Tăng cường sự tham gia của khu vực doanh nghiệp trong đào tạo nghề; Mục tiêu - Phương thức thực hiện và những lợi ích - Lê Văn Hiền

2. Nhìn nhận từ các CSDN ở Việt Nam Các CSDN Việt Nam hình thành chủ yếu để đào tạo theo hướng cung (Supplied Driven), đang từng bước chuyển sang hướng cầu (Demand Driven). Vì thế, Các CSDN hiện hữu chưa có thể đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp bởi các lý do sau:•  Về chương trình đào tạo: Các CSDN đã chú trọng cập nhật, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chưa đáp ứng để đào tạo ra những kiến thức và kỹ năng phù hợp với quy trình công nghê trong thực tiển và thiếu các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiêp. •  Thiết bị đào tạo: Xuất phát từ nguồn tài chính đầu tư thiết bị cho các cơ sở dạy nghề còn thiếu về số lượng, lạc hậu về công nghệ. •  Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, khi hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam đang chuyển phương pháp đào tạo tích hợp cả lý thuyết lẫn thực hành. Với các lý do trên, nên khối doanh nghiệp cho rằng các CSDN không thể đào tạo đáp ứng được yêu cầu của họ. Ngược lại, CSDN cho rằng nhu cầu của doanh nghiệp là quá cụ thể, khó có thể đáp ứng. Song các CSDN nhận thức rằng chỉ có sự hợp tác chặt chẽ với khối doanh nghiệp mới có thể chuyển hệ thống đào tạo sang hướng cung và tạo nên những đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.•  Để phát huy lợi thế về “Dân số vàng” của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của khối DN và nâng cao chất lượng đào tạo của các CSDN; Mục tiêu của hợp tác giữa khối DN và CSND hướng đến như sau: •  Để trao đổi thông tin về nhu cầu nhân lực, về công nghệ sản xuất, về chương trình đào tạo, về định hướng kỹ năng nghề, về nhu cầu thực tập sản xuất cho sinh viên. •  Đảm bảo cung cấp cho khối doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao theo đúng yêu cầu. •  Hổ trợ CSDN thực hiện bước đột phá về chất lượng đào tạo. •  Cung cấp cho Người học có kiến thức và kỹ năng phù hợp với thực tiễn, để người học dễ dàng có việc làm đúng nghề học, với thu nhập cao •  Tham gia vào thị trường lao động thế giới. •  Từng bước hình thành khung kỹ năng nghế quốc gia.

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường sự tham gia của khu vực doanh nghiệp trong đào tạo nghề; Mục tiêu - Phương thức thực hiện và những lợi ích - Lê Văn Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ; MỤC TIÊU - PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TS. Lê Văn Hiền / Hiệu trưởng Ngày: 10/10/2012 Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 I. Mục tiêu của sự hợp tác giữa các CSDN với khối doanh nghiệp 1. Nhìn nhận từ khối doanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải có các yếu tố: •  Công nghệ •  Nguồn nhân lực •  Nghiên cứu và phát triển (R & D) •  Quản lý •  Tài chính Trong đó, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Để đạt mục tiêu này: Doanh nghiệp nhất thiết phải hợp tác chặt chẽ với các CSDN, để tìm được nguồn nhân lực như mọng đợi mà không cần phải đào tạo lại. 2. Nhìn nhận từ các CSDN ở Việt Nam Các CSDN Việt Nam hình thành chủ yếu để đào tạo theo hướng cung (Supplied Driven), đang từng bước chuyển sang hướng cầu (Demand Driven). Vì thế, Các CSDN hiện