Tóm t t: Trong những năm gần đây, môn văn học
dường như ngày càng bị coi nhẹ trong các chương
trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ: số giờ dạy-học văn
học giảm, giáo trình không được cập nhật, ít giáo viên
lựa chọn dạy môn này, sinh viên ít hứng thú với giờ
học Tuy nhiên, các văn bản văn học là những tài liệu
hoàn chỉnh nhất cung cấp cho người học các kỹ năng
ngôn ngữ cũng như kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã
hội, tâm lý của từng thời kỳ. Thông qua các văn bản
văn học, sinh viên có thể khám phá nhân sinh quan
của các tác giả, của nhân vật và so sánh với cách nhìn
nhận của chính bản thân mình về cuộc sống. Cảm thụ
tốt một tác phẩm văn học cho phép sinh viên thể hiện
bằng ngôn từ cảm xúc cá nhân cũng như quan điểm
riêng của mình đối với vấn đề được đề cập. Như vậy,
văn bản văn học là công cụ giúp sinh viên hoàn thiện
ngôn ngữ, mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và
phát triển tư duy phê bình, lập luận.
Để đem lại cho môn văn học vị trí đích thực của nó
trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ nói
chung, cử nhân ngành tiếng Pháp nói riêng, bài viết
này đề xuất những giải pháp sư phạm tạo hứng khởi
cho người dạy và người học. Sau khi đã xác định rõ
ràng các mục tiêu giảng dạy, tác giả sẽ đưa ra một
chiến lược sư phạm với các bước lên lớp phù hợp với
đối tượng sinh viên học ngoại ngữ, sao cho môn học
này trở nên hấp dẫn tương xứng với vai trò của nó
trong tổng thể chương trình đào tạo và phù hợp với
phương pháp giao tiếp đang phổ biến hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo hứng khởi cho sinh viên chuyên ngữ trong giờ học Văn học Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
33
TẠO HỨNG KHỞI CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ
TRONG GIỜ HỌC VĂN HỌC PHÁP
Trn Văn Công
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Trong những năm gần đây, môn văn học
dường như ngày càng bị coi nhẹ trong các chương
trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ: số giờ dạy-học văn
học giảm, giáo trình không được cập nhật, ít giáo viên
lựa chọn dạy môn này, sinh viên ít hứng thú với giờ
học Tuy nhiên, các văn bản văn học là những tài liệu
hoàn chỉnh nhất cung cấp cho người học các kỹ năng
ngôn ngữ cũng như kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã
hội, tâm lý của từng thời kỳ. Thông qua các văn bản
văn học, sinh viên có thể khám phá nhân sinh quan
của các tác giả, của nhân vật và so sánh với cách nhìn
nhận của chính bản thân mình về cuộc sống. Cảm thụ
tốt một tác phẩm văn học cho phép sinh viên thể hiện
bằng ngôn từ cảm xúc cá nhân cũng như quan điểm
riêng của mình đối với vấn đề được đề cập. Như vậy,
văn bản văn học là công cụ giúp sinh viên hoàn thiện
ngôn ngữ, mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và
phát triển tư duy phê bình, lập luận.
Để đem lại cho môn văn học vị trí đích thực của nó
trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ nói
chung, cử nhân ngành tiếng Pháp nói riêng, bài viết
này đề xuất những giải pháp sư phạm tạo hứng khởi
cho người dạy và người học. Sau khi đã xác định rõ
ràng các mục tiêu giảng dạy, tác giả sẽ đưa ra một
chiến lược sư phạm với các bước lên lớp phù hợp với
đối tượng sinh viên học ngoại ngữ, sao cho môn học
này trở nên hấp dẫn tương xứng với vai trò của nó
trong tổng thể chương trình đào tạo và phù hợp với
phương pháp giao tiếp đang phổ biến hiện nay.
Abstract: In recent years, little attention has been
paid to literature subject in undergraduate foreign
language training programs: a number of hours for
literature lecture have been reduced, textbook
outdated, the subject chosen by few lecturers and
students stayed demotivated etc., However, literary
texts remain the most complete documents providing
learners with language skills as well as historical,
cultural, social and psychological skills of each period.
Through literary texts, students could explore the world
outlook of authors, characters and reflect with their own
perceptions of life. Good acquisition of a literary work
allows students to express their personal choices of
emotional words as well as their own points of view on
the issue discussed. Therefore, literary texts are the
tool helping students perfect their language, expand
their vision to the outside world and develop their
critical thinking.
