Tập huấn cán bộ giáo dục nghề nghiệp về xanh hóa cơ sở giáo dục nghề nghiệp

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO TRIỂN KHAI XANH HÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Tháng 07 năm 2018) Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngừng phát triển với sự thành lập nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia tham gia đầu tư; nhiều khu đô thị mới và các công trình đã được xây dựng và hình thành, việc này đã tạo nên một diện mạo mới cho Thành phố nhưng cũng là một mối đe dọa lớn, đó là sự ô nhiểm môi trường. Mặc dù Thành phố đã huy động rất nhiều nguồn lực và đã đạt được những một số kết quả nhất định nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn có chiều hướng gia tăng, thậm chí có nơi xảy ra với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe, đời sống nhân dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Thành phố đang ở mức báo động với nhiều loại ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm tầng nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ánh sáng,. Nhìn chung chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố chưa được cải thiện đáng kể so với yêu cầu, một số chỉ tiêu chưa đạt được so với mục tiêu đặt ra. Công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, quản lý chất thải chưa được gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, các quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm chưa được thực hiện nghiêm, các đề án, đồ án quy hoạch ngành liên quan đến bảo vệ môi trường chưa được tích hợp với quy hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều quốc gia (trong đó có Chính phủ Việt Nam) đang rất quan tâm và đã ban hành chiến lược “tăng trưởng xanh” để bảo vệ môi trường. Trong đó, việc nâng cao ý thức và rèn luyện các kỹ năng, tác phong công nghiệp cho người lao động trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là thật sự cần thiết hơn bao giờ hết. “Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030” đã được lãnh đạo của 154 quốc gia thành viên đã thông qua trong kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Chương trình gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu quan trọng là “chất lượng giáo dục”. Việt Nam cũng đang định hướng các chiến lược và chính sách phát triển bền vững gắn với việc Xanh hóa toàn diện với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 đến 2020 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014).

pdf78 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn cán bộ giáo dục nghề nghiệp về xanh hóa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP. Hồ Chí Minh, 11.07.2018 Tài liệu tập huấn Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” “TẬP HUẤN CÁN BỘ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỀ XANH HÓA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” XUẤT BẢN Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 159 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel +84 (0) 28 3829 1302Fax: +84 (0) 28 3829 4032 Website: Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam, thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ Tầng 2, số 1, ngõ 17, phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội, Việt Nam Tel +84 (0) 24 39 74 64 71Fax: +84 (0) 24 39 74 65 70 Website: www.tvet-vietnam.org www.giz.de/vietnam Thiết kế và dàn trang: Nguyễn Minh Công, GIZ Năm và nơi xuất bản: TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2018 Tuyên bố miễn trách nhiệm: Thông tin trong tài liệu này đã được Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ nghiên cứu kỹ lưỡng, tập hợp và biên soạn cẩn thận. Tuy vậy, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ không thừa nhận bất kỳ nghĩa vụ pháp lý hay cung cấp bất kỳ sự bảo đảm nào về tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của những thông tin được cung cấp. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại vật chất hay phi vật chất phát sinh từ việc sử dụng hoặc không sử dụng thông tin được cung cấp hoặc việc sử dụng thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ. “TẬP HUẤN CÁN BỘ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỀ XANH HÓA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” TP. Hồ Chí Minh, 11.07.2018 Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” Tài liệu tập huấn MỤC LỤC 5 MỤC LỤC Chương trình làm việc 6 Bài phát biểu khai mạc 8 Báo cáo đề dẫn Hội thảo Triển khai Xanh hóa Đào tạo nghề tại các Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 10 Tập huấn về Xanh hóa Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp 14 Tập huấn Cán bộ nòng cốt về Xanh hóa Cơ sở GDNN 32 Xanh hóa Cở sở Giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II 34 Chung tay Xanh hóa Trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 38 Thực hiện Lồng ghép các Yếu tố Xanh tại Trường Cao đẳng kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ 39 Lợi ích & Giải pháp Thiết kế Mô hình Ngôi trường Xanh STHC 40 Phiếu đánh giá 73 CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC 6 CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC Tập huấn Cán bộ Giáo dục nghề nghiệp về Xanh hóa Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp Thời gian: Ngày 11/7/ 2018 Đại biểu: Đại diện Sở Lao động - thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh (LĐTBXH tp. HCM) và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trực thuộc Địa điểm: khách sạn Victory Hotel, tp. HCM Kết quả mong đợi: Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các thành viên tham gia sẽ: -- Nắm được các yêu cầu về xanh hóa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và biết cách thức triển khai các yêu cầu này tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo phương pháp tiếp cận toàn diện; -- Nắm được các ví dụ thực tế về cách thức triển khai quy trình xanh hóa đào tạo nghề đã được xây dựng để có thể áp dụng triển khai tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; -- Xây dựng được các phương án/hoạt động thực tế có thể triển khai được tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tương ứng, nhằm chuyển đổi các trường cao đẳng của họ thành môi trường học tập và đào tạo xanh hơn (với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và để phối hợp/ tạo điều kiện cho quá trình xanh hóa đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (với Sở LĐTBXH tp. HCM); -- Nắm được những đề xuất cần thiết, những ví dụ và công cụ và tài liệu mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể/ nên sử dụng để chuyển đổi trường của mình thành môi trường học tập và đào tạo xanh hơn. Thời gian Nội dung Do 8:00-8:30 Đăng ký đại biểu tham dự 8:30-8:35 Chào mừng và giới thiệu tổng quan về mục tiêu và nội dung của khóa tập huấn Sở LĐTBXH tp.HCM Phần mở đầu 8:35-8:40 Phát biểu của lãnh đạo Sở LĐTBXH tp.HCM Lãnh đạo Sở LĐTBXH tp.HCM 8:40-8:50 Phát biểu của lãnh đạo Chương trình ”Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”-GIZ Ông Christian Knuppert-Cố vấn Kỹ thuật Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC 7 8:50-9:00 Báo cáo đề dẫn của Sở LĐTBXH tp. Hồ Chí Minh Trưởng phòng Giáo dục Nghề nghiệpTrưởng phòng Giáo dục Nghề nghiệp Sở LĐTBXH tp.HCM Giới thiệu: các đặc thù và thành tố của cơ sở GDNN xanh 9:00-9:30 Bài giảng tương tác về • Các thuật ngữ và lý do Tiến sỹ Klaus Dieter Mertineit- Chuyên gia tư vấn quốc tế 9:30-10:00 Trình bày đề dẫn về • Khái niệm xanh hóa cơ sở GDNN Tiến sỹ Klaus Dieter Mertineit- Chuyên gia tư vấn quốc tế 10:00-10:15 Nghỉ giải lao Triển khai phương pháp xanh hóa cơ sở GDNN 10:15- 11:45 Trình bày đề dẫn tương tác về • Các khái niệm và cách làm thực tế tốt Đại biểu tham dự đánh giá các khái niệm và cách làm thực tế tốt Tiến sỹ Klaus Dieter Mertineit- Chuyên gia tư vấn quốc tế 11:45-12:15 Thảo luận và trình bày • Các sáng kiến kinh nghiệm xanh hóa cơ sở GDNN của các đại biểu tham dự hội thảo Các đại biểu từ các cơ sở GDNN 12:15-13:45 Nghỉ ăn trưa 13:45-14:15 Trình bày đề dẫn tương tác và thảo luận toàn thể về • Qui trình, nguyên tắc, và điều kiện cần có để triển khai phương pháp xanh hóa cơ sở GDNN Tiến sỹ Klaus Dieter Mertineit- Chuyên gia tư vấn quốc tế 14:15-14:30 Nghỉ giải lao 14:30-16:00 Làm vệc nhóm theo trách nhiệm được giao, trình bày theo nhóm và thảo luận toàn thể về • Triển khai phương pháp xanh hóa cơ sở GDNN • Đề xuất và phát triển Tiến sỹ Klaus Dieter Mertineit- Chuyên gia tư vấn quốc tế 16:00-16:30 Tổng hợp, phản hồi và chia tay Tiến sỹ Klaus Dieter Mertineit- Chuyên gia tư vấn quốc tế CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC 8 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2018 BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC Hội thảo về triển khai xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Kính thưa .. . Kính thưa quý vị đại biểu! Trước tiên tôi thay mặt Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh xin chân thành