hữu chưa có thể đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp bởi các lý do sau: •  Về chương trình đào tạo: Các CSDN đã chú trọng cập nhật, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chưa đáp ứng để đào tạo ra những kiến thức và kỹ năng phù hợp với quy trình công nghê trong thực tiển và thiếu các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiêp. •  Thiết bị đào tạo: Xuất phát từ nguồn tài chính đầu tư thiết bị cho các cơ sở dạy nghề còn thiếu về số lượng, lạc hậu về công nghệ. •  Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, khi hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam đang chuyển phương pháp đào tạo tích hợp cả lý thuyết lẫn thực hành. Với các lý do trên, nên khối doanh nghiệp cho rằng các CSDN không thể đào tạo đáp ứng được yêu cầu của họ. Ngược lại, CSDN cho rằng nhu cầu của doanh nghiệp là quá cụ thể, khó có thể đáp ứng. Song các CSDN nhận thức rằng chỉ có sự hợp tác chặt chẽ với khối doanh nghiệp mới có thể chuyển hệ thống đào tạo sang hướng cung và tạo nên những đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. •  Để phát huy lợi thế về “Dân số vàng” của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của khối DN và nâng cao chất lượng đào tạo của các CSDN; Mục tiêu của hợp tác giữa khối DN và CSND hướng đến như sau: •  Để trao đổi thông tin về nhu cầu nhân lực, về công nghệ sản xuất, về chương trình đào tạo, về định hướng kỹ năng nghề, về nhu cầu thực tập sản xuất cho sinh viên. •  Đảm bảo cung cấp cho khối doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao theo đúng yêu cầu. •  Hổ trợ CSDN thực hiện bước đột phá về chất lượng đào tạo. •  Cung cấp cho Người học có kiến thức và kỹ năng phù hợp với thực tiễn, để người học dễ dàng có việc làm đúng nghề học, với thu nhập cao •  Tham gia vào thị trường lao động thế giới. •  Từng bước hình thành khung kỹ năng nghế quốc gia. 3. Mục tiêu của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong đào tạo. 1. Việc xây dựng chương trình Chương trình đóng vai trò “TIỀN ĐỀ” (PRECONDITION FACTOR) trong mô hình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp. Do đó, khi xây dựng chương trình (Curriculum) LILAMA2 đã dựa vào các cơ sở sau: •  Khung bằng cấp quốc gia hoặc quốc tế như: EQF (European QualiIcations Framework) của Châu Âu, IHK của Đức, City & Guilds của Anh Quốc, IIW. •  Cùng với một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, Công ty FDI nghiên cứu xây dựng các module lựa chọn (Elective or Option) phù hợp với yêu cầu từng khu vực doanh nghiệp. •  Khi biên soạn giáo trình (Training Material) mời các kỹ sư có kinh nghiệm của doanh nghiệp tham gia góp ý và bổ sung. Trong giáo trình phải có các nội dung tối thiểu như: -  Quy trình công nghệ, tiêu chuẩn vật liệu -  Hệ thống tài liệu bản vẽ -  Các quy trình kiểm tra đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau như: DIN, ASME, AWS, JIS II. Triển khai phương thức đào tạo nghề có sự tham gia của khối doanh nghiệp - Kinh nghiệm từ Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 Đội ngũ giáo viên đóng vai trò “CỐT LÕI” (CORE FACTOR), cho nên giáo viên dạy nghề cần phải có các tiêu chí sau: •  Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề thành thạo, có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp •  Nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế liên quan đến lĩnh vực nghề •  Thành thạo phương pháp sư phạm quốc tế “Lấy người học làm trung tâm” để tích cực hóa người học Thách thức lớn nhất của các CSDN nói chung và LILAMA2 nói riêng, là thiếu đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm từ thực tiễn, hiểu sâu các tiêu chuẩn và quy trình công nghệ đang áp dụng tại doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này LILAMA2 đã thực hiện “Quy trình đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” theo mô hình dưới đây: 2. Về đội ngũ giáo viên Giảng viên Cao đẳng nghề Giáo viên TCN/TTDN Đào tạo bổ sung kiến thức và kỹ năng thực tiễn Đào tạo ngoại ngữ chung và chuyên ngành kỹ thuật Đào tạo sư phạm nghề quốc tế Đào tạo các bậc sau đại học Đào tạo giảng viên kỹ sư thực hành Cấp độ giáo viên N Ộ I D U N G Đ ÀO TẠ O Địa điểm đào tạo Học nâng cao kiến thức, kỹ năng tại cơ sở dạy nghề Thực tập doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm Bổ sung kiến thức tại các cơ sở đào tạo Tham quan và học tập tại nước ngoài 3. Về thiết bị: •  Thiết bị đóng vai trò “NỀN TẢNG” (MEANS FACTOR), là yếu tố cần thiết để đảm bảo đào tạo cho sinh viên có các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu, nhằm để đáp ứng các mức độ yêu cầu của doanh nghiệp. •  Để đảm bảo thiết bị phục vụ đào tạo. Trước hết LILAMA2 đã xây dựng tư thiết bị theo 3 cấp độ thực hành như sau: Mục tiêu: Ứng dụng các kỹ năng đã đạt được để tạo ra sản phẩm cụ thể điều kiện mội trường doanh nghiệp cụ thể nơi làm việc (Complex skills in a real or simulated working environment) Danh mục thiết bị: Gắn với thực hành nâng cao và yêu cầu doanh nghiệp. Phương pháp: Thực hiện dự án(SP) tích hợp chuyên sâu về nghề và nắm bắt quy trình công nghệ liên quan về nghề gắn với doanh nghiệp (Kết hợp thiết bị tại CSDN và doanh nghiệp) Mục tiêu: Đạt được các kỹ năng chung làm nền tảng cho một lĩnh vực nghề. (Generic Foudamental Skills) Danh mục thiết bị: Thiết bị cơ bản cho từng nhóm nghề Phương phap: Giới thiệu, trình diễn và ứng dụng thực hành những kỹ năng cơ bản (Thiết bị do cơ sở dạy nghề đầu tư) Mục tiêu: Đạt được các kỹ năng chuyên môn căn bản cho từng nghề. (Speci=c trade relevant skills) Danh mục thiết bị: Phục vụ để thực tập chuyên môn cho nghề Phương pháp: Ứng dụng thực hành các kỹ năng cụ thể chuyên dụng cho từng nghề (Thiết bị do cơ sở dạy nghề đầu tư) . Th iế t b ị t ăn g dầ n th eo k ỹ nă ng n gh ề và y êu c ầu do an h ng hi ệp Cấp  độ  3   Cấp  độ  2   Cấp  độ  1   Mặc dù, thiết bị LILAMA2 đã đầu tư chưa nhiều, nhưng nhờ có sự hợp tác với DN, cho nên LILAMA2 vẫn đủ thiết bị cho sinh viên thực hành để hình thành kỹ năng cao. Trong đó, nghề Hàn đã đạt kỹ năng quốc tế. 4. Đánh giá chất lượng chất lượng đào tạo với sự tham gia của doanh nghiệp. Đánh giá chất lượng đào tạo là yếu tố “TIÊN QUYẾT” (PREREQUISITE FACTOR) trong mô hình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp. Do đó, từ năm học 2008-2009 LILAMA2 đã tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo với các yếu tố sau: •  Sổ tay đảm bảo chất lượng đào tạo (Quality Training Manual) •  Hệ thống kiểm định nội bộ (Internal VeriIers) (có kỹ sư doanh nghiệp tham gia) •  Phối hợp với kiểm định ngoài (External VeriIers) (có