Tạp chí Khoa học - Đại học thủ đô Hà Nội - Số 33

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Liên thông tri thức là thao tác quan trọng nhất của phương pháp dạy học liên môn. Cách dạy học tích hợp, liên môn trong dạy đọc hiểu một văn bản nghệ thuật thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp của các lĩnh vực, các môn học có liên quan nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông. Về bản chất, liên thông tri thức chính là hạt nhân của tích hợp, là nội dung quan trọng trong việc đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Trong trường phổ thông, Ngữ văn là môn học có sự liên thông tri thức đa dạng nhất: từ sự hợp lực của ba phân môn (Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn) tới tích hợp kiến thức của các môn học khác (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.); từ kiến thức trong cuộc sống xã hội tới các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm của thực tiễn. Tác phẩm của Nguyễn Tuân được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn mới lớp 10-12 là truyện ngắn Chữ người tử tù [1], song không riêng gì truyện ngắn, ngay trong lĩnh vực tùy bút, ông từ lâu đã nổi tiếng là một bậc thầy của nghệ thuật sáng tạo ngôn từ. Trong khuôn khổ có giới hạn, bài viết này xin được bàn thêm về khía cạnh đặc sắc ấy của ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà. 2. NỘI DUNG Xuất hiện trên đàn văn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 thế kỷ XX, ngay lập tức Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình “ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết Vang bóng một thời” [2]. Ngoài truyện ký, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình và viết các chân dung văn học. Ông viết về tiếng Việt giàu và đẹp, về Truyện Kiều, về Tú Xương, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Thạch Lam, về Dostoyevsky, Sekhov, Lỗ Tấn. Với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực, với năng lực thẩm mỹ sắc sảo và lối viết tài hoa phóng túng, những bài viết đó thường giàu trí tuệ, có những phát hiện độc đáo, tâm đắc. Tuy nhiên, người ta nhớ đến nhà văn lớn này không chỉ vì phong cách ngông không ai theo được mà còn bởi những ấn tượng đậm nét về thể loại tùy bút - sở trường của nhà văn. Sở dĩ Nguyễn Tuân được mệnh danh “tùy bút gia” của văn xuôi hiện đại Việt Nam vì ở mảng sáng tác này, Nguyễn Tuân “khoe” được cá tính độc đáo đủ đầy nhất; đồng thời ông chứng tỏ mình thực sự là một bậc thầy ngôn từ mà rất lâu nữa mới có nhà văn khác sánh kịp. “Giới nghiên cứu ca tụng những bữa tiệc ngôn từ trên trang văn Nguyễn Tuân và đề cập đến việc soạn một từ điển ngôn ngữ Nguyễn Tuân bởi những gì ông đã góp vào kho từ vựng chung của tiếng Việt. Người ta hiểu rằng cả một vùng trời lung linh ngôn ngữ ấy là tinh kết của một cuộc sống từng trải, si mê góp nhặt từng mảy vàng tiếng mẹ đẻ.” [2]. Tập tùy bút Sông Đà (1960) gồm 15 bài và một bài thơ phác thảo; trong đó, đặc sắc hơn cả là tùy bút Người lái đò sông Đà. Tập tùy bút này là kết quả chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Nguyễn Tuân những năm 1958 - 1960. Trở lại vùng đất đã từng gắn bó với ông những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, Nguyễn Tuân như được sống lại với những kỉ niệm thân thuộc và cảm xúc nghệ sĩ lại dâng trào trong tâm hồn ông. Cảnh vật và con người Tây Bắc đã có một sức hấp dẫn cuốn hút đặc biệt đối với Nguyễn Tuân. Ông say mê trước vẻ đẹp thơ mộng trữ tình và cả cái hoang sơ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc, tự nhận mình là người “đi tìm thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc” sẵn có trong mỗi con người lao động bình dị như người lái đò trên sông Đà. Tùy bút Người lái đò sông Đà chất chứa niềm trân trọng và mê say ấy, nên có thể coi nó là áng văn nghệ thuật đầy chất thơ, một bài ca bất tuyệt về con người trong cuộc đối đầu với tự nhiên để sinh tồn.

