư hữu triệt để hơn?) đem lại một làn sóng phát triển mới. Chúng tôi sẽ trao đổi với Chu Hảo về những bí ẩn của cơ học lượng tử vào dịp khác, ở đây xin được bàn với Ngô Tự Lập một số vấn đề về sự hình thành và phát triển của nền văn minh nhân loại. Ðầu tiên cần lưu ý rằng, dường như tác giả có xu hướng dùng lý luận phi mác xít trong lập thuyết. Ðể tránh những hiểu lầm không đáng có, trước tiên cũng xin dùng lý luận phi mác xít để trao đổi. Khi xem “sự trưởng thành và sau đó là sự phát triển của xã hội loài người gắn liền, hay nói đúng hơn là phụ thuộc vào mức độ thức tỉnh của con người đối với quyền tư hữu, một sự thức tỉnh đầy tính ích kỷ và mâu thuẫn”, tác giả đã sơ giản quá mức những động lực cơ bản của sự phát triển. Thế các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện dân số không có vai trò gì hay sao? Bao nhiêu nền văn minh đã sụp đổ, phải chăng vì họ thiếu quyền tư hữu? Tác giả nghĩ sao khi người ta cho rằng, nền văn minh Maya của người da đỏ bị diệt vong chủ yếu do động đất và bệnh tật? Tại sao chỉ đến 4-5 thế kỷ gần đây, phương Tây mới bỏ xa phương Ðông, như tác giả đã nhận xét? Văn minh và nhà nước Do sự xuất hiện của nông nghiệp 10 ngàn năm trước, nên sự phát triển xã hội loài người đã có bước nhảy vọt về chất. Và khoảng 7000 năm trước, xuất hiện một hình thức tổ chức chính trị xã hội hoàn toàn mới là nhà nước, kèm theo một loại hình định cư cũng hoàn toàn mới là thành phố. Sự xuất hiện của nhà nước và thành phố đồng thời với sự xuất hiện của nền văn minh. Ðối với chúng ta, thuật ngữ văn minh gợi nhớ đến nghệ thuật, chữ viết cũng như những phương tiện vật chất và tinh thần do công nghệ tạo ra. Năm 1972, Kent Flannery dùng thuật ngữ văn minh để chỉ “phức hợp các hiện tượng văn hóa có xu hướng xuất hiện cùng một hình thức tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là nhà nước”. Còn nhà nước, theo V.G. Childe (1952), là sự tồn tại của loại quyền lực trung tâm có quyền thu thuế trên giá trị thặng dư do sự thâm canh đất đai và do nền sản xuất phát triển. “Phức hợp các hiện tượng văn hóa” bao gồm: 1. Chữ viết. 2. Các khoa học dự báo chính xác như thiên văn học và toán học. 3. Nghệ thuật tượng trưng phản ánh quan niệm và kỹ thuật tinh tế, được đặc trưng bằng một phong cách chính thống dành cho thần thánh và giới cầm quyền. 4. Dân số và qui mô định cư lớn (thành phố). 5. Quyền công dân: tổ chức xã hội dựa trên giai cấp và sự định cư hơn là quan hệ họ hàng. 6. Cấu trúc xã hội: phân chia thành các giai cấp khác nhau. 7. Các nghề nghiệp phi nông nghiệp: thợ thủ công, nhà buôn, tu sĩ, quan chức ... 8. Mạng lưới thương mại rộng lớn, trao đổi cả nhu yếu phẩm, vật dụng và dịch vụ xa xỉ. 9. Các công trình công cộng mang tầm vóc tượng đài. 10. Những chuyên gia tôn giáo chuyên nghiệp chăm lo tín ngưỡng quốc gia. Không phải mọi nền văn minh cổ đều thoả mãn các tiêu chí này, tuy nhiên những tiêu chí quan trọng nhất thì không được bỏ qua như chữ viết, khoa học hay tổ chức xã hội và điều kiện dân cư. Tuy nhiên nhìn vào đây, vẫn chưa hiểu vì sao phương Tây vượt phương Ðông trong vòng 4-5 thế kỷ gần đây. Vì thế có lẽ nên tìm một tiếp cận khác. Khoa học và sự xuất hiện của công nghiệp Như trên đã nói, văn minh xuất hiện cùng với nhà nước, mà tiền đề của cả hai là sự xuất hiện của nông nghiệp. Trước thời kì công nghiệp, trình độ phát triển Ðông Tây không có sự khác biệt đáng kể, vì nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên những tri thức mang tính kinh nghiệm. Sự