cảm ơn Tổ chức GIZ tại Việt Nam đã cùng phối hợp để tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Triển khai xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giúp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận mô hình xanh hóa trong đào tạo nghề, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đây là vấn đề đang được toàn cầu quan tâm bởi trong xu thế phát triển và hội nhập, nền kinh tế xanh đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để có nền kinh tế xanh bắt buộc chúng ta phải có nguồn nhân lực chất lượng xanh đáp ứng nhu cầu phát triển. Mục đích của hội thảo hôm nay: Thứ nhất, giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm quen, tiếp cận một cách toàn diện và hiệu quả xanh hóa trong đào tạo nghề, nâng cao ý thức, hiểu biết một cách đầy đủ về tác động của công nghệ xanh và nền kinh tế xanh đối với hệ thống Giáo dục nghề nghiệp; Thứ hai, trao đổi thông tin, chia sẻ một số mô hình thí điểm và cách thức triển khai xanh hóa tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế xanh, từ đó xây dựng phương án triển khai thực hiện xanh hóa tại cơ sở giáo dục của đơn vị mình cũng như được tiếp cận các công cụ và tài liệu cần thiết nhằm chuyển đổi cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành môi trường đào tạo xanh. Thứ ba, hội thảo đề xuất một số giải pháp thực tế trong việc triển khai xanh hóa tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và những vướng mắc, thách thức cần được tháo gỡ, hỗ trợ nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực xanh phục vụ sự phát triển cũng như tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận cụ thể nhất mô hình xanh hóa trong đào tạo nghề. CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC 9 Kính thưa quý vị đại biểu! Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 thì chúng ta không chỉ đẩy mạnh cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên phát triển ngành nghề trọng điểm, mũi nhọn hoặc định hướng nghề nghiệp gắn với việc làm và nhu cầu của xã hội mà song song đó chúng ta còn phải chú trọng vấn đề xanh hóa trong đào tạo nghề kết hợp với xu thế đổi mới tư duy, chính sách, cách triển khai thực hiện theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo. Đó chính là chìa khóa để phát huy hết tiềm năng hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Hy vọng rằng qua buổi hội thảo hôm nay, mỗi đại biểu chúng ta ngồi đây có cơ hội tiếp cận một cách đầy đủ nhất về xanh hóa trong đào tạo nghề và sẽ là một chuyên gia về triển khai xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của đơn vị mình, đáp ứng các mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra. Cuối cùng, xin kính chúc quý đại biểu nhiều sức khỏe, Chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp. Trân trọng! CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC 10 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO TRIỂN KHAI XANH HÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Tháng 07 năm 2018) Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngừng phát triển với sự thành lập nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia tham gia đầu tư; nhiều khu đô thị mới và các công trình đã được xây dựng và hình thành, việc này đã tạo nên một diện mạo mới cho Thành phố nhưng cũng là một mối đe dọa lớn, đó là sự ô nhiểm môi trường. Mặc dù Thành phố đã huy động rất nhiều nguồn lực và đã đạt được những một số kết quả nhất định nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn có chiều hướng gia tăng, thậm chí có nơi xảy ra với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe, đời sống nhân dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Thành phố đang ở mức báo động với nhiều loại ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm tầng nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ánh sáng,.. Nhìn chung chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố chưa được cải thiện đáng kể so với yêu cầu, một số chỉ tiêu chưa đạt được so với mục tiêu đặt ra. Công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, quản lý chất thải chưa được gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, các quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm chưa được thực hiện nghiêm, các đề án, đồ án quy hoạch ngành liên quan đến bảo vệ môi trường chưa được tích hợp với quy hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều quốc gia (trong đó có Chính phủ Việt Nam) đang