In an attempt to truly position literature subject in
the undergraduate foreign language programs in
general, the French language program in particular;
this paper proposes pedagogical solutions to
motivating both teachers and students. After the
teaching objectives are clearly defined, the author will
touch on a pedagogical strategy with lesson plan steps
being appropriate with language students so as to
make this subject appealing to the training program
and in line with the current communicative language
teaching approach.
Đặt vấn đề
Vai trò của môn văn học trong chương trình
đào tạo cử nhân ngoại ngữ
Từ những năm giữa thế kỷ XX, văn học là một
môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử
nhân ngoại ngữ ở nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Vị trí và vai trò của môn học này
đã được khẳng định rõ ràng qua thực tiễn dạy và
học tại các trường đại học. Quả thật, văn bản văn
học là những tài liệu hoàn chỉnh nhất cung cấp
cho người học các kỹ năng ngôn ngữ cũng như
kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội, tâm lý của
từng thời kỳ. Thông qua các văn bản văn học, sinh
viên có thể khám phá nhân sinh quan của các tác
giả, của nhân vật và so sánh với cách nhìn nhận
của chính bản thân mình về cuộc sống. Cảm thụ
tốt một tác phẩm văn học cho phép sinh viên thể
hiện bằng ngôn từ cảm xúc cá nhân cũng như
quan điểm riêng của mình đối với vấn đề được đề
cập. Như vậy, văn bản văn học là công cụ giúp
sinh viên hoàn thiện ngôn ngữ, mở rộng tầm nhìn
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
34
ra thế giới bên ngoài và phát triển tư duy phê bình,
lập luận. Trong lời nói đầu cuốn Littérature
progressive du français 1 , các tác giả đã nhấn
mạnh sự khác biệt giữa văn bản văn học và các thể
loại văn bản khác: “Khác với một số tài liệu thực
(documents authentiques) khác, văn bản văn học
không bao giờ cạn kiệt. Nó thể hiện những khát
vọng ngàn đời của con người, những tiếng vọng từ
thế kỷ này sang thế kỷ khác, quan điểm chủ quan
về thế giới, mối quan hệ đặc biệt đối với ngôn ngữ,
với tri thức, với những quy ước xã hội, với cách
nhìn nhận, đánh giá người khác và chính bản thân
mình. Đó là một trong những phương tiện giúp
hiểu rõ hơn những hình thức biểu đạt văn hóa
khác nhau. Ngoài ra, văn bản văn học còn có một
đặc điểm khác, nó cho phép lý giải vấn đề theo
những cách khác nhau (cho dù điều đó không có
nghĩa là cách lý giải nào cũng đúng)”. Điều này
hết sức quan trọng đối với sinh viên chuyên ngữ vì
tùy theo vốn ngôn ngữ và văn hóa, tùy theo cách
đọc, tùy theo cách cảm nhận và khả năng cảm thụ
cũng như trí tưởng tượng của mình, mỗi sinh viên
có thể hiểu và lý giải cùng một văn bản văn học
theo những cách riêng. Như vậy, văn bản văn học
là những công cụ không thể thiếu trong quy trình
đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là trong bối cảnh toàn
cầu hóa như hiện nay, khi những hiểu biết về ngôn
ngữ, văn hóa xã hội và lịch sử thông qua các tác
phẩm văn học giúp cho các dân tộc xích lại gần
nhau hơn.
Theo suốt quá trình hình thành và phát triển
của giáo học pháp, văn bản văn học đã được sử
dụng để giảng dạy theo những phương pháp khác
nhau, từ phương pháp truyền thống, dịch, nghe
nhìn đến phương pháp giao tiếp và giao tiếp liên
văn hóa. Cuốn Khung tham chiếu ngôn ngữ
châu Âu2 của Hội đồng châu Âu đã xác định lại
1
Ferroudja Allouache, Nicole Blondeau, Marie-Françoise
Né, Littérature progressive du français, CLE
International, 2012 (3 tập: niveau débutant, niveau
intermédiaire, niveau avancé).
