Tại sao Trung Quốc luôn nói “không” với đồng nhân dân tệ

Sau chiến tranh Mỹ-Irac kết thúc, tỷgiá hối đoái của USD so với EUR sụt lớn, đã kéo theo sựgiảm giá của RMB. Cuối năm 2002, 1 EUR đổi được 8,4 RMB, nhưng nay là 9,7 RMB, vì vậy đang dấy lên làn sóng đòi Trung Quốc phải nâng giá RMB. Bộ trưởng Bộtài chính Mỹtỏra khôn khéo: “Chúng tôi cổvũTrung Quốc áp dụng những biện pháp quá độtrong chế độhối suất linh hoạt”. Nhưng Nhật Bản thì cay cú vì sự kiện “Hiệp nghịQuảng Trường” tháng 9 năm 1985 và ganh tỵvới bốn thành tựu kinh tếcủa Trung Quốcvềdựtrữngoại tệ, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư, ổn định tiền tệ, nên Bộtrưởng Bộtài chính Nhật Bản đã yêu câu Trung quốc nâng cao hối suất RMB và còn doạsẽ đưa vấn đề đó ra chương trình nghịsựhội nghịG7, những mong Trung Quốc phải đi theo “vết xe đổ” của Nhật Bản. Đó là thập niên 80 thếkỷ20, lúc mà hàng hoá Nhật Bản tràn ngập trên thịtrường Mỹnhưô tô chẳng hạn, đểngăn chặn làn sóng nhập khẩu, Mỹquyết định “chơi” Nhật một chiêu. Tháng 9/1985, Mỹvạch kế hoạch mởrộng Hội nghịthượng đỉnh năm nước Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức tại Khách sạn Quảng trường ởNewYork, cùng nhau ký Hiệp định điều chỉnh tỷgiá hối đoái giữa các đồng Yên, USD và EUR. Kết quảlà năm 1980, 1 USD đổi được 250 Yên, đến năm 1996 chỉcòn 87 Yên. Đồng Yên Nhật nâng giá lên 2,8 lần, khiến kinh tếNhật suy sụp suốt 10 năm, trong khi đó, Mỹlại có một thập niên phát triển ổn định. Nhật Bản định chuyển dịch sự“hẩm hiu” đó cho Trung Quốc, họ đổtội cho Trung Quốc đang xuất khẩu “phản lạm phát” cản trởlưu thông tiền tệquốc tế, nhưng đềán cảu Nhật Bản đưa ra tại Hội nghịG7 đã bịphủ định vì Trung Quốc không phải là thành viên nước G7

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao Trung Quốc luôn nói “không” với đồng nhân dân tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao Trung Quốc luôn nói “không” với đồng nhân dân tệ ? Câu trả lời đó chính là kinh nghiệm Trung Quốc: “Ổn định giá trị đồng nhân dân tệ để phát triển thương mại”. Năm 1997, khi cơn bão khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ chấu Á đang hoành hành dữ dội, nhiều người khuyên Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ (RMB), nhưng Trung Quốc đã nói “không” và kết quả thì cả thế giới đều rõ. Còn giờ đây, thế giới lại gây sức ép buộc RMB phải nâng giá, Trung Quốc vẫn nói không... Vì sao vậy ? Sau chiến tranh Mỹ-Irac kết thúc, tỷ giá hối đoái của USD so với EUR sụt lớn, đã kéo theo sự giảm giá của RMB. Cuối năm 2002, 1 EUR đổi được 8,4 RMB, nhưng nay là 9,7 RMB, vì vậy đang dấy lên làn sóng đòi Trung Quốc phải nâng giá RMB. Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ tỏ ra khôn khéo: “Chúng tôi cổ vũ Trung Quốc áp dụng những biện pháp quá độ trong chế độ hối suất linh hoạt”. Nhưng Nhật Bản thì cay cú vì sự kiện “Hiệp nghị Quảng Trường” tháng 9 năm 1985 và ganh tỵ với bốn thành tựu kinh tế của Trung Quốcvề dự trữ ngoại tệ, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư, ổn định tiền tệ, nên Bộ trưởng Bộ tài chính Nhật Bản đã yêu câu Trung quốc nâng cao hối suất RMB và còn doạ sẽ đưa vấn đề đó ra chương trình nghị sự hội nghị G7, những mong Trung Quốc phải đi theo “vết xe đổ” của Nhật Bản. Đó là thập niên 80 thế kỷ 20, lúc mà hàng hoá Nhật Bản tràn ngập trên thị trường Mỹ như ô tô chẳng hạn, để ngăn chặn làn sóng nhập khẩu, Mỹ quyết định “chơi” Nhật một chiêu. Tháng 9/1985, Mỹ vạch kế hoạch mở rộng Hội nghị thượng đỉnh năm nước Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức tại Khách sạn Quảng trường ở NewYork, cùng nhau ký Hiệp định điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa các đồng Yên, USD và EUR. Kết quả là năm 1980, 1 USD đổi được 250 Yên, đến năm 1996 chỉ còn 87 Yên. Đồng Yên Nhật nâng giá lên 2,8 lần, khiến kinh tế Nhật suy sụp suốt 10 năm, trong khi đó, Mỹ lại có một thập niên phát triển ổn định. Nhật Bản định chuyển dịch sự “hẩm hiu” đó cho Trung Quốc, họ đổ tội cho Trung Quốc đang xuất khẩu “phản lạm phát” cản trở lưu thông tiền tệ quốc tế, nhưng đề án cảu Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị G7 đã bị phủ định vì Trung Quốc không phải là