Phân luồng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

Tóm tắt. Phân luồng trong giáo dục (PLGD) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho mỗi người lao động được phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân. Vì vậy phân luồng trong hệ thống giáo dục có tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa phân luồng với phát triển nguồn nhân lực và từ thực tiễn nước ta, bài báo đã trình bày một số giải pháp thúc đẩy phân luồng trong hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cũng như tạo cơ hội để ai cũng được học tập.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân luồng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 142-148 PHÂN LUỒNG GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Bích Loan Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam E-mail: loaneta@yahoo.com Tóm tắt. Phân luồng trong giáo dục (PLGD) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho mỗi người lao động được phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân. Vì vậy phân luồng trong hệ thống giáo dục có tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa phân luồng với phát triển nguồn nhân lực và từ thực tiễn nước ta, bài báo đã trình bày một số giải pháp thúc đẩy phân luồng trong hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cũng như tạo cơ hội để ai cũng được học tập. Từ khóa: Phân luồng, nguồn nhân lực. 1. Mở đầu PLGD là quy hoạch phát triển giáo dục theo các hướng khác nhau của toàn hệ thống giáo dục sau cấp học phổ cập bắt buộc nhằm định hướng cho việc phát triển nhân lực quốc gia và phù hợp với năng lực của cá nhân. Do vậy, phân luồng giáo dục có vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực quốc gia và tạo cơ hội học tập cho mỗi cá nhân phù hợp với năng lực của mình. Chủ trương phân luồng giáo dục đã được thực hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng hiện nay việc thực hiện phân luồng giáo dục còn nhiều bất cập, dẫn đến sự bất cân đối về cơ cấu nhân lực của nước ta. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chỉ tập trung phân tích vai trò của phân luồng trong hệ thống giáo dục đối với sự phát triển nguồn nhân lực nước ta, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, là tiềm năng về con người của một đất nước. Vì vậy, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực về con người của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, từ trẻ em mới lọt lòng cho đến những người lớn tuổi còn khả năng và có nhu cầu lao động. 142 Phân luồng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam Phát triển nguồn nhân lực trước hết là phát triển cá thể mỗi con người để họ có thể phát triển tối đa được năng lực của mình và cống hiến được nhiều cho xã hội. Bên cạnh đó, con người tồn tại và hoạt động trong mối quan hệ gắn bó của một tập thể, một xã hội. Vì vậy, tập thể con người cần được phát triển một cách cân đối, hài hòa, đồng bộ để cùng nhau chung sống một cách hữu ích và lao động có hiệu quả trong sự phát triển chung của cộng đồng. Phát triển nguồn nhân lực cần phát triển nhân cách và thể lực của mỗi con người. PLGD trong hệ thống giáo dục quốc dân là tạo ra các con đường và định hướng cho học sinh sau khi tốt nghiệp một cấp, bậc học nào đó có thể lựa chọn con đường phù hợp để học tiếp hoặc vào đời tham gia lao động. Vì vậy, phân luồng là việc quy hoạch phát triển giáo dục theo các hướng khác nhau của toàn hệ thống giáo dục sau cấp học phổ cập bắt buộc nhằm định hướng cho việc phát triển nhân lực quốc gia. 2.2. Vai trò của PLGD 2.2.1. PLGD tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực Trên bình diện quốc gia, phân luồng giáo dục nhằm điều chỉnh sự phân bố nguồn nhân lực của quốc gia cho phù hợp với yêu cầu của đất nước trong từng giai đoạn phát triển để sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước. Cũng như mọi nguồn tài nguyên khác, nguồn nhân lực chỉ thực sự có giá trị khi nó được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Nhân lực của một đất nước chỉ thực sự phát huy được tác dụng khi đội ngũ nhân lực của quốc gia được phát triển và phân bố một cách hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nhu cầu của xã hội để mỗi cá thể con người được phát triển và được sử dụng một cách có hiệu quả và đội ngũ nhân lực đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Để đạt được mục tiêu này, cần hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông để các em có thể lựa chọn được nghề nghiệp tương lai một cách đúng đắn và có thể phát huy cao độ năng lực của bản thân mình để cống hiến được nhiều cho xã hội. 2.2.2. PLGD tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người phù hợp năng lực của cá nhân Xem xét trên bình diện của từng cá nhân trong hàng chục triệu học sinh, chúng ta thấy rằng mỗi em học sinh có một thiên hướng, năng lực, sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Phân luồng giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi học sinh đều có cơ hội để lựa chọn cho mình được con đường nghề nghiệp phù hợp nhằm phát triển được năng lực, sở trường, nguyện vọng của mình và thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của cá nhân, cũng như phù hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát triển tới đỉnh cao của nghề nghiệp và cống hiến được nhiều cho xã hội. 2.3. PLGD trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục có sứ mệnh là phát triển nhân cách cho mỗi cá thể con người và phát triển một đội ngũ nhân lực đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao đòi 143 Đỗ Thị Bích Loan hỏi người lao phải có trình độ văn hóa cần thiết. Học sinh vào học ở trường nghề phải có trình độ văn hóa tối thiểu là THCS, với những nghề phức tạp, đặc biệt là nghề thuộc các lĩnh vực công nghệ cao (hightech) phải có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Chính vì vậy tất cả các nước đều thực hiện phân luồng sau giáo dục phổ cập/bắt buộc và coi phân luồng học sinh sau THCS là điểm xuất phát của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục, các nước đã xây dựng một hệ thống giáo dục mở, mềm dẻo và linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu giáo dục cho mọi người với quan điểm giáo dục liên tục (Continuing Education), học tập suốt đời (long life learning) và thỏa mãn nhu cầu nhân lực với cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đa dạng. Với xu thế này, sau giáo dục phổ cập/bắt buộc hệ thống giáo dục được phân thành 2 luồng: luồng giáo dục phổ thông và luồng giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp (Voctech Ed- ucation). Luồng giáo dục phổ thông được chia thành 2 nhánh: nhánh hàn lâm (Academic) và nhánh phổ thông có dạy nghề (ở trình độ thấp). Luồng giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp được chia thành các nhánh trung học nghề vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề và nhánh dạy nghề. Các luồng này được tiếp nối ở trình độ đại học theo 2 nhánh: nhánh ĐH định hướng nghiên cứu (hàn lâm) và nhánh ĐH định hướng kỹ thuật ứng dụng (công nghệ). Nhờ sự phân luồng như vậy mới đào tạo được những công nhân kỹ thuật (CNKT) có kỹ năng nghề trình độ cao, đồng thời đào tạo được những kỹ thuật viên và kỹ sư có kỹ năng thực hành giỏi để chỉ đạo công nhân và điều hành sản xuất. 2.4. Thực trạng PLGD và phân luồng nguồn nhân lực ở Việt Nam Hình 1. Sơ đồ phân luồng học sinh sau THCS. PPLGD là vấn đề được quán triệt trong các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước với quan điểm bảo đảm sự phân luồng và liên thông giữa các bậc học, cấp học, trình độ đào tạo và phương thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải: “Bảo đảm thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực”; Luật dạy nghề (2006) đã quy định rõ về phân luồng (điều 7). Hiện nay có 4 luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS (Hình 1). Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực trạng phân luồng học sinh THCS và THPT năm học 2007 - 2008 trong cho thấy: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT là 70,7%; tham gia học bổ túc THPT chiếm 7,3% - 7,5%; vào học ở các trường 144 Phân luồng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam nghề chỉ chiếm khoảng 2,5% và vào học ở TCCN cũng chỉ khoảng 1,8%. Như vậy còn lại khoảng 17,5% trong tổng số HS tốt nghiệp THCS (khoảng 1,4 triệu học sinh) không tiếp tục học gì cả. Số học sinh tốt nghiệp THPT được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chỉ chiếm 43,8%; vào học TCCN chiếm 30,3% trong tổng số học sinh tốt nghiệp THPT và một số ít học nghề. Như vậy còn có hơn 156 nghìn học sinh tốt nghiệp THPT không học nghề nào. Ngoài ra còn có nhiều học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp THPT (khoảng hơn 224 nghìn em). Trong những năm gần đây số học sinh tốt nghiệp THCS không học THPT đã giảm dần (Hình 2). Hình 2. Số HS tốt nghiệp THCS không học THPT từ năm 1996 - 2010 Tuy nhiên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học nghề và TCCN thấp (xem Hình 3 và 4). Hình 3. Phân luồng học sinh sau THPT Hình 4. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT vào CĐ, ĐH, TCCN, học nghề Năm 2011, kết quả khảo sát về phân luồng học sinh sau THPT của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho thấy: có tới 97,7% trong tổng số 1.737 học sinh của 20 trường THPT trên 10 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 vùng Bắc, Trung và Nam đã trả lời sẽ thi vào đại học sau khi tốt nghiệp THPT, trong đó có 4 tỉnh (Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam và Đồng Nai) thì con số này là 100%. Những con số này cho thấy, xu thế vào học ĐH vẫn là con đường duy nhất mà các em lựa chọn. Điều đó lý giải tại sao tỷ lệ lao động được 145 Đỗ Thị Bích Loan đào tạo nghề và TCCN đã giảm xuống từ 5,3% và 5,6% (năm 2007) xuống 3,8% và 3,5% (năm 2010). Trong khi đó tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên đã tăng từ 4,9% (năm 2007) lên 5,7% (năm 2010) (xem Bảng 1). Bảng 1. Cơ cấu trình độ lao động có chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2007-2010 Trình độ chuyên môn kỹ thuật 1/8/2007 1/9/2009 1/7/2010 Tổng số 17,7 17,6 14,7 Dạy nghề 5,3 6, 33,8 Trung cấp chuyên nghiệp 5,6 4,4 3,5 Cao đẳng 1,9 1,7 ,1,7 Đại học trở lên 4,9 5,2 5,7 Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm 2010 Bộ KHĐT TCTK Hình 5. Thực trạng lao động và việc làm Việt Nam năm 2010 Hình 6. Cơ cấu trình độ lao động được đào tạo chia theo thành thị, nông thôn năm 2010 Nguyên nhân khiến các em không chọn vào học các trường trung cấp và các trường nghề là do: Nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp còn bất cập; Nhiều học sinh và gia đình không đánh giá đúng được sức học của học sinh và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm; Thông tin về thị