- Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển cả và đại dương
- Có tới 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn giáo viên cốt cán về giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cấp THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CỐT CÁN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CẤP THPT Bạc Liêu, ngày 23 tháng 10 năm 2012 Chủ đề 1: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM 1. Khái quát về Biển Đông - Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển cả và đại dương - Có tới 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Chủ đề 1: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM 1. Khái quát về Biển Đông 2. Vùng biển Việt Nam - Một quốc gia ven biển có 5 bộ phận hợp thành vùng biển là: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố. Hình 1. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố. Hình 1. - Nước biển dâng là hậu quả của biến đổi khí hậu. - Sắp tới ra đời luật kiểm ngư. 3. Một số vấn đề cơ bản của chiến lược biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 - Từ nay đến năm 2020 Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng-an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường. - Khai thác mọi quyền lực để phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường biển. 4. Định hướng phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam Xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại, thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển với tốc độ nhanh. - Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện. - Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để hỗ trợ, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Chủ đề 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT NAM Hoạt động kinh tế biển, đảo rất đa dạng bao gồm: Khai thác và nuôi trồng hải sản. Khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất. Du lịch biển. GTVT biển. … 1. Khai thác và nuôi trồng hải sản - Nước ta có bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế rộng - Cùng với sự tăng DS thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây - Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản. Chủ đề 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT NAM 2. Khai thác tài nguyên khoáng sản biển, đảo - Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. - Hai bể Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều triển vọng dầu khí và chứa đựng tài nguyên băng cháy. - Đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 3. Phát triển du lịch biển, đảo - Nước ta có đường bờ biển dài, với nhiều bãi biển đẹp. - Du lịch đang chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. 4. Phát triển GTVT biển - Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm. - Nước ta có 49 cảng được xếp loại (trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III). - Phát triển GTVT biển sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, đồng thời củng cố an ninh, quốc phòng. 5. Khai thác các loại tài nguyên khác - Thủy triều, gió biển - Tiềm năng và triển vọng năng lượng gió ở Việt Nam là rất lớn. Tuabin gió ở đảo Trường Sa Lớn Mô hình cánh đồng điện gió Sóc Trăng Điện gió ở Bạc Liêu Điện gió ở Ninh Thuận Chủ đề 3: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO TẠI CÁC VÙNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA - Là vùng có nhiều đảo nhất Việt Nam, ở đây có tới 2147 hòn đảo lớn nhỏ. - Có nền KT-XH khá phát triển và có truyền thống lâu đời. 1. Biển, đảo vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và ĐBSH 2. Biển, đảo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng này có ít đảo ven bờ nhưng lại có 2 quần đảo lớn nhất nước ta ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Có các cồn cát và đầm phá ven biển với các hệ sinh thái ven biển rất độc đáo, hiếm có trên thế giới - GTVT biển là thế mạnh của vùng biển miền trung, là nơi tập trung nhiều cảng biển nhất nước ta. 2. Biển, đảo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng này có ít đảo ven bờ nhưng lại có 2 quần đảo lớn nhất nước ta ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Có các cồn cát và đầm phá ven biển với các hệ sinh thái ven biển rất độc đáo, hiếm có trên thế giới - GTVT biển là thế mạnh của vùng biển miền trung, là nơi tập trung nhiều cảng biển nhất nước ta. 3. Biển, đảo vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL - Địa hình bờ biển chủ yếu là dạng bồi tụ với nhiều cửa sông lớn tạo nên các bãi bồi và bãi triều rộng lớn rừng ngập mặn phát triển - Tài nguyên sinh vật của vùng rất đa dạng và phong phú - Hoạt động GTVT đường sông và đường biển diễn ra nhộn nhịp và bậc nhất nước ta. - Một số vấn đề về môi trường biển, đảo Việt Nam Môi trường biển Việt Nam đang phải chịu các áp lực từ: Gia tăng dân số Đô thị hóa nhanh Nông nghiệp Khai khoáng Hàng hải Thủy sản Năng lượng Phát triển công nghiệp Lâm nghiệp Du lịch 4. Vấn đề khác Rác thực phẩm và đồ hộp nhựa trôi nổi quanh tàu du lịch Nước thải ô nhiễm cho thẳng ra biển ở Nha Trang Chợ thủy sản buổi sáng Thủy triều đỏ - Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra. Sự “nở hoa” của tảo biển có khi làm nước biển có màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc màu cám gạo… - Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang, mầm móng của tảo sẵn có trong nước biển nên có thể “nở hoa” bất cứ khi nào khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường nước tăng... Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Thủy triều đỏ. - Tại Việt Nam, hiện tượng triều đỏ chủ yếu xuất hiện ở khu vực vùng biển Nam Trung Bộ hơn là Vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong đó Bình Thuận là nơi có hiện tượng này thường xuyên, hàng năm từ tháng 3 đến tháng 9 nhất là thời kỳ gió mùa tây nam mạnh lên. - PGS-TS Lâm cảnh báo, hầu hết các loài tảo gây nở hoa đều có thể làm cho môi trường xấu đi qua sự tiêu giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, đồng thời làm cho động vật biển chết hàng loạt. Thủy triều đỏ (Bình Thuận) Thủy triều đen – sau tràn dầu Bờ biển sau sự cố tràn dầu Dùng thuốc nổ đánh cá Tôm chết, cá chết vì nguồn nước bị ô nhiễm Rừng ngập mặn chuyển thành cánh đồng nuôi ngao Rừng ngập mặn đang chết dần Thảm cỏ biển bị tàn phá Khai thác rong biển ở Quảng Ngãi - Đường lưỡi bò vô căn cứ (9 khúc có từ năm 1947) - Cái gọi là Tam Sa của Trung Quốc: Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa - Cấm sử dụng thuốc DDT Đến năm 2020 thu nhập bình quân theo đầu người của người dân vùng biển gấp 2 lần năm 2012. - Dự kiến 50 năm sau Phú Quốc như là Singapore. Vì sao DDT bị cấm sử dụng? DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Công thức hoá học của loại thuốc này là C14H9Cl5’ tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoái khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. - Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học. Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng). Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vô địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Ðến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Ðây là điều mà con người không ngờ tới. Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người. Thuốc trừ sâu DDT còn có đặc điểm ngoại lệ, đó là kể từ năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản. CẢM ƠN QUÝ ĐỒNG NGHIỆP CHÚ Ý LẮNG NGHE