2
Conseil de l’Europe, Cadre européen commun de
référence pour les langues, Paris, Didier, 2005.
vai trò của văn bản văn học trong dạy và học
ngoại ngữ và đề xuất những cách tiếp cận mới dựa
trên việc thực hiện các nhiệm vụ (tâches). Điều đó
có nghĩa là văn học đóng một vai trò ngày càng
quan trọng trong quá trình truyền đạt và tiếp nhận
ngôn ngữ và văn hóa.
Tại Việt Nam, văn học là một môn học bắt
buộc trong chương trình khung đào tạo cử nhân
ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông
qua. Tuy nhiên, môn học này vẫn chưa có một vị
trí xứng đáng với vai trò của nó: Tại các trường
đào tạo cử nhân trên toàn quốc, thời lượng dành
cho môn văn học chỉ tương đương gần 10% số giờ
dành cho môn thực hành tiếng (tại Trường Đại
học Hà Nội, tổng thời lượng dành cho môn này là
90 tiết); Giáo trình không được cập nhật; Ít giáo
viên nhận dạy môn này; Sinh viên ít hứng thú với
giờ học
Để khắc phục tình trạng này và đem lại cho
môn văn học Pháp một vị trí xứng đáng, cần có sự
đầu tư hơn nữa từ phía giáo viên để tìm ra những
giải pháp sư phạm tạo hứng khởi cho sinh viên.
Mục tiêu
Trước tiên, cần phải nhận thức được rằng khai
thác một văn bản văn học trong giáo trình thực
hành tiếng khác với khai thác một văn bản văn
học trong giáo trình văn học. Trong các giáo trình
thực hành tiếng, các trích đoạn văn học được đưa
ra chủ yếu nhằm mục đích củng cố kiến thức ngữ
pháp và từ vựng mà sinh viên đã được học. Do đó,
khai thác các văn bản văn học chủ yếu tập trung
vào khía cạnh ngôn ngữ. Tuy nhiên, tư tưởng của
một tác phẩm văn học không phải lúc nào cũng
chỉ được thể hiện qua vỏ bọc ngôn ngữ là từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp mà nó thường ngầm ẩn, đòi
hỏi người đọc phải làm chủ được những kỹ năng
phân tích văn học đặc biệt như các thủ pháp nghệ
thuật, tu từ, các lối nói gián tiếp Do đó, dạy văn
học cho sinh viên chuyên ngữ khác với dạy ngôn
ngữ qua các trích đoạn văn học. Vai trò của giáo
viên là giúp sinh viên hiểu và cảm nhận được tinh
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
35
thần của văn bản. Muốn thế, mục tiêu của môn
học phải được xác định rõ ràng, cụ thể, làm kim
chỉ nam cho hoạt động dạy và học. Theo chúng tôi,
giảng dạy văn học cho sinh viên chuyên ngữ gắn
với những mục tiêu sau:
- Giúp sinh viên nắm bắt được những kiến
thức văn học cơ bản như đặc điểm của từng trào
lưu văn học, những yếu tố cấu thành một văn bản
văn học theo từng thể loại (tiểu thuyết, truyện
ngắn, thơ, kịch), những công cụ phân tích văn
bản;
- Định hướng cho sinh viên cảm thụ thẩm mỹ,
tìm ra cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong các tác phẩm
văn học và chứng minh, giải thích quan điểm của
mình. Từ đó, sinh viên có thể tự mình tìm hiểu và
bình luận các tác phẩm khác ngoài chương trình
học;
- Cùng sinh viên khám phá một nền văn hóa,
từ đó so sánh đối chiếu với nền văn hóa Việt Nam;
- Tạo môi trường trao đổi tự do và sáng tạo về
quan điểm thẩm mỹ của mỗi cá nhân trước cùng
một chủ đề được đề cập trong tác phẩm;
- Tạo ra hứng thú cho sinh viên trong giờ học
văn học, sao cho giờ học văn học không phải là
giờ làm bài tập đọc hiểu thông thường mà là giờ
học sáng tạo, năng động, vui nhộn, hướng đến
cách tiếp cận giao tiếp mà người học đóng vai trò
trọng tâm.
Đề xuất các hoạt động dạy và học
Để đạt được những mục tiêu đã nêu trên, chúng
tôi đề xuất một số chiến lược sư phạm có thể áp
dụng để vừa cung cấp những kiến thức cơ bản cho
sinh viên, vừa giúp các em phát huy tính sáng tạo,
đồng thời tạo ra một môi trường dạy và học năng
động hứng khởi và hiệu quả.