rất quan tâm và đã ban hành chiến lược “tăng trưởng xanh” để bảo vệ môi trường. Trong đó, việc nâng cao ý thức và rèn luyện các kỹ năng, tác phong công nghiệp cho người lao động trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là thật sự cần thiết hơn bao giờ hết. “Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030” đã được lãnh đạo của 154 quốc gia thành viên đã thông qua trong kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Chương trình gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu quan trọng là “chất lượng giáo dục”. Việt Nam cũng đang định hướng các chiến lược và chính sách phát triển bền vững gắn với việc Xanh hóa toàn diện với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 đến 2020 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014). Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (hoạt động 15) cũng như trong Chiến lược hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (hoạt động 38) đã khẳng định giáo dục nghề BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO TRIỂN KHAI XANH HÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11 nghiệp có thể góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh bằng cách xây dựng một lực lượng lao động có năng lực đáp ứng tốt các yêu cầu của xanh hóa nền kinh tế ở Việt Nam. Giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững vì chính lực lượng lao động có tay nghề là những người xử lý vấn đề năng lượng và tài nguyên tại nơi làm việc một cách hiệu quả nhất và ngăn chặn các rủi ro, thiệt hại cho môi trường. Cũng chính lực lượng lao động có tay nghề là những người cần có để sản xuất và áp dụng đúng quy cách các công nghệ thân thiện với môi trường. Giáo dục nghề nghiệp là chìa khóa cho phát triển bền vững và một trong những lĩnh vực ưu tiên của chính phủ Việt Nam để thực hiện thành công Chiến lược tăng trưởng xanh. Trong bối cảnh của nền kinh tế và xã hội đang được xanh hóa, giáo dục nghề nghiệp không chỉ cung cấp cho công nhân các kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt tại nơi làm việc mà còn tăng cường tri thức và năng lực cần thiết để đối mặt với những thách thức về xã hội, kinh tế và sinh thái hiện tại và tương lai; đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. * Thực trạng xanh hóa của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Hiện nay, ngành Giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Kinh tế của cả nước, đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 517 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó, Trường Cao đẳng: 50 cơ sở; Trường Trung cấp: 65 cơ sở; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 65 cơ sở; Doanh nghiệp có đào tạo nghề: 278 cơ sở; cơ sở khác có dạy nghề: 59 cơ sở) với số lượng tuyển sinh các hệ đào tạo tính đến ngày 31/12/2018 là 462.908 người (trong đó, trình độ Cao đẳng: 34.521 sinh viên, trình độ Trung cấp: 25.079 học sinh, trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng: 403.308 học viên). Cho thấy, công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã có nhiều sự phát triển hơn so với thời gian trước mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, Thành Ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều Chương trình hành động, Kế hoạch tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp nói riêng; qua đó, đã định hướng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo các ngành nghề trọng điểm của Thành phố, tạo các điều kiện thuận lợi trong hoạt động, giúp cho BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO TRIỂN KHAI XANH HÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12 các trường có điều kiện khắc phục khó khăn và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm. Ngoài việc chú trọng công tác nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên, học sinh như 5S, Kaizen,. Tuy nhiên, việc tập huấn các kỹ năng mềm này chưa được thực hiện một cách có hệ thống, mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn theo các chương trình và phương thức khác nhau. Việc tích hợp với các nội dung xanh liên quan đến phát triển chương trình, giáo trình; tiêu chuẩn kỹ năng nghề; xanh hóa cơ sở giáo dục nghề nghiệp,... tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM chưa được áp dụng theo các tiêu chí của quốc tế và rất cần có sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm đến từ các chuyên gia trong và ngoài nước, các đối tác phát triển, đặc biệt là các chuyên