pdf197 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Khoa học - Đại học thủ đô Hà Nội - Số 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 1 TR¦êNG §¹I HäC thñ ®« hµ néi Hanoi Metropolitan university Tạp chí SCIENCE JOURNAL OF HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY ISSN 2354-1512 Số 33  khoa häc x· héi vµ gi¸o dôc th¸ng 8  2019 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI T¹P CHÝ KHOA HäC TR¦êNG §¹I HäC THñ §¤ Hµ NéI SCIENTIFIC JOURNAL OF HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY (Tạp chí xuất bản định kì 1 tháng/số) Tæng Biªn tËp §Æng V¨n Soa Phã Tæng biªn tËp Vò C«ng H¶o Héi đång Biªn tËp Bïi V¨n Qu©n §Æng Thµnh H­ng NguyÔn M¹nh Hïng NguyÔn Anh TuÊn Ch©u V¨n Minh NguyÔn V¨n M· §ç Hång C­êng NguyÔn V¨n C­ Lª Huy B¾c Ph¹m Quèc Sö NguyÔn Huy Kû §Æng Ngäc Quang NguyÔn ThÞ BÝch Hµ NguyÔn ¸i ViÖt Ph¹m V¨n Hoan Lª Huy Hoµng Th­ kÝ tßa so¹n Lê Thị Hiền Biªn tËp kÜ thuËt Ph¹m ThÞ Thanh Editor-in-Chief Dang Van Soa Associate Editor-in-Chief Vu Cong Hao Editorial Board Bui Van Quan Dang Thanh Hung Nguyen Manh Hung Nguyen Anh Tuan Chau Van Minh Nguyen Van Ma Do Hong Cuong Nguyen Van Cu Le Huy Bac Pham Quoc Su Nguyen Huy Ky Dang Ngoc Quang Nguyen Thi Bich Ha Nguyen Ai Viet Pham Van Hoan Le Huy Hoang Secretary of the Journal Le Thi Hien Technical Editor Pham Thi Thanh GiÊy phÐp ho¹t ®éng b¸o chÝ sè 571/GP-BTTTT cÊp ngµy 26/10/2015 In 200 cuèn t¹i Tr­êng §H Thñ ®« Hµ Néi. In xong vµ nép l­u chiÓu th¸ng 8/2019 TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 3 MỤC LỤC 1. CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU VÀ A.S. PUSHKIN .......................................................................................................................................... 5 Time enjoyment and recognition on art creation from Nguyen Du and A.S. Pushkin Lê Nguyên Cẩn 2. ĐẶC SẮC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN QUA TÙY BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ................................................................................................................................................. 18 Special characteristics of art language of Nguyen Tuan through “Nguoi lai do song Da” Trần Thị Kim Chi 3. TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ VĂN HÓA – DIỄN TRÌNH VÀ XU THẾ ..................................................................................................................... 27 Researching foreign literature from the historical of cultural opinion in Vietnam – process and trend Vũ Công Hảo 4. CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ............. 40 People and mountainous living through art works by Do Bich Thuy Cao Thị Thu Hằng 5. Ý THỨC KIẾN TẠO BIỂU TƯỢNG NHÌN TỪ MỘT SỐ NHAN ĐỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 ...................................................................................................................................... 51 Conscious of creative symbols looking from a number of Vietnamese prospectus after 1986 Đặng Ngọc Khương 6. KHÔNG GIAN “CHIẾU RƯỢU” TRONG KÍ ỨC VỤN CỦA NGUYỄN QUANG LẬP ..................... 60 The “chieu ruou” atmosphere in the work: Pieces of Memoirs (Ki uc vun) by Nguyen Quang Lap Lê Trà My 7. ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI QUA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI ......................... 67 Theme on Hanoi through old stories of Hanoi by To Hoai Tạ Diễm My 8. THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................................................................................................................................ 77 Lê Thị Quế Nature in writings for children by some Vietnamese modern poets 9. SỰ DUNG HỢP VÀ ĐAN XEN CÁC HÌNH THỨC THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ........................................................................................... 