khác nhau rõ rệt xuất hiện từ thời Phục hưng và Khai sáng, khi mọi hoạt động vật chất và tinh thần tại phương Tây bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Khoa học hiện đại xuất hiện cùng với Copernicus và Galilée, cho phép con người khám phá những động lực cơ bản của vũ trụ và xã hội loài người. Máy hơi nước của James Watt, cùng các loại máy móc khác, đã tạo tiền đề cho nền công nghiệp xuất hiện và phát triển. Theo thiển ý, phương Tây vượt phương Ðông là do nền sản xuất công nghiệp vượt nền sản xuất nông nghiệp. Gốc rễ của nó là trình độ khoa học hiện đại vượt qua hệ kiến thức mang màu sắc trực quan và kinh nghiệm. Cũng cần nói thêm, ở đây khái niệm khoa học được dùng với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cùng mọi loại hình khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm chính trị học và khoa học quản lý. Tác giả cho rằng ý thức về sự tư hữu khoảng 5-10 ngàn năm trước là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, là nguyên nhân khiến phương Tây đi sau mà vượt trước. Lập luận như thế nghe qua cũng có lý, nhưng ngẫm kỹ thì không ổn. Nên nhớ rằng, chỉ đến Cách mạng tư sản Pháp 1789, quyền tư hữu mới được pháp luật công nhận và bảo vệ một cách đầy đủ. Chỉ đến khi đó loài người mới ý thức hoàn chỉnh về quyền tư hữu, mới “thức tỉnh vĩ đại” về một quyền rất căn bản của mình. Trước đó chỉ hoàng đế mới có quyền sở hữu đúng nghĩa, còn mọi thần dân, sinh mạng cũng chưa chắc giữ được, nói gì đến sự tư hữu! Ðược đào tạo về khoa học tự nhiên nên có thể phiến diện, nhưng chúng tôi thực sự tin rằng, chính khoa học đã làm nên sự khác biệt giữa Ðông và Tây trong khoảng 500 năm nay. Người ta nói rằng chỉ trong một thế kỷ, khoa học đã làm biến đổi thế giới nhiều hơn 100 thế kỷ trước đó cộng lại. Và ngày nay với sự xuất hiện của văn minh tri thức, văn minh thông tin (chứ không phải văn minh “tâm linh”), sự phát triển sẽ còn nhanh chóng hơn nữa. Khi Clinton nhậm chức tổng thống tháng 1- 1993, chỉ có 35 địa chỉ trang web trên Internet. Vậy mà khi ông rời Nhà Trắng tháng 12-2000, con số đạt 300 triệu! Tăng trưởng gần mười triệu lần trong tám năm, đó không phải là lý do giúp phương Tây vượt lên hay sao? Khi Napoleon tấn công Ai Cập, một lần đang hành quân thì bị tập kích, vị hoàng đế kiêu hùng đã ra một mệnh lệnh bất tử: “Lừa ngựa và các nhà khoa học hãy đi vào giữa”. Lừa ngựa tất nhiên phải bảo vệ, vì đó là điều kiện sống còn của đội quân viễn chinh giữa sa mạc. Nhưng kỳ diệu thay, với Napoleon, các nhà khoa học cũng có tầm quan trọng sống còn như vậy, cho dù ông đang ở Ai Cập, chứ không phải giữa Viện hàn lâm khoa học tại Paris. Và quả thật khoa học đáng được đối xử như vậy, nếu ta nhìn các xã hội tri thức ngày nay. Có thể sai lầm, nhưng chúng tôi cho rằng, phương Ðông chậm bước chính vì ở đây, giới khoa học chưa bao giờ được đi vào giữa. Lực lượng sản xuất và các giá trị châu Á Sẽ sai lầm nếu cho rằng phương Ðông duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Làng xã phương Ðông xưa luôn có một số công điền để lấy hoa lợi chi cho việc làng. Nên xem đó là điều hay chứ không phải là nét dở. Số công điền đó có diện tích rất nhỏ trên tổng quĩ đất nên không thể là nguyên nhân kìm hãm phương Ðông. Nếu không thì may cho phương Ðông quá: chỉ cần tư hữu hết số công điền là phương Ðông sẽ phát triển vượt bậc ngay lập tức! Thực ra cách lập luận chỉ dựa trên khoa học khó tránh khỏi khiên cưỡng. Thỏa đáng nhất là dùng lý luận về các hình thái kinh tế xã hội, về