Định hướng chung
Đối với phần văn học sử, nếu giáo viên chỉ đưa
ra những con số và những sự kiện diễn ra ở mỗi
giai đoạn lịch sử thì sẽ có nguy cơ khiến sinh viên
bị mất phương hướng. Các sự kiện chính trị, xã
hội, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật được nêu ra
phải có mối quan hệ với văn học. Ví dụ, giáo viên
cần nhấn mạnh sự thống trị của tôn giáo trong xã
hội thể hiện qua các tác phẩm văn học thời kỳ
Trung cổ như Le Roman de renart (Tiểu thuyết
con cáo), sự chuyển biến của xã hội theo hướng
công nghiệp hóa vào thế kỷ XIX trong các tác
phẩm của Émile Zola, phong trào nữ quyền trong
tiểu thuyết của các nhà văn nữ thế kỷ XX như
Colette, Simone de Beauvoir hay Nathalie
Sarraute Để tạo thêm sắc màu cho bài giảng và
thu hút sự chú ý của sinh viên, giáo viên có thể đề
cập đến ảnh hưởng của các trường phái nghệ thuật
đến văn học và ngược lại. Như vậy, khi học môn
văn học, sinh viên sẽ có thể nhận thấy sự tương
đồng, giao thoa giữa truyện ngắn của Guy de
Maupassant và tranh của danh họa trường phái ấn
tượng Claude Monet, giữa những đoạn miêu tả
các miền quê yên bình nước Pháp của nữ văn sỹ
George Sand với những giai điệu đồng quê mượt
mà của nhà soạn nhạc tài ba Chopin – người tình
của bà, giữa các tác phẩm hội họa siêu thực của
Delaunay và những bài thơ thể hiện dưới dạng thư
pháp của nhà thơ Pháp thế kỷ XX Guillaume
Apollinaire. Lồng ghép các môn nghệ thuật vào
bài giảng lịch sử văn học cho phép tránh cách dạy
buồn tẻ thầy đọc, trò chép. Trái lại, lớp học trở
thành một nơi trao đổi mà giáo viên và sinh viên
đều là những nhân tố tích cực cùng nhau chia sẻ
kiến thức.
Đối với phần trích giảng văn học, để tạo hứng
thú cho sinh viên, điều quan trọng là phải sử dụng
những bài có nội dung gần gũi với sinh viên. Ở
Việt Nam, nhiều tác phẩm lớn của nền văn học
Pháp đã được dịch và đưa vào dạy trong trường
phổ thông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh viên khi được khám phá lại tác phẩm qua văn
bản gốc. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng việc lựa
chọn các trích đoạn văn học để giảng dạy còn cần
phải đáp ứng được những tiêu chí khác nữa. Quả
thật, văn bản văn học là một đối tượng nghiên cứu
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
36
ẩn chứa nhiều yếu tố cần khai thác, tìm tòi, tạo
xúc cảm cho người đọc, khiến người đọc phải suy
ngẫm về mình, về người. Do đó, các văn bản lựa
chọn cần phù hợp với lứa tuổi, trình độ, chủ đề
quan tâm của người học, đồng thời truyền tải
những giá trị về tư tưởng, thẩm mỹ và được xây
dựng với những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt. Một
trích đoạn văn học thời Trung cổ chưa hẳn đã là
khó nếu như tác phẩm đó có nội dung dễ hiểu và
thú vị (ví dụ Tiểu thuyết con cáo). Trái lại, những
trích đoạn với ngôn ngữ rất đơn giản của các nhà
văn thế kỷ XX như R.Queneau lại hàm ẩn một ý
nghĩa khác, đó là khả năng sáng tạo nặn gọt câu
chữ của nhà văn để đạt được mục tiêu thẩm mỹ
xác định ban đầu. Một văn bản văn học phù hợp
với sinh viên ngành ngoại ngữ là một đoạn trích
hay một tác phẩm ngắn không những cho phép
sinh viên tìm ra được vẻ đẹp của nó mà còn là cơ
sở để sinh viên thể hiện quan điểm riêng của mình
về vấn đề được đề cập.