chuyên gia nước ngoài và kỹ sư của doanh nghiệp tham gia) •  Hợp tác với các tổ chức quốc tế về đánh giá và cấp văn bằng như: AWS - Hoa Kỳ, IH - Đức, IIW - Quốc tế, City & Guilds - Anh Quốc 5. Loại hình thực tập của SV trong hợp tác đào tạo với doanh nghiệp. Theo mô hình đào tạo giữa DN và LILAMA2, sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp có 3 hình thức: •  Sinh viên đi thực tập theo kế hoạch: Sinh viên tham gia vào dây chuyền sản xuất, DN trợ cấp sinh hoạt phí, giáo viên cùng tham gia với sinh viên và hướng dẫn sinh viên tiếp tục hoàn thành các Hồ sơ học tập (Portfolio). •  Sinh viên đi thực tập theo yêu cầu doanh nghiệp: DN sẽ tham gia đánh giá kiến thực kỹ năng của sinh viên trước khi đi thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên được DN trả lương, (Mô hình kết hợp giữa LILAMA2 với PTSC, LILAMA, QUATRON, KING’S GRATING, VITRAC Vĩnh Phú), và sinh viên sẽ được doanh nghiệp tuyển dụng làm việc lâu dài. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÀ YẾU TỐ TIỀN ĐỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LÀ YẾU TỐ CỐT LÕI THIẾT BỊ LÀ YẾU TỐ NỀN TẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LÀ YẾU TỐ TIÊN QUYẾT CH Ấ T LƯ Ợ N G Đ À O TẠ O CH I PH Í Đ À O TẠ O MÔ HÌNH ĐÀO TẠO KẾT HỢP VỚI DOANH NGHIỆP 1. Đối với khối doanh nghiệp •  Tuyển được nguồn lao động đảm bảo có kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện theo đúng yêu cầu. •  Tiết kiệm lao động trong biên chế: Ví dụ: Do có phương án bố trí nhân lực sản xuất hợp lý như: PTSC M&C, LILAMA hoặc KING’S GRATING, VITRAC Vĩnh Phú, nên họ chỉ cần 80% lực lượng lao động trong biên chế thường xuyên; 20% lao động còn lại sử dụng học sinh của LILAMA2 đến thực tập (Workplacement), trực tiếp tham gia vào dây chuyền sản xuất. •  Nâng cao được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí •  Doanh nghiệp có được địa chỉ đáng tin cậy để tuyển dụng lao động 2. Đối với các Cơ sở dạy nghề •  Nâng cao chất lượng của hệ thống đào tạo (về chương trình, về đội ngũ giáo viên) •  Tiết kiệm chi phí đào tạo •  Là cơ sở để chuyển đổi mô hình đào tạo từ hướng cung (Supplied Driven) sang hướng cầu (Demand Driven) III. Hiệu quả của mô hình đào tạo có sự hợp tác của doanh nghiệp 3. Đối với người học •  Trả học phí thấp ngược lại có kiến thức và kỹ năng thực hành cao •  Dễ tìm việc làm đúng chuyên môn được học •  Nhiều cơ hội để đi xuất khẩu lao động 4. Đối với Nhà nước Nếu Chính phủ có cơ chế khuyến khích khối DN và cơ chế thúc đẩy CSDN tham gia để nhân rộng mô hình hợp tác đào tạo này. Có thể Ngân sách Nhà nước sẽ tiết kiệm kinh phí để đầu tư thiết bị dạy nghề, nhưng vẫn có thể đạt các mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam, được nêu ra trong “Chiến lược đổi mới và phát triển đào tạo nghê giai đoạn 2011-2020” đã được Thủ Tướng phê duyệt. IV . Kết luận Từ kinh nghiệm hợp tác đào tạo gắn với doanh nghiệp, cùng với việc LILAMA2 được Chính phủ CHLB Đức hổ trợ 17 triệu EURO vốn ODA, để xây dựng thành “Trung tâm chất lượng cao - Center of Excellent”. Hy vọng rằng LILAMA2 sẽ thí điểm vận dụng thành công mô hình “Đào tạo song hành - Dual Sytem” của Đức, nhằm làm bài học kinh nghiệm để vận dụng phát triển hệ thống đào tạo nghề Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu liên quan