gia của Tổ chức GIZ. Để việc triển khai xanh hóa sớm đi vào thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố thì trước tiên người đứng đầu cơ sở đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý và người giáo viên cần phải hiểu rõ về sự cần thiết của việc xanh hóa đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với nền kinh tế, cũng như cần hiểu rõ các thuật ngữ như “xanh”, “xanh hóa”, “nền kinh tế xanh”, “xanh hóa đào tạo nghề”, “phát triển bền vững”, Thông qua Hội thảo “Triển khai xanh hóa đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” ngày hôm nay sẽ cung cấp cơ hội cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm để đẩy mạnh hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Thông qua đó, xác định được các tiêu chí thực hiện, cũng như quy trình và giải pháp ứng dụng xanh hóa tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo các nghề liên quan đến môi trường. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng sẽ sớm tham mưu Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng của ngành giáo dục nghề nghiệp thì cần tiếp cận sớm và triển khai ngay việc hướng dẫn, nâng cao ý thức cho giảng viên, giáo viên và sinh viên, học sinh về công tác bảo vệ môi trường xanh giai đoạn 2018 – 2020, góp phần cung ứng một lực lượng lao động có năng lực đáp ứng tốt các yêu cầu của xanh hóa nền kinh tế và đóng góp cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Các hoạt động dự kiến sẽ triển khai tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới như: - Triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO TRIỂN KHAI XANH HÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, xanh hóa đào tạo nghề thông qua đào tạo, tập huấn, tuyên truyền thông tin, ấn phẩm, - Lồng ghép yêu cầu về đào tạo các kỹ năng xanh thông qua việc xây dựng chuẩn đầu ra để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa vào nội dung đào tạo trong chương trình. - Xây dựng một số nội dung học tập (mô đun, môn học) về các kỹ năng xanh (tự chọn hoặc bắt buộc tùy theo từng ngành, nghề đào tạo) để các trường lựa chọn đưa vào nội dung đào tạo của trường mình. - Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo một số ngành, nghề trong lĩnh vực môi trường, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế xanh. * Các vấn đề cần làm rõ thêm tại Hội thảo này: - Những nội dung (hoạt động, kiến thức, kỹ năng) gì cần thiết phải lồng ghép vào trong yêu cầu (Chuẩn đầu ra) của các ngành, nghề; hàm lượng “xanh” trong mỗi chương trình đào tạo cụ thể để các trường đưa vào khi thiết kế, xây dựng một chương trình đào tạo. - Môn học, mô đun (điển hình) gì có thể tập trung xây dựng để các trường lựa chọn (hoặc bắt buộc) đưa vào chương trình đào tạo của trường mình, tùy theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. - Những ngành, nghề học nào (đề xuất) cần được ưu tiên đặc biệt (có thể cần đến sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước như một lĩnh vực đào tạo đặc thù) nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực lao động trong nền kinh tế xanh. - Phương pháp xây dựng các tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng liên quan đến vấn đề xanh hóa, bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào? Phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TẬP HUẤN VỀ XANH HÓA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 14 Seite 2 Dr. Klaus-Dieter Mertineit Mục tiêu Sau khi kết thúc hội thảo, người tham dự:  Nắm được các yêu cầu xanh hóa cơ sở GDNN và biết cách triển khai những yêu cầu này ở các cơ sở GDNN theo phương pháp tiếp cận toàn diện;  Nắm được các ví dụ thực tế về cách triển khai quy trình xanh hóa đào tạo nghề có thể áp dụng tại các cơ sở GDNN;  Xây dựng được các phương án thực tế có thể áp dụng tại cơ sowr GDNN của mình, để chuyển đổi trường của mình thành một môi trường đào tạo và học tập xanh hơn (đối với cơ sở GDNN) và hợp tác, tạo điều kiện cho quá trình xanh hóa tại các cơ sở Giáo dục NN (đối với đại biểu từ DoLISA);  Nắm được những đề xuất cần thiết, những ví dụ, công cụ và tài liệu cần thiết mà các cơ sở GDNN có thể / nên sử dụng để biến ngôi trường của mình thành một môi trường đào tạo và học tập xanh hơn. Seite 1 Dr. Klaus-Dieter Mertineit 11/07/2018 Tập huấn về xanh hóa cơ sở GDNN TẬP HUẤN VỀ XANH HÓA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 15Seite 4 Dr. Klaus-Dieter Mertineit Giới thiệu đại biểu / mong chờ của đại biểu Mời quý vị n