mối quan hệ giữa lực lượng và quan hệ sản xuất, về đấu tranh giai cấp (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả sự hợp tác) trong sự thúc đẩy xã hội loài người. Khi đó sẽ thấy ngay rằng, khoa học có vai trò động lực là lẽ tự nhiên vì nó đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Và lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo sự biến đổi thích đáng của quan hệ sản xuất, dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của xã hội phương Tây. Dưới ánh sáng học thuyết mác xít, quan hệ Ðông Tây trở nên khá rõ ràng. Chúng ta nên học tập các học giả phương Tây trong việc đánh giá Marx. Giáo sư triết học George J. Stack của Ðại học bang New York cho rằng: “Dù tốt hay xấu, Marx có ảnh hưởng đối với thế giới hơn bất cứ nhà tư tưởng hiện đại nào” (Bách khoa toàn thư về không tín ngưỡng, NXB Prometheus Books, 1985, trang 443). Trong cuốn tiểu thuyết về lịch sử triết học Thế giới của Sophie bán hàng chục triệu bản tại châu AÂu, tác giả Jostein Gaader người Ðan Mạch viết: “Ngày nay tại châu AÂu, chúng ta được sống trong một xã hội vô cùng công bằng và văn minh. Chúng ta đạt được điều đó là nhờ Marx”. Ði tìm nhà khoa học ảnh hưởng nhất tới tư duy hiện đại, giáo sư sinh học Ernst Mayr tại Ðại học Harvard dẫn ra Marx, Freud, Einstein và Darwin (Người Mỹ khoa học, 7-2000). Vì sao cuối thế kỷ XX, xuất hiện hàng loạt những con rồng châu Á? Học tập phương Tây về quản lý và khoa học thì đã hẳn, nhưng điều đó vẫn chưa giải thích được vì sao Trung Quốc phát triển quá nhanh. Thiết nghĩ ở đây các giá trị châu Á có tiếng nói quyết định, như Lý Quang Diệu từng phát biểu. Ðó là coi trọng các giá trị tinh thần; là tìm kiếm sự đồng điệu với môi trường và xã hội; là ý thức cộng đồng; là đặt lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân... Giữa lúc khoa học công nghệ phương Tây bắt đầu bộc lộ những nhược điểm chết người bên cạnh vai trò động lực phát triển, các giá trị đó càng có sức hấp dẫn và lan tỏa. Một số học giả Âu Mỹ cho rằng, chủ nghĩa cá nhân là căn nguyên tạo nên năng suất lao động cao tại phương Tây, còn chủ nghĩa tập thể là vấn đề cần tháo gỡ của phương Ðông. Sự phát triển của Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc cho thấy đó là một định kiến sai lầm. Chiêm ngưỡng các công trình vĩ đại như Kim tự tháp, lăng mộ Tần Thủy Hoàng,... có người cho rằng, mọi nền văn minh đều bị cái chết ám ảnh. Người khác lại cho rằng, các công trình đó phản ánh ước nguyện được đối diện với những thế lực cơ bản của vũ trụ. Tuy nhiên nếu không có ước nguyện khám phá và ý thức cộng đồng, loài người không thể đạt được trình độ phát triển như ngày nay. Không phải “sự thức tỉnh vĩ đại” về quyền tư hữu, mà chính ý thức cộng đồng mới là động lực chủ yếu của xã hội. Tìm lợi ích riêng trong lợi ích chung, đó không phải là nguyên tắc ứng xử căn bản hiện nay hay sao? Tại sao khoa học không xuất hiện tại phương Đông? Xem khoa học là động lực phát triển, là căn nguyên vượt trội của phương Tây sẽ dẫn ngay tới câu hỏi: Vì sao khoa học không xuất hiện tại phương Ðông, dù bánh xe, thuốc súng, la bàn... xuất phát ở đây? Ðó là câu hỏi thú vị nhưng rất khó trả lời. Chúng tôi xin mạo muội trình bày một số ý kiến ban đầu, rất mong nhận được sự thông cảm của bạn đọc. Lý do đầu tiên, theo quan điểm của nhà hóa học Bỉ đoạt giải Nobel Ilya Prigogine, là các tôn giáo phương Ðông không có một đấng tối cao quản lý vũ trụ bằng các qui luật xác định. Và dĩ nhiên giới trí thức phương Ðông không