trường lao động ở nước ta còn nghèo nàn và thiếu; Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn yếu kém do thiếu đội ngũ giáo viên am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, nhu cầu của thị trường lao động và phần lớn là GV kiêm nhiệm, việc tổ chức hướng nghiệp cho các em rất nghèo nàn; Quy mô và điều kiện của các cơ sở dạy nghề, TCCN chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của phần lớn các trường TCCN trong tình trạng chắp vá, thiếu thốn và chưa tương thích với chương trình, quy mô đào tạo hiện có; Chất lượng giảng dạy chưa cao, nhất là giảng dạy thực hành; Ngoài ra, còn bất cập trong việc công nhận bằng tốt nghiệp phổ thông như: học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học tại các trường nghề, trường TCCN vừa phải học văn hóa, vừa học nghề. Nhưng khi ra trường, xin việc, bằng nghề được công nhận là TCCN, nhưng không được công nhận là tốt nghiệp THPT nên rất khó xin việc. Mặt khác, khả năng liên thông của chương trình đào tạo trong các trường TCCN, trường dạy nghề lên trình độ cao đẳng và đại học còn bất 146 Phân luồng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cập; Thiếu chính sách khuyến khích học sinh THCS học nghề và khuyến khích các trường nghề tuyển học sinh THCS. Ngoài ra, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của chúng ta còn thấp (xem Hình 5) và có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị (Hình 6). Như vậy, do sự phân luồng chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng bất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực (xem Hình 7). Hình 7: Mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực 2.5. Một số giải pháp thúc đẩy phân luồng trong hệ thống giáo dục a. Nâng cao nhận thức về phân luồng Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phân luồng học sinh, tiến tới xoá dần tâm lý dạy theo bằng cấp. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác hướng nghiệp, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho thế hệ trẻ và toàn thể nhân dân nhận thức được rằng, nghề nào cũng đáng quí, đáng trọng và đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời; b. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt c. Đổi mới công tác quản lý giáo dục để thực hiện phân luồng và đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân d. Bổ sung và điều chỉnh các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc phân luồng trong hệ thống giáo dục e. Phát triển giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông f. Xây dụng quy hoạch và phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Gắn đào tạo với sử dụng và việc làm 147 Đỗ Thị Bích Loan g. Xây dựng chương trình cho các loại hình đào tạo liên thông từ dạy nghề với các hệ thống giáo dục khác. Xây dựng các chương trình đào tạo theo mô đun, học phần liên thông 3. Kết luận Mỗi con người đều có những đặc điểm sinh học - di truyền, đặc điểm tâm lý - xã hội khác nhau, tạo nên những đặc điểm cá biệt. Do đó phân luồng học sinh phù hợp với đặc điểm mỗi cá nhân là có tính khoa học, nhân văn, là có lợi ích cho cá nhân và xã hội. Phân luồng học sinh sau THCS không thể chỉ xuất phát từ mong muốn của các nhà quản lý, mà phải được nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Phân luồng phải đi đôi với đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội cho mọi người có nguyện vọng và khả năng có thể tiếp tục học lên, chuyển đổi nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp trong suốt cuộc đời. Thực hiện phân luồng trong giáo dục được coi là một chiến lược quan trọng để phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia và là một nhu cầu cấp thiết đang diễn ra ở mọi quốc gia, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Bích Loan, 2012. Cơ sở khoa học của phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 79. [2] Hoàng Ngọc Vinh, 2010.Một số vấn đề về phân luồng và liên thông hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo “Cơ sở khoa học của phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục Việt Nam”, Đề tài B2010-37-89 CT. [3] Nguyễn Minh Đường, 2011. Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục. Kỷ yếu Hội thảo “Cơ sở khoa học cho phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục Việt Nam. [4] Quốc hội, 2000. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. [5] Tổng cục Thống kê, 2010. Điều tra lao động và việc làm năm 2010. ABSTRACT Streaming in education and human resource development in Vietnam Streaming in education plays an important role in developing human resources for the country, providing human resources with a synchronized occupation structure, meet- ing the needs of the country as it moves towards increasing industrialization and modern- ization, as well as providing opportunities for laborers to gain employment according to their capacity. For these reasons streaming in education has a direct impact on the strate- gies for human resources development of each country which are geared towards building a learned society. Based on an analysis of the relationship between streaming in education and developing human resources and based on current conditions in our country, this ar- ticle presents solutions which promote streaming in the education system in order to meet human resource demands and create opportunities for everybody to learn. 148
Tài liệu liên quan