Tập hợp các câu hỏi thi vấn đáp môn Lý luận nhà nuớc và pháp luật của K34.
1. Hệ thống pháp luật(khái niệm, cơ cấu)
2. Bản chất của pháp luật
3. So sánh giữa Pháp luật và phong tục tập quán. Mối quan hệ?
4. Hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?
5. Các trường hợp áp dụng PL?
6. Hiệu lực không gian của văn bản quy phạm Pháp luật?
12 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập hợp các câu hỏi thi vấn đáp môn Lý luận nhà nuớc và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập hợp các câu hỏi thi vấn đáp môn Lý luận nhà nuớc và pháp luật của K34.
1. Hệ thống pháp luật(khái niệm, cơ cấu)
2. Bản chất của pháp luật
3. So sánh giữa Pháp luật và phong tục tập quán. Mối quan hệ?
4. Hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?
5. Các trường hợp áp dụng PL?
6. Hiệu lực không gian của văn bản quy phạm Pháp luật?
7. bản chất nhà nước
8. chủ thể của quan hệ pháp luât
9. Tập trung dân chủ?
10. So sánh quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội
11. VPPL là gì?
12.Cho trường hợp : anh A đi bị mất trí đâm phải anh B. Hỏi anh A có VPPL k?
( tại sao k?, nếu k thì ai là người quy định anh A k vi phạm và mất trí nghĩa là ntn?)
14. Năng lực PL khác năng lực hành vi ntn?
15. Hình thức nhà nước là gì? ( phải nêu tuốt tuồn tuột trong giáo trình)
16. Pháp chế là gì? yêu cầu của pháp chế?
17. Khái niệm và điều kiện áp dụng tương tự pháp luật Ví dụ
18. Khái niệm và các giai đoạn xây dựng pháp luật
19. Vai trò của PL trong tổ chức và hoạt động của BMNN
20. Căn cứ để truy cứu TNPL đối với chủ thể VPPL
21. Khái niệm, đặc điểm của QPPL. cho ví dụ.
22. Chức năng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của NN XHCN
23. Hệ thống pháp luật (kn, cấu thành, phương pháp)
24. Bản chất pháp luật
25. Hình thức cấu trúc nhà nước
26. Khái niệm và điều kiện áp dụng tương tự pháp luật, ví dụ
27. Pháp luật là gì?các đặc trưng cơ bản của pháp luật?
28. Pháp luật tư sản tiến bộ hơn pháp luật phong kiến ở điểm nào?
29. Vai trò của pháp luật đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
30. căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
31. Phân biệt nhà nước với các tổ chức XH khác.
32. Vấn đề giáo dục pháp luật ở Việt Nam.
33. Bản chất giai cấp của nhà nước?
34. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật, cho ví dụ
35. Bản chất giai cấp của nhà nước tư sản
36. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
37. Bản chất nhà nước tư sản.
38. Khách thể của VPPL
Một số câu hỏi phụ:
1, Hình thức nhà nước
2, Chức năng nhà nước phong kiến
3, Trong vi phạm pháp luật, yếu tố nào quan trọng nhất?
4, Khi nào một hành vi pháp luật không bị coi là vi phạm pháp luật?
5, Phân biệt văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
6, Các hình thức giải thích pháp luật?
7, Hình thức pháp luật?
8, Cấu trúc của ý thức PL.
9, Những yêu cấu cơ bản của pháp chế XHCN
10. Nêu đặc trưng của nhà nước
11. So sánh tương tự pháp luật và văn bản tương tự pháp luật
12. Các yếu tố chi phối việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật
13. Các hình thức và phương pháp giải thích pháp luật
14. Vi phạm PL?
15. Đặc điểm, cấu thành c ủa VPPL.
16. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BMNN
17. Yêu cầu của pháp chế
18. Hình thức của PL
19. Khi nào cần áp dụng PL
20. Các đặc điểm quy phạm pháp luật
21. Cơ quan hành pháp và lập pháp cái nào cần ban hành pháp luật hơn?
22. So sánh áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng tương tự quy phạm pháp luật?
23. Văn bản áp dụng pháp luật?
24. Văn bản quy phạm PL?
25. Trách nhiệm Pháp Lý?
26. Các yếu tố đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
27. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
28. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả của nó
29. Tại sao phải áp dụng pháp luật tương tự
30. Hệ thống hóa pháp luật là gì
31. Hiệu lực về thời gian của VB QPPL
32. So sánh QPPL và PHXH khác
33. Hình thức nhà nước
34. Căn cứ phân định ngành luật
35. Sự xuất hiện NN theo quan điểm Mac
36. Bộ máy nhà nước tư sản
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền tập hợp hoá pháp luật"
Khẳng định này là sai. Tập hợp hóa pháp luật là một trong hai hình thức hệ thống
hóa PL bên cạnh pháp điển hóa. Khác với pháp điển hóa chỉ do cơ quan NN có
thẩm quyền thực hiện thì tập hợp hóa có thể do bất kì cơ quan, cá nhân, tổ chức
thực hiện. Do đó Quốc hội ko phải là chủ thể duy nhất có quyền tập hợp hóa PL.
1. So sánh pháp luật với đạo đức và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
Việc phân tích phải nêu bật được vấn đề cốt lõi đạo đức là một sắc thái có tác động
mạnh mẽ đến PL.
2. Phân tích các đặc điểm của hoạt động xây dựng pháp luật.
Phân tích dựa trên khái niệm sau đây:
Xây dựng pháp luật – hiểu một cách đơn giản, là việc đặt ra các quy tắc pháp lý
làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo
các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật;
có thể là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Là một hoạt động
nhà nước, xây dựng pháp luật được bắt đầu từ khâu hoạch định chính sách pháp
luật, nhằm xác định mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc xử lý các quan hệ cần điều
chỉnh pháp luật.
1. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa
chúng.
Có nhiều tiêu chí nhưng cơ bản nhất có thể kể ra là:
- Pháp luật là thể chế chính thức (hay còn gọi là quan phương) còn luật tục là thể
chế phi chính thức (phi quan phương).
- PL có tính áp dụng chung cho cả một quốc gia còn luật tục chỉ là của một nhóm
người nhỏ, cộng đồng dân cư nhỏ.
Về mối quan hệ thì có tác động qua lại lẫn nhau. PL có thể có các quy định điều
chỉnh luật tục, tác động đến luật tục, thay đổi tập tục xấu còn Luật tục có thể đc
nâng lên thành quy định PL, tác động đến hoạt động xây dựng PL.
1. Tại sao văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu của pháp luật Việt
Nam hiện nay?
Vì thật ra VN theo hệ thống PL thành văn (civil law), thể hiện qua các VBPL.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy.
" Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tập hợp hoá pháp luật"
Đúng. Tập hợp hóa là hình thức thu thập và sắp xếp các văn bản pháp quy theo
từng vấn đề (theo cơ quan ban hành ,theo thời gian ban hành ,theo cấp độ hiệu lực
pháp lý...) thành tập luật lệ hiện hành .Các đặc trưng của hình thức hệ thống hóa
này thể hiện ở một số điểm cơ bản sau : a,Hình thức sắp xếp này không làm thay
đổi phạm vi hiệu lực của các văn bản đó .Trong tập luật lệ này ,các quy phạm ,các
chương ,điều hoặc toàn bộ văn bản pháp quy được trích dẫn hoặc đưa vào toàn bộ
theo nguyên bản .b, Sự liên kết các quy phạm được hệ thống hóa theo vấn đề
không tạo nên chế định pháp lý mới mà chỉ dừng lại ở việc tập hợp hóa các văn
bản theo vấn đề đó .Toàn bộ cấu trúc hình thức của mỗi quy phạm ,mỗi chương
,điều trong bản gốc quy phạm nào đó được đánh số thứ tự chương ,điều ,mục
,khoản như thế nào thì ở trong tập luật lệ hiện hành vẫn giữ nguyên thứ tự đó như
trong bản gốc .c,Hình thức này không làm thay đổi nội dung ,không bổ sung những
quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực hoặc rõ ràng là
mâu thuẫn với văn bản của cấp trên .d,Việc thực hiện hệ thống hóa này có thể do
bất cứ cá nhân ,tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước thực hiện .Các cá nhân ,tổ chức ,cơ
quan Nhà nước chỉ cần tập hợp ,thu thập văn bản ,tiến hành rà soát ,sắp xếp chúng
theo vấn đề và sau đó quyết định xuất bản tập hệ thống hóa pháp luật hiện hành .