thành viên nước G7. Trước sức ép yêu cầu RMB phải nâng giá, chính phủ Trung Quốc chưa có tuyên bố chính thức gì cả và chắc nhà nước đã nhường quyền phát biểu đó cho dân gian, các nhà học thuật. Tạp chí “Nhà kinh tế học” nhận xét: Tại các thành phố lớn ở Mỹ, giá bánh mỳ hẹp thịt là 2,7 USD/suất, Thuỵ Sỹ là 4,52 USD, nhưng Trung Quốc chỉ có 1,2 USD rẻ nhất toàn cầu. Tạp chí kết luận: Nếu lấy mức thu nhập bình quân của dân chúng mà so sánh thì RMB phải giảm giá hơn nữa. Ông Hà Phàm, chuyên viên Sở nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, đã phân tích: Nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật, Mỹ và một số nước trên thế giới yêu cầu RMB phải nâng giá vì Trung Quốc đã xuất khẩu thành công, nhiều năm liền suất siêu cao, ưu thế sức lao động của Trung Quốc chưa hề bị lung lay và hiện Trung Quốc là quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Ông Hà Phàm dẫn ra các số liệu thống kê của nhà nước Trung Quốc: Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 325,57 tỷ USD, xuất siêu từ 22,6 tỷ USD (năm 2001) nâng lên 30,5 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 52,7 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ lên tới 300 ty USD. Bốn thành tựu đó của Trung Quốc khiến Mỹ, Nhật “nóng mặt” đòi RMB phải nâng giá. Cũng theo phân tích của ông Hà, RMB đâu đã đứng yên, năm 1994, 1 USD đổi 8,7 RMB, đến năm 1997 là 8,28 RMB, như vậy đồng tiền của Trung Quốc đã nâng giá 5%. từ đó tới nay, đồng RMB biến động trong phạm vi 8,27 – 8,28 RMB/USD. Nếu so sánh với đồng tiền của các bạn hàng và do kết quả cung cầu trên thị trường, trong gần 10 năm qua, RMB đã nâng giá tới 34%. Ông Vương Kiện Thắng, một trong 400.000 doanh nghiệp tư nhân được quyền xuất khẩu trực tiếp ở Trung Quốc, đã phát biểu: “Chúng tôi mỗi năm xuất 20-30 triệu RMBhàng hoá ra nước ngoài, chỉ cần RMB nâng giá 1% thôi là đã tổn thất tới cả triệu RMB”! Thẩm Kí Như, nhà ngoại giao, nhà kinh tế học, hiện là chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc phát biểu: “Đã có học giả nước ngoài cho rằng RMB phải nâng giá 40%, nâng tới 5 RMB đổi 1 USD. Tôi nghĩ rằng, đồng RMB không có lý do nâng giá bởi nền kinh tế Trung Quốc vừa mới khởi động, kim ngạch xuất khẩu chưa đến nỗi khiến mọi người phải kinh ngạc. Pháp, Đức có nhã ý mời Trung Quốc gia nhập tổ chức G9 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật, Nga và nay thêm Trung Quốc), nhưng theo tôi, Trung Quốc chưa vội vì việc đầu tiên phải lo là phát triển kinh tế bản thân. Dư luận quốc tế yêu cầu đồng RMB phải nâng giá, nhưng Trung Quốc thì ổn định, lý do là sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không gây ra uy hiếp gì đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. GDP hiện nay ở Trung Quốc chỉ bằng 10% của Mỹ, 50% của Nhật Bản. Trung Quốc xếp thứ sáu về xuất khẩu trên thế giới, kim nghạch xuất khẩu mới hơn 300 tỷ USD, bất quá cũng chưa tới 5% toàn cầu, có nghĩa là sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới là rất thấp, mà xuất khẩu đều cần tiền chứ đâu phải là miễn phí hay quà tặng, cho nên không thể gọi chúng là lạm phát được! Quý 1 năm 2003, lần đầu tiên trong 7 năm gần đây đã xuất hiện nhập siêu ở Trung Quốc hơn 1 tỷ USD, chủ yếu để mua phụ tùng ôtô và dầu mỏ nhằm thực hiện chiến lược dự trữ nhiên liệu. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2003 của Trung Quốc còn tăng nữa, cho nên có chuyên gia đã nhận định RMB không những không tăng giá mà còn phải đối mặt với sức ép giảm giá. RMB là đồng tiền không thuộc dạng tự do hối đoái nên Trung Quốc luôn giữ chính sách ổn định đối với nó. RMB nâng giá thì nhập có lợi nhưng bất lợi đối với xuất khẩu. Phương Tây gây sức ép nhằm ép buộc RMB phải nâng giá là muốn làm cho xuất khẩu của Trung Quốc giảm sút và chúng tôi không chấp nhận”. Trung Quốc đất rộng người đông, vài chục tỷ USD xuất siêu là cần thiết để đề phòng nguy cơ tài chính. Khi mới khởi sự công cuộc cải cách, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc mới chỉ được 1 tỷ USD, hiện tới hơn 300 tỷ USD, nhưng Trung Quốc nợ nước ngoài khoảng 170 tỷ USD, nếu khấu trừ thì còn lại chẳng còn bao nhiêu.
Tài liệu liên quan