tìm cách giải mã các qui luật thần thánh đó, như sự ngợi ca đối với tín ngưỡng và tôn giáo của cộng đồng mà nhà trí thức là một thành viên. Ðây là điều ngược với phương Tây, nơi giới học giả thấm đẫm tinh thần Thiên chúa giáo tìm mọi cách khám phá các qui luật tự nhiên nhằm sáng danh Chúa và kỳ lạ thay, cuối cùng tìm ra khoa học. Tại phương Ðông, các học giả lảng tránh trách nhiệm này, khi giữ quan điểm kính nhi viễn chi (kính cẩn mà tránh ra xa) đối với thánh thần và ma quỉ, là những thế lực quản lý vũ trụ, nói cách khác là những qui luật khoa học. Lý do thứ hai nằm chính ở điểm được xem là mạnh của phương Ðông. Ðể nhận thức vũ trụ và xã hội loài người, văn minh Trung Hoa sáng tạo ra thuyết âm dương, một học thuyết có tính duy vật chất phác và biện chứng thô sơ, xem vũ trụ khởi nguyên từ Thái cực, một loại nguyên khí hỗn mang. Thái cực sinh Lưỡng nghi sinh Tứ tượng sinh Bát quái rồi sinh ra 64 đại thành quái. Các đại thành quái tương tác nhau tạo nên một mạng lưới mà không một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào không bị chi phối. Sự chặt chẽ nội tại của học thuyết lớn đến nỗi, trải hàng ngàn năm mà kẻ sĩ chỉ cần học thuộc là đủ cho mọi hoạt động nhận thức! Suy ngẫm quan điểm của triết gia Popper, rằng một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi chứa đựng những yếu tố tự phủ định nhằm tạo điều kiện cho lý thuyết mới ra đời, ta sẽ hiểu vì sao khoa học không thể xuất hiện tại phương Ðông. Và ta cũng hiểu vì sao các nhà nho xưa xem khoa học chỉ là trò dâm xảo của người Tây dương. Trong môi trường nhận thức như thế, phát minh la bàn, thuốc súng... chỉ là sự ngẫu nhiên nên không thể trở thành hạt giống tốt gieo mầm cho một mùa thu hoạch khoa học và công nghệ, điều kiện tiên quyết của nền sản xuất đại công nghiệp, điều mà phương Tây vượt trội phương Ðông. Cần nói thêm rằng, trong phong trào khám phá phương Ðông, một số học giả phương Tây cho rằng, nhận thức phương Ðông xưa rất gần với khoa học hiện đại, nhất là vật lý và vũ trụ học. Tiêu biểu là cuốn Ðạo của vật lý của Fritjof Capra, do tiến sĩ Việt kiều Nguyễn Tường Bách biên dịch. Theo tác giả, lý luận của các học thuyết tôn giáo và triết học phương Ðông rất phù hợp với quan điểm vật lý hiện đại về thế giới vi mô, về sự phát sinh và phát triển vũ trụ. Ðây chính là ví dụ điển hình của việc ca ngợi phương Ðông không đúng cách và thiếu cơ sở. Ngay phụ đề sách cũng bị vô tình hay cố ý dịch sai. Một khám phá mới về sụ tương đồng giữa vật lý hiện đại và huyền bí phương Ðông được dịch là Một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Ðông. Ðạo học và huyền bí học là hai vấn đề khác hẳn nhau. Còn sự tương đồng hình thức trong ngôn ngữ giữa đạo học phương Ðông và vật lý hiện đại thì đã được Michael Shermer nhận chân trong Những ngôi sao trong Tử cấm thành: Sự tương đồng mơ hồ đó chỉ là kết quả của một sự thật; rằng có sự uyển chuyển trong cách giải thích thế giới; và tình cờ một số cách tỏ ra trùng hợp về mặt hình thức. Nói cách khác, tương quan giữa hệ kiến thức trực quan, kinh nghiệm, tư biện phương Ðông và nền khoa học duy lý, giầu tính thực nghiệm phương Tây chỉ là tương quan ảo. Cuối cùng xin nhấn mạnh rằng, chính khoa học đã tạo nên sự phát triển của phương Tây kể từ thời Phục hưng và Khai sáng; chính sự kết hợp khoa học hiện đại với hệ giá trị phương Ðông đã tạo nên kỳ tích Nhật Bản và Trung Quốc. Và chúng ta cần nhanh chóng đưa các nhà khoa học đi vào giữa, cùng với lừa và ngựa.
Tài liệu liên quan