Ðề: Đề thi môn Lý Luận nhà nước và pháp luật
Đề 1
1. Nêu và phân tích các nguyên nhân ra đời của pháp luật theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin.
2. Phân tích các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật thông qua một văn bản
quy phạm pháp luật cụ thể.
Đề 2
1. Vì sao pháp luật vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội? Hãy nêu những biểu
hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền tập hợp hoá pháp luật"
Đề 3
1. So sánh pháp luật với đạo đức và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
2. Phân tích các đặc điểm của hoạt động xây dựng pháp luật.
Đề 4
1. Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vị phạm pháp luật
là cá nhân.
2. Dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, hãy phân tích nội dung quy định:
"Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm
1992.)
Đề 5
1. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật"
Đề 6
1. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. Liên hệ với Việt Nam hiện
nay.
2. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều khoản dưới đây và
giải thích vì sao xác định như vậy.
" Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn
đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ"
(Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Đề 7
1. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Liên hệ với Việt Nam hiện
nay.
2. Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích mặt khách quan của vi
phạm pháp luật đó.
Đề 8
1. Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Cho 1 ví dụ cụ thể về áp dụng pháp luật và phân tích tính quyền lực nhà nước
của hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp đó.
Đề 9
1. Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Trình bày cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật.
Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
Đề 10
1. Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
2. Trình bày cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật.
Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
Đề 11
1. Phận tích ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền tệ pháp và văn bản pháp
luật.
2. Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích mặt chủ quan của vi
phạm pháp luật đó.
Đề 12
1. Tại sao văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu của pháp luật Việt
Nam hiện nay?
2. Phân tích các bước của quá trình áp dụng pháp luật thông qua một trường hợp áp
dụng pháp luật cụ thể.
Đề 13
1. Trình bày cách xác định hiệu lực theo không gian và theo đối tượng tác động
của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
2. Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật thông qua một trường hợp áp dụng
pháp luật cụ thể.
Đề 14
1. Phân tích các đặc điểm của pháp luật tư sản.
2. Phân tích bộ phận "nội dung" của qua hệ pháp luật. Cho ví dụ.
Đề 15
1. Phân tích những điểm tiến bộ cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong
kiến.
2. Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác. Cho ví dụ.
Đề 16
1. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thể chế hoá đường lối, chính sách của
đảng cộng sản thành pháp luật?
2. Phân tích khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đề 17
1. Phân tích các đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều khoản dưới đây và
giải thích vì sao xác định như vậy:
" Người điều kiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn
máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách" ( Khoản 2 Điều 30 Luật
giao thông đường bộ năm 2008)
Đề 18
1. Phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Áp dụng pháp luật chỉ được tiến hành khi có vi phạm pháp luật xảy ra "
Đề 19
1. Phân tích điều kiện để một cá nhân trở thành chủ thể độc lập của quan hệ pháp
luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy.
" Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tập hợp hoá pháp luật"
Đề 20
1. Trong số các sự kiện sau, sự kiện nào là sự kiện pháp lý? Giải thích vì sao?
a. A và B ký kết hợp đồng mua bán xe máy.
b. C điều kiển xe máy tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm.
c. Đại hội chi đoàn M bầu T làm bí thư chi đoàn.
d. Thủ trưởng cơ quan X ra quyết định cho ông D nghỉ hưu.
e. Gia đình anh K đến gia đình chị H xin cưới chi H cho anh K.
2. Phân tích các nguyên tắc xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.