Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên (2005 – 2009)

Tóm tắt. Từ năm 2005 đến năm 2009, vấn đề tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải được khắc phục. Bởi vậy, bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên (2005 – 2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 163-170 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (2005 – 2009) Hoàng Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Sư phạm - Thái Nguyên E-mail: hh.tn278@gmail.com Tóm tắt. Từ năm 2005 đến năm 2009, vấn đề tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải được khắc phục. Bởi vậy, bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo có mối quan hệ khăng khít, thể hiện trên phạm vi toàn quốc cũng như trong các vùng, các địa phương. Trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta duy trì ở mức trên 7%/năm đã tạo điều kiện tốt trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo 4. Số dân sống dưới ngưỡng nghèo nước ta đã giảm xuống một nửa. Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ nghèo đói và tốc độ xóa đói giảm nghèo có sự khác biệt giữ các vùng lãnh thổ, các địa phương ở Việt Nam. Trong số đó, Thái Nguyên có thể được coi là tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo còn cao, tiến trình giảm nghèo còn chậm trong tiến trình giảm nghèo chung của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung và điều kiện giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Để khắc phục được những hạn chế và đạt được kết quả tốt trong tiến trình xóa đói giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên cần có các định hướng và giải pháp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái chia thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên ngày nay gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 163 Hoàng Thị Mỹ Hạnh 7 huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ. Có 168 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là xã đồng bằng và trung du. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khóa khăn, thách thức, tỉnh Thái Nguyên những năm vừa qua vẫn có những bước phát triển tương đối về kinh tế. Kinh tế tăng trưởng bình quân trên 11,11% hàng năm, cao gần gấp đối bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên sự chuyển dịch vẫn còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh lên lên qua các năm thể hiện cụ thể như sau (bảng 1, 2): Bảng 1. Tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên theo giá so sánh 1994 phân theo ngành kinh tế (2005–2009) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị 2009/2000 Toàn tỉnh 3773,1 4193,5 4716,2 5258,8 5737,2 2,35 lần Nông – lâm nghiệp – thủy sản 1101,8 1146,2 1198,8 1252,8 1291,3 1,47 lần Công nghiệp – xây dựng 1428,5 1632,2 1932,4 2248,1 2511,1 3,17 lần Dịch vụ 1242,8 1415,1 1585 1757,9 1934,8 2,54 lần Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng các ngành từng năm (2005–2009) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình Toàn tỉnh 9,37 11,14 12,46 11,51 9,10 9,71 Nông – lâm nghiệp – thủy sản 5,00 4,03 4,59 4,50 3,07 4,43 Công nghiệp – xây dựng 10,75 14,26 18,39 16,34 11,70 12,79 Dịch vụ 11,89 13,86 12,01 10,91 10,06 10,64 Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, tăng về số lượng, từng bước nâng dần chất lượng. Giáo dục đào tạo của tỉnh Thái Nguyên phát triển khá đồng bộ từ giáo dục phổ thông đến giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học. Đây là một trong những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên và cũng là lợi thế so sánh với các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, báo chí phát triển khá phong phú, nhất là sau năm Du lịch Quốc gia 2007 với chủ đề “Về với thủ đô gió ngàn, chiến khu Việt Bắc”. Các hoạt động văn hóa có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao một bước đời sống tinh thần của nhân dân. Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư và từng bước được chuẩn hóa. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, cùng với cải cách hành chính... đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư đáng kể. 164 Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên Hình 1. Tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2009 [3] Thu nhập bình quân theo đầu người cao nhất là thành phố Thái Nguyên, thấp nhất là huyện Võ Nhai. Dựa vào số liệu GDP bình quân đầu người (nghìn đồng), có thể phân hóa mức thu nhập thành 3 nhóm: Nhóm 1: Mức cao: > 15 triệu đồng: Tp. Thái Nguyên, Phổ Yên, TX. Sông Công. Nhóm 2: Mức trung bình: 10-15 triệu đồng: Đại Từ, Đồng Hỷ. Nhóm 3: Mức thấp: < 10 triệu đồng: Phú Bình, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa 1. Có sự chuyển biến về kinh tế - xã hội là do tỉnh Thái Nguyên có những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, kịp thời đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Đây là nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển của đời sống nhân dân, nâng mức sống người dân lên cao, bảo đảm chỉ tiêu cho công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. 