Một số chiến lược sư phạm
Trước khi đề xuất các chiến lược sư phạm,
chúng ta cần đặt mình vào vị trí của người học để
thấy được rằng, cũng như trong nhiều lĩnh vực
khác, cảm thụ thẩm mỹ là kết quả của một quá
trình làm quen, học hỏi. Vai trò của giáo viên là
định hướng cho sinh viên và cung cấp chiếc chìa
khóa mở cửa vào “xứ sở diệu kỳ” của ngôn ngữ,
làm cho văn bản văn học không còn là một ẩn số
đối với người học. Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là tầm thường hóa văn bản văn học bằng
cách diễn đạt lại một cách tối giản khiến cho văn
bản này giống với mục rao vặt trên báo lá cải,
công thức nấu ăn hay tờ quảng cáo.
Chúng ta cũng cần xác định được rằng không
có một phương án sư phạm tối ưu chung nào cho
tất cả các văn bản, nhất là văn bản văn học, bởi lẽ
văn học vốn đa dạng về thể loại, trào lưu, thủ pháp
tu từ, hệ tư tưởng. Điều chúng tôi quan tâm, đó là
những chiến lược có thể áp dụng để sinh viên cảm
thấy hứng thú trong giờ văn học. Trên cơ sở thực
tế giảng dạy văn học trên hai chục năm qua, chúng
tôi đề xuất một số chiến lược có thể áp dụng được
như sau:
1. Sử dụng thiết bị nghe nhìn
Sẽ thật là nhàm chán nếu giờ văn học sử chỉ là
những con số về các triều đại, năm sinh, năm mất
của các nhà vua và các tác giả. Thay vì đưa ra
những con số vô hồn, giáo viên có thể dùng dụng
cụ trình chiếu để giới thiệu những hình ảnh minh
họa giúp sinh viên cảm nhận trực giác nhanh
chóng tầm quan trọng của các cuộc Thập tự chinh
kéo dài suốt thời kỳ Trung cổ, cuộc sống của giới
quý tộc thời Phục hưng, cuộc sống của nhân dân
lao động, đặc biệt là của giai cấp công nhân mới
nổi thế kỷ XIX, hay sự dấn thân vào đời sống
chính trị của giới văn sỹ Pháp thế kỷ XX. Những
hình ảnh được sử dụng có thể là những tác phẩm
của các danh họa nổi tiếng đương thời, những
trích đoạn phim về đời sống xã hội có thể dễ dàng
tải về từ các trang web. Chính những hình ảnh
sống động này sẽ đọng lại trong tâm trí người học
lâu hơn những con chữ (điều này cũng đã được
các nhà khoa học nghiên cứu và khẳng định). Khi
nắm bắt được bối cảnh xã hội của từng thời kỳ
lịch sử qua hình ảnh minh họa, sinh viên sẽ dễ
dàng tìm lại những hình ảnh này trong các trích
đoạn văn học sau đó vì ở mọi địa điểm và vào mọi
thời kỳ, văn học luôn là tấm gương phản ảnh xã hội
một cách trung thực nhất.
Các thiết bị nghe nhìn cũng không thể thiếu
trong giờ học trích giảng văn học. Từ khi điện ảnh
ra đời, văn học luôn là cái gốc của các tác phẩm
điện ảnh. Phần lớn các tác phẩm văn học có giá trị
đều đã được chuyển thể thành phim và được công
chiếu rộng rãi. Với sự lan tỏa của công nghệ thông
tin, ngày nay chúng ta có thể tìm được trên
internet những bộ phim kinh điển như Nhà thờ
Đức bà Paris, Ba người lính ngự lâm hay
những phim hoạt hình chuyển thể từ truyện ngụ
ngôn của La Fontaine. Giới thiệu các đoạn trích
phim tiêu biểu giúp cho sinh viên dễ dàng nắm bắt
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
37
được nội dung tác phẩm mà không cần đọc toàn
bộ cuốn tiểu thuyết (ở đây, chúng ta cần nhìn nhận
một thực tế là phần đông giới trẻ ngày nay ngại
đọc sách văn học, đặc biệt là những cuốn tiểu
thuyết dày nhiều trăm trang). Sau khi đã nắm
được cái “thần” của tác phẩm, sinh viên sẽ dễ
dàng tiếp cận với trích đoạn văn học hơn. Giáo
viên có thể cung cấp đường link cho sinh viên để
trước khi đến lớp các em xem toàn bộ bộ phim
hay trích đoạn phim, clip giới thiệu phim. Trong
trường hợp này, trước khi khai thác đoạn trích văn
học, giáo viên chỉ cần cho sinh viên xem trích
đoạn tiêu biểu liên quan đến nội dung đoạn trích
sẽ học để đưa các em vào thế giới hư cấu được mô
tả trong tác phẩm.