89 The mix of genres in fantasy short stories of medieval Vietnam and South Korea Lê Văn Tấn, Kim Ki Hyun 10. MẠN ĐÀM VỀ CHỮ “NHO - 儒” TRONG CÁC TRANH LUẬN VỀ NHO GIÁO, NHO HỌC XƯA NAY ............................................................................................................................................. 100 Openly and friendly discussion about the concept “Nho” Hà Đăng Việt 11. BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ HIỆN ĐẠI Ở LỚP 11 .......................................................................................................... 107 Measures to create interest in learning for students in teaching reading and reading modern poetry in class 11 Nguyễn Thị Anh 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 12. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC HỌC TỪ VỰNG VỚI GIÁO TRÌNH LIFELINES ELEMENTARY ................................................................................................................ 117 Using mindmapping in teachhing vocabulary in Lifelines elementary textbook Trần Thị Huệ 13. PROVIDING EARLY LANGUAGE EDUCATION IN VIETNAMESE CONTEXT ......................... 125 Việc giáo dục ngoại ngữ sớm ở Việt Nam hiện nay Dang Thi Quynh Trang 14. TIẾP CẬN CDIO TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH Ở TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ................ 133 Access cdio in developing the program at the center training teachers and education managers, hung vuong university Phạm Thị Bích 15. QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DỰA VÀO NĂNG LỰC - CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÍ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............................................................. 139 Managing lecturers based-on their capacity - An effective approach to human resources management Vũ Tiến Dũng 16. VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ TRONG HỖ TRỢ DẠY HỌC HỌC SINH LỚP 5 ........................................................................................................................................... 145 The role of using terminology dictionary for supporting the fifth grade 5 students in studying Ngô Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Minh Trang, Trương Minh Giang 17. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DÃY BIẾN ĐỔI HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................ 156 Using series of Chemical changes to develop capacity of problem resolution and creative for the high school students Phạm Văn Hoan, Hoàng Đình Xuân 18. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN ........................................................................................... 167 Educating ethical issues for pedagogical students aiming to improve comprehensive educational quality Nguyễn Thị Hồng Hương, Nguyễn Đức Khiêm 19. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TẬP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI DẠY HỌC TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC NHÓM LỚP MẦM NON TƯ THỤC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............. 178 Designing tasks applying Montessori method to teach kindergarteners in Hanoi private preschool classes Hoàng Thu Huyền 20. KHẢO SÁT, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ..................................... 185 Surveying and proposing some measures to enhance scientific and technological research capacity for lecturers at Hanoi Metropolitan University Trần Thị Thảo TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 5 CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU VÀ A.S. PUSHKIN Lê Nguyên Cẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Bài viết, dựa trên sáng tác của Nguyễn Du và A.S. Pushkin, tập trung làm rõ các góc độ cảm thức thời gian cũng như cách thức xử lý thời gian trong các tác phẩm của họ. Từ đó, giúp người đọc hiểu thêm vấn đề thời gian trong sáng tạo nghệ thuật, chỉ ra các giá trị nhân văn và thẩm mỹ mà hai thiên tài của hai nền văn hóa mang lại. Đây cũng là những giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Từ khóa: Cảm thức thời gian, Nguyễn Du, Pushkin Nhận bài ngày 14.