2.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên Nhờ tăng trưởng ổn định, Thái Nguyên đã có những tiền đề thuận lợi và đạt được những thành tựu lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ nghèo đã giảm nhanh từ 26,85% năm 2005 còn 13,99% năm 2009. Mức chi tiêu cho giáo dục trong hộ gia đình chiếm 5% thu nhập/tháng thể hiện nhu cầu đầu tư cho học hành ngày cao hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo giữa các huyện khác nhau nên ảnh hưởng tới số lượng học sinh có đủ được đến trường. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ hộ nghèo theo huyện. Có thể thấy rằng Thái Nguyên đã thực hiện rất hiệu quả công cuộc xoá đói giảm nghèo. tỉ lệ hộ nghèo giảm sẽ tạo cơ hội học tập nhiều hơn cho nhân dân. 165 Hoàng Thị Mỹ Hạnh Hình 2. Tỉ lệ hộ nghèo phân theo huyện năm 2005 và 2009 [3] Bảng 3. Tỉ lệ hộ nghèo chia theo huyện, thành phố và thị xã (theo chuẩn mới 2006-2010) (Đơn vị: %) [3] Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Toàn tỉnh 26,85 23,74 20,69 17,74 13,99 Tp TN 9,12 6,97 5,93 4,18 2,86 TX Sông Công 20,24 17,18 13,91 9,51 6,35 H Định Hóa 41,63 38,90 32,74 28,64 23,21 H Võ Nhai 52,44 46,53 40,41 31,18 25,20 H Phú Lương 31,51 28,96 26,61 23,55 19,60 H Đồng Hỷ 25,68 23,65 22,30 20,47 15,99 H Đại Từ 31,84 28,00 24,63 22,26 17,59 H Phú Bình 31,38 28,12 24,82 22,34 18,80 H Phổ Yên 23,89 21,14 18,34 15,32 10,23 Tuy nhiên so với mức nghèo chung của cả nước tính theo chuẩn mới thì tỉ lệ số hộ nghèo ở Thái Nguyên vẫn còn cao, mức nghèo chung của cả nước năm 2008 là 13,5% giảm hộ nghèo chung là -1,3%, Thái Nguyên là 17,74% giảm hộ nghèo trong năm là -2,95%. So với một số tỉnh khác trong vùng Đông Bức thì có thấp hơn nhưng không đáng kể, tỉ lệ nghèo thấp hơn tỉnh Yên Bái (21,36%), tỉnh Bắc Kạn (29,0%), Bắc Giang (17,78%)... Kết quả giảm nghèo vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh, mặc dù tỉ lệ nghèo ở các huyện đã giảm đi những vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong số các huyện thì huyện Võ Nhai là huyện chiếm tỉ lệ nghèo cao nhất (25,20%), sau đó là huyện Định Hóa (23,21%), thành phố và thị xã vẫn còn tỉ lệ nghèo trên 2% (TP Thái Nguyên 2,86%, TX Sông Công 6,35%) [1]. 166 Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên Xóa đói giảm nghèo vì mục tiêu phát triển con người ở Thái Nguyên trong những năm qua đã thực sự không dễ dàng, chính vì vậy nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo sẽ trở nên khó khăn hơn trong thời kì 2010 – 2020. Mục tiêu của Đảng bộ tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là luôn hướng tới: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân phấn đấu đưa tỉnh cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo và giảm hộ nghèo ở mức thấp nhất. 2.3. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên quan đến giảm nghèo * Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như xác định và đánh giá mức sống của dân cư vì nó là tiền đề cho việc bảo đảm các nhu cầu của con người, từ đó nâng cao mức sống, giảm tình trạng đói nghèo. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển kinh tế xã hội nên thu nhập của người dân Thái Nguyên đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên so với cả nước thì mức thu nhập này còn thấp và phân hóa không đều tại các địa phương trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người): Tổng GDP năm 2009 là 16,2 tỷ đồng, GDP bình quân /người là 14,4 triệu đồng, trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp là 4,5%, công nghiệp và xây dựng 12%, dịch vụ là 12,2%, hoạt động xuất khẩu năm 2009 đạt 125,72 triệu USD [3]. Do điều kiện phát triển sản xuất và lợi thế về tự nhiên, kinh tế xã hội không đồng đều giữa các vùng dẫn đến sự tăng trưởng GDP/người có sự phân hóa giữa các huyện thị. Có thể xếp thành 3 nhóm sau: Nhóm 1: Thu nhập cao: > 5000 nghìn đồng: TPTN, thị xã Sông Công; Nhóm 2: Thu nhập trung bình: 4000 – 5000 nghìn đồng: Các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phú Bình; Nhóm 3: Thu nhập thấp: < 4000 nghìn đồng: Các huyện: Định Hoá, Võ Nhai. Sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người phản ánh khách quan các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh. Thành phố Thái Nguyên hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển (là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá là đầu mối giao thông. . . ) nên có thu nhập bình quân đầu người cao. Hai huyện Võ Nhai và Định Hoá có điều kiện tự nhiên khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, đất nông nghiệp ít lại là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên thu nhập bình quân không cao. * Chỉ tiêu về giáo dục Mặc dù nền kinh tế còn có những khó khăn song tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng công tác giáo dục. Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước với 6 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 3 trường giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, 22 cơ sở dạy nghề, 28 trường THPT, 178 trường THCS, 227 trường tiểu học và 201 trường mẫu giáo. Cơ sở vật chất trường lớp không ngừng được củng cố và hoàn thiện, các trường học có phòng học kiên cố, số nhà tạm đã giảm và các trường THPT đều có những phòng học đạt chất lượng. 167 Hoàng Thị Mỹ Hạnh Số học sinh các cấp học có sự phân hóa giữa các huyện, thị trong toàn tỉnh. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chỉ số giáo dục ở tỉnh, số học sinh trên một vạn dân là yếu tố quyết định để phân tích đánh giá sự phát triển của giáo dục ở Thái Nguyên. TP Thái Nguyên có số lượng học sinh ở các bậc học nhiều nhất chiếm 21,67% số lượng học sinh của toàn tỉnh, trong đó học sinh tiểu học chiếm 18,26% tổng số học sinh tiểu học của tỉnh, số học sinh THPT chiếm 31,90%. Có số học sinh ít nhất là TX Sông Công. Sự phân hóa số lượng học sinh như trên phản ánh rõ rệt ảnh hưởng của nền KT - XH đối với sự phát triển của ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Số học sinh trên 10.000 dân có sự phân hóa giữa các huyện thị trong tỉnh. Sự thay đổi này phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc dân số, điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, khả năng điều kiện của gia đình có con trong độ tuổi đi học, quá trình xã hội hóa giáo dục. . . tỉ lệ học sinh THPT trên tổng số cao nhất thuộc TP Thái Nguyên (28,2%) nơi tập trung 11 trườngTHPT, chiếm trên 50% tổng số trường THPT toàn tỉnh, thấp nhất tỉnh là huyện Đồng Hỷ (15%). Kết hợp giữa hai chỉ tiêu số lượng (số HS các cấp/vạn dân) và chất lượng (số HS cấp III) có thể phân hoá chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thành 3 nhóm TP, huyện và thị xã sau: Nhóm 1: Mức cao: TP Thái Nguyên; Nhóm 2: Mức trung bình: H.Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Phú Lương, Đồng Hỷ; Nhóm 3: Mức thấp: H.Định Hoá, Võ Nhai, TX.Sông Công Để nâng cao trình độ dân trí nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung cho đồng bào các dân tộc ở vùng xa như H.Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Định Hoá, Đại Từ,.. tỉnh cần quan tâm và đầu tư thích đáng trong công tác giáo dục tại các huyện này. * Chỉ tiêu về y tế Thành tựu phát triển con người về tuổi thọ trung bình được khẳng định qua các năm. Người dân Thái Nguyên ngày càng có cuộc sống ấm no hạnh phúc, thu nhập cao, các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ phát triển đã đáp ứng nhu cầu sống của con người nên tuổi thọ ngày càng cao. Tuổi thọ trung bình năm 1999 là trên 67 tuổi nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 70,8 tuổi, chỉ số tuổi thọ cũng tăng lên qua các năm. Tuổi thọ trung bình và chỉ số tuổi thọ của Thái Nguyên so với toàn vùng đạt ở mức khá cao chỉ đứng sau Quảng Ninh và Phú Thọ, cao hơn các tỉnh còn lại. Tuổi thọ thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của cả nước, năm 2004 thấp hơn 1,1 năm và cao hơn tuổi thọ trung bình của vùng Đông Bắc 1 năm. Chỉ số tuổi thọ cũng có sự chênh lệch lớn cao hơn vùng 0,02 và thấp hơn cả nước 0,02. Tuổi thọ trung bình là nhân tố quan trọng trong mục tiêu phát triển con người ở Thái Nguyên. Một cộng đồng người dân có tuổi thọ trung bình cao chứng tỏ sự chăm sóc sức khoẻ cho người dân được thực hiện tốt. Vì Vậy, việc chăm sóc sức 168 Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên khoẻ, nâng cao thể lực toàn diện cho dân cư là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của toàn xã hội nói chung, của tất cả các ngành và nhân dân trong tỉnh nói riêng. Đây cũng là thước đo mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tỉnh đã có nhiều thành tựu nổi bật như: Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Toàn tỉnh có 163/180 xã, phường, thị trấn có trạm y tế - trong đó có 12 trạm lồng ghép