Cũng trong giờ học trích giảng văn học, giáo
viên có thể sử dụng tài liệu nghe (CD, các file âm
thanh tải từ mạng internet) để cho sinh viên
nghe các đoạn hội thoại tiêu biểu trích từ tiểu
thuyết, truyện ngắn, thơ hoặc các vở kịch đặc sắc.
Năm 2005, Nhà xuất bản CLE International đã
xuất bản cuốn Littérature en dialogues3 (Văn học
qua những trích đoạn hội thoại) kèm theo đĩa CD
với mục đích là truyền cho người học “cảm hứng
học văn”. Đây là một công cụ hữu hiệu phục vụ
dạy và học môn văn học Pháp vì các trích đoạn
thường có nội dung dễ hiểu, phù hợp với trình độ
sinh viên năm thứ tư. Với công cụ giảng dạy này,
giáo viên có thể tránh được lối mòn là một mình
đọc mẫu cho sinh viên trước khi cho sinh viên đọc
hội thoại. Hơn nữa, các hội thoại được ghi âm đều
do các diễn viên chuyên nghiệp thực hiện, thể hiện
rõ cảm xúc của nhân vật thông qua ngữ điệu câu,
cách nhấn âm tiết. Khi nghe hội thoại qua CD,
sinh viên chắc chắn sẽ có cảm hứng hơn và khi
được yêu cầu đọc lại bài, sinh viên có thể bắt
chước ngữ điệu của các diễn viên để đọc diễn cảm,
qua đó học được cách bày tỏ tình cảm qua giao
tiếp hàng ngày. Để tạo thêm không khí cho giờ
3
Geneviève Baraona, Littérature en dialogues, CLE
International, 2005.
học, giáo viên cũng có thể yêu cầu sinh viên tập
diễn lại nội dung hội thoại và trình bày trước lớp
mà không cần dùng đến văn bản in. Điều đó cho
phép sinh viên phát huy khả năng sáng tạo để cho
hội thoại của nhóm mình hấp dẫn hơn.
2. Diễn đạt lại nội dung đoạn trích
Đây là một hoạt động thường được sinh viên
yêu thích trong những giờ học trích giảng văn học.
Hoạt động này nhằm mục đích kiểm tra mức độ
hiểu bài của sinh viên và khuyến khích sinh viên
phát huy trí sáng tạo của mình, tham gia quá trình
sáng tác, thử nghiệm khả năng diễn đạt theo cách
khác nội dung đã tìm hiểu trong các đoạn trích văn
học. Theo chúng tôi, hoạt động này có thể áp dụng
cho tất cả các thể loại văn bản văn học (văn xuôi,
thơ hay kịch). Nó tạo sự giao thoa giữa văn hóa
phổ quát và văn hóa riêng của từng dân tộc, như
M. Abdallah-Pretceille và L. Porcher đã nêu trong
cuốn Éducation et communication interculturelle
(Giáo dục và giao tiếp liên văn hóa): “Văn học là
một tổng thể phổ quát-đơn lẻ. Nó kết hợp những
giá trị chung được công nhận trên toàn thế giới và
những giá trị đơn lẻ. Các nhà văn viết cho tất cả
mọi người và được mỗi người đón nhận theo cách
khác nhau () Văn học dành cho mỗi chúng ta và
cho tất cả chúng ta”.4
Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm theo
phương pháp giao tiếp hiện đang được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới, người học không chỉ là
đối tượng tiếp nhận tri thức mà còn là chủ thể tạo
ra tri thức. Do đó, người học không ở tư thế bị
động mà phải biết sử dụng những kiến thức và kỹ
năng của mình để thể hiện khả năng giao tiếp
trong những hoàn cảnh tương tự, theo cách riêng
của mình. Việc tham gia các hoạt động học với tư
cách chủ thể là động lực thúc đẩy người học cố
gắng huy động những kỹ năng mình đã tích lũy và
thực hiện nhiệm vụ do giáo viên giao một cách tự
nguyện, hứng thú.
4
M. Abdallah-Pretceille, L.