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2019 Liên hệ tác giả: Lê Nguyên Cẩn; Email: lenguyencan@yahoo.com.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tế, mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhất là việc đặt Nguyễn Du (1765- 1820) trong quan hệ với A.S. Pushkin (1799-1837), khi một tài năng đang ở độ chín còn tài năng kia thì mới cất tiếng khóc chào đời, khi một tài năng đã kết thúc cuộc đời còn tài năng kia thì mới bắt đầu tỏa sáng, và đặc biệt hơn là hai thiên tài này thuộc về hai nền văn hóa khác nhau, thuộc hai phong cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên, một việc so sánh như vậy cũng cho phép nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật của mỗi ngòi bút sáng tạo, cho dù cách thức tự sự - tức là nghệ thuật kể chuyện theo trục thời gian và cách thức trữ tình - tức là cách thức phát lộ, bộc lộ tâm tư tình cảm của chủ thể sáng tạo - là khác nhau, cho thấy sự khác biệt (l’altérité) giữa các nền văn hóa để qua đó tạo ra sự thấu hiểu sâu sắc từ các đóng góp về phương diện trí tuệ nhân văn trong giai đoạn hội nhập toàn cầu. Việc so sánh cần thiết phải có điểm chung hay điểm đồng quy, vì vậy, chúng tôi lựa chọn góc độ cảm thức thời gian trong sáng tạo nghệ thuật của hai thiên tài này như là điểm chung dễ dàng chấp nhận, không chỉ cho hai tác giả này mà còn có thể cho nhiều trường hợp khác nữa mà không đi vào so sánh chủ đề, cốt truyện, kiểu nhân vật, cách thức tổ chức sự kiện liên quan tới nhân vật hay những vấn đề khác... vốn theo chúng tôi không dễ lý giải khi so sánh và cũng dễ sa vào khiên cưỡng khó tránh. 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2. NỘI DUNG Trước hết, cảm thức thời gian trong sáng tạo nghệ thuật là dấu hiệu cơ bản để nhận biết phẩm chất và năng lực nghệ sĩ của mỗi nhà thơ nhà văn, thể hiện qua khả năng tri giác về thời gian, dẫn tới việc sử dụng trường thời gian vốn quy định cách kể và cách tả cũng như cách thức đưa ra các bình luận ngoại đề hay cho phép tác giả thể hiện trữ tình ngoại đề trong mỗi tác phẩm văn chương. Vấn đề thời gian đã từng là điểm chú ý đặc biệt của nhiều nhà khoa học phương Tây. Nhà toán học người Pháp Henri Poincaré ngay cuối thế kỷ XIX đã phân chia thời gian thành thành gian tâm lý và thời gian vật lý và quan điểm này được tiếp nối và triển khai rộng hơn trong triết học trực giác của Henri Bergson hay trong cuốn Lược sử thời gian (từ vụ nổ lớn đến các lỗ đen) của Stephen W.Hawking. Vấn đề thời gian cũng là mối quan tâm của G.Bachelard trong Thi pháp không gian (PUF,1957); Thi pháp giấc mơ (PUF, 1960); Ngọn lửa của cây nến (PUF, 1961), hay của Ferdinand Gonseth trong Hình học và quan niệm về không gian (1945-1955), Quan niệm về thời gian (1964). Các nhà triết học này [xem 1, tr.344] cũng đã chỉ ra sáu phương diện của hai kiểu thời gian: thời gian chủ quan hiện hình trong thời gian hiện sinh (chẳng hạn: tôi có ít thời gian lắm), thời gian ý thức (chẳng hạn: thời gian gây nhiều áp lực cho tôi), thời gian tâm thức (chẳng hạn: tôi nhớ lại thời gian trước đây...) và kiểu thời gian khách quan gồm thời gian niên biểu (tức là thời gian lịch đại - thời cảnh), thời gian tương đối (chẳng hạn: tôi phải kết hợp thời gian với anh) và thời gian đo được (chẳng hạn: chạy 100 mét trong 9,9 giây). Văn học nghệ thuật đều có hai kiểu thời gian này cả và mức độ đậm nhạt nông sâu tùy theo từng tác phẩm và được diễn đạt theo các cách quy ước tùy thuộc từng nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, cách thể hiện các dạng thức thời gian độc đáo trong bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa. Trước hết, mẹ ốm là một sự kiện mà để biểu đạt sự kiện này, nhà thơ sử dụng dạng thức thời gian: ốm là một sự kiện, nghĩa là một việc diễn ra trong chiều thời gian tại một không gian nhất định. Tiếp đó là dạng thức so sánh: “Mọi hôm (mẹ thích vui chơi)/ Hôm nay, (mẹ chẳng nói cười được đâu)”, để đi tới sự cảm nhận rất tinh tế về thời gian: “Lá trầu khô giữa cơi trầu” - động từ “khô” đã lột tả được tính chất đặc biệt của thời gian, tạo ra dạng thức thời gian trôi rất sinh động. Cũng tương tự, nhà thơ nhấn mạnh tính chất thời gian trôi bằng từ “lặn” trong câu thơ: “Nắng mưa từ những ngày xưa,/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”, hay “lần giường” trong câu: “Cả đời đi gió đi sương,/ Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi...”. Các từ hay cụm từ chỉ thời gian được sử dụng với tần suất cao ở đây đã tạo nên nét độc đáo và cái hay riêng của bài thơ... Nghệ thuật tu từ trong tác phẩm văn chương không tách rời nghệ thuật sử dụng cách thức diễn tả thời gian và cách thức phản ánh thời gian cũng như quan niệm về thời gian mang trong nó phẩm chất đặc trưng của các nền văn hóa khác nhau. Xét về mặt bản chất, cảm thức thời gian chính là cách thức tri nhận dòng chảy lịch sử, là sự bộc lộ cảm xúc riêng tư, là nơi phát lộ những điểm dừng bước ngoặt dẫn đến sự đổi TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 7 đời hay kết thức cuộc đời... Trưng bày hiện thực dưới sự soi chiếu của ánh mặt trời để mọi người ai cũng có thể nhận ra và không thể phủ nhận hay chống chế, M.de S.Cervantès đã cho nhân vật Don Quijote xuất đầu lộ diện vào buổi bình minh bằng trận chiến giữa người anh hùng này với bọn khổng lồ trong hình hài những chiếc cối xay gió. W.Shakespeare thường đặt nhân vật của mình trong không - thời gian ban đêm: đêm êm ả, thanh bình tràn ngập mộng mơ và khao khát yêu đương gắn với vầng trăng dát vàng trên rừng cây bãi cỏ trong thiên tình sử Romeo and Juliet; đêm đen khủng khiếp gắn với tham vọng vô cùng, dục vọng vô hạn, nơi những bóng ma hiện hình vừa hăm dọa, vừa cám dỗ trong Macbeth; đêm hãi hùng kinh khiếp vì lạc bước lầm đường, khi cái thiện bị lừa dối và niềm tin bị tước đoạt, đối với Othello khi phải tự mình giết đi người mình yêu quý... Nhân vật Rafael de Valentin của H.de Balzac trong Miếng da lừa bước vào sòng bạc để đánh nốt đồng bạc cầu may cuối cùng cũng “vào buổi chiều của tháng mười năm ngoái”... Nhân vật Jean Valjean của V.Hugo trong Những người khốn khổ, sau khi mãn hạn 19 năm tù khổ sai, lạc bước vào xứ Digne lúc chiều muộn, khi hoàng hôn đang buông xuống, màn đêm đang kéo về, để phải lạc bước lang thang trong cõi người vô cảm, giả điếc giả câm, ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại, nơi có tiền không mua được thức ăn, không tìm ra chỗ ngủ, để cuối cùng, lúc bế tắc nhất thì mới được ánh sáng tình thương của giám mục Myriel chỉ ra con đường để tự mình vượt thoát khỏi bóng đêm tăm tối nơi tình người vị kỷ lấn át tình người vị tha, để lột xác hóa thân từ một gã tù khổ sai trốn trại thành vị thánh cứu người giúp đời, tạo ra cuộc hành trình đi từ bóng tối ra ánh sáng... Cảm thức thời gian được thể hiện đa dạng và ngập tràn trong sáng tác nghệ thuật của các nhà lãng mạn. Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu đã từng nhấn mạnh vai trò đặc biệt của hoàng hôn: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Trong Tràng giang, Huy Cận cũng chỉ ra điều tương tự bằng so sánh: “Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Còn Xuân Diệu nhìn chiều hôm với con mắt lả lướt thướt tha tình tứ: “Chiều muộn hòa thơ trên nhánh duyên/ Cây me ríu rít cặp chim chuyền”, khi đó nhà thơ nhận ra: “Mây trắng về đâu bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân”. Những dẫn chứng tương tự còn rất nhiều, cho thấy đặc trưng của không - thời gian chiều muộn, chiều hôm, của thời điểm hoàng hôn cùng màn đêm đến, của thời khắc khi ngày hết đêm về. Vì thế, việc nhận diện kiểu không - thời gian này cho thấy phẩm chất và năng lực tri giác nghệ thuật của các văn nhân nghệ sĩ, cho thấy vẻ đẹp vô song của kiểu không - thời gian đặc biệt trong dòng chảy thời gian của mỗi con người. Cảm thức thời gian trong sáng tạo nghệ thuật được thể bằng nhiều vẻ, nhiều dạng, nhiều hình hay bằng nhiều thước đo thời gian tùy theo từng tác giả. Đối với trường hợp của Nguyễn Du và A.S. Pushkin, cảm thức thời gian được thể hiện qua sự hòa đồng giữa cảnh và tình, giữa tình và cảnh, giữa trạng thái nội tâm và sinh cảnh xã hội. Cảnh là cảnh của tình người, là cảnh của tấm lòng hay của con tim đang thổn thức, tình hiện hình qua cảnh, 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cảnh được tái hiện trong tình. Phương Đông đã quen thuộc với cách diễn đạt “tức cảnh sinh tình” hay mượn cảnh để nói tình, nhưng phải đến Nguyễn Du, với tài năng khái quát đặc biệt, cách diễn đạt đó mới trở thành công thức, mới mang tính chất định danh, định tính, định lượng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh là cảnh của người, cảnh được tri nhận bằng tâm tư tình cảm của chủ thể trữ tình. Trong bài thơ được viết vào khoảng 1826- 1830, không có tiêu đề, in trong A.S. Pushkin: Thơ trữ tình [xem 2, tr.61, từ đây, các trích dẫn trong phần viết về A.S. Pushkin đều lấy từ tập thơ này và chú thích theo số trang của bản dịch], nhà thơ A.S. Pushkin cũng cho thấy kiểu cảm thức thời gian giao hòa trong quan hệ tình và cảnh tương tự: “Biết làm sao, vẫn thế các nhà thơ/ Thường đa cảm tin vào điều tự nghĩ/ Các tình cảm luôn đổi thay, bao giờ/ Cũng đem gắn vào cảnh ngoài tùy ý”. Bởi cảm thức thời gian được thể hiện qua nhiều thước đo thời gian khác nhau, nên chúng tôi chỉ đề cập tới cách thức cảm nhận chiều hôm - hoàng hôn - màn đêm, như những dấu hiệu tượng trưng nổi bật nhất, mà không khảo sát hết các kiểu thước đo ấy. Sở dĩ, chọn không - thời gian chiều hôm - hoàng hôn - màn đêm là bởi vì đây là kiểu không - thời gian đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn, mà thế kỷ XIX ở phương Tây là thế kỷ của chủ nghĩa lãng mạn, còn ở Việt Nam, thiên tài Nguyễn Du cũng là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật lãng mạn phương Đông. Nói đến nghệ thuật lãng mạn, bao giờ cũng phải nhấn mạnh tính chất phi thường trong hoàn cảnh phi thường, không phi thường thì không thành lãng mạn, cũng như V.Hugo chỉ ra cái tầm thường là cõi chết của nghệ thuật. Cuộc đời chìm nổi trong lắm đắng nhiều cay và sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của Thúy Kiều là phi thường, thể hiện bản lĩnh và nghị lực của con người trong văn hóa Việt, thể hiện cách sống vị tha, chấp nhận về mình mọi bất hạnh, để lại cho đời mọi sự bình an. Hay: “Tôi yêu em đến nay chừng có thể/ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;/ Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài” của A.S. Pushkin, bài thơ vốn cũng không có tiêu đề nhưng thường được đặt dưới cái tên “Tôi yêu em” (tr.66) lấy từ câu mở đầu bài thơ, cũng là cái phi thường, là cái vượt lên chính mình, để thể hiện bản thân mình một cách tích cực, chủ động và có tình người hơn, bởi đây là kiểu tình yêu vị tha yêu mình yêu người, và vì biết yêu mình nên cũng dễ dàng sẻ chia với sự yêu người của người mình yêu, đây là cách yêu có văn hóa vừa tôn trọng mình vừa tôn trọng người mình yêu. Cảm thức thời gian mang trong nó tính không gian, bởi lẽ không có không gian nào nằm ngoài thời gian, cũng như thời gian chính là thời gian của một không gian cụ thể. Vì thế, sự tri nhận thời gian chính là cách thức sáng tạo các kiểu không-thời gian để chuyển tải các thông điệp nhân văn. A.S. Pushkin, bước vào đời thơ của mình bằng những bài thơ viết khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà tiêu biểu nhất là bài Những kỷ niệm hoàng hôn (trong 3, tr.1466, bài thơ này được dịch là Hồi ức hoàng hôn), sáng tác vào năm 1815. Trước hết, cụm từ “hoàng hôn” trong tiêu đề bài thơ cho thấy tính chất hoài niệm gắn với nội dung ca ngợi tinh thần yêu nước, ca ngợi các chiến công quả cảm của người dân Nga trong cuộc chiến đấu chống TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 9 lại đội quân xâm lược của Napoléon Bonapart. Những kỷ niệm hoàng hôn trở thành dấu mốc nhận diện con đường cần phải đi của của A.S. Pushkin để trở thành “mặt trời thi ca Nga” sau này. Hoàng hôn bao giờ cũng là điểm dừng của ngày, là thời điểm ánh sáng mất dần đi, bóng tối bắt đầu lan tỏa, là lúc ta nghĩ tới ngôi nhà nơi sum vầy sum họp, là lúc vầng trăng tỏa sảng với bầu trời sao lấp lánh... đưa ta vào cõi mộng mơ, hay đi vào trường của các suy tư triết học..., hoàng hôn cũng chính là lúc các a
Tài liệu liên quan