với phòng khám đa khoa khu vực, còn 2 thị trấn chưa thành lập trạm y tế vì đã có trung tâm y tế huyện và bệnh xá đơn vị quân đội. Năm 2008 có 145/180 xã, phường, thị trấn đạt chỉ tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Nhìn chung, số cán bộ y tế tăng rất chậm qua các năm, chưa đồng bộ và có sự phân hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng thấp với vùng cao. Dựa vào chỉ tiêu số cán bộ y tế trên 1 vạn dân thấy sự khác biệt khá rõ nét: Nhóm 1: > 50 cán bộ y tế/vạn dân: TP Thái Nguyên và thị xã Sông Công; Nhóm 2: 20 - 49 cán bộ y tế/vạn dân: Huyện Định Hoá; Nhóm 3: <20 cán bộ y tế/vạn dân: Các huyện: Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do mức độ đầu tư cho các địa phương, điều kiện làm việc tại các cơ sở y tế, chính sách ưu đãi cho các cán bộ y tế ở vùng sâu, vùng xa và quy mô dân số. Hơn nữa, ở các huyện nghèo, do cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đầy đủ, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khó khăn như: thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn, nên người nghèo ít có cơ hội được chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh. 2.4. Một số giải pháp chủ yếu Tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công tác phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo còn ở mức cao và các chỉ tiêu cải thiện đời sống người dân còn thấp so với cả nước. Do đó, tỉnh Thái Nguyên cần phải có các giải pháp tác động đồng bộ đến các đối tượng nghèo đói. Các giải pháp chủ yếu cần được tập trung vào một số khía cạnh sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân. Tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp. - Ưu tiên hỗ trợ các xã nghèo phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển xản xuất, dịch vụ, thu hẹp khảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các huyện, thị, thành phố và các tầng lớp dân cư. - Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, phát huy nội lực, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế, đẩy mạnh chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo. - Khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo để phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người nghèo. 169 Hoàng Thị Mỹ Hạnh 3. Kết luận Cùng với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tính đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% trở lên (theo chuẩn mới). Tuy nhiên, đây vẫn là tỉnh có tỉ lệ nghèo cao và tốc độ giảm nghèo còn chậm so với mức trung bình cả nước. Các chỉ số cải thiện về kinh tế - xã hội trung bình đầu người của tỉnh còn ở mức dưới trung bình cả nước. Những khó khăn, hạn chế của tỉnh chính là nguyên nhân cản trở trong tiến trình xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, những thách thức trong giai đoạn tới của tỉnh Thái Nguyên là phát triển kinh tế - xã hội theo xu thế công nghiệp hóa- hiện đại hóa, bảo dảm tốc độ, chất lượng tăng trưởng và tính cạnh tranh, tiến bộ công bằng xã hội và chất lượng dịch vụ xã hội; đổi mới và hội nhập để tỉnh có sự chuyển biến nhanh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Vân Anh, 2010. Nghiên cứu và đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI) ở tỉnh Thái Nguyên. [2] Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 2010. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII. [3] Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên -Thai Nguyen Statistical YearBook, 2009. Thái Nguyên, 4/2010. [4] Nguyễn Văn Sơn, 2010. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Luận Văn cao học, Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Thái Nguyên- Thế và lực mới trong thế kỉ XXI. Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. [6] Tỉnh ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2009. Địa chí Thái Nguyên. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Kinh tế - xã hội Việt Nam, 2006. Các tỉnh-thành phố-quận-huyện năm 2010. Nxb Thống kê, Hà Nội. [8] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (5/2007). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. ABSTRACT Economic growth with attached poverty reduction in Thai Nguyen (2005 - 2009) From 2005 to 2009, the issue of economic growth and poverty reduction in Thai Nguyen province has close relationships with each other and have achieved significant accomplishments, but also reveal the existence, any Visitors need to be overcome. Thus, the article also has taken measures to remedy shortcomings in order to promote economic development and improve the lives of people in Thai Nguyen province in the